Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 39. Ông Võ Văn Phải (1915 - 1994) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 39. Ông Võ Văn Phải (1915 - 1994)

Donate

(Lượt xem: 5.414)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 39. Ông Võ Văn Phải (1915 - 1994)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Anh ruột thứ Hai của ông Võ Văn Hên tên là Võ Văn Phải. Vì cha mẹ đều mất sớm, ông Hai phải làm lụng vất vả, lo gánh vác gia đình, nuôi dưỡng một đàn em dại. Vì vậy, ông Hai thất học, chỉ biết một chữ ký và tên của mình mà thôi.
Ông Hai tính nết hiền hậu, thật thà, nói chuyện nhỏ nhẹ, dịu dàng. Cư xử với mọi người đều từ hòa, nhân hậu.
Mấy mươi năm bon chen trong xã hội để tạo nên chén cơm manh áo, quả thật quá đỗi vất vả nhọc nhằn. Cuộc sống đầy khổ đau và tạm bợ giúp ông tỉnh ngộ chơn lý, thể hội sâu sắc hơn về thực chất của một kiếp người:

“Mới thấy đó mày xanh tóc sậm,
Bỗng nhiên rồi đầu tẩm sương mai.
Mắt lờ tai điếc lạ thay,
Da dùn má cóp chơn tay mỏi lần.
Ma bịnh đến tử thần lẽo đẽo,
Cướp thây người vội kéo ra đi.
Mủi lòng tử biệt sinh ly,
Vợ con thân thuộc li bì nhỏ sa.
Thân người sống thịt da tươi tốt,
Khi chết rồi gân cốt lạnh tanh.
Bao nhiêu bã lợi mồi danh,
Cũng không rờ nắm giựt giành với ai.
Dầu tiền bạc lầu đài muôn dặm,
Khi chết rồi cũng nắm tay không.
Chẳng đem một cắc một đồng,
Chỉ ôm tội phước trong lòng mà thôi.”

Ông trường chay tu hành rất sớm, con cháu không ai còn nhớ rõ là năm tháng nào. Khi các em đã yên thân, yên bề, ông Hai không lập gia đình, sống một mình, chuyên tu trong căn nhà nhỏ, cạnh gia đình người em thứ Bảy (Võ Văn Hên).
Ngoài kinh tế tự túc bằng cách trồng trọt vài thứ trên mảnh vườn nhỏ ra, hết thảy mọi thứ đều nhờ em cháu trợ cấp. Vả lại, ông Hai rất tri túc, ăn mặc đơn giản đạm bạc, nên nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho đời sống hằng ngày chẳng là bao. Nhờ vậy, sự tu rất thuận lợi dễ dàng.
Ông Hai thường khuyến nhắc con cháu tu hành, thấy ai tu được, ông mừng ghê lắm.
Mặc dù kém chữ nghĩa nhưng nhận thức về Phật pháp của ông vô cùng sâu sắc. Liên hữu Tư Đậm hay ghé để trao đổi đạo lý vì mến kính hạnh đức của ông. Thỉnh thoảng, ông Hai Quắn- bạn tâm giao- thường lui tới viếng thăm, ăn chung ngủ chung, bàn luận chuyện tu hành với ông rất tương đắc.
Khi tuổi hạc càng lên cao, công phu của ông Hai càng thâm hậu tinh thuần. Mỗi ngày ngoài bốn thời lễ lạy ra, ông dồn hết sức lực vào việc niệm Phật cầu vãng sanh, khuyến tấn những em cháu có duyên cố gắng tu hành, còn mọi chuyện dường như, ông chẳng còn để lại trong tâm.
Đầu tháng 7 năm 1994, ông Hai lên cơn mệt, thân nhân đưa đi bệnh viện chữa trị. Bác sĩ ở Cần Thơ chẩn đoán là “Tim thòng”, khuyên nên đưa cụ về, đừng nên phẫu thuật vì cụ đã quá già rồi.
Về nhà, ông Bảy sắc thuốc Nam cho ông uống, bệnh tình tạm yên ổn đôi phần. Lúc này, ông ngồi niệm Phật nhiều hơn vì nằm khó thở nên rất mệt.
Ngày mùng 10 tháng 9 năm 1994, khoảng 8, 9 giờ tối, ông Hai nằm được, nằm ngửa nghe khỏe, cảm thấy thoải mái. Ông Hai nói với ông Bảy:
- “Tao niệm Phật tới chừng nào mòn mỏi, đuối rồi … thì mày niệm tiếp sức cho tao!”
Đêm ấy con cháu đều đi vắng chỉ có ông Bảy và bà Bảy bên cạnh săn sóc, hộ niệm cho ông.
Ông Hai niệm Phật tới khuya, âm thanh yếu lần rồi dứt hẳn, nhẹ nhàng qua đời. Lúc đó, đúng 11 giờ khuya, ngày mùng 10 tháng 9 năm 1994. Ông hưởng thọ 79 tuổi.
Hay tin ông Hai mất, con cháu và đồng đạo tới hộ niệm. Đến trưa khi nhập mạch, mọi người khám nghiệm thấy đỉnh đầu của ông còn nóng trong khi toàn thân đều lạnh.

♣♣♣♣♣♣

Hiện thời, người niệm Phật rất đông nhiều, mà người vãng sanh thì quá ít ỏi. Lý do là hai chữ “hiếu thuận” không làm được, nếu có làm thì cũng qua loa sơ sài, hay phô trương hình thức, chứ không tận tâm tận lực thực hiện. Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy, ông Hai đã dùng hết quãng đời thanh xuân, son trẻ của mình để hoàn thành bổn phận huynh trưởng. Đây quả thật là một tấm gương hết sức quí báu, đáng để cho chúng ta noi theo. Một liên hữu trong Ban Hộ Niệm đã cảm kích, kính tặng ông mấy câu thơ:

“Cung kính dâng Người một nén hương,
Lòng nguyện với lòng: Gắng noi gương.
Đạo nhân cố sức làm chân thật,
Hồi hướng Tây Phương ắt thuận đường.”

(Thuật theo lời Võ Văn Sáu- con của ông Bảy, và cháu của ông Hai)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.225.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...