Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Ắt được trời ban phước lành »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Ắt được trời ban phước lành

Donate

(Lượt xem: 7.447)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Ắt được trời ban phước lành

Font chữ:


Giảng rộng

Câu trên nói “giữ tâm hiền thiện như ta”, đó là nhân; câu này nói “trời ban phước lành”, đó là quả. Chữ “ắt được” có nghĩa xác quyết, như người trồng dưa ắt được hái dưa, trồng đậu ắt được hái đậu, nhất định không thể có mảy may sai lệch. Hoàn toàn không phải như thuyết của những kẻ uổng đọc sách thánh hiền, rằng: “Ý trời tự muôn thuở có thể biết; ý trời trong đời suy mạt này không thể biết.”

Chữ “trời” có thể chỉ hình sắc thể chất nhìn thấy, tức là bầu trời; cũng có thể chỉ vị chủ tể của vạn vật. Khi dùng chỉ vị chủ tể của vạn vật, thì “trời” có nghĩa là thượng đế chí tôn, hay Ngọc Đế. Các nhà Nho về sau tránh né không muốn dùng danh xưng “thượng đế”, nên dùng chữ “lý” (理) để thay thế, nhưng chữ ấy thật chưa đủ nghĩa. Bởi vì người đời nói đến “thượng đế” đều có ý kính sợ, nếu chỉ dùng một chữ “lý” để thay, đâu có ai kính sợ?

Ví như có người con gái xinh đẹp trong căn phòng kín. Có người bước vào phòng ấy, tâm ham muốn nhục dục bỗng dưng bùng phát. Chợt nghe có người bảo rằng: “Trong phòng này có thánh tượng của Ngọc Hoàng Thượng Đế, cô gái ấy đến đây để dâng hương.” Khi ấy, cho dù là kẻ cực kỳ xấu ác ắt cũng phải sinh lòng kính sợ, chưa hẳn ở ngay trước tượng Ngọc Đế mà dám buông thả làm càn. Nhưng nếu thay vì thế lại nghe có người bảo rằng: “Nếu ông làm việc càn rỡ như thế là hoàn toàn không theo đúng lý. Mà trái nghịch với lý, tức là đắc tội với chính danh thánh giáo, không thể gọi là người quân tử.” Thử hỏi người ấy trong lúc lòng ham muốn nhục dục đang bùng phát mạnh mẽ, có thể nghe qua lời ấy mà đột nhiên dập tắt ngay chăng?

Cho nên biết rằng, việc dùng chữ “trời” để chỉ Ngọc Đế có thể khuyên răn giáo hóa người học, thật là có công với Nho giáo. Nếu chỉ dùng một chữ “lý” mà nói, ấy là mở tung cánh cửa buông thả không còn e dè sợ sệt cho người trong thiên hạ, nên không thể dùng đó mà dạy dỗ giáo huấn được. Nên người xưa có lời rằng: “Người người đều biết kính sợ vâng theo đạo lý, đó là đầu mối để thiên hạ được an trị. Người người đều không biết e dè sợ sệt, đó là đầu mối khiến thiên hạ đại loạn.”

Huống gì trong thế gian này, muôn sự muôn vật đều không chỗ nào ra ngoài chữ lý. Nếu nói “trời” là lý, thì “tính” cũng là lý; các nhà Nho gọi mệnh trời là “tính”, rốt lại thì “lý mệnh” cũng gọi là lý. Suy xét ra như vậy thật không thể không bật cười.

Đời Tống, tiên sinh Lục Tượng Sơn năm lên 6 tuổi, một hôm bỗng khởi sinh thắc mắc không biết tận cùng của vũ trụ trời đất này là nơi đâu. Suy nghĩ mãi về điều này đến nỗi suốt đêm không ngủ được. Đến khi đã thành một ông già tóc bạc, mỗi ngày vẫn luôn suy nghĩ mà không biết “ông trời” mình vẫn đội trên đầu đó thật ra là gì, lại có thể an bày sắp xếp hết thảy các loại hữu tình có sinh mạng như thế.

Tiên sinh Y Xuyên tham vấn Thiệu Khang Tiết, chỉ cái bàn ăn trước mặt mà Hỏi: “Như cái bàn này là nằm trên mặt đất; không biết cả vũ trụ trời đất này thật ra là nằm ở đâu?” Thiệu Khang Tiết hết lời luận giải lý lẽ về trời đất vạn vật cùng với lục hợp. Y Xuyên kinh hãi thán phục rằng: “Trong đời ta xưa nay chỉ được biết duy nhất có Chu Mậu Thúc biện luận đến mức như thế này.”

Than ôi, ai dám nói chắc rằng các bậc đại nho xưa không hề để tâm nghiên cứu về vũ trụ trời đất? Con phù du tuy không biết đến sáng tối trong ngày, con ve sầu tuy chẳng biết được xuân thu trong năm, nhưng cái chu kỳ sáng tối với bốn mùa có bao giờ lại vì thế mà mất đi chăng? Thế nên phải biết rằng, trong Ba cõi quả thật có 28 cảnh trời, rất nên phụ đính vào đây sau các thuyết của Liêm Khê, Khang Tiết, để giúp cho những ai có sự thắc mắc cầu học giống như tiên sinh Y Xuyên cũng có thể tìm được lời giải thích.

Tên gọi các cảnh trời

Sáu cảnh trời thuộc cõi Dục


Kể từ bên dưới tầng đất nước của thế gian trở lên cho đến cảnh trời Tha hóa tự tại đều gọi chung là cõi Dục, vì chúng sinh trong cõi này đều có tham dục. Từ dưới đếm lên có cả thảy sáu cảnh trời tuần tự kể ra như sau:

1. Cảnh trời Tứ vương (四王天 - Tứ vương thiên)

Do bốn vị Đại thiên vương phân chia cai quản bốn Đại bộ châu, mỗi châu rộng 42.000 do-tuần. Cung điện cư trú của mỗi vị đều nằm trong phạm vi của một mặt trời, một mặt trăng.

2. Cảnh trời Đao-lợi (忉利天 - Đao-lợi thiên)

Tiếng Phạn Trāyastrṃśa, dịch âm là Đao-lợi, mang nghĩa là ba mươi ba, nên cũng gọi là Cảnh trời 33 (Tam thập tam thiên). Giữa trung tâm là nơi cư trú của vị Đế Thích, tám phương chung quanh, mỗi phương đều có bốn vị Đại thần phụ giúp, hợp thành đủ số 33 nên có tên gọi như vậy, không phải là từ dưới lên trên có 33 tầng trời. Từ mặt đất lên đến cảnh trời Đao-lợi là 84.000 do-tuần.

3. Cảnh trời Dạ-ma (夜摩天 - Dạ-ma thiên)

Từ cảnh trời này trở lên, những người tu tiên không hề biết đến, nên các sách của Đạo gia không nhắc đến các tên này.

4. Cảnh trời Đâu-suất (兜率天 - Đâu-suất thiên)

5. Cảnh trời Hóa Lạc (化樂天 - Hóa Lạc thiên)

6. Cảnh trời Tha Hóa Tự Tại (他化自在天 - Tha Hóa Tự Tại thiên)

Sáu cảnh trời này, trải qua thời gian mỗi một kiếp rồi đều sẽ bị nạn lửa hủy hoại. Trong thời gian tồn tại thì thọ mạng dài ngắn cho đến cung điện thành ấp như thế nào, hình thể, y phục nặng nhẹ ra sao, đều có ghi rõ trong Đại tạng kinh, ở đây không thể kể ra hết.

Lời bàn

Đế Quân nói rằng “ắt được trời ban phước lành”, như vậy là ai ban? Chính là vị Đao-lợi Thiên vương. Nho gia tôn xưng là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đạo gia tôn xưng là Ngọc Đế hoặc Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, trong kinh Phật thường gọi là Tam thập tam Thiên vương, hoặc Đế Thích, hoặc Thích-đề-hoàn-nhân, thật ra cũng chỉ đến một vị thượng đế, có quyền uy thống nhiếp hết bốn vị Đại thiên vương.

Mười tám cảnh trời thuộc cõi Sắc

Bên trên cõi Dục có cõi Sắc. Gọi tên như vậy vì chúng sinh trong cõi này chỉ có thân thể mang hình sắc nhưng không có ái dục nam nữ. Từ dưới tính lên có cả thảy là 18 cảnh trời, tuần tự kể ra như sau:

1. Cảnh trời Phạm Chúng (梵眾天 - Phạm Chúng thiên)

2. Cảnh trời Phạm Phụ (梵輔天 - Phạm Phụ thiên)

3. Cảnh trời Đại Phạm (大梵天 - Đại Phạm thiên)

Ba cảnh trời này đều gọi chung là các cảnh trời Sơ thiền (初禪天 - Sơ thiền thiên). Mỗi cảnh trời này sau khi trải qua thời gian một kiếp cũng đều bị nạn lửa hủy hoại.

4. Cảnh trời Thiểu Quang (少光天 - Thiểu Quang thiên)

5. Cảnh trời Vô Lượng Quang (無量光天 - Vô Lượng Quang thiên)

6. Cảnh trời Quang Âm (光音天 - Quang Âm thiên)

Ba cảnh trời này đều gọi chung là các cảnh trời Nhị thiền (二禪天 - Nhị thiền thiên). Mỗi cảnh trời này sau khi trải qua thời gian bảy kiếp đều sẽ bị nạn lụt lớn hủy hoại.

7. Cảnh trời Thiểu Tịnh (少淨天 - Thiểu Tịnh thiên)

8. Cảnh trời Vô Lượng Tịnh (無量淨天 - Vô Lượng Tịnh thiên)

9. Cảnh trời Biến Tịnh (遍淨天 - Biến Tịnh thiên)

Ba cảnh trời này đều gọi chung là các cảnh trời Tam thiền (三禪天 - Tam thiền thiên). Mỗi cảnh trời này sau khi trải qua thời gian 64 kiếp đều sẽ bị nạn gió bão hủy hoại.

10. Cảnh trời Phước Sanh (福生天 - Phúc Sanh thiên)

11. Cảnh trời Phước Ái (福愛天 - Phúc Ái thiên)

12. Cảnh trời Quảng Quả (廣果天 - Quảng Quả thiên)

13. Cảnh trời Vô Tưởng (無想天 - Vô Tưởng thiên)

Bốn cảnh trời này, cho đến cảnh trời Sắc Cứu Cánh sẽ nói bên dưới, cộng chung là 9 cảnh trời, đều gọi chung là các cảnh trời Tứ thiền (四禪天 - Tứ thiền thiên), không còn bị các nạn lửa, nước và gió (gọi chung là tam tai) làm hại được nữa.

14. Cảnh trời Vô Phiền (無煩天 - Vô Phiền thiên)

15. Cảnh trời Vô Nhiệt (無熱天 - Vô Nhiệt thiên)

16. Cảnh trời Thiện Kiến (善見天 - Thiện Kiến thiên)

17. Cảnh trời Thiện Hiện (善現天 - Thiện Hiện thiên)

18. Cảnh trời Sắc Cứu Cánh (色究竟天 - Sắc Cứu Cánh thiên)

Năm cảnh trời này cũng được gọi chung là năm cảnh trời Bất Hoàn (五不還天 - Ngũ Bất Hoàn thiên).

Cả 18 cảnh trời như trên, chư thiên ở đó đều tu tập Phạm hạnh thanh tịnh cùng các pháp thiền định phước lạc, chỉ là mức độ nhiều ít, sâu cạn không giống nhau.

Lời bàn

Bên trên cảnh trời Sắc Cứu Cánh là cảnh trời Ma-hê-thủ-la, uy quyền cao nhất, là chủ tể cai quản thế giới Ta-bà này, thống nhiếp cả thảy vạn ức chư thiên cảnh trời Tha Hóa, vạn ức chư thiên cảnh trời Hóa Lạc, vạn ức chư thiên cảnh trời Đâu-suất, vạn ức chư thiên cảnh trời Dạ-ma, vạn ức chư thiên cảnh trời Đao-lợi, vạn ức chư thiên cảnh trời Tứ vương, vạn ức các vị Nhật thiên tử, vạn ức các vị Nguyệt thiên tử, nhưng chư thiên trong cõi Dục đều không được nghe biết đến danh hiệu, không được nhìn thấy hình tướng.

Bốn cảnh trời thuộc cõi Vô sắc

Bên trên cõi Sắc lại có bốn cảnh trời. Một là cảnh trời Không Vô Biên, hai là cảnh trời Thức Vô Biên, ba là cảnh trời Vô Sở Hữu, bốn là cảnh trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Chư thiên ở các cảnh trời này chỉ thọ hưởng kết quả do tu các pháp thiền định vô sắc, không còn nghiệp quả có hình sắc, nên gọi chung là cõi Vô Sắc.

Lời bàn

Cảnh trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là cao nhất trong Ba cõi, chư thiên ở đó có tuổi thọ đến 84.000 đại kiếp, nhưng thảy đều chưa thấu rõ được chân tâm sáng suốt mầu nhiệm, nên một khi phước trời đã hết vẫn phải trở lại lưu chuyển trong luân hồi. Nếu nhìn từ góc độ nhà Phật thì đó vẫn là hàng phàm phu chưa giải thoát ra khỏi thế gian. Đạo gia tuy cũng nói đến Tam giới, nhưng là Thượng giới, Trung giới và Hạ giới, không giống như Tam giới hay Ba cõi trong Kinh Phật.

Phụ đính 2 mục vấn đáp

1. Vì sao có nhiều cảnh trời?


Hỏi: Nói về trời, đó là danh xưng của bậc chí tôn, không ai bằng được mới có thể gọi là trời, làm sao lại có nhiều loại danh xưng, hình sắc khác nhau như thế?

Đáp: Con người cũng được xem là linh giác trong vạn vật, lẽ nào chỉ có thể gọi chung là người mà không phân biệt kẻ hiền người ngu, kẻ cao quý, người hạ tiện? Trong Kinh dạy rằng: “Giữ tròn Năm giới thì được sinh trong cõi người, tu Mười thiện nghiệp thì được sinh lên cõi trời.” Tuy nhiên, trong việc làm theo Năm giới với Mười thiện nghiệp, lại cũng có những mức độ nhiều ít, sâu cạn khác nhau. Cho nên trong cõi người, phước đức của mỗi người cũng không giống nhau. Chư thiên trong các cảnh trời cũng vậy, phước đức của mỗi vị cũng không giống nhau.

2. Sự phân chia phàm thánh ở các cảnh trời

Hỏi: Trong 28 cảnh trời đã kể trên, cảnh trời nào là phàm, cảnh trời nào là thánh?

Đáp: Có 2 cảnh trời thuộc về phàm, 5 cảnh trời thuộc về thánh. Còn lại 21 cảnh trời khác đều là chỗ phàm thánh cùng cư trú.

Hai cảnh trời thuộc về phàm là cảnh trời Đại Phạm Thiên thuộc Sơ thiền thiên và cảnh trời Vô tưởng thuộc Tứ thiền thiên.

Vì sao vậy? Vì ở cảnh trời Đại Phạm, Đại Phạm Thiên Vương không hề biết rằng tất cả chúng sinh trong sáu đường thảy đều là do nghiệp đã tạo mà phải lưu chuyển sinh tử, lại tự cho rằng mình là cao quý, chỉ có chính mình mới có khả năng kiến tạo ra hết thảy trời đất, người, vật... do đó mà sinh khởi tà kiến.

Còn ở cảnh trời Vô Tưởng, chư thiên toàn là những kẻ ngoại đạo trước đây tu tập pháp định Vô tưởng mà sinh về đó, được hưởng quả báo 500 kiếp tâm thức rỗng không, không có tư tưởng gì, rồi tự cho đó là Niết-bàn. Chư thiên cảnh trời này sau khi thọ hết quả báo sẽ khởi sinh tà kiến rồi sinh vào địa ngục.

Năm cảnh trời thuộc về các bậc thánh nằm trên cảnh trời Quảng Quả, bao gồm các cảnh trời Vô Nhiệt, Vô Thiền, Thiện Kiến, Thiện Hiện và Sắc Cứu Cánh, được gọi chung là Ngũ Tịnh Cư thiên hay Ngũ Bất Hoàn thiên. Chư thiên ở năm cảnh trời này đều là các vị thánh đã chứng đắc Thánh quả thứ ba là quả vị A-na-hàm mới được sinh về.

Ngoài 7 cảnh trời kể trên, còn lại 21 cảnh trời khác đều là nơi có đủ hai bậc phàm, thánh, có thể suy ra mà biết đều là do được hưởng phước báo từ việc tu tập nghiệp lành trong hai cõi trời, người.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Hoa nhẫn nhục


Đừng bận tâm chuyện vặt


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.13.196 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...