Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 36. Ông Liêu Duy Trà (1917- 2006) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 36. Ông Liêu Duy Trà (1917- 2006)

Donate

(Lượt xem: 4.945)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 36. Ông Liêu Duy Trà (1917- 2006)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Liêu Duy Trà sinh năm 1917, tại Hòa Định, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Cha là Liêu Tú Xương, mẹ là Nguyễn Thị Xiêm. Ông có tất cả là chín anh em và ông đứng thứ Sáu trong gia đình.
Khi lên 23 tuổi, ông lập gia thất với bà Trần Thị Ba, sinh được tám người con, bốn trai, bốn gái, cư ngụ bên quê vợ, ấp Đông Bình, xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Hai ông bà sanh sống bằng nghề làm ruộng, ông còn làm thêm nghề phụ là thợ mộc.
Ông có tính hiền lành, thật thà chất phác, hay giúp đỡ những người xung quanh.
Thuở còn niên thiếu, ông đã kính tin Tam Bảo, ăn chay kỳ, sớm tối lễ Phật, niệm Phật tu hiền.
Năm 1977, ông phát nguyện trường chay, khẩn thiết trì niệm Lục Tự Hồng Danh trong mọi oai nghi, nhứt tâm hướng về Cực Lạc thế giới:

“Sớm về cõi Phật an thân.
Kẻo kiếp phong trần dày gió dạn sương.”

Những lúc rảnh rỗi ông thích đọc quyển Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ, quyển Tu Tâm Dưỡng Tánh và nhiều kinh sánh khác nữa. Ông thuộc lòng khá nhiều thi kệ nên thường “Ngâm nga trong lúc thanh nhàn bâng khuâng”. Ông còn hăng say nghe các bậc thiện trí thức giảng giải Phật lý, mặc dù thính lực của ông rất yếu so với người thường.
Song song bên cạnh đó, ông còn sốt sắng tham gia các công tác từ thiện xã hội.
Năm 1987, ông ngã bệnh rất trầm trọng, các con đưa đến Bệnh Viện Đa Khoa Thốt Nốt. Bác sĩ chẩn đoán là “Hội chứng dạ dày tá tràng”. Qua 7 ngày điều trị, không thuyên giảm gì cả, ông đòi về và nói:
- “Không thuốc nào bằng thuốc Phật!”
Về đến nhà, ông bảo thân quyến thỉnh nước cúng trên bàn thờ, rồi ông thành khẩn nguyện vái, niệm Phật mà uống. Trải qua 3 ngày, bệnh tình dần dần ổn định. Quả thật:

“Thành lòng nước lã nên hồ,
Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban.”

Sau khi lành bệnh, ông càng tin tưởng vào pháp môn “Niệm Phật” nhiều hơn, tin tưởng vào sự gia hộ của Tam Bảo lực vô cùng vi diệu. Rồi ông tiếp tục cùng chư bạn đạo đi cất nhà tình thương đây đó quanh vùng.
Sự tu trì của ông bao giờ và lúc nào cũng quyết tâm nhắm đến mục đích giải thoát vòng sanh tử luân hồi, hầu đạt được an vui chân thật thường hằng. Bởi vì khi mệnh chung nhắm mắt xuôi tay, trăm thứ chẳng mang theo được thứ gì. Chỉ có nghiệp tội với phước mà thôi:

“Một khi thẩm xét cạn lời,
Thấy đời khổ não như ngồi tù lao.
Khổ bệnh hoạn ai nào tránh khỏi,
Đau chỗ nào cũng gọi xốn xang.
Ngày qua là một ngày tàn,
Trẻ rồi già kế bước sang tử kỳ.
Đẹp cho mấy cũng qui lại thổ,
Sang đến đâu chỉ số bá thiên.
Đêm ngày sáng tối liên miên,
Mạng như than lửa khó yên trong lò.”

Cho nên, mỗi lần bàn chuyện với các bạn đạo đồng trang lứa, hoặc với con cháu, ông hay nói:
- “Mình làm chuyện gì, bất cứ là chyện gì trên trần gian nầy, thì cũng chỉ là chuyện phụ thôi! Chỉ có niệm Phật vãng sanh Tây Phương mới thật sự là chuyện chính yếu của mình!”
Thời gian vùn vụt trôi qua mau chóng, các con thấy cha tuổi cao sức yếu đồng đến khuyên lơn:
- “Thôi, Tía ơi! Tía bớt làm từ thiện để chuyên lo niệm Phật đi!”
Ông đáp:
- “Mỗi một búa đẽo, búa đục, kéo cưa, mũi đinh… đều là một hột chuỗi để Tía niệm Phật!”
Vào năm 1992, ông bị “Dời ăn” nơi mí mắt khá nặng. Bôi đắp đủ thứ thuốc mà không giảm. Các con chở ông đến thầy thuốc nổi tiếng ở Thốt Nốt. Khám xong, vị ấy lắc đầu, bó tay và cho người nhà của ông biết rằng:
- “Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, người mắc bệnh y hệt như ông, tôi chưa gặp ai thoát khỏi lưỡi hái của tử thần cả. Bây giờ, nên đưa cụ về, con cháu nên xúm lại cầu nguyện cho cụ, phần cụ phải chí thành tha thiết niệm Phật, may ra có thể hóa hung thành kiết. Còn thuốc thì cứ mang về trị cho lấy có mà thôi!”
Vài hôm sau, các con ông sang thỉnh thuốc về dùng tiếp. Khi hay tin ông nhất tâm niệm Phật mà thoát chết, thầy thuốc lại bảo:
- “Nếu may mắn chẳng mất mạng thì đôi mắt không thể giữ được!”
Có lẽ, nhờ ông hết lòng trì niệm, mọi nhớ lo nghĩ tưởng chồng chất trong tâm, ông đều xả bỏ, chỉ còn duy nhất một câu Lục Tự nơi lòng. Tuần lễ trôi qua, bệnh dứt hẳn, vạn sự đều bình ổn an lành.
Kể từ đó, ông thường căn dặn các con:
- “Sau này Tía có bệnh, thì các con đừng có đưa đi đâu hết. Cứ để ở nhà lo cầu an, niệm Phật là được rồi!”
Đến ngày 10 tháng 7 năm 2006 ông phát bệnh sốt tê liệt cả hai chân, người nhà bèn cầu an, niệm Phật và thỉnh nước cúng cho ông uống. Liên tiếp 3 hôm liền, chân ông khỏi hẳn. Sức ông từ từ yếu dần, chỉ còn lui tới được trong nhà. Gia quyến có vị đề nghị đưa ông đi bệnh viện điều trị. Ông nói:
- “Tía đã già rồi, đi bệnh viện chữa trị cũng không hết đâu! Không có thuốc nào qua thuốc Phật! Thôi, để Tía ở nhà niệm Phật đi, cho chắc ăn!”
Mãi tới ngày 14 tháng 8, ông yếu nhiều, không còn đi được nữa. Nhưng, ông vẫn minh mẫn sáng suốt, ông còn kể chuyện niệm Phật vãng sanh, nhắc nhở con cháu cố gắng niệm Phật để được vãng sanh và dặn dò hậu sự…
Chiều ngày 15, thấy ông mệt nhiều, người con rể thứ Ba mới hỏi ý với gia tộc:
- “Mình cần nên hộ niệm cho Tía hông?”
Chưa ai trả lời, ông vừa nghe xong liền ngăn lại:
- “Thôi khỏi! Đừng làm phiền chư đồng đạo. Để nội nhà mấy đứa con hộ niệm cũng được rồi!”
Thế là đêm đó, con cháu trong nhà thay phiên nhau trợ niệm cho ông. Sáng lại, ông nói:
- “Dác nầy, Tía mệt hơi nhiều! Thôi, các con mượn đồng đạo đến hộ niệm cho Tía đi!”
Hay tin, chư vị đồng tu kéo đến khá đông. Hộ niệm đến trưa, sắc diện của ông bỗng biến đổi, ban hộ niệm tập trung toàn bộ lực lượng lại, chí thành hộ niệm cho ông.
Dù rất mệt, cụ vẫn nhép môi niệm Phật theo mọi người. Thỉnh thoảng, con ông đến gần bên, kề tai khẽ hỏi nhỏ:
- “Tía có nhớ niệm Phật để vãng sanh Tây Phương không?”
Ông gật đầu, chứ không đáp. Rồi nhép môi niệm Phật tiếp tục.
Niệm mãi được hơn 3 giờ, ông nghiêng người qua bên phải, 2 phút sau, ông nằm ngửa trở lại, tay chân ngay thẳng trang nghiêm. Rồi ông đưa mắt nhìn khắp hết thảy mọi người dường như ngỏ lời giã biệt, kế đó ông nở một nụ cười, đôi mắt từ từ khép lại mà qua đời. Lúc ấy, đúng 3 giờ 15 phút chiều ngày 16 tháng 8 năm 2006. Ông hưởng thọ 89 tuổi.
Không biết công phu niệm Phật của cụ thế nào mà giây phút ra đi, cụ lại thong dong, nhàn hạ và vui tươi ngần ấy? (!) Cuộc hộ niệm vẫn được duy trì cho đến giờ nhập mạch. Chư liên hữu khám nghiệm, thấy toàn thân ông đều lạnh, duy có đảnh đầu còn nóng ấm. Ai ai cũng nhìn thấy gương mặt ông đẹp sáng hẳn ra, nụ cười vẫn còn in đậm trên bờ môi, làm vui lây những người con Phật. Một đồng đạo trong ban hộ niệm là Năm Sị phát biểu:
- “Tui mà chết được như ông Út liền cấp nầy, là tui cũng chết nữa! Khỏi cần phải chờ đợi giây phút nào!”

(Thuật theo lời cô Đáng, con gái của ông)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Phù trợ người lâm chung


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.125.61 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...