Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh »» Phiên âm Đại Tạng Kinh »»

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh
»» Phiên âm Đại Tạng Kinh

Donate

(Lượt xem: 4.799)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những vấn đề liên quan đến Đại Tạng Kinh - Phiên âm Đại Tạng Kinh

Font chữ:

Phật giáo được truyền bá tại Việt Nam hơn 2.000 năm qua. Kinh sách thường được trích ra từ Hán Tạng. Cho đến ngày nay (mặc dầu đã có nhiều công trình phiên dịch Đại Tạng kinh và ấn hành đáng kể) chúng ta vẫn chưa có một Bộ Đại Tạng Việt Nam (Việt Tạng) hoàn toàn đầy đủ. Vì chữ Hán rất ít người biết mà số lượng kinh điển chưa được dịch còn quá nhiều, nên Nhóm Tuệ Quang đã cố gắng nghiên cứu trong mấy năm vừa qua cách phiên âm và dịch các kinh điển Hán Tạng ra tiếng Việt. Gần đây nhờ cơ duyên chúng tôi có được các bản chính văn trong Hán Tạng liền phát tâm phiên âm các kinh điển này ra tiếng Việt. Hán Tạng có hơn 70 triệu chữ trong 2.370 bộ kinh, luật và luận. Chúng tôi cũng đã tìm được cách phiên âm chữ Hán ra tiếng Việt bằng máy vi tính (computer). Sau đây chúng tôi trình bày một cách tóm lược quá trình hình thành Hán Tạng cũng như chương trình phiên âm và dịch thuật của chúng tôi.

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng
Công trình dịch thuật Kinh điển Phật giáo từ tiếng Phạn sang Hán văn kéo dài hơn 1.200 năm, từ đời Hậu Hán (thế kỷ thứ hai) đến đầu đời nhà Nguyên (thế kỷ 13). Theo Hòa Thượng Thiện Siêu, kinh đầu tiên được dịch là kinh Tứ Thập Nhị Chương do 2 cao tăng Ca-diếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan, người Tây Vực (vùng Trung Á, ở phía Tây Trung Hoa) dịch vào năm 76 Tây lịch. Các kinh A-hàm Chánh hạnh, Đại thừa Phương đẳng, Yếu Tuệ, An bang Thủ Ý, Thiền Hành Pháp Tưởng v.v... do cao tăng An Thế Cao dịch vào những năm 147-167 Tây lịch.
Sau đó có nhiều cao tăng đến từ vùng Tây Vực, Kế Tân (Kashmir Bắc Ấn Độ) và Thiên Trúc (Ấn Độ) như Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413 Tây Lịch). Các vị cao tăng Trung Hoa mà nổi tiếng nhất là Ngài Huyền Trang (599-664 Tây lịch) đã sang Ấn Độ mang nhiều kinh về nước để phiên dịch, làm cho Hán Tạng phong phú và đầy đủ hơn bất cứ Tạng kinh nào được dịch ra văn hệ khác trên thế giới.
Từ Hậu Hán (58 - 219) đến đời nhà Lương (502 - 556) trong khoảng 500 năm đã dịch được 419 bộ (theo Xuất Tam Tạng Ký tập của Lương Tăng Hựu). Đến đời Tống Thái Tổ (917 Tây lịch) mới khởi sự gom tất cả bản kinh đã dịch rải rác đó đây lại khắc in thành Đại Tạng kinh. Lần khắc kinh này xảy ra ở Thành đô đất Thục (Tứ Xuyên) nên gọi là Thục Bản Đại Tạng kinh, trải qua 12 năm mới khắc xong, cộng được 5.000 quyển. Đây là Đại tạng kinh đầu tiên ở Tàu.
Tiếp sau đó có các Đại Tạng kinh được khắc in như Đông Thiền Tự Bản năm 1.080, do trú trì chùa Đông Thiền khắc in trong 24 năm, được 6.000 quyển, rồi đến Khai Nguyên Tự Bản khắc in năm 1112, Tư Khê Tự Bản (Triết Giang) khắc in năm 1132, Tích Sa Bản (Giang Tô) năm 1231 do Ni sư Hoằng Đạo khắc in trong vòng 79 năm, Phả Ninh Tự Bản khắc in năm 1269, Hoằng Pháp Tự Bản (Bắc Kinh) khắc in năm 1277. Bản Cao Ly khắc in theo Thuc Bản (năm 1011-1047) và thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868 - 1912) tại Nhật có ấn loát Đại Tạng kinh và Tục Tạng kinh gồm 8.534 quyển.
Nhận thấy các bản Đại Tạng kinh nêu trên đã được khắc in nhưng không đầy đủ toàn bộ các kinh đã được dịch, giải, lại còn bị thất lạc, hư hỏng theo thời gian, gây khó khăn cho việc nghiên cứu kinh Phật, nên hai học giả tại Đại Học Tokyo là Takakusu Junjiroo (1866-1945) và Watanabe Kaikyoku (1872-1932) đã phát đại nguyện xuất bản một Đại Tạng kinh đầy đủ.
Trong vòng tám năm (1924-1932) họ đã gom góp, sưu tầm, tra cứu, đối chiếu, tổ chức lại có hệ thống tất cả bản kinh đã có thành một Đại Tạng kinh hoàn bị gồm 2.920 bộ cộng thành một Đại Tạng kinh 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày. Đại Tạng kinh này được in lần đầu tiên vào năm 1929 dưới triều Đại Chánh, nên thường được gọi là Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Tripitaka).
Trong số 85 tập này, từ tập 1 đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từ tập thứ 56 đến 85 gồm Tục Kinh Sớ, Tục Luật Sớ, Tục Luận Sớ... Trong số 2.920 bộ (11.970 quyển) này chia làm hai loại :
Loại A là những kinh dịch từ Phạn văn. Loại này gồm có 1.692 bộ tổng cộng 6.256 quyển mà trong đó 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèm lời chú giải và các sáng tác phẩm của các vị cao tăng Ấn Độ.
Loại B là những bản kinh có kèm chú giải và những sáng tác phẩm của các nhà Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Loại B này gồm có 1.228 bộ chia thành 5.714 quyển. Hán Tạng có nhiều bộ và nhiều quyển hơn so với Đại Tạng tiếng Phạn và Pali, vì những bộ kinh lớn thường có nhiều người dịch và chú giải.

Đại Tạng Điện Tử của CBETA
Trong những năm gần đây, phương tiện truyền thông hiện đại như máy vi tính (PC), mạng lưới Internet, CD, DVD đã trở thành thông dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Giáo sư Christian Wittern của Đại Học Kyoto, từ đầu thập niên 1990 đã có nhiều chương trình nghiên cứu và áp dụng những phương tiện truyền thông hiện đại này vào việc hình thành một ấn bản điện tử của Đại Tạng Kinh.
Từ năm 1993, một hiệp hội lấy tên là Electronic Buddhist Text Initiative (EBTI) được thành lập để trao đổi kinh nghiệm và tương trợ kỹ thuật giữa các chương trình ở nhiều quốc gia như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, Giáo sư Lewis Lancaster thuộc Đại Học Berkeley được xem như là người áp dụng phương tiện điện tử đầu tiên. Vào tháng 2 năm 1998, Hàng Thanh Đại Sư thuộc Đại Học Quốc Gia Đài Loan và Huệ Minh Đại Sư thuộc Viện Mỹ Nghệ Quốc Gia đã thành lập tại Đài Loan một hội lấy tên là Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA). Hội CBETA đã phát hành một CD gồm sáu tập của Đại Chánh Đại Tạng vào tháng 12 năm 1998.
Đến nay, hội CBETA đã hoàn thành một Đại Tạng điện tử gồm có 56 tập (Tập 1-55 và 85 của Đại Chánh Đại Tạng). Đại Tạng điện tử này đuợc hội CBETA phát hành miễn phí qua CD hoặc có thể tải về (download) từ Website của Hội http://www.cbeta.org Xin xem Mục Lục CBETA Hán Tạng ở website của chúng tôi.

Phiên Âm Hán Tạng
Nhóm Tuệ Quang đã liên lạc với hội CBETA và đã nhận được CD Đại Tạng Kinh từ năm 2002. Vì Đại Tạng có hơn 2.370 bộ kinh và 70 triệu chữ Hán, nên chúng tôi đã bỏ nhiều công trình để tìm cách phiên âm và dịch các bộ kinh bằng máy vi tính (PC). Một lợi điểm của máy vi tính là phiên âm có thể sai, nhưng không bao giờ sót, vì máy vi tính phiên âm từng chữ một. Chúng tôi đã hoàn thành một lập trình (computer program) để phiên âm các bộ kinh. Lập trình này dùng Tự Điển Hán-Việt của Cụ Thiều Chửu Nguyển Hữu Kha. Tự điển nầy đã được dùng trong việc học hỏi và dịch thuật trong nhiều thập niên qua. Xin xem bản phiên âm một đoạn trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Bản phiên âm của chúng tôi dùng những từ ngữ giống như trong bản dịch của Hòa Thượng Trí Tịnh. Các phiên bản rất tiện lợi cho việc dịch thuật và nghiên cứu vì có cả nguyên văn chữ Hán và số hàng trong kinh. Vì ấn bản Từ Điển đầu tiên của Cụ Thiều Chửu đuợc nhà xuất bản Đuốc Tuệ phát hành vào năm 1942, nên chúng tôi đang tốn nhiều công sức để sửa chữa và bổ túc các phiên bản bằng những danh từ Phật Học và Hán-Việt hiện đại như Tự Điển Trần văn Chánh.
Đến nay công việc phiên âm các bộ kinh bằng máy vi tính đã hoàn tất. Tất cả có hơn 70 triệu chữ, chia làm 8836 phiên bản và 2.372 bộ kinh. Các phiên bản này chiếm hơn 965 megabytes (MB) trong máy vi tính và có thể dùng Microsoft Word để đọc hoặc dịch thuật. Chúng tôi cũng đã thành lập một trang Website lấy tên là Dịch Kinh Phật giáo (http://www.vnbaolut.com/dichkinh). Qua trang Web này, chúng tôi sẽ cung cấp các bản kinh, luật và luận nguyên văn chữ Hán và phiên âm tiếng Việt cùng các bản phiên âm và dịch ra tiếng Việt của Chư Tôn Đức và các bậc thức giả. Các bản phiên âm nay vẫn còn nhiều sai lầm, nên chỉ dùng để nghiên cứu và phiên dịch.
Cũng cần nhắc đến Cụ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1952) là người đã đóng góp nhiều trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại miền Bắc trong những thập niên 1930-1940. Trong lời nói đầu của Tự Điển, Cụ đã viết lên thao thức của mình về Nho học : "Tôi tự nghĩ rằng Hán học thời nay đang ngày một mất dần, chỉ nhờ có học Phật thì may ra mới duy trì được ít nhiều; nếu dùng cách nào mà giúp cho người đọc được kinh biết được chữ, tức là cái nền tảng để xây đắp lại tòa lâu đài Nho giáo nguy nga tráng lệ". Chúng tôi mong rằng công việc phiên âm Đại Hán Tạng của chúng tôi đã đáp ứng được phần nào hoài vọng của Cụ Thiều Chửu.
Hiện nay Nhóm Tuệ Quang đang nghiên cứu cách dịch nghĩa các bản phiên âm sang tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng hoàn thành một Đại Tạng điện tử Việt Nam và, giống như hội CBETA, Đại Tạng điện tử sẽ được truyền bá miễn phí và rộng rãi qua các phương tiện truyền thông hiện đại như Internet và CD/DVD.
Các cố gắng của chúng tôi chỉ là những đóng góp nhỏ nhoi trong công việc hoàn thành Việt Tạng bằng điện tử. Các phiên bản còn nhiều sai sót nên chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ, hợp tác cũng như ý kiến của Chư Tôn Đức, các thức giả và Phật Tử gần xa để công việc sớm thành tựu.


Tài liệu tham khảo:
1. Nhóm Tuệ Quang. Website http://www.vnbaolut.com/dichkinh.
2. Hòa Thượng Thiện Siệu. Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn
3. CBETA. Website http://www.cbeta.org.
4. Christian Wittern, 2001. CBETA and its Digital Tripitaka
5. Nhóm Tuệ Quang. Mục Lục CBETA Hán Tạng.
6. Thích Đồng Bổn, 2002. Lãng Đãng Một Khuất Nguyên ở Cụ Thiều Chửu./.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Sống đẹp giữa dòng đời


Những tâm tình cô đơn


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.43.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...