Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh »» Về công trình Đại Tạng Kinh Việt Nam »»

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh
»» Về công trình Đại Tạng Kinh Việt Nam

Donate

(Lượt xem: 6.244)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh - Về công trình Đại Tạng Kinh Việt Nam

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đầu năm Canh Ngọ (1990), Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành lập. Cuối năm Tân Mùi, 1991, hai bộ kinh đầu tiên - Trường A-Hàm dày 1200 trang, Trường bộ kinh dày 1360 trang - được ấn hành. Qua năm Nhâm Thân, 1992, hai bộ Kinh Trung A Hàm (3 tập) và Trung bộ kinh (3 tập) sẽ được ấn hành để đạt nền móng vững chắc cho công tác hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
Thật là đúng thời để nói chuyện về phiên dịch và in ấn Đại Tạng Kinh vào đầu cái năm "tâm viên, ý mã" này.
Câu chuyện về Đại Tạng Kinh Phật giáo là một câu chuyện dài, thật dài. Ở đây người viết chỉ điểm qua vài nét tiêu biểu.

I. Yêu cầu cấp thiết hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam:
Ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt, tôn giả Đại Ca Diếp nhóm Hội nghị tăng già đầu tiên để kiết lập Kinh tạng và lục tạng bằng khẩu tụng. Một trăm năm sau, tôn giả Sabbatami chủ tọa kỳ kiết tập thứ hai tại Vaisali (hay Vesàli) ở Ấn, dưới triều vua Kalasoka (cháu của vua Ajatasattu-A-xà-thế). Lần này Kinh tạng và Luật tạng được đọc lại bằng khẩu tụng, chưa có vấn đề tranh luận, tranh cãi. Đến triều đại vua Asoka-A-Dục Vương lên ngôi năm 273 B.C. và trị vì 37 năm - tôn giả Moggaliputta Tissa chủ trì lần kiết tập thứ ba bằng chữ viết, tại Pataliputta, dưới sự bảo trợ của nhà vua. Bấy giờ đã có một số vấn đề thuộc Kinh tạng và Luật tạng được bàn cãi. Tôn giả Tissa tác bộ luận đầu tiên trong vòng chín tháng. Tam tạng giáo điển Phật giáo bằng chữ viết được hình thành từ đây. Thượng tọa Mahinda (con vua Asoka) đem Tam tạng Kinh cất giữ ở Tích Lan, và Tam tạng được giữ nguyên vẹn cho đến bây giờ. Đây là tạng Pali.
Một trăm năm sau Tây lịch, lần Kiết tập thứ tư được tổ chức tại Jalandhara, do vua Kaniska bảo trợ. Bấy giờ tư tưởng Phật học phát triển rất mạnh mẽ: Thượng tọa bộ, Nhất thiết hữu bộ và Đại thừa. Do vì có nhiều sự bất đồng tư tưởng về Kinh và Luật nên nhà vua mới triệu tập hội nghị này. Theo ý kiến của Pháp sư Huyền Trang, và theo các tài liệu sử đương thời, thì hầu như Nhất thiết hữu bộ chủ trì Hội nghị này đã tác 10 vạn bài tụng giải thích Kinh tạng, 10 vạn bài tụng giải thích Luật tạng, và 10 vạn bài tụng giải thích Luận tạng. Đây là hình thức mở đầu của Kinh sớ, Luật sớ và Luận sớ, và là hình thức tân tu Đại Tạng.
Kinh tạng A-hàm bằng chữ viết thuộc vào thời kỳ kiết tập này.
Qua nhiều chuyển biến tiếp theo của lịch sử, Phật giáo đã được truyền sang nhiều quốc gia. Tạng Pali có ảnh hưởng ngự trị ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Camphuchia. Tạng A-hàm và Tạng Đại thừa có ảnh hưởng ngự trị ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Ngoài Phật giáo Việt Nam các nước bạn Phật giáo đều có Đại Tạng bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Do vậy, Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã có quyết định cấp thiết hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam.
Đại Tạng Kinh Việt Nam tuy ra đời muộn màng nhất, nhưng bù đắp lại, khi hình thành sẽ là Đại Tạng Kinh Phật giáo phong phú nhất: sẽ bao gồm phần dịch từ Pali tạng, Hán tạng và trong tương lai gần sẽ có thêm phần dịch từ Sanskrit tạng và Tây Tạng tạng, cộng thêm phần Tục tạng của Việt Nam khá súc tích nữa.

II. Những khó khăn trong công tác hình thành ĐTK Việt Nam:
Lịch sử kiết tập Đại Tạng Kinh Phật giáo cho thấy nhân sự trong các lần kiết tập rất đông, lại được sự bảo trợ tích cực của các triều vua. Công tác hình thành các Đại tạng của các nước bạn thì có rất nhiều điểm thuận lợi mà Phật giáo Việt Nam không có như là:

- Kỹ thuật in ấn cao.
- Tài chánh rất dồi dào.
- Nhân sự có rất nhiều.
- Được các chính phủ trực tiếp bảo trợ.
- Cơ sở làm việc tiện nghi.

Dù làm việc trong điều kiện rất ít nhân sự và thiếu thốn đủ mọi mặt, Trung ương giáo hội đã có quyết tâm cao vượt qua các khó khăn để hình thành các bản kinh đầu tiên, đã thiết lập được cơ sở khá vững chắc cho việc hình thành Đại Tạng Kinh Việt Nam. Giáo hội tin tưởng rằng qua năm Nhâm Thân, 1992, nếu Tứ chúng trong Giáo hội đồng tình hướng mạnh thêm nguồn nhân lực và tài chánh vào công tác Đại Tạng, thì nhất định Phật sự Đại Tạng sẽ sớm được hoàn thành tốt đẹp như lời nguyện mà Tứ chúng thường đọc tụng: "...thống lý đại chúng, nhất thế vô ngại". III. Những chuẩn bị cần thiết cho tương lai Đại Tạng Kinh Việt Nam:
Để tạo nên một sắc thái đặc biệt cho Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hội đồng chỉ đạo Phiên dịch và Ứng hành Đại Tạng Kinh Việt Nam dự tính trong tương lai không xa, khi có Hàn Lâm Viện Việt Nam hay Hàn lâm viện Phật giáo Việt Nam, các bảng Kinh Việt Nam sẽ phải được tân tu để tu chỉnh các sai sót không thể tránh khỏi, và để thống nhất các từ ngữ. Hội đồng cũng dự tính khi số nhân sự của Hội đồng được tập hợp đông đảo, khi có thời gian rộng rãi hơn, Hội đồng sẽ cho ra mắt các tập chú giải và từ vựng cho từng Bộ Kinh để giúp các Phật tử Việt Nam không gặp các khó khăn về thuật ngữ Phật giáo trong việc đọc và hiểu Đại tạng.
Trong thời gian đi sâu vào công tác phiên dịch, hiệu đính và in ấn, Hội đồng Chỉ đạo đã phát hiện ra nhiều vấn đề dịch thuật, in ấn của Hán bản, Pali bản và Anh bản cần được bàn thảo. Về bản dịch Việt Ngữ cũng thế. Các vấn đề ấy sẽ được đề cập đến trong các tập chú giải và từ vựng nói trên. Mong rằng quí Phật tử hoan hỉ và kiên nhẫn chờ đợi.
Đi vào thực tế công tác, Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch cũng công nhận ra rằng công tác hình thành Đại tạng Kinh Việt Nam cần phải trải qua nhiều thập niên. Công tác ấy sẽ được tiến hành thuận lợi và tốt đẹp nếu Giáo hội quan tâm đúng mức đến các Phật sự sau đây:

1. Tổ chức giáo dục tốt các cấp Phật học: Cơ bản, Cao cấp và Hậu đại học để đào tạo nên nhiều thế hệ Tăng, Ni giỏi Phật học có thể đảm trách công tác Phiên dịch và tân tu Đại tạng.
2. Đầu tư một số chư Tăng, Ni học chuyên sâu Anh ngữ, Hán ngữ, Pali ngữ, Phạn ngữ, Tây Tạng ngữ, Nhật ngữ, và chuyên sâu dịch thuật.
3. Thành lập một thư viện Phật học có tầm cỡ và một cơ sở làm việc tiện nghi cho Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hội đồng Phiên dịch Đại tạng Kinh Việt Nam.

Cái khó trong các Phật sự luôn luôn bó lấy cái khôn của chúng ta, nhưng đồng thời cũng làm ló ra cái khôn cho chúng ta. Cái khó khăn sẽ mở ra cho chúng ta một hướng mới của sáng kiến và các vận dụng thiện xảo. Chúng ta sẽ cảm thấy hân hoan và khích lệ biết bao khi nhìn thấy các bản Kinh Việt Ngữ đang làm phong phú văn hóa Phật giáo và văn hóa Dân tộc!
Thế giới ngày nay đang đối mặt với các khủng hoảng lớn về môi sinh và xã hội. Các nhà văn hóa, tư tưởng, tôn giáo thế giới đang hướng về phương Đông để tìm kiếm những giải pháp cho thời đại, mà Phật giáo là niềm hy vọng lớn nhất. Nếu thiên nhiên đem lại mùa xuân cho cây cỏ, thì Phật giáo sẽ là niềm hy vọng đem, lại niềm tin cho cuộc đời. Chúng ta hãy thắp sáng niềm hy vọng ấy với quyết tâm hộ trì Đại tạng Kinh Việt Nam!.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.248.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...