Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Xứ Phật huyền bí »» CHƯƠNG XI: NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỤC SINH »»

Xứ Phật huyền bí
»» CHƯƠNG XI: NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỤC SINH

Donate

(Lượt xem: 5.888)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Xứ Phật huyền bí - CHƯƠNG XI: NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỤC SINH

Font chữ:

Một hôm, sư phụ Śrỵ Yukteswar và một nhóm đệ tử đang ngồi bàn luận về đạo lý. Tôi từ Ranchi vừa về thăm thầy, có dẫn theo một nhóm học sinh ở Thiếu Sinh Học Đường.

Trong khi sư phụ và chúng tôi đang nói chuyện, nhóm học sinh của tôi bắt đầu tranh cãi ngày càng lớn tiếng về một đề tài khá lý thú: có hay không có việc phục sinh của chúa Giê-su.

Vì các em nói lớn tiếng nên tất cả chúng tôi đều nghe thấy. Sư phụ Śrỵ Yukteswar liền bảo tôi gọi các em vào giảng đường. Sau khi sắp xếp cho các em ngồi quây quần chung quanh, thầy mới vui vẻ nói:

– Ta không đứng về phía nào trong các con cả, nhưng ta muốn kể cho các con nghe một chuyện mà chính ta đã chứng kiến, cũng có thể xem là một trường hợp phục sinh.

Lời nói của thầy có tác dụng rất lớn. Ngay lập tức các em im phăng phắc, không còn một tiếng xì xào bàn tán nào nữa cả. Tất cả đều hết sức chú ý lắng nghe. Thầy bắt đầu kể:

– Ngày ấy, ta còn đang tu tập bên cạnh đức thầy Lahiri Mahsaya. Ta có một người bạn tu rất thân thiết tên là Rma. Tính tình anh ta rất nhút nhát, ít giao tiếp vì thích sống cô độc. Ngay cả khi có thắc mắc cần đến sự giải thích của đức thầy Lahiri Mahsaya, anh cũng chỉ đến gặp thầy vào những lúc đêm khuya hoặc sáng sớm, khi có ít các đệ tử khác quy tụ bên cạnh đức thầy. Mặc dù vậy, Rma có một kinh nghiệm tâm linh khá vững chãi và rất tinh tấn trong việc tu học.

Sư phụ Śrỵ Yukteswar dừng lại, khuôn mặt lộ vẻ xúc cảm khi nhớ lại chuyện cũ:

– Ngày kia, Rma bất ngờ đau nặng. Các bác sĩ giỏi đều được mời đến, nhưng bệnh tình không có vẻ gì là khả quan lắm. Rma ngày càng suy yếu một cách nhanh chóng. Khi ấy, ta liền đến tìm đức thầy Lahiri Mahsaya và khẩn cầu người cứu lấy tính mạng của Rma. Thầy yên lặng một lát rồi nói: “Các bác sĩ đang tận tình cứu chữa. Con cứ yên tâm, Rma rồi sẽ khỏi bệnh.” Nhưng khi ta trở lại chỗ giường bệnh của Rma thì một trong hai vị bác sĩ thất vọng thông báo: “Vị tu sĩ này chỉ còn sống được khoảng vài giờ nữa thôi.” Quá hốt hoảng, ta trở lại với đức thầy Lahiri Mahsaya để chuyển đạt tin dữ này, nhưng thầy có vẻ như không quan tâm. Thầy nói: “Rma rồi sẽ khỏi bệnh.”

Sư phụ Śrỵ Yukteswar lặng yên một lúc rồi mới kể tiếp:

– Khi ta quay lại phòng của Rma thì các bác sĩ đã bỏ về. Họ để lại một mảnh giấy ghi mấy dòng vắn tắt: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức. Nhưng rất tiếc là trường hợp này không thể nào cứu chữa được nữa.” Khi ấy, Rma đang hấp hối. Nhưng ngay trong lúc ấy anh mở mắt nhìn ta và nói: “Yukteswar, anh hãy nhớ nói với sư phụ cầu phúc cho tôi trước khi hỏa táng.” Nói xong lời trăn trối này rồi, Rma liền trút hơi thở cuối cùng.

Một đệ tử từ bên ngoài vào mang cho sư phụ một tách trà nóng. Người dừng lại để nhấp một ngụm trà rồi tiếp tục:

– Ta liền đến chỗ đức thầy Lahiri Mahsaya để báo tin về cái chết của Rma. Thầy vẫn lặng thinh không tỏ vẻ lo lắng gì. Một lát, thầy bảo ta: “Yukteswar, con hãy giữ bình tĩnh. Mọi việc rồi sẽ qua đi.” Vẫn không hiểu được ẩn ý trong câu nói của thầy, ta òa lên khóc vì sự đau đớn đã kiềm chế quá lâu. Rma dù sao cũng là người bạn thân nhất của ta trong đạo viện.

Cả giảng đường không còn một tiếng động nào khác ngoài tiếng kể chuyện trầm trầm của sư phụ. Tất cả mọi người dường như đều nín thở lắng nghe:

– Đức thầy Lahiri Mahsaya lặng lẽ để yên cho ta bộc lộ cảm xúc. Một lát sau, khi ta đã nguôi bớt cơn xúc động, thầy nói: “Śrỵ Yukteswar, ta rất buồn mà thấy con đã không có đủ đức tin.” Ta vô cùng kinh ngạc, ngẩng lên nhìn thầy. Thầy Lahiri Mahsaya nói tiếp: “Chẳng phải là ta đã bảo với con Rma sẽ khỏi bệnh hay sao?” Rồi thầy nhìn quanh, chỉ tay vào một cái đèn dầu phộng đang đặt trên mặt bàn: “Giờ thì con hãy lấy dầu trong đèn này, nhỏ vào miệng Rma đúng 7 giọt.” Ta càng thêm quá sức ngạc nhiên, buột miệng kêu lên: “Bạch thầy, nhưng Rma đã chết lâu rồi!” Thầy Lahiri Mahsaya nhìn ta và nói: “Ta thấy là con vẫn còn chưa có đủ đức tin.”

Sư phụ trầm ngâm một lát, rồi quay sang nhìn tôi. Tôi thầm hiểu được ý nghĩa cái nhìn của người.

– Ta tự biết lỗi ngay lúc ấy, liền quỳ xuống xin sám hối. Thầy Lahiri Mahsaya cười hoan hỷ rồi bảo: “Thôi con đi đi.” Ngay lập tức, ta đến chỗ Rma và làm đúng như lời thầy dặn. Khi ấy, thân thể Rma đã cứng đờ vì tắt hơi quá lâu rồi. Thật không thể nào ngờ được, ngay sau đó Rma co giật mấy cái rồi từ từ mở mắt ra. Trong khi ta còn chưa thể tin hẳn vào mắt mình, thì Rma đã từ từ ngồi dậy và nói: “Anh Yukteswar, tôi phải đi đến chỗ sư phụ ngay bây giờ.”

Tôi nghe rõ tiếng thở ra thật mạnh của các em thiếu sinh khi nghe sư phụ kể đến đoạn này. Quả thật, nếu không phải chính miệng sư phụ nói ra thì thật khó lòng tin được một câu chuyện như thế. Sư phụ Śrỵ Yukteswar lại tiếp tục:

– Khi ta và Rma đến chỗ thầy Lahiri Mahsaya, cả hai đều quỳ lạy. Rma muốn tạ ơn cứu mạng, còn ta thật hết sức ân hận vì thấy mình quả thật đã chưa có đủ đức tin. Thầy Lahiri Mahsaya nói: “Śrỵ Yukteswar! Lẽ ra Rma đã không phải chết. Nhưng cái chết của bạn con là một bài học về đức tin cho con đó.” Ta cúi đầu ghi nhớ lời dạy ấy. Và từ đó về sau, ta chẳng bao giờ nghi ngờ bất cứ điều gì thầy Lahiri Mahsaya nói ra.

Một em thiếu sinh lúc đó liền đứng lên thưa hỏi:

– Bạch tôn sư, có phải việc phục sinh đã nhờ đến 7 giọt dầu phộng?

Sư phụ Śrỵ Yukteswar bật cười:

– Không phải là dầu phộng, mà thật ra là có thể dùng bất cứ món gì. Vấn đề là thầy Lahiri Mahsaya muốn tạo ra một điểm tựa cho kẻ còn kém đức tin mà thôi. Nếu không thế, chỉ cần một lời nói hoặc ý nghĩ của thầy là mọi việc sẽ diễn ra, chứ không phải phụ thuộc vào dầu phộng hay một món thuốc men nào khác cả!

Sau khi các em thiếu sinh đã được cho ra ngoài, sư phụ Śrỵ Yukteswar gọi tôi lại và nói:

– Ta biết con đang thu thập rất nhiều chuyện kể về đức thầy Lahiri Mahsaya. Điều đó sau này có thể trở thành một trong những phương tiện rất tốt để giúp con truyền pháp. Ta muốn rằng con hãy viết lại một tiểu sử của đức thầy Lahiri Mahsaya để phổ biến cho mọi người đều được biết.

Tôi cúi đầu vâng lời thầy dạy. Tự trong thâm tâm, tôi cũng đã cảm thấy cần phải ghi lại một cách chi tiết và cụ thể về cuộc đời của bậc tôn sư siêu việt này. Bởi vì ngài đã từ trần từ năm 1895, và có nguy cơ thời gian sẽ làm phai mờ đi tất cả những gì linh diệu và mầu nhiệm mà ngài đã thực hiện ở thế gian này. Tôi tự nhủ sau này sẽ viết lại tất cả những gì tôi đã được biết về thầy Lahiri Mahsaya. Và đó cũng là một trong những động cơ thúc đẩy tôi thực hiện tập hồi ký này.

Đức thầy Lahiri Mahsaya ra đời vào ngày 30 tháng 9 năm 1828, tại làng Ghurni, huyện Nadia, gần Krishnagar, thuộc tỉnh Bengale. Gia đình thuộc dòng tộc Bà-la-môn, ngài là con út của ông Gaur Mohan Lahiri và người vợ kế là Muktakashi, được cha mẹ đặt cho tên gọi là Shyama Charan Lahiri. Ngay khi ngài còn thơ ấu thì người mẹ đã sớm rời bỏ cõi đời. Những năm đầu đời ngài sống tại huyện Nadia và đã biết ngồi thiền từ khi mới được ba tuổi.

Năm năm sau khi ngài ra đời, tức là vào năm 1833, một trận lụt lớn đã xảy ra và nước sông Jalangi cuốn trôi làng mạc của cải đổ về sông Hằng. Tài sản của gia đình Lahiri và một ngôi đền thờ do họ xây dựng đã sụp đổ hoàn toàn.   

Ông Gaur Mohan Lahiri khi ấy liền đưa gia đình rời khỏi Nadia và đến định cư tại Bénarès. Về sau, ông cũng xây dựng ở đây một ngôi đền thờ khác. Ông giáo dục con cái theo đạo lý và đặc biệt chú ý thực hành hạnh bố thí. Điều đặc biệt là ông có một kiến thức rất bao quát và thông thạo cả những tri thức thời hiện đại vừa mới du nhập vào xứ Ấn.

Shyama Charan Lahiri là một cậu bé rất thông minh, được cha cho theo học hầu hết các môn triết lý cổ và cả kinh Phệ-đà theo truyền thống Bà-la-môn. Cậu thường biện bác thắng được cả những người rất uyên bác về các môn học này. Lớn lên, trở thành một thanh niên tốt bụng, Shyama Charan Lahiri phát triển thể lực rất mạnh mẽ, giỏi bơi lội và các môn thể thao khác nữa.

Năm 1846, việc hôn nhân được gia đình sắp xếp giữa chàng trai Lahiri và cô Kashi Moni, con gái của một gia đình danh tiếng trong vùng. Gia đình sống rất hạnh phúc vì bà Kashi Moni đã trở thành một người vợ mẫu mực chu toàn mọi trách nhiệm trong gia đình. Họ sinh được hai người con trai là Tincuri và Ducuri.

Năm 1851, Shyama Charan Lahiri nhận công việc kế toán cho một bộ phận quản trị hành chánh của quân đội Anh. Ông liên tục được thăng chức rất nhiều lần trong thời gian phục vụ, và cũng do đó mà đã lần lượt thuyên chuyển qua rất nhiều nơi như Gazipur, Mirijapur, Danapur, Naini Tal, Bénarès... Khi gia đình đến sống ở Garudeswar Mohulla thì ông Gaur Mohan Lahiri qua đời. Shyama Charan Lahiri phải đảm trách tất cả mọi công việc gia đình.

Năm 33 tuổi, Shyama Charan Lahiri gặp được tôn sư Babji ở gần Ranikhet, trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Từ đó ngài được truyền thụ pháp môn thiền định. Là một người có căn cơ siêu phàm xuất chúng, không bao lâu ngài đã tiếp thu được hoàn toàn những điều chỉ dạy của tôn sư và được chân truyền để nối tiếp việc truyền thừa pháp môn thiền định, trở thành đức thầy Lahiri Mahsaya.

Bằng vào kinh nghiệm thực chứng của bản thân, đức thầy Lahiri Mahsaya đã tiếp nhận và dắt dẫn hàng ngàn môn đệ, khiến cho pháp môn thiền định được truyền rộng ra khắp nơi. Ngài có rất nhiều đệ tử tu tập thành công mà trong số đó thì sư phụ Śrỵ Yukteswar là một điển hình.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Phật pháp ứng dụng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.186.185 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...