Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 10. Ông Nguyễn Từ Tâm (1912 - 1972) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 10. Ông Nguyễn Từ Tâm (1912 - 1972)

Donate

(Lượt xem: 5.365)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 10. Ông Nguyễn Từ Tâm (1912 - 1972)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nguyễn Từ Tâm sinh năm 1912, nguyên quán tại ấp Bình Hưng II, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Cha là Nguyễn Văn Tú, mẹ là Lê Thị Hạnh. Song thân đều mất sớm, tục danh thường gọi là ông Hai Chư. Đến khi trưởng thành, ông lập gia đình, sinh được một người con là Nguyễn Thị Nhuận.
Vì thức tỉnh cuộc đời giả tạm, kiếp sống không lâu, vui ít khổ nhiều thiên tai nhân họa, bệnh lão hành thân, nên ông quá chán ngán cho kiếp phù du, phát tâm Bồ Đề bèn ly gia hành đạo.
Ông vào chùa Từ Quang, chuyên lo tu niệm, chùa này cũng ở xã Bình Mỹ, nơi ông cư trú.
Ông có đức tánh chân thật, hiền lành, hòa ái, vui tươi nên từ lớn chí nhỏ, từ các bạn đồng tu trong chùa cho đến ngoài thôn xóm, từ gần đến xa, ai ai cũng đều cảm mến.
Ông hành trì giới luật tinh nghiêm, trường chay chính chắn, chơn chất tu hành, thiết tha trên con đường giác ngộ giải thoát.
Sau một thời gian nghiên cứu tận tường Phật Pháp, trao đổi giáo lý với các bậc cao minh cùng quý thiện tri thức, ông quyết định chọn pháp môn Tịnh Độ làm nơi quy hướng. Có người hỏi:
- “Tại sao huynh lại chọn pháp môn Tịnh Độ để tu?”
Ông đáp:
- “Sở dĩ tôi chọn pháp môn nầy để tu là bởi vì pháp môn nầy dễ hành, dễ thành. Vấn đề trì danh niệm Phật ai cũng làm được: “Sáu chữ nam Mô A Di Đà Phật: đi đứng, nằm, ngồi ráng niệm chớ quên không đợi gì thời khắc…”.
Hơn thế nữa, tu môn Tịnh Độ ngoài vấn đề tự lực ra, chúng ta còn được diễm phúc nhờ đến phần tha lực rất nhiều, do 48 lời đại nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà. Từ xưa đến nay, đã có vô số người đới nghiệp vãng sanh. Điều đó đủ để hùng biện chứng minh rằng lời đại thệ nguyện của Đức Phật A Di Đà là chơn thật ngữ vậy! Bao nhiêu sự tích từ xưa đến nay, đều đã được vãng sanh là động cơ mãnh liệt, giúp cho chúng ta thêm niềm tin sâu đậm về pháp môn này.
Còn thời gian tu chứng thì nếu ai thiện căn sâu đậm có thể đắc tam muội hiện tiền, còn chậm hơn thì cũng:

“Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc,
Hưởng công niệm Phật rất yên lành!”

Tóm lại, dù căn cơ thế nào, dù nhanh hay chậm gì cũng:

“Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi.”

Do tham khảo rõ ràng, suy nghiệm kỹ càng minh bạch nên tôi quyết định chọn pháp môn Tịnh Độ này để tu.”
Đức hiền của ông không riêng chỉ cảm hóa nhiều người kính mến, mà luôn đến loài vật cũng cảm ái vô cùng.
Như có một mùa nước nọ, nơi cây cầu tắm rửa, ở ngang hông chùa phía Đông Bắc, có một con cá lóc lớn độ nửa cân thường nằm ở đấy. Vì nước trong dễ thấy, ông Từ Tâm thấy cá lóc dạn quá, dễ thương, bèn lấy tay rờ thử, cá cũng không chạy tránh. Kể từ đó, ông dùng tay nâng nó lên khỏi mặt nước cho người xem, cá vẫn nằm im không giẫy giụa, rồi ông thả cá về nước.
Tin này được đồn lan, khách đến viếng chùa từ nhỏ tới lớn đều yêu cầu ông Hai bắt cá cho xem. Ông đến cầu lấy tay búng mặt nước vài cái và gọi:
- “Lóc! Lóc! Lóc!”
Lóc liền nổi lên, ông dùng tay nâng cá lên cao cho mọi người xem.
Ai nấy trầm trồ:
- “Ngộ quá! Thật ngộ quá!”
Ở phía Tây Nam chùa có cây phượng vĩ to cao, hoa khá đẹp và nhiều cây vú sữa cành lá sum xuê. Chiều nào cũng có các đàn chim bay về để ngủ, trước khi ngủ nó reo vang, như đàm thoại cùng nhau rất lý thú, nhất là các chú chim sẻ. Thấy có một con chim đậu thấp ông Từ Tâm bèn lấy tay rờ thử, nó vẫn không bay.
Ngộ thay! Loài thú cầm nó cũng có linh tánh, biết người hiền nên vẫn an nhiên không sợ sệt.
Ông Từ Tâm vẫn thường hay bệnh hoạn nhưng không nhiều chi lắm, có lần cô Út Đồng đến hỏi:
- “Thưa huynh Hai! Sao mỗi lần tôi đến viếng chùa, đều thấy huynh đội khăn choàng hầu. Bộ ít khi nào huynh mạnh lắm hả huynh Hai?”
Ông đáp:
- “Tôi ít khi nào mạnh lắm cô à! Nhưng thường đau thì không có gì nặng lắm. Tôi nghĩ đó là do nguyện của tôi từ lúc mới phát tâm tu!”
Cô Út hỏi:
- “Huynh Hai nguyện như thế nào?”
Ông đáp:
- “Tôi nghĩ ai cũng có nghiệp, không nhiều thì ít. Có vay thì tất có trả. Khi vay vui vẻ thì lúc trả cũng phải bằng lòng. Nên tôi nguyện nếu có trả quả thì bệnh lai rai, vừa đau nhưng cũng vừa hành đạo được, chừng nào trả hết nghiệp thì sẽ vãng sanh. Nhưng có điều, khi vãng sanh thì đừng đau ốm gì cả. Vì sợ cực khổ cho đồng đạo chăm sóc cho mình nhiều quá.”
Cô Út lại hỏi tiếp:
- “Như vậy, chừng nào thấy huynh mạnh là huynh sắp tịch phải không huynh Hai?”
Ông cười đáp:
- “Dạ! Chừng nào cô thấy tôi hồng hào, thì tôi sắp vãng sanh đó!”
Năm 1972, cô Út có dịp đến viếng chùa Từ Quang, thấy sắc thái ông Hai ra vẻ hồng hào, tươi nhuận. Cô Út hỏi:
- “Thưa huynh Hai! Độ này chắc huynh khỏe lắm hả huynh Hai”
Ông đáp:
- “Tôi lúc này thật mạnh rồi cô ạ!”
Cô Út liền nhắc lại chuyện cũ:
- “Huynh nguyện khi nào huynh mạnh là sắp tịch! Bây giờ huynh gần tịch chưa? Thưa hiền huynh?”
Ông bèn đáp:
- “Tôi gần tịch rồi cô ạ!”
Sau khi cô Út về không bao lâu, vào mùa đông năm Tân Hợi 1972, ông đi thăm viếng người thân và đồng đạo rất nhiều. Đến đâu ông cũng tha thiết kêu gọi khuyến khích mọi người đều nên niệm Phật, hầu trực vãng Tây Phương, vì nơi ấy rất an lành và vui vẻ lắm!
Ông có đến nhà cô Năm Lý, cô này trường chay đã lâu. Ông khuyến tấn niệm Phật và trao tặng vật lưu niệm. Ân cần dặn dò:
- “Đây là vật kỷ niệm, hễ cô thấy nó là nhớ tôi nhắc niệm Phật, đừng quên nhé!”
* Chúng tôi có ý nghĩ, chắc ông Từ Tâm đã biết được ngày tháng vãng sanh, nên ông đi thăm viếng các nơi, hình như để từ giã chứ bình thường ông ít đi đâu lắm, vì tính ông trầm tĩnh, cẩn thận nên những điều gì biết ông chẳng chịu nói ra. Chừng nghe tin ông mất chư liên hữu mới thốt lời:
- “Hèn chi bữa hổm, ổng nói hình như từ giã thì phải!”
Thiều quang thắm thoát đã đến cuối đông. Đêm mùng 5 rạng ngày mùng 6 tháng chạp năm Tân Hợi 1972, có ông Như Sanh là người bạn tri âm tri kỷ ở trại cây Cần Thơ về thăm.
Đôi bạn thâm tình cùng nhau đàm luận rất vui vẻ, nói chuyện cho đến khi đồng hồ báo hiệu 12 giờ khuya, ông Từ Tâm bảo:
- “Thôi chúng ta hãy trở về chỗ nghỉ vì đã đến giờ tịnh tọa!”
Mọi người đều đồng ý trở về liêu xá của mình, sáng sớm bạn Như Sanh đến từ giã để trở về CầnThơ cho kịp giờ buôn bán. Khi đến nơi liêu xá, bước lên gác lầu thốt lời giã biêt. Không nghe đáp lại, ngỡ bạn ngủ ngon, ông Như Sanh lặp lại lớn hơn nhưng vẫn không nghe trả lời. Ông Như Sanh sinh nghi liền lấy tay sờ thử thì cơ thể cậu bạn Từ Tâm đã lạnh ngắt tự bao giờ.
Ông Như Sanh bèn cho các đồng đạo hay. Khi tề tựu đến, quan sát kỹ thì thấy ông Từ Tâm nằm dài, xuôi tay xuôi chân khỏi sửa, gương mặt vui tươi lạ thường, mền mùng xếp để gọn gàng có trật tự. Nơi cây cột vuông phía Tây có để bằng phấn mấy chữ: “Ngày 6 tháng 12 Từ Tâm tịch”
Nên nhớ rằng thời gian này ông không có bệnh hoạn chi cả. Ông hưởng thọ 60 tuổi.
*Phụ Bình:
Xuyên qua sự đi thăm viếng thân nhân và đồng đạo.
Qua sự đề ngày tịch trên cây cột.
Qua sự sắp xếp mùng mền để có trật tự và nằm xuôi tay khỏi sửa.
Qua gương mặt hân hoan kỳ diệu cộng với sự công phu tu hành chính chắn mấy mươi năm trong đời. Chúng ta có thể quả quyết rằng ông Từ Tâm đã đắc sanh Tịnh Độ, chúng ta nên mừng và nên noi gương Tịnh hạnh ấy.

Từ Tâm đúng bậc hiền
Cảm hóa khắp láng giềng
Thủy tộc phi cầm mến,
Sự niệm Phật cần chuyên.
**********
Cần chuyên niệm Phật ít rời,
Công phu già giặn biết thời vãng sanh.
Mùng sáu tháng chạp ghi rành,
Viết rõ vào cột cho anh em tường.
Mặt tươi như ngủ nêu gương,
Xuôi tay nằm thẳng Tây Phương hồn về.
Ngự nơi tọa bửu Liên Huê!
*********
Tu niệm cần chuyên mấy chục năm,
Sĩ nhân thâm nhập pháp huyền thâm.
Từ như khởi giác trần gian mộng,
Tâm đắc chân truyền Quan Thế Âm.
Gương tốt lưu đời soi mỹ hạnh,
Hiền lành cảm hóa đến sinh cầm.
Đáng nêu ngôn đức vàng son đẹp,
Kính mến người xưa viết để ngâm.
Từ bi thương muôn loại,
Tâm đức mến vạn nhân.
Đáng ghi trang sử đạo,
Kính cẩn liễn đôi vần.
Tu môn Tịnh Độ rất chuyên cần,
Sĩ quyết về Tây lánh cõi trần.
Từ Phật Bồ Đề tinh tấn xuất,
Tâm không nhiễm tục mãi hoan hân.
Vãng hồi Phật Quốc là chơn nguyện,
Sanh hóa liên hoa ánh rạng ngần.
Cực lực trì danh luôn chẳng dứt,
Lạc bang lai đáo đắc kim thân.

(Thuật theo lời Liên hữu Như Quang)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Kinh Phổ Môn


Giọt mồ hôi thanh thản


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.54.118 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...