Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
TÓM
TẮT ******* Nhìn
chung, trong Phật giáo Ni giới bị ép buộc phải giữ hơn chư
Tăng 100 giới và còn tuân thủ theo Bát Kính Pháp. Một số
học giả, nhà nghiên cứu và hành giả khẳng định rằng
các giới trong Giới Bổn (S. Prātimokṣa, P. Pāṭimokkha)
đặt vị trí của Tỳ-kheo-ni thấp hơn Tỳ-kheo. Tuy nhiên,
tôi cho rằng các giới Ba-la-di (S. & P. pārājika) thêm
vào cho Tỳ-kheo-ni có liên hệ đến ái dục nghiêm khắc hơn
Tỳ-kheo vì phụ nữ có khả năng sinh sản. Một số giới
Tăng-già-bà-thi-sa (S. Saṃghāvaśesa, P. Saṅghādisesa)
của Tỳ-kheo-ni với mục đích giúp cho Tỳ-kheo-ni thoát khỏi
cạm bẫy của những người đàn ông có tính tham dục. Các
giới thuộc tụ Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề (S. Niḥsargika-pāyantika;
P. Nissaggīya-pācittiya) của Tỳ-kheo nghiêm cấm họ không
được lạm dụng Tỳ-kheo-ni. Hai giới Bất Ðịnh (S. &
P. Aniyata) của Tỳ-kheo cho chúng ta thấy dấu hiệu đức
Phật tin tưởng vào phụ nữ. Hơn nữa, Bảy Pháp Diệt Tránh
(S. Adhikaraṇaśamatha; P. Adhikaraṇasamatha) là minh
chứng về quan điểm bình đẳng nam nữ. Nhiều giới Ba-dật-đề
(S. Pāyantika; P. Pācittiya) được thêm vào cho Tỳ-kheo-ni
là do các điều kiện và hoàn cảnh sống của chư Ni ở thời
Ấn Độ cổ đại. Sau cùng, cách xử trị của cùng một tội
giữa các giới Ba-dật-đề và Bát Kính Pháp hoàn toàn khác
nhau và nhiều điểm không nhất quán, điều đó cho chúng ta
thấy Bát Kính Pháp là phần thêm vào sau này. GIỚI
THIỆU Dưới
đây là mười nguyên nhân mà Tăng đoàn phải nghiêm trì giới
luật. 1.
Vì sự kiện toàn của Tăng đoàn. 2.
Vì sự an lành cho Tăng đoàn. 3.
Để kiềm thúc những người có tâm xấu ác. 4.
Vì sự an lạc cho chư Tăng có giới hạnh. 5.Để
đoạn trừ các triền phược ở đây và bây giờ. 6.
Đoạn trừ các phiền trược ở vị lai. 7.
Khiến người chưa có tín tâm sanh tín tâm. 8.
Khiến nhiều người có tín tâm tăng trưởng thêm tín tâm. 9.
Để chánh pháp được trường tồn. 10.
Để giới luật được lưu hành. Như
vậy, này các Tỳ-kheo, tiến trình tu tập này nên được trình
bày. [1] Tổng
quan về Luật
Tạng(Vinaya-Piṭaka) Quan
điểm chung của Phật giáo đối với phụ nữ được thể
hiện qua các điều luật của Tỳ-kheo-ni [2]
(S. Bhikṣunī; P. Bhikkhunī) và Tỳ-kheo [3]
(S. Bhikṣu, P. Bhikkhu) trong Luật tạng (Vinaya). [4]Khi
đề cập đến các điều luật của Tỳ-kheo-ni, hầu hết
các học giả Phật giáo, các nhà nghiên cứu, cũng như những
người tu tập đều đồng ý rằng các điều luật trong Luật
Tạng buộc Ni đoàn (Bhikṣunī saṅgha) [5]
phải lệ thuộc vào Tăng đoàn (Bhikṣu Saṅgha).[6]
Nhiều người lầm lẫn cho rằng các điều luật trong Luật
Tạng không công bằng, khắc khe với Tỳ-kheo-ni hơn, vì chư
Ni có nhiều điều luật hơn, và kể cả Bát Kính Pháp chỉ
áp dụng cho Tỳ-kheo-ni. Hơn nữa, nhiều Tỳ-kheo, và thậm
chí các vị Tỳ-kheo-ni nghĩ rằng Tỳ-kheo-ni phải lệ thuộc
vào Tỳ-kheo vì những điều quy định trong Bát Kính Pháp.
Tóm lại, một số học giả Phật giáo, nhà nghiên cứu và
các hành giả đều xác nhận rằng, thông qua các điều luật
này, Tỳ-kheo-ni cũng như phụ nữ bị đối xử phân biệt.
Kate Wheeler khẳng định: “Đức Phật yêu cầu chư Ni phải
tuân giữ Tám Giới Đặc Biệt,[7]
rõ ràng điều đó nói lên chư Ni phải nô dịch hoá cho chư
Tăng… vì chư Ni phải giữ 227 giới như Tỳ-kheo, rồi còn
“được” giữ thêm 84 giới nữa. Trong cùng một tội, các
hình phạt của luật định giành cho chư Ni lại nặng nề
hơn chư Tăng. [8] Diana
Y. Paul giải thích giới luật: “Bản văn đầu tiên được
dịch dưới đây trình bày sự lệ thuộc của Ni đoàn đối
với Tăng đoàn, cho thấy Ni đoàn bị mất đi quyền tự trị,
và bị tước đoạt quyền lực để định nghĩa những bổn
phận tôn giáo mà nữ giới phải thực hiện. Không giống
như hệ thống tổ chức bên Thiên chúa giáo, các ma-sơ không
bị lệ thuộc bên các linh mục. Chư Ni Phật giáo trong xã
hội Ấn Độ cổ đại bị phụ thuộc vào chư Tăng, cơ cấu
tổ chức của chư Ni cũng lệ thuộc hệ thống tổ chức của
chư Tăng. Họ được chư Tăng trực tiếp hướng dẫn trong
các buổi họp của nhị bộ Tăng.” [9] Rita
M. Gross cũng trình bày về vấn đề giới luật như sau: “…đặt
chư Ni ở vị trí thấp hơn bất cứ một vị Tăng nào …” [10] Nancy
Schuster Barnes giải thích các điều luật: “Chính các giới
chế địnhcho chư Ni đã đặt
họ ở vị trí luôn luôn thấp hơn trong các mối quan hệ với
chư Tăng. Chư Tăng đã duy trì quyền điều hành và lãnh đạo
Tăng đoàn.” [11] Richard
H. Robinson và Willard L. Johson nói: “Đấng Giác Ngộ thừa nhận
phụ nữ có khả năng chứng đạt quả vị A-la-hán, nhưng
lại quy định Bát Kính Pháp cho chư Ni, trực tiếp đặt họ
dưới quyền của chư Tăng.” [12] Susan
Murcott trình bày: “Tăng đoàn quản lý Ni đoàn, các giới
luật và quy tắc của chư Ni lại nghiêm khắc hơn chư Tăng.
Mục đích của các giới nghiêm khắc này là để kềm chế
bản chất ngang ngạnh của phụ nữ và để giành quyền hành
tuyệt đối cho chư Tăng.” [13] Richard
Gombirch tán thành: “… có hai cấp bậc trong xã hội mà Đức
Phật không bao giờ đặt vấn đề tuổi tác và giới tính.” [14] Uma
Chakravarti phê bình: “Đủ loại cấm đoán đặt ra cho Tỳ-kheo-ni,
ngay cả việc yêu cầu họ cúng dường phẩm thực cho chư
Tăng khi chư Tăng đến ghé thăm.” [15] Audrey
Mck. Femandez nói: “Ngày nay chư Ni có hơn vài trăm giới [16]
trội hơn chư Tăng, các giới này đã làm chư Ni phải khổ
sở và ai mà biết họ còn phải tuân giữ bao nhiêu điều
luật nữa trong đời sống của người xuất gia.” [17] Mặc
dù, hầu hết các học giả và các nhà nghiên cứu Phật giáo
đều tán thành Tỳ-kheo-ni dưới quyền Tỳ-kheo Tăng là do
có quá nhiều giới thêm vào cho Tỳ-kheo-ni và Bát Kính Pháp
buộc họ phải tuân thủ, tôi vẫn không đồng ý với những
ý kiến này. Hơn nữa, dựa vào thực tế của đời sống
khi các giới hình thành, nếu khảo sát hoặc so sánh các điều
luật của cả Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni một cách tỉ mỉ, chúng
ta sẽ thấy rằng các điều luật ấy hết sức thực tiễn
và cảm thông cho đời sống tu sĩ cả Tăng lẫn Ni. Điều
này phải được nhìn nhận một cách sâu sắc về “đời
sống khất sĩ” [18]
của chư Ni như đã
mô tả trong Luật Tạng . Thật sailầm
khi chúng ta chỉ dựa vào sự hiện diện của các giớitrội
hơn cho Tỳ-kheo-ni mà lại khái quát hoá quan điểm của Phật
giáo về phụ nữ nếu không khảo sát nguồn gốc của các
giới đó hoặc bốicảnh xã
hội. Do
đó, mục đích chính của bài viết này là khảo sát các giới
của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni trong Giới Bổn.[19]
Tôi tin rằng những nguyên tắc giới luật được qui định
trong Giới Bổn của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni sẽ giúp chúng
ta suy luận ra quan điểm của Phật giáo đối với phụ nữ.
Bài viết này trình bày một lối giải thích khác về các
giới bằng cách so sánh hai bộ luật Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. Bộ Tứ
Phần Luật tiếng
Hoa của trường phái Pháp Tạng Bộ hay còn gọi là Đàm-vô-đức
Bộ [20]
(Dharmaguptaka) là bộ luật chính được khảo cứu trong
bài viết này. Tuy nhiên, vì Bộ Luật Tứ Phần tiếng
Hoa này chưa dịch sang tiếng Anh, do đó khi có các điều luật
giống nhau giữa bản luật tiếng Hoa và bản luật Pāli [21],
tôi sẽ dùng bản dịch tiếng Anh của bản luật Pāli để
cho người Tây phương dễ tiếp cận. Theo
W. Pachow, “Trong nhiều trường hợp, luật của trường phái
Pháp Tạng Bộ rất gần gũi với bản luật Pāli, không chỉ
về số lượng mà còn về nội dung, ngoại trừ phần VII [22]
trong bộ Luật của Pháp Tạng Bộ có thêm 26 giới điều liên
quan đến chùa tháp(stūpa). [23]
Đó là điểm khác biệtcủa
luật Pháp Tạng Bộ so với số các bộ luật khác.[24] E.
Frauwallner cũng nói: “Luật của trường phái Pháp Tạng Bộ
là một bộ luật hoàn chỉnh nhất và được bảo trì tốt
nhất trong các bộ luật. Số lượng và nội dung của bộ
luật này rất gần gũi với số lượng và nội dung của bộ
luật Pāli.” [25] S.
Dutt nói: “Tuy nhiên, bộ luật đầy đủ nhất đã được
tìm thấy trong tạng Luật thuộc kinh điển Pāli của Thượng
Toạ Bộ.” [26] Chatsumarn
Kabilsingh cũng giải thích, mặc dù không có chứng cứ xác
định nào để chứng minh rằng bộ luật tiếng Pāli là bộ
luật có nguồn gốc sớm nhất, tuy nhiên qua công trình nghiên
cứu so sánh các giới trong sáu bộ luật, [27]
bà gợi ý rằng nội dung của Luật Pāli rất cổ xưa và không
có một điều luật nào được thêm vào như các bộ luật
sau này,vì có một số
giới của bộ luật Pāli có trong nội dung của các bộ luật
khác. [28]
Luật Pāli do Thượng Toạ Bộ lưu truyền và ngày nay vẫn
được các Tỳ-kheothuộc
trường phái Theravāda tuân giữ.Các
nhà nghiên cứu như Herman Oldenberg [29],
Rhys Davids và H. Oldenberg [30],
và I. B. Horner [31]
đã dịch bộ luật Pāli sang tiếng Anh. Luật
Pháp Tạng Bộ được
Ngài Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm dịch sang tiếng Hoa
là Tứ Phần Luật Tụnghay
Tứ Phần Luật (Caturvaga
Vinaya) khoảng vào năm 410 - 412 TL ở Trường An [32]
- thủ đô của Trung Hoa thời bấy giờ. Tứ Phần Luật
tiếng Hoa gồm 4 phần: Bhikṣu-vibhaṅga,[33]
Bhikṣunī-vibhaṅga, [34]
Skandhaka[35]
và các phần phụ lục. Tứ Phần Luật có
ảnh hưởng rất lớn và được Tăng đoàn hành trì rộng
rãi trong các nước Phật giáo khối Đông Á Trong
các tu viện ở Trung Hoa, Giới Bổn của Pháp Tạng Bộ
được xem như là bộ luật căn bản. Ngoài ra, Tứ Phần Luật
Tụng do Ngài Đạo Tuyên sáng lập ở Trung Hoa cũng công nhận
bộ luật của Pháp Tạng Bộ như là bộ luật có thẩm quyền
nhất.[36] Ngày
nay các giới khoản trong bộ Tứ Phần Luật vẫn
được chư Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni ở các nước như Trung Hoa,
Triều Tiên và Việt Nam hành trì. Mặc dù Ni đoàn hiện nay
trên thế giới thực hành theo truyền thống Pháp Tạng Bộ,
nhưng cho đến bây giờ, tôi được biết bản Tứ Phần
Luậttiếng Hoa chưa
được dịch sang tiếng Anh, đặc biệt là phần các giới
luật của Tỳ-kheo-ni [37].
Trong tác phẩm A Comparative Study of Bhikkhunī Pāṭimokkha
(So Sánh Giới Bổn của Tỳ-kheo-ni), bà Kabilsingh nói
rằng bà đã dựa vào bản Luật của Pháp Tạng Bộ tiếng
Thái mà nó đã được dịch từ tiếng Hoa.[38]
Dưới đây tôi nêu lên ý nghĩa các giới luật chứ không
chuyển dịch theo từng từ. Để hiểu các giới một cách
dễ dàng hơn, tôi có kèm theo những bảng so sánh các giới
luật của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni theo mỗi tụ trong hai bộ
Giới Bổn. Giới
Bổn
là một tuyển tập các giới luật trong Luật Tạng (Vinaya
Piṭaka - một
trong ba kho tàngthuộc kinh điển Phật
giáo). Ba kho tàng này cũng còn được gọi là Tam Tạng (Tripiṭaka).
Ngoài Luật Tạng, hai tạng khác là Kinh Tạng (S. Sūtra Piṭaka,
P. Sutta Piṭaka); và Luận Tạng (S & P. Abhidharma
Piṭaka). Nhiều học giả giải thích ý nghĩa của thuật
ngữ Prātimokṣa (P. Pāṭimokkha) như dưới đây,
tuy nhiên các giải thích đó vẫn còn mang tính cách suy đoán. Sukumar
Dutt và Gokuldas De đại diện cho quan điểm số đông phát biểu:
“Pāṭimokkha…có thể tương đương với từ Sankrit
là Prātimokṣa,
từ nguyên của nó có thể được giải thích như là
vật gì đó dùng để trói buộc, tiếp đầu ngữ prāti có
nghĩa “ngược lại” và từ căn mokṣa nghĩa là “sự
vung vãi,” tôi cũng chưa thể tìm ra một ví dụ nào để
minh hoạ cách dùng từ chính xác trong ý nghĩa này trong văn
bản Sanskrit.[39]
Thuật ngữ “Pāṭimokkha” xuất phát từ thuật ngữ
“mokṣa” nghĩa là tự do, khi kết hợp với tiếp đầu
ngữ “prāti” thì nghĩa của nó bị đảo ngược lại,
ví dụ như từ: pratisrota, pratigāmi, pratikula v.v...). Prātimokṣa,
khi là một tính từ, có nghĩa “lệ thuộc” hay “ràng buộc”.
Từ Prātimokṣa, khi
nó là một danh từ cũng được viết là Prātimokṣa,
có nghĩa là “trói buộc”, từ này viết theo chữ Pāli
là Pāṭimokkha, và đây là nghĩa chính xác mà bộ
Giới Bổn (Pāṭimokkha)sử
dụng.[40] Giới
Bổn
(Prātimokṣa) gồm có hai phần là Giới Bổn Tăng và
Giới Bổn Ni, vì bộ này liên hệ đến Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni.
Tứ Phần Luật của Pháp Tạng Bộ bao gồm giới của
chư Tăng và chư Ni trong hai phần: Tứ Phần Luật Tỳ-kheovà
Tứ Phần Luật Tỳ-kheo-ni . Tứ Phần Luật Tỳ-kheo-ni
có bảy tụ, trong khi đó Tứ Phần Luật Tỳ-kheo
có tám tụ vì có thêm tụ Bất Định Pháp[41]
(S. aniyata dharma). Để phân tích, đối chiếu hết các
giới trong mỗi tụ, tôi sẽ lần lượt trình bày từng tụ
của các giới như: Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa, Bất Ðịnh,
Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, Ba-dật-đề, Ba-dật-đề-đề-xá-ni,
Chúng học pháp, Diệt tránh.[42]
Cuối cùng tôi sẽ khảo sát cặn kẽ Bát Kính Pháp bằng cách
so sánh Bát Kính Pháp với cácgiới
trong tụ Ba-dật-đề để thấy rõ Bát Kính Pháp chỉ là sự
tự ý thêm vào và chỉ qui định cho Tỳ-kheo-ni. [1]
Sacred Book Series, Tập X.
pp. 37-38.
[2]
Tỳ-kheo-ni là một vị Ni đã thọ cụ túc giới. Trong Tăng
đoàn Phật giáo, việc thọ giới của nữgiới
theo 3 trình tự: 1. Sa-di(S.
śrāmaṇerī; P.sāmaṇerī)phải
tuân thủ 10 giới cấm: i. Cấm sát sanh; ii. Cấm trộm cắp;
iii. Cấm dâm dục; iv. Cấm nói láo; v. Cấm uống rượu; vi.
Cấm trang điểm phấn son; vii. Cấm đờn ca múa hát và tiêu
dao; viii. Cấm ngồi nằm giường cao ghế đẹp; ix. Cấm ăn
sái giờ; x. Cấm giữ vàng bạc. (Đại Chánh Tân TuĐại
Tạng Kinh (viết tắt là Ðại Chánh Tạng), Tập XII,
pp. 1042, 1048). 2. Khi đến 18 tuổi, vị Sa-di-ni phải có thời
gian tu tập chuyển tiếp gọi là Thức-xoa-ma-na (S. śīkṣmāṇa;
P. sikkhamana). Thức-xoa-ma-na phải tuân giữ 6 giới trong
2 năm (xem cước chú 24 của Phần V). Nội dung và số lượng
của 6 giới này trong các bộ luật của các trường pháiđều
khác nhau, nhưng việc thọ giới chủ yếu là phải trải qua
một giai đoạn tu tập để chuẩn bị thọ cụ túc giới Tỳ-kheo
ni. Tỳ-kheo không có thọ Thức-xoa-ma-na. Một vị sa-di (S. śrāmaṇera;
P. sāmaṇera) đã thọ 10 giới, khi được 20 tuổi vị
ấy có thể thọ cụ túc giới Tỳ-kheo, còn sa-di-ni khi được
thọ 10 giới rồi, phải thọ Thức-xoa-ma-na.
[3]
Vị tu sĩnam của Phật giáo
đã thọ cụ túc giới (227 giới hoặc 250 giới).
[4]Những
điều luật trong bộ luật Phật giáo.
[5]
Ni đoàn Phật giáo.
[6]
Tăng đoàn Phật giáo.
[7]
Bát Kính Pháp
[8]
Kate Wheeler, “Bowing Not Scraping” in Tricycle, ed. Helen Tworkov
(NJ: Mark Printing Corp., 1993), p. 27
[9]
Diana Y. Paul, Women in Buddhism: Images of the Feminine in the Mahāyāna
Tradition (Berkeley: University of California Press, 1985), p. 80.
[10]
Rita M. Gross, “Buddhism and Feminism: Toward Their Mutual Transformation”
, The Eatern Buddhist (Tokyo: Komiyama Printing Co., 1986), p. 46
[11]
Nancy Schuster Barnes, “Buddhism” in Women in World Religions,
ed. Arvind Sharma (Albany: State University of New York Press, 1987), p.
108.
[12]
Richard H. Robinson and Willard L. Johnson, The Buddhist Religion: A
Historical Introduction (Belmont: Wadsworth Publishing Company, 1987),
p. 57
[13]
Susan Murcott, The First Buddhist Women: Translations and Commentary
on the Therīgathā (Berkey: Parallax Press, 1991), p. 196.
[14]
Richard F. Gombrich, Theravāda Buddhism: A Social History from Ancient
Benares to Modern Colombo (London and New York: Routledge, 1991), p.
105.
[15]
Uma Chakravarti, The Social Dimension of Early Buddhism (Delhi:
Oxford University Press, 1987), p. 33.
[16]
Không có Giới Bổn của một trường phái nào đề cập
số giới Tỳ-kheo-ni hơn số giới của Tỳ-kheo 200 giới cả
(chú thích của người dịch).
[17]
Audrey Mck. Fernandez, “ Women in Buddhism” in Women & Buddhism:
A Special Issue of Spring Wind-Buddhist Cultural Forum. Voḷ 6,
No. 1,2,& 3. Published by the Zen Lotus Society (Ontario: Spring Wind,
1986), p. 39.
[18]
Tôi theo thuật ngữ của I.B. Horner đã dùng để miêu tả đời
sống của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-nilà
“alms life” (đời sống khất sĩ). Một số học giả Phật
giáo dùng “homeless life” (đời sống không gia đình) hoặc
“monastic life” (đời sống tu viện).
[19]
Các điều luật của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni tụng đọc trong
mỗi nửa tháng.
[20]
Xem E. Frauwallner, The Earliest Vinaya and the Beginnings of Buddhist
Literature (Stampato, Italia: Roma Iṣ Ṃ E. O., 1956) pp. 180-182
[21]
Xem Frauwallner, pp. 184-94
[22]
Các giới trong phần Chúng Học Pháp, vì tác giả theo sự phân
loại của Giới Bổn Tăng, phầnnày
nằm ở vị trí thứ VII, nếu theo sự phân loại của Giới
Bổn Ni thì phần Chúng Học Pháp là phần VI, vì không có
phần Bất Định Pháp (chú thích của người dịch).
[23]
Đền tháp có hình vòm, nơi thờ cúng xá-lợitheo
truyền thống Phật giáo và Kỳ-na giáo.
[24]
W. Pachow, A Comparative Study of the Prāṭimokṣa: On the Basis
of Its Chinese, Tibetan, Sanskrit and Pāli Versions (Santinetan: Sino-Indian
Cultural Society, 1955), p. 42.
[25]
Frauwallner, pp. 181, 185.
[26]
Sukumar Dutt, The Buddha and Five After-Centuries (Calcutta: Sahitya
Samsad, 1978), p. 110.
[27]
Charles S. Prebish (p. 28) nói rằng “chúng tôi tìmđược
các bộ luật đầy đủ của sáu trường phái: Mahāsaṅghika
[Đại Chúng Bộ], Theravāda [Thượng Toạ Bộ], Mahīśāsaka
[Hoá Địa Bộ], Dharmaguptaka [Pháp Tạng Bộ], Sarvāstivāda [Nhất
Thiết Hữu Bộ], Mūlasarvāstivāda [Căn Bản Nhất Thiết Hữu
Bộ]. (Buddhist Monastic Discipline: The Sanskrit Prāṭimokṣa Sūtras
of the Mahāsaṅghikas and Mūlasarvāstivādins (University Park
and London: The Pennsylvania State University Press, 1975).
[28]
Chatsumarn Kabilsingh, A Comparative Study of Bhikkhunī Pāṭimokkha
(Delhi: Chaukhambha Orientalia, 1984), p. 97.
[29]
Luật Pāli do H. Oldenberg xuất bản (The Vinaya-Piṭaka in Pāli,
5 Vols, London, 1879) và sau này được Hội Thánh Điển Pāli
(The Pali Text Society) in lại.
[30]
Giới Bổn (Pāṭimokkha) được xuất bản. Bản dịch tiếng
Anh từng phần của nguyên bộ Luật Pāliđược
in trong bộ Thánh Điển Phương Đông (The Sacred Books of the East).
[31]
Bản dịch tiếng Anh đầy đủ của bộ Luật Pāli với tựa
đề là The Book of Discipline (Vols. 10,11,13, 14, 20, 25) được
in trongbộ Thánh Điển Phật
Giáo (The Sacred Books of the Buddhists).
[32]
Akira Hirakawa, Monastic Discipline for the Buddhist Nuns: An English
Translation of the Chinese Text of the Mahāsāṅghika-Bhikṣuṇī-Vinaya(Patna,
India: K. P. Jayaswal Research Institute, 1982), p.8, 415.
[33]
Giải thích luật Tỳ-kheo.
[34]
Giải thích luật Tỳ-kheo-ni.
[35]
Các thủ tục hội họp và các pháp yết-ma khác của Tăng
đoàn.
[36]
Kabilsingh, p. 153.
[37]
Giới Bổn Ni trong Tứ Phần Luậtcủa
Pháp Tạng Bộ đã được Ann Hermann dịch sang tiếng Anh dưới
tiêu đề Rules for Nuns according to the Dharmaguptakavinaya
(3 parts) , do nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd
tại Delhi, Ấn Ðộ ấn hành năm 2002. (ghi chú của người
dịch).
[38]Kabilsingh,
pp. ix-x.
[39]
Sukumar Dutt, Early Buddhist Monasticism (New Delhi: Munshiram Manoharlal
Publishers Pvt. Ltd., 1984), pp. 72-3.
[40]
Gokuldas De, Democracy in Early Buddhist Saṅgha (Calcultta: Calcultta
University, 1955), p. 60.
[41]
Các phần và số lượng các điều luật của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni:
(1) Ba-la-di (Pārājika
dharma) .................................. 4 / 8
[42]
Tôi trình bày thuật ngữ chuyên môn trong Sanskrit theo cách Charles
S. Prebish đã trình bày.
Giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | Lời người dịch |
Source
: Ðạo Phật Ngày Nay
|
[ Trở Về ] |