Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 3. Bà Nguyễn Thị Xinh (1916 - 1983) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 3. Bà Nguyễn Thị Xinh (1916 - 1983)

Donate

(Lượt xem: 6.988)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 3. Bà Nguyễn Thị Xinh (1916 - 1983)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Nguyễn Thị Xinh tục gọi là bà Tám Gia sinh năm 1916. Cư ngụ tại ấp Thạnh Lợi I, xã Trung An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Cha tên Nguyễn Văn Khéo, mẹ là Nguyễn Thị Cam. Bà có hết thảy là chín chị em và đứng thứ Năm trong gia đình.
Khi đến tuổi trưởng thành, bà kết hôn với ông Trần Văn Gia, người cùng lối xóm, sinh được một người con trai duy nhất, sau nuôi thêm một cô con gái. Định cư tại chợ xã Trung An, nhà số 109, tổ 12. Sinh sống bằng nghề buôn bán và làm rẫy.
Tính tình của bà rất hiền lành, cần kiệm, thích bố thí.
Thuở nhỏ vì gia đình nghèo nên bà không được đi học, đến năm 30 tuổi, bà học lóm trong cuốn vần mà đứa con đang học. Mỗi khi rảnh bà đọc theo, dần dà kinh sách bà đọc được hết. Ký ức của bà rất tốt, kinh kệ đọc qua vài lần là bà thuộc liền.
Năm 1967 bà bắt đầu tập ăn chay, lễ bái và kết giao với các bạn đạo như là bà Ba Vàng, bà Trương Thị Hần, bà Nguyễn Thị Chín… mạnh mẽ làm các việc phước thiện hơn trước.
Đến tháng 10 năm 1970, bà phát tâm trường chay và có ý định chuyên tu. Bà nói với Hai Thành:
- “Con cất cho mẹ một cái cốc để mẹ lo tu hành giải thoát. Còn mấy cái đồ kinh doanh này là mấy cái đồ giả... Mẹ hổng còn ham muốn giữ nó làm gì con ơi! Mẹ giao hết cho cha con và con làm gì thì làm, chớ mẹ hổng có còn nghĩ gì tới nữa hết!”
Thấy vậy, ông chồng liền than rằng:
- “Gia đình đang làm ăn phát đạt mà mẹ mày không lo tiếp, sau nầy thất bại, nghèo khổ người ta sẽ chê cười!”
Nhưng bà vẫn nhất quyết giao mọi việc lại cho chồng con.
Từ đó, bà thường đến những liên hữu đã tu trước. Có khi đôi ngày mới về nhà một lần, có khi đến năm, bảy ngày mới về. Thấy vậy, Hai Thành hỏi:
- “Mẹ đi đâu mà lâu quá mới về?”
Bà đáp:
- “Mẹ đi kiếm nơi ẩn náu để lo tu hành.”
Đến năm 1974, bà thường hay đến chùa và đi viếng vùng bảy Núi ở Châu Đốc cùng với một số bạn đạo. Bà còn bảo con mua cho một cái máy thu băng để bà nghe kinh giảng. Mỗi đêm bà thường mở máy từ 3 giờ khuya.
Biết được quyết tâm tu hành tha thiết của bà, nên chồng và con mua nửa công đất cách nhà 1700 mét, ở xóm dưới, cất một gian nhà để bà tiện bề tấn đạo và cho đứa cháu gái lo việc chăm sóc hằng ngày, vì bà cũng thường nhức đầu cảm lạnh.
Có được gian tịnh thất thích hợp với sở nguyện, bà tinh chuyên lễ bái, chí thành niệm Phật, tha thiết cầu sanh Tây Phương. Bởi vì:

“Ngồi niệm Phật thì ai cũng niệm,
Nhất tâm không xao xuyến ít người.
Tâm như chong chóng giữa trời,
Phật thì một niệm còn mười niệm ma.
Các việc xấu nhớ ra trước nhất,
Kế tay chơn buồn bực mỏi mê.
Rồi ma buồn ngủ chạy về,
Phật quên niệm đến khói mê phủ vào.
Không cần hỏi ông nào cũng biết,
Niệm thế bao giờ Phật chứng cho.
Khác nào nồi gạo mới vo,
Bắc lên nhắc xuống bao giờ chín cơm.
Mục đích việc sớm hôm niệm Phật,
Là để cho chấm dứt niệm tà.
Chỉ còn một niệm Di Đà,
Để nhờ Phật rước sang qua Liên Đài.
Có thật cảm Phật Ngài mới chứng,
Niệm lơ là Phật chứng vào đâu.”

Năm 1979, sau khi chồng mất bà cảm nhận:

“Dầu tiền của lầu đài muôn dặm,
Khi chết rồi cũng nắm tay không.
Chẳng đem một cắt một đồng,
Chỉ ôm tội phước trong lòng mà thôi.”

Nên bà hạ quyết tâm:

“Thân là giả thân,
Đời là tạm đời.
Ham mấy cũng bỏ,
Mê mấy cũng thôi.
Đạt vọng tiêu theo xác,
Dục lạc tan theo hơi.
Dã tràng luống công xe cát,
Phút giây bao lượn sóng đùa trôi.
Lấy đó mà suy rộng,
Việc trần sẽ thối lui.
Cầu được thân sen hồn Phật,
Dứt đường sinh tử luân hồi.”

Kể từ đó, bà càng tinh chuyên hành trì thêm hơn.
Đến ngày mùng 8 tháng 6 năm 1983 Hai Thành đi Thốt Nốt ghé thăm, bà dặn:
- “Chiều nay con xuống ăn cơm với mẹ.”
Trong lúc dùng cơm, Hai Thành và đứa cháu nội vừa ăn vừa trò chuyện, bà lại bảo:
- “Con về nói với vợ con, mai làm bánh cho mẹ ăn.”
Còn nói:
- “Mẹ sắp về Phật rồi!”
Hai Thành không tin nên hỏi:
- “Làm sao về được? Về bằng cách nào?”
Bà đáp:
- “Tới ngày đó con biết liền.”
Sáng hôm sau, cô con dâu đã chuẩn bị sẵn bánh, dự định tan phiên chợ sáng sẽ đem xuống cho bà. Chẳng ngờ bà lót tót lên tới, vì lúc nãy trời mưa tầm tã. Vừa lên tới nhà bà nói:
- “Trời mưa hoài đi bộ không được nên mẹ đi xuồng, lên đây ngủ một đêm, đến 12 giờ mẹ theo Phật.”
Hai Thành vẫn hoài nghi, vội bảo vợ dọn bánh cho bà ăn. Bà nói:
- “Mẹ lạnh quá, không ăn được.”
Hai Thành bèn nhóm lửa hơ cho bà, vì mưa ướt cả người. Bà bảo:
- “Trùm mền lại cho ấm, và rước anh Ba Thơm (Lương y gần đó) đến xem mạch cho các con biết mà lo, chứ mẹ không sợ chết đâu. Trước sau mẹ cũng về với Phật, đêm nay đúng 12 giờ.”
Hai Thành nói nhỏ với vợ:
- “Mẹ như vầy chẳng lẽ chết sao? Mẹ có đau gì đâu! Nếu 12 giờ mà không có như mẹ nói người ta sẽ cười.”
Bà lại bảo cô con dâu sai mấy đứa cháu qua nhà bà Ba Vàng vốn là bạn thân thiết của bà, xin ba bông sen để bà cầm về Phật. Nhà bà Ba ở rạch Sa Mau, cách nhà bà chừng một cây số. Chiều tối, đứa cháu nội đến xin bông, bà Ba đốt đèn đi hái bông sen nhưng chỉ được hai bông, bà mới ngắt thêm một bông huệ gộp chung cho đủ ba, rồi bà giao cho đứa bé. Đứa cháu nội đem về trình lên bà, bà nói:
- “Vậy cũng được!”
Đến chiều tối, thầy lương y mới tới. Bà nói:
- “Nhờ anh Ba xem mạch giùm, có sao nói vậy, cho con cháu tôi biết. Tôi không sợ chết đâu anh Ba à!”
Chẩn mạch xong thầy lương y đáp:
- “Mợ tám không sao đâu, chỉ tỳ hơi yếu và bị lạnh thôi. Khỏi hốt thuốc!”
Ông nhắc lại đến hai lần.
Khi thầy Ba ra về, bà nhờ đưa ra bộ ngựa phía trước, đến 9 giờ 40 phút, bà mệt nhiều bà con xung quanh xúm lại khoảng 20 người hiệp cùng gia đình niệm Phật. Một lát sau bà hết mệt, kêu Hai Thành đến dặn dò hậu sự:
- “Khi mẹ vãng sanh rồi con phải làm theo lời dặn, chớ trái ý:
1- Sau 8 giờ mới được động đến thân.
2- Dùng 7 miếng vạt để cất xác.
3- Trong thân tộc và con cháu khiêng đi chôn, không nên mượn người ngoài làm nhọc bà con.
4- Tuần thất và cúng phải làm chay.
5- Không được đem theo món gì, quần áo còn tốt nên bố thí cho người nghèo.
6- Chôn mả đất, đừng làm mả đá.
7- Ngày giỗ có chi cúng nấy, hãy cúng chay chớ đừng cúng mặn, tội lắm!
Con phải nghe lời dặn của mẹ, ở lại ráng lo tu hiền!”

Nhắn nhủ xong bà hỏi:
- “Mấy giờ rồi?”
Lúc đó 11 giờ 50 phút đêm. Hai Thành đáp:
- “Mới hơn 10 giờ.”
Vì sợ nói mà không làm được như lời sẽ bị người ta cười, nên Hai Thành mới đáp như thế. Bà bảo tiếp:
- “Đưa ba cái bông đây để mẹ cầm về Phật”
Bà cầm lấy bông và chấp tay vào ngực, bắt đầu thở mạnh.
Khi ấy, cô ba Liên nhà kế bên lấy dầu nước xanh hiệu con sốc thoa vào mũi bà, bà bèn nói:
- “Cô đừng thoa vô, chất dầu nầy là đồ uế trược lắm. Mau lấy khăn nhúng nước lau sạch, mau đi!”
Khi cô con dâu lau rồi bà gật đầu và nói lời cuối cùng:
- “Bà con ở lại ráng tu hiền đặng về Phật !”
Nói xong bà thở hơi ra, từ từ buông ba bông rơi xuống nằm trên ngực rồi xuôi tay, thẳng chân nhẹ nhàng ra đi. Lúc nầy là 0 giờ 5 phút ngày 10 tháng 6 năm 1983, ở bên ngoài những người xung quanh thấy trên nóc nhà của bà sáng hực, họ ngỡ là nhà cháy, ba bốn người cầm thùng cầm thao chạy xuống sông múc nước, ba bốn người chạy đến nhà đập cửa, đúng lúc bà vừa mới mất. Đồng đạo hay tin lần lượt kéo tới hộ niệm đến 9 giờ sáng. Bà hưởng thọ 67 tuổi.
Gần đến giờ liệm, liên hữu Tư Thiệp (bà con cô cậu ruột với Hai Thành), nói với Hai Thành rằng:
- “Mợ Tám chắc ăn đã về Phật rồi!”
Hai Thành hỏi:
- “Làm sao anh biết?”
Tư Thiệp đáp:
- “Chú mày không tin, sờ đỉnh đầu đi! Nó nóng như đưa tay vô nồi cơm đang sôi vậy đó!”
Hai Thành y theo lời, quả thật nóng rang cả bàn tay. Cái chết của bà thật đẹp thật bình yên, cũng chính là nỗi ước ao của bao người con Phật:

“Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc,
Hưởng công niệm Phật rất yên lành.”

(Thuật theo lời Hai Thành, con trai của bà)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh Kim Cang


Kinh Phổ Môn


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.92.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...