BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


THẬP ÐỘ

HỘ TÔNG TỲ KHƯU
(VANSARAKKHITA MAHA THERA)


  

[12]

VESSANTARA JÀTAKA
TRUYỆN ÐỨC VESSANTARA

BỒ TÁT TU HẠNH BỐ THÍ BA LA MẬT


PHUSSATI VARAVANNÀVHETI IDAM SATTHÀ KAPIVATTHUN UPANISÀYA NIGRODHÀRÀNE VIHARANTO POKKHARAVASSAM ARAMBHA KATHESI

Ðức Thiên Nhơn Sư, khi trú trong thành KAPILAVASTU, Ngài nghỉ an tại cư xá NIGRODHÀRÀMA của dòng Thích CA đã tạo dâng. Ngài đề cập đến đám mưa cho có nhân, rồi Ngài thuyết về truyện VESSANTARA có cả 500 đại A La Hán, nhất là đức đại Ca Diếp (MAHAKASSAPATHERA) theo Phật ngôn như vầy:

YADÀ: Sau khi đức Giáo Chủ được giác ngộ Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ngài thuyết Pháp Luân [1] (DHAMMACCAKKAPPAVATTANA SÙTRA) lúc độ năm anh em Kiều Trần Như xong, Ngài bèn đến kinh đô RÀJAGRAHA, nghỉ an tại Trúc Lâm tịnh xá hết mùa đông (HEMANTA). Do đức UDÀYITHERA dẫn đường, Ðức Phật ngự đi cùng hai muôn vị Thinh Văn Giác trọn 60 ngày [2] mới đến kinh đô KAPILAVASTU là lần đầu tiên [3].

Khi đó, dòng Thích Ca được tin đức Giáo Chủ ngự đến, đồng phát tâm hoan hỷ dạy tạo tịnh xá NIGRODHÀRÀMA và trang hoàng xinh đẹp, để thỉnh Ðức Thế Tôn vào nghỉ an và cúng dường. Ðến nơi Phật ngự, những thân bằng quyết thuộc đều nghĩ rằng: Ðức SIDDHATTHA (Sĩ Ðạt Ta) có uy nghiêm tề chỉnh, hào quang sáng rỡ, thật đáng tôn kính, song phần đông chúng ta là ông bà, cha mẹ, cô bác, chúng ta không nên lễ bái người, bèn tìm ngồi phiá sau các thanh niên. Ðức Giáo Chủ hiểu rõ tánh tình của thân tộc như thế, Ngài tìm cách tiếp độ cho thân quyến dứt bỏ tính ngã mạn, tà kiến. Ngài liền nhập tứ thiền dùng thần thông bay lên giữa không trung làm cho các bụi tung bay mù mịt, chiếu hào quang rực rở thật là thiêng liêng mầu nhiệm.

Ðức Tịnh Phạn Vương xem thấy phi thường như vậy, bèn đưa tay lên lễ bái Ðức Thế Tôn. Trong giờ ấy có đám mưa to như thác đổ, nhưng chẳng một ai bị ướt. Tất cả Hoàng gia đều hết lòng kính phục uy đức của Phật, đồng quỳ lạy không còn ngã mạn, tà kiến như trước. Sau khi đó, Chư Tăng hội nhau về pháp lạ thường của Phật mà từ xưa chưa từng thấy.

Ðức Thế Tôn ngự đến nơi Tăng hội, phán hỏi cho rõ câu chuyện đàm thoại của Chư Tăng. Ngài bèn phán rằng: Này các thầy Tỳ Khưu! Chẳng phải có đám mưa lạ thường như thế trong kiếp này đâu, xưa kia cũng đã có như vậy, rồi Ngài mặc tưởng.

Chư Tăng được mong nghe tiền tích, nên quì lạy cầu Phật giảng tiếp.

Ðức Thế Tôn giảng rằng: ATITE KÀLE: Này chư Tỳ Khưu! Thưở xưa có một đức vua danh là SRÌSANJEYA trị vì trong kinh đô jeruttara, Ngài là hoàng tử của đức vua SIRÌMAHÀRÀJA, Hoàng Hậu tên là SUPÀRASUPATIDEVÌ là công chúa của đức vua MADHARÀJA. Nguyên nhân mà nàng có tên gọi là SUPÀRASUPATIDEVÌ đó, vì nàng được thí mùi trầm hương đến Phật VIPASSÌ, từ kiếp trước. Nàng sinh tử luân hồi trong cõi người và cõi trời, thường có mùi trầm hương có nơi thân thể nàng, trong mỗi kiếp.

Có kiếp nọ nàng sanh làm Hoàng Hậu của đức Ðế Thích tại Ðạo Lợi Thiên cung, nhờ mùi trầm hương từ nơi thân thể của nàng phát ra, nên đức Ðế Thích ban cho nàng là SUPÀRASUPATIDEVÌ như thế. Khi gần đến ngày hạ sanh, lià thiên cung, nàng được đức Ðế Thích là chồng của nàng chấp thuận 10 điều yêu cầu là:

1) Xin cho tôi được làm Hoàng Hậu của đức vua SRÌSANJEYA tại kinh đô jeruttara.

2) Xin cho tôi có cặp mắt đen huyền như cặp mắt thỏ.

3) Xin cho tôi được giữ tên cũ là SUPÀRASUPPATI.

4) Xin cho tôi sanh con trai có trí tuệ là đức tin là nơi nương nhờ của những kẻ nghèo đói và cô độc.

5) Lúc có thai, xin cho bụng tôi đừng lớn hơn người thường

6) Xin cho đôi nhũ tôi đừng lớn, cho khuất và đẹp mãi mãi.

7) Xin cho cặp lông mày cho được xanh kiều diễm, và tóc tôi hằng đen mãi đừng bạc.

8) Xin cho nhan sắc tôi tốt đẹp như vàng mà thợ bạc thường trau dồi.

9) Xin cho tôi có thế lực phóng thích tội nhân được thoát khổ, như ý.

10) Xin cho tôi được nghe tiếng thanh tao của những loài công ở gần hoàng cung và xin cho có bậc trí tuệ thường hội họp với tôi, để nhờ giải những điều thắc mắc, nghi ngờ của tôi.

ITI SÀVARA GAHETVÀ TÀTO JUTÀMADDHA RANNO OGGAMAHESIYÀ KUCCHIYAMHINIBBATTI... UTTAMARÙPADHARÀ AHOSI.

Khi nàng SUPÀRASUPPATI xin được 10 điều rồi, liền giáng sanh vào thai bào của Hoàng Hậu của đức vua MADHARÀJA, đến 10 tháng sanh ra có mùi thơm như trầm hương, dung nhan rất xinh đức Phật, đức vua đặt tên là SUPÀRASUPPATI như trước.

Khi nàng lên 16 tuổi, đến lúc trưởng thành, vua cha gả nàng cho hoàng tử SANJAYAKUMÀRA. Hoàng tử SANJAYAKUMÀRA lên kế vị trị vì trong thủ đô JATUTTARA, nàng SUPÀRASUPPATI được phong làm Hoàng Hậu có cả 16 ngàn cung nữ hầu hạ.

Khi đức Ðế Thích xem thấy nàng SUPÀRASUPPATI được như nguyện, chỉ còn thiếu điều thứ tư là xin cho nàng sanh con trai có trí tuệ, và đầy đủ đức tin. Ðức Ðế Thích bèn đi thỉnh đức Bồ Tát tại cung trời, cầu Ngài giáng sanh xuống phàm gian để bổ túc pháp thập độ và tế độ chúng sanh.

Ðức Bồ Tát nhận lời thỉnh cầu của đức Ðế Thích, bèn giáng sanh vào lòng Hoàng Hậu SUPÀRASUPPATI. Từ ngày Hoàng Hậu SUPÀRASUPPATI thọ thai, nàng chỉ làm việc lành, mỗi ngày nàng bố thí 60 ngàn lượng vàng. Do đó, nhà chiêm tinh đoán rằng: Hoàng hậu sẽ sanh hoàng nam là bậc đại phúc, có đức tin trong sạch phi thường không ai sánh bằng. Ðức vua càng hoan hỷ ban thưởng cho Hoàng hậu nhiều báu vật, để nàng tiêu phí tuỳ sở thích. Khi nàng mang thai được 10 tháng, sanh ra một hoàng nam đặt tên là VESSANTARA KUMÀRA, vì sinh giữa đường của đoàn người thương mãi.

Thuở đó có sáu muôn Chư Thiên cũng giáng sinh vào thai bào phu nhân của các quan đại thần và cũng đồng thời sinh ra, đều là bộ hạ tuỳ tùng của đức vua VESSANTARA (Bồ Tát) sau này.

Ðức VESSANTARA là dòng dõi của chư Phật Tổ, khi lên 8 tuổi, Ngài thường bố thí mỗi ngày 100.000 KAHAPANA [4] và phát nguyện rằng: Nếu có ai đến xin thân thể, tứ chi nhỏ lớn, mắt, mũi, tim, gan v.v... thì ta có thể xẻ da, lóc thịt, móc mắt, mổ ngực lấy tim đem bố thí bất nghịch ý. Do uy lực tác ý lành thệ nguyện như thế, khiến cho địa cầu rung động, thật là huyền diệu. Trong thuở ấy, có một voi cái, từ trên không trung, mang một von con tên là PACCAYANÀGENA đến dâng để làm bảo tọa cao quí cho đ?c Bồ Tát.

Khi lên 16 tuổi, đức hoàng tử VESSANTARA thông suốt tam Phệ đà. đ?c vua SRÌSANJEYA nhường ngôi báu và cưới công chúa MADRÌJEYA cho đức Bồ Tát, có cả 16 ngàn cung phi tuỳ tùng. Không bao lâu Hoàng Hậu MADRÌJEYA sanh được một hoàng nam tên là JÀLI, và một công chúa danh là KANHÀ. Ðức vua VESSANTARA có tâm rộng lớn, xuất của kho bố thí mỗi ngày 10 muôn lượng vàng trong sáu phước xá.

Một hôm đức Bồ Tát ngự trên voi PACCAYANÀGENA, đến quan sát phước xá, bất ngờ có bọn Bà La Môn từ thành KALINGA đến xin voi mà Ngài đang ngự cỡi. Ðức VESSANTARA liền hoan hỷ nhận lời và cho các Bà La Môn cả vật trang điểm voi đáng giá là hai triệu 8 muôn lượng vàng, và 500 nài voi. Do đó, nhân dân trong thành bất bình, đồng nhau kéo vào đền tâu xin đức vua SRÌSANJEYA đuổi đức Bồ Tát ra khỏi kinh đô, vì đây là voi báu của quốc gia có nhiều uy lực.

Ðức hoàng phụ SRÌSANJEYA khi được lời nghe tâu của nhân dân như thế, Ngài nghĩ rằng: Không thể tranh biện cùng dân chúng được. Nên Ngài cho đòi đức Bồ Tát đến và phán rằng: Này Hoàng Nhi VESSANTARA! Nay chúng dân đồng nhau đến tâu xin trẫm đuổi Hoàng Nhi ra khỏi kinh thành, do Hoàng Nhi không nghĩ đến điều lợi hại của triều đình, cho voi báu đến các Bà La Môn. Vậy Hoàng Nhi hãy đi ẩn nơi nào thanh vắng đi, mai hậu thái bình Hoàng Nhi trở về trị vì thiên hạ như trước. Nếu Hoàng Nhi cưỡng lại lời của nhân dân ắt có hại. Vì họ phẩn uất Hoàng Nhi đã bố thí rất nhiều của cải, họ sợ cho đế nghiệp sẽ mất. Vậy Hoàng Nhi hãy vâng lịnh cha tránh một thời gian đi.

Bồ Tát nghe cha phán, rất vui lòng, Ngài bèn bố thí mỗi món 100, 7 lần như vậy, trọn ba ngày rồi mới ra đi.

Ðức Bồ Tát vào cung nội cho nàng MADRÌJEYA hay rằng: Tất cả của cải mà ta đã cho nàng, và tài sản phát sanh lúc hồi môn, nàng hãy cất giữ để dành làm của. Nghe như thế, nàng MADRÌJEYA tâu hỏi chồng rằng: Với của ấy em phải làm thế nào?

- Nàng hãy dùng làm vật thí: Cơm, nước, y phục, v.v... đến kẻ nghèo đói cô độc và dâng cúng đến các bậc tu hành, như thế gọi là của chôn cao quí, chẳng có chi quí báu hơn sự bố thí, không sở kẻ gian phi cướp đoạt. Nàng chớ nên dễ duôi, hãy tinh tấn tôn trọng, phụng sự Phụ Vương và mẫu hậu của ta. Chẳng nên trái ý nghịch lời. Nếu có vị vua nào vừa lòng, đem nàng về làm hoàng hậu, nàng phải vâng giữ hành theo cho hài lòng đức vua ấy, chớ nên thương tiếc quyến luyến ta. riêng phần ta, ta sẽ vào rừng chịu chết.

Ðược nghe chồng nói như thế, nàng MADRÌJEYA lấy làm nghi ngờ,bèn hỏi rằng: Vì sao mà Hoàng tử phán như vậy, từ trước thần thiếp chưa từng nghe những lời nhủ bảo như hôm nay, dường như thần thiếp thuộc về phần hạ lưu. Không biết câu: phụ nữ xuất giá tùng phu. Tâu, xin hoàng tử ngự đi trong nơi nào, thần thiếp cũng xin đi theo hầu hạ, dầu cực khổ gian lao đến đâu, thần thiếp nguyện vui buồn cùng chia sớt xin theo phụng sự để đền đáp công ơn dạy dỗ của Hoàng tử cho đến ngày mạng chung. Thần thiếp là MADRÌJEYA nguyện không bao giờ xa chồng được, dù là phải đói khát, ăn trái cây, sống trong cảnh màn trời chiếu đất, hay bị tai nạn đến nổi hại mình, thần thiếp nguyện theo phụng sự Hoàng tử cho trọn niềm phụ đạo. Nếu Hoàng tử không chuẩn cho, thần thiếp là MADRÌJEYA đây cũng đành nhảy vào lửa thiêu mình còn hơn sống mà xa lià chồng. Như vậy hay hơn là goá bụa cho người chê trách rằng: Chỉ có chồng trông khi được vui, đến lúc khổ lại bỏ nhau, thần thiếp xin theo Hoàng tử vào rừng núi chung vui, chung khổ cùng nhau, như voi cái dính theo voi chúa, có ngà xinh đẹp, trải đi trong nơi ẩm thấp mà cũng rán đi theo gót voi chúa, thế nào, tôi đây cũng nhất nguyện theo chồng, không màng gian lao khổ cực. Nếu có tai hại xảy đến, tôi hy sinh đến trước chịu chết cho chồng để báo đáp ơn sâu cho trọn niềm nhân nghĩa.

Ðức vua ban cho sáu muôn bộ hạ, hộ vệ đức Bồ Tát cùng nàng MADRÌJEYA và hai hoàng tôn lên một chiếc long xa thắng bốn ngựa. Khi đi được nữa đường, đức Bồ Tát thí xe và bốn ngựa, và cho tất cả bộ hạ trở về. Ngài ẵm trai JÀLI, vợ bồng gái KANHÀ đi bộ được 35 do tuần mới đến kinh đô JATUTTARA.

Dân cư biết rõ là đức VESSANTARA Bồ Tát và nàng MADRÌJEYA khổ cực như thế, đồng đem nhau đến viếng than khóc thương hại vô cùng. phần đông chạy đến báo cho đức vua CETA đang trị vì trong xứ MATUTTARA hay. Ðức vua CETA gặp đức Bồ Tát tại phước xá, bèn than van kể lể rằng: Ðại vương ôi! Ðại vương quen dùng vật thực cao lương mỹ vị, ngự vãng lai bằng long xa quí báu, ngồi trên bảo tọa, nằm giường ngà nệm gấm, có cung phi mỹ nữ hầu hạ. Nay Ngài ngự đi vào rừng lấy rừng núi làm kinh thành, lấy đất làm gối, thọ thực những trái cây, chỉ nghe tiếng điểu thú, thế thì thảm thiết đến nhường nào. Ôi! Ngài phải chịu biết bao giao lao khổ nhọc. Tâu, xin Ngài đừng ngự đi đâu, thỉnh Ngài ở lại đây, chúng tôi xin dâng tất cả sự nghiệp Ðế Vương đến Ngài trọn quyền sử dụng, chúng tôi đồng tình nguyện làm bộ hạ của Ngài.

Dù được lòng tốt của đức vua CETA cầu khẩn khuyên lơn thế nào, đức Bồ Tát vẫn khước từ. Ngài chỉ một lòng cương quyết tiến hành không nao núng. Ðức vua CETA đưa đức Bồ Tát đến núi GANDHAMADANA, xa 15 do tuần, đức Bồ Tát ngự đi đến trước gặp hai cây da có trái ngọt như mật ong, có bóng mát, Ngài bèn nghỉ an thân thể tại đây. Sáng ra, Ngài ngự đi tới nữa, đến núi NÀLIKA là nơi ngụ của loài KINNARA [5] muá hát như trên thiên cung và có ao nước đủ các loại hoa sen tươi đẹp. Ðức vua CETA gặp người thợ săn tên CETAPUTTA, Ngài liền dặn dò CETAPUTTA nên bảo vệ đức Bồ Tát và nàng MADRÌJEYA, rồi xin từ tạ trở về kinh đô.

Khi ấy, Bồ Tát ẵm trưởng nam JÀLI MADRÌJEYA, nàng MADRÌJEYA bế thứ nữ KANHÀ đi theo CETAPUTTA vào núi GIRÌVANKATA.

Có vị trời VESSUKAMMA vâng lệnh đức Ðế Thích xuống tạo hai tịnh thất cách xa nhau, có đủ cả vật dụng thường ngày tiện nghi, trước khi đức Bồ Tát chưa đến. Vị trời VESSUKAMMA viết bản bố cáo rằng: Những người muốn xuất gia chớ nên nghi ngờ chi, hãy vào ngụ trong tịnh thất này và được trọn quyền dùng các vật dụng sẳn có, tuỳ sở thích cho phạm hạnh cao quí hằng được tăng trưởng, dùng dùng uy lực nguyện cho phi nhơn và các loài ác thú có tiếng không vừa lòng hãy tránh xa ra, đừng đến đây quấy nhiễu, và khuyên Chư Thiên tuân lệnh đức Ðế Thích hộ trì đức Bồ Tát và cả gia quyến được an vui. Thi hành xong nhiệm vụ, vị trời VESSUKAMMA bèn trở về thiên cung.

Ðức Bồ Tát ngự đến gần mé ao sen SANKETU, đi quan sát chung quanh trong các nơi gần đấy, thấy con đường mòn có dấu chân người đi Ngài nghĩ rằng, có lẻ trong nơi đây có người tu hành mới có con đường đi vào núi như vậy. Ngài đi tới trước xem thấy có tịnh thất đủ cả vật dụng mà vị trời đã hoá ra đó, thấy có chữ đề trên bảng, Ngài xét biết có đức Ðế Thích thấy việc lành đáng làm, nên Ngài từ bi biến ra để bố thí nơi đây. Ngài nghĩ như thế, đức Bồ Tát phát tâm phỉ lạc khiến Ngài vững bước trên đường tu luyện. Ðức Bồ Tát bèn vào tịnh thất cởi tất cả võ khí (gươm, cung tên) rồi Ngài cạo tóc tu Ðạo sĩ. Xong Ngài trở ra tịnh thất, tâm thần vui tươi phát sanh hỉ lạc và tuyên bố rằng "Hạnh phúc thay" rồi Ngài trở lại dẫn nàng MADRÌJEYA cũng cạo tóc làm Ðạo sĩ nữ tu phạm hạnh được an vui trong nơi ấy.

Nàng MADRÌJEYA Ðạo sĩ nữ vì hết lòng thương yêu kính mến chồng và từ bi đến hai con, mong mõi chồng và hai trẻ được ở an tu hành, nên đến trước Bồ Tát quì bạch rằng: "Bạch Ngài, xin Ngài từ bi xá lỗi, cho phép tôi từ đây vào rừng hái trái về dâng đến Ngài và nuôi hai con, Ngài chỉ ngự an nơi tịnh thất, không cần phải nhọc thân tâm vào non hái trái. Chính tôi là MADRÌJEYA đây xin hết lòng phụng dưỡng, đi tìm các thứ trái cây dâng Ngài dùng và hai trẻ được an vui, còn phần dư lại để chiều cho hai trẻ dùng, hoặc có người từ phương xa đến, thì Ngài được dịp để bổ túc pháp thí Ba La Mật theo sở nguyện. Cầu Ngài phê chuẩn và nhận lời đây lòng thành kính tri ân của tôi, xin Ngài xem tôi như kẻ nô tỳ hầu hạ Ngài vậy"

Ðức Ðạo sĩ Bồ Tát nhận lời yêu cầu của Ðạo sĩ nữ MADRÌJEYA mà rằng: Nàng phát tâm trong sạch nguyện phụng sự như thế, ta cũng chấp thuận theo lời của nàng, nhưng còn một điều nữa là về phép tu phạm hạnh chúng ta cần phải thọ trì cho tinh khiết, ta nay là hàng xuất gia, nhất là đã lánh tình ái, thực hành pháp Sa Môn. Thông thường phụ nữ là bất tịnh đến phạm hạnh (ITTHÌMALAM BRAHMACARI YASSA). Vậy kể từ đây, nàng chẳng nên đến tìm ta trong khi khuất mặt của hai trẻ, cả ngày lẫn đêm cho đến trọn đời Ðạo sĩ chẳng nên dễ duôi"

Nàng MADRÌJEYA hết lòng hoan hỷ quỳ lạy thọ lời giáo huấn của Ðạo sĩ, tinh tấn hành theo không dám vi phạm.

Một buổi sáng Ðạo sĩ nữ thức sớm, mặc y quét dọn sạch sẽ trong và ngoài tịnh thất, sắp đặt vật dụng cho có thứ tự, xách nước đổ đầy trong những nơi chưá nước. Khi thấy Ðạo sĩ Bồ Tát mở cửa đi ra, nàng mới vào trong quét dọn kỹ càng, múc nước rửa mặt. Trang hoàng đâu đấy tươm tất, nàng dạy hai con ở chơi gần Ðạo sĩ, để nghe Ðạo sĩ sai khiến và dạy bảo.

Phần nàng Ðạo sĩ sắp đặt xong xuôi, mang giỏ vào rừng tìm hái trái ngon ngọt dùng làm thực phẩm được. Khi đầy giỏ, vừa đủ cả bốn vị dùng, nàng liền trở về tịnh thất cho kịp giờ thọ thực. Về đến phước xá, nàng MADRÌJEYA dẫn hai con cùng đi tắm rửa cho khoẻ. Xong nàng soạn các thứ trái cây để giữa dâng cho Ðạo sĩ một phần, còn lại nàng cùng hai trẻ cùng nhau ăn quả độ nhật. Lúc dùng xong, Ðạo sĩ nữ quét dọn các nơi rồi dẫn hai con về tịnh thất riêng của nàng.

Ðức Bồ Tát trì giới trong sạch, Ngài rải tâm từ bi bác ái đến với tất cả chúng sanh vô hạn, đều đủ các hướng. do Bồ Tát thực hành pháp bác ái đáo bỉ ngạn, khiến tất cả loài thú trong châu vi do tuần đều phát tâm thương xót nhau, thú dữ cũng không ra ngoài chung quanh 3 do tuần núi GIRÌVANKA. Bốn vị Hoàng gia được ngự an vui trong tịnh thất, trên núi GIRÌVANKA trọn 7 tháng.

TADÀ KÀLINGATTHETUNAVITTHA BRAHMNAGÀMAVÀSÌ JÙJAKONÀMABRAH MANO BHIKKHÀ CARIYÀYA KAHÀPANASATAM LABHITVÀ EKASMIN BRAHMANA KULETHAPETVÀPUNATHANAM PARIYESA NATTHÀYAGATOTI TASMIN CIRÀYANTE BRÀHMANA KULAM SANJETVÀ PACCHÀ ITARENA ÀGANTAVÀ COTIYAMÀNÀNAM KAHÀPANEDATUM ASAKKONTAM AMITTÀ PANAM NÀMA ATTANODHITARAM TASSA ADÀSI.

Có một Bà La Môn già nghèo khó,ngụ trong xứ KALINGA. Lão già này cô độc, thường trải đi xin ăn từ làng này đến xóm nọ, nhịn ăn mỗi ngày được 100 KAHÀPANA [4] sợ để trong mình của ấy sẽ hao mòn tiêu mất, nên tìm người bạn thân có thể tin cậy được, để gởi số tiền đó, rồi đi xin ăn trong nơi khác.

Hai vợ chồng người bạn của lão ăn mày, trong thời gian sau, suy sụp nghèo đói và thấy lão JÙJAKA vắng bóng lâu ngày, tưởng là ông đã chết mất, liền lấy số tiền ấy tiêu phí dần dần cho đến hết.

Ngày nọ, bất ngờ lão ăn mày JÙJAKA trở lại nhà người bạn hỏi lấy số tiền gởi. Hai vợ chồng người bạn rất nghèo không tiền trả lại, nên phải năn nỉ sẽ trả... nhưng lão không vừa lòng, rầy la quở trách rằng: Nếu không trả thì ông sẽ thưa đến nhà chức trách. Hai vợ chồng người bạn khẩn khoản không được bèn xin gả con gái tên là AMITTADÀ để trừ số tiền ấy. Lão JÙJAKA vừa lòng, bèn dẫn nàng AMITTADÀ về làm vợ hằng ngày lão JÙJAKA vẫn đi xin đem về nuôi vợ.

Phần nàng AMITTADÀ là gái hết lòng lo phụng sự chồng, không nghĩ rằng có chồng già là xấu hổ, chỉ nghĩ vì do duyên phần đã tạo, nay phải chịu và vui lòng để báo đáp ơn sâu cho cha mẹ, nên nàng rất siêng năng lo làm các công việc cho vừa lòng chồng.

Các thanh niên thấy nàng AMITTADÀ còn trẻ và có nhan sắc, nên tỏ lời trêu ghẹo trong khi lão JÙJAKA đi vắng, song nàng AMITTADÀ tỏ ra lãnh đạm với những lời chọc ghẹo ấy. Những trai thanh niên lấy làm bất bình, nên dùng lời nhục mạ rằng: Trẻ thơ mà lấy ông già không biết xấu. Sau cùng bảo các thiếu nữ chặn đường đánh chưởi, làm cho nàng AMITTADÀ rất thẹn thùa bực tức, về than khóc với lão JÙJAKA rằng: Nếu không có người giúp đở tôi xách nước kiếm củi thì tôi không ở với ông nữa. Lão JÙJAKA khuyên lơn an ủi và hưá sẽ tìm trẻ giúp việc cho nàng. Lão tính sẽ phải vắng mặt lâu ngày, nên dặn bảo nàng AMITTADÀ đừng ra khỏi nhà mà bị người ta hiếp đáp và khinh rẻ. Lão JÙJAKA bèn mang bị lên đường, vừa đi vừa hỏi thăm đến chỗ Bồ Tát ngụ, vì biết rõ đức Bồ Tát có nguyện bố thí bất nghịch ý, ai xin vật chi, có thì Ngài bố thí ngay. Tìm đến chân núi GIRÌVANKA, hỏi thăm đường đi lần lên núi, gặp anh thợ săn CETAPUTTA mà đức vua trong thành MÀTUTTARA đã gởi gấm và cho quyền ngăn cấm kẻ lạ mặt tìm đến làm khổ Bồ Tát. Khi nghe lão JÙJAKA dối gạt rằng ông là đại diện của đức vua SRÌSANJEYA, sai đến thỉnh đức VESSANTARA Bồ Tát kế vị như trước, anh thợ săn rất mừng, hết lòng tiếp đãi lão JÙJAKA, vì tin chắc lão là đại diện của đức vua. Anh thợ săn niềm nở mời lão dùng cơm với mật ong và thịt rừng, xong dọn chỗ cho ông an nghỉ trọn đêm tại chân núi. Sáng ra, người thợ săn sau khi chỉ đường cho lão JÙJAKA đi lên núi.

Lên lối nữa đường lại gặp một ông Ðạo sĩ là ACCUTATAPASA được lão JÙJAKA cho biết rằng ông là đại diện của đức vua cho sai đến thỉnh đức VESSANTARA Bồ Tát. Vị Ðạo sĩ cũng hết lòng trọng đãi cho lão JÙJAKA dùng các thứ trái cây và dọn chỗ cho lão an nghỉ. Trong đêm ấy, lão JÙJAKA hỏi thăm biết rõ tình trạng sống hằng ngày của đức Bồ Tát. Sáng ra vị Ðạo sĩ đưa lão JÙJAKA một khoảng đường rồi chỉ nẻo cho lão đi ngay đến tịnh thất của đức Bồ Tát, lão nghĩ rằng: "Giờ này nàng MADRÌJEYA Ðạo sĩ nữ vào rừng hái trái đã về, vậy ta chờ xem đã, lệ thường phụ nữ hay có tính bỏn xẻn và quyến luyến chồng con, của cải, nếu ta trình diện tỏ bày việc xin con thì nàng không cho mà còn cản trở sự bố thí của chồng nàng nữa. Như thế công việc của ta bất thành,vậy ta nên tạm nghỉ đêm nay, sáng ra nàng MADRÌJEYA vào rừng hái trái chỉ còn đức VESSANTARA với hai trẻ, chừng ấy ta sẽ thực hành theo ý nguyện. Khi kết quả, ta sẽ trở về cùng với vợ ta, thế mới được an vui và không thất lợi". Lão JÙJAKA liền tìm nơi kín đáo để ngừa thú dữ, và nghỉ mệt trọn đêm đó.

Trong đêm lão JÙJAKA ngủ gần tịnh thất ấy, nàng MADRÌJEYA Ðạo sĩ nữ, sau khi dỗ hai con ngủ rồi, nàng bâng khuâng lo nghĩ quanh quẩn việc gì đâu đâu không ngủ được, dường như có điềm chẳng lành xảy đến cho nàng. Ðêm về khuya quá mỏi mệt, nàng mơ, nàng thấy một người to tướng, mạnh dạn, dị hình, da đen, mặt nám, mặc y nhuộm đà, mắt sâu, má thỏn, hai tai vắt hoa đỏ, tay cầm dao bén nhọn, quơ muá vào gần cửa tịnh thất, la hét chưởi mắng đánh đập nàng, dùng dao mổ lấy tim nàng, nhưng nàng không cưởng lại chỉ la cho đến tắt tiếng. Khi giựt mình tỉnh giấc nghe trái tim đập mạnh, uể oải tâm thần, nàng lấy làm kinh khủng và nghĩ rằng: Ta chưa từng nằm mộng như vầy. Không biết tìm ai để bàn về điềm mộng này, cho biết lành dữ thế nào. Nhìn trước xem sau, tư bề quạnh quẽ, chỉ thấy có chồng nàng là Ðạo sĩ mà thôi. Vì quá nóng lòng lo sợ, nàng MADRÌJEYA liền đứng dậy đi đến tịnh thất của chồng, nàng kêu cửa và xin Ðạo sĩ từ bi tha lỗi cho. Ðức Bồ Tát bèn hỏi ai đấy?

- Bạch, tôi là MADRÌJEYA

- A, nàng quên rồi sao, giờ này không phải thời cho nàng đến đây, trong đêm tăm tối như vầy.

- Bạch, vì tôi nằm mộng thấy điều là thường khiến tôi rất lo sợ, cầu Ngài từ bi đoán cho tôi rõ.

- À, nàng ngồi phiá ngoài đó, không nên vào trong. Vậy nàng nằm mộng điều chi hãy tỏ bày đi, ta sẽ giải cho nàng nghe.

Ðức Bồ Tát nghe rõ từ đầu chí cuối, với trí tuệ Ba La Mật Ngài đoán biết rằng: Sáng này có kẻ ăn xin đến thọ thí. Ôi! đáng tội nghiệp cho hai con, mai này sẽ lià xa cha mẹ. Thương thay cho nàng MADRÌJEYA sẽ chịu thảm khổ, vì lià con thơ khờ dại, hiu quạnh một mình ở chố rừng sâu không được thấy mặt hai con yêu mến, như thường ngày nữa, nếu ta nói ngay ra thì rất trở ngại cho con đường giác ngộ của ta.

Nghĩ như thế Ngài bèn đáp rằng: Này nàng MADRÌJEYA, vì nàng đã quen nằm trên giường ngà chiếu ngọc, dùng cao lương mỹ vị, nay nàng bỏ đền vàng điện gấm, trải tuyết dầm sương,phải dùng trái cây mà tự mình đi tìm kiếm, nằm trên lá cây làm cho tứ đại bất hoà, ngủ không an giấc nên nàng thấy mộng lạ thường, làm cho nàng phải buồn lòng lo sợ, nàng hãy trở về an nghỉ đi.

Nàng MADRÌJEYA vâng lời từ tạ trở về tịnh thất. Nhưng lòng vẫn còn thắc mắc chẳng yên. Trời dựng sáng,tiếng các loài chim líu lo cùng nhau bay đi kiếm ăn, nàng bèn ẵm hai con đem đi rửa mặt và dùng lời an ủi hai con rằng: Này hai con yêu mến của mẹ ôi! Hồi khuya này, mẹ nằm mộng thấy điều khác thường, mẹ có đến hỏi cha hai con, Ngài đoán là không gì lạ. Song mẹ chẳng an lòng, tin đâu. hai con nên lóng tai nghe lời mẹ dạy: Này con KANHÀ ôi! Con đừng dễ duôi, quá ham chơi nhé, nên thương xót em con ngây thơ khờ dại. Hai con hãy gắng ghi lời mẹ dặn dò mọi lẽ, phải cẩn thận và thương yêu nhau. Nói xong, nàng MADRÌJEYA ẵm hai con nâng niu hôn hít một hồi, rồi tay bồng KANHÀ tay dắt JÀLÌ đến tịnh thất của chồng để hai con yêu mến trước mặt Bồ Tát và bạch rằng:

- Cầu xin Ngài tế độ tôi với, xin Ngài từ bi thương xót hai con, ghé mắt xem chúng và kêu gọi cho trẻ chơi gần bên chân Ngài. Hai con khờ dại chỉ biết giỡn chơi mà thôi, ví như thú con, khi xưa cha mẹ bơ vơ một mình, thường hay đùa giỡn vui chơi, khôn biết tai họa xảy đến là thế nào. Ngài ôi! Cầu Ngài giúp tôi, để chăm nom hai trẻ trong lúc này, chúng là bạn yêu mến, trong cơn khổ cực của tôi. Vậy Ngài nên tội nghiệp MADRÌJEYA đi, chớ bỏ qua lời cầu khẩn của tôi.

Khẩn cầu gởi gắm xong, nàng lạy tạ lui về tịnh thất, sắp đặt mang giỏ vào rừng hái trái. Vừa ra đi nhớ tới hai con, nàng bận bịu quay trở lại dặn bảo, nâng ẵm tưng tiu hai con không không đành rời bước, khác nào cảnh từ biệt cuối cùng của tình mẫu tử: Này hai con quí mến của mẹ ôi! Nếu mẹ có thể xẻ thân ra làm hai, mẹ xẻ ngay phân nửa đi, nửa ở lại vừa lòng thỏa thích đến hai con quí mến của mẹ. Ôi! Tâm mẹ rất quyến luyến hai con trong giờ này, mẹ không đành lìa hai con vào rừng hái trái.

Thương hại cho hai con sanh ra cô độc, xa lìa hoàng tộc, chỉ có mẹ mà không gần được trọn ngày. Ðến xế chiều mẹ mới trở về, sáng ra lại đi nữa chẳng có ai bên cạnh chăm nom săn sóc hai con. Vậy hai con phải tự thận trọng nhau đi, đầu đuôi chỉ có hai anh em mà thôi; vì mắc nghiệp xưa nên nay mẹ phải chịu xa hai con như vậy. Ôi! Này hai con quí mến của mẹ! Mẹ xin giả từ hai con.

Nàng MADRÌJEYA ra đi mà lòng vẫn quấn quít khó dứt, dời, liếc nhìn hai con quí mến còn khờ dại, khiến nàng sa lệ; chân bước đi, nhưng mặt còn ngoảnh lại nhìn con vô cùng bận bịu, song phải buộc lòng ngưng lệ để vào rừng hái trái đem về nuôi ba Hoàng gia trong lúc ấy.

Ánh sáng bình minh vừa lố mọc, lão JÙJAKA nghe tiếng chim riú rít trên cành, khiến lão vui mừng hăng hái trỗi dậy, tìm nước rửa mặt xong, lần đến tịnh thất của đức Bồ Tát.

Ðức Bồ Tát thấy lão JÙJAKA đến lấy làm hoan hỷ, gọi mời lão rằng: (EHIVATTABBO) Này Bà La Môn! Mời ngươi là bạn đại hạnh, dẫn ta đến hướng Niết Bàn. ngươi hãy vào an nghỉ đi, ngươi giúp cho ta đem hai con bố thí Ba La Mật.

Ðức Bồ Tát liền gọi con trưởng nam là JÀLÌ tiếp rước lão JÙJAKA rồi Ngài nói câu kệ rằng:

- UTTHEHI JÀLI PATITTHA PORÀNAMVIYADISSATI BRÀHNAM VIYAPASSÀ MI NANDIYOMÀBBRÀHMÀVADISSATI ATTHIKOVIYAÀYÀTI ATITTHINOBHAVISSATITI.

- Con ôi! Con JÀLI nên hiểu tâm trạng của cha, con có ưa thích ông lão đó chăng?

JÀLI nghe cha dạy nên vừa theo ý cha, song chưa biết lão Bà La Môn này giả Ðạo sĩ đến làm hại hay xin vật chi. JÀLI ngoan ngoãn chạy đến lão JÙJAKA và lễ phép thưa rằng: Thưa túi ông đựng vật chi mà nặng vậy? Ðưa đây cháu xin mang hộ cho. Lão JÙJAKA nghe nói tắc lưỡi nghĩ thầm: Ðứa bé này có lẽ là JÀLI con của đức vua. Thông thường loài công có màu lông lóng lánh không bao giờ hoại mất, như gai không mài cũng nhọn tự nhiên, thế nào, dù ta có xin được đứa trẻ này về, nó cũng rắn mắt khó dạy, để ta dùng lời đe dọa dằn mặt nó trước, mà rằng: Mầy là đứa con ai vô lễ, dám đến gần bậc trưởng thượng, hãy tránh ra đi, đừng ngỗ nghịch, coi chừng cây gậy này đây, không thấy sao? Vừa nói vừa trợn dọc. Mày muốn lãnh một cây gậy này không? Rồi quơ gậy doạ nạt. Trẻ JÀLI bèn tránh xa và nghĩ rằng lão này thật là hung tợn.

Lão JÙJAKA dọa nạt trẻ JÀLI rồi lần vào quì lạy đức Bồ Tát tỏ lời thiện cảm rằng: Tâu bệ hạ ngự lên ngụ nơi đây được an vui chăng? Thường ngày có thú dữ đến chăng? Thực phẩm có đầy đủ chăng? Thấy bệ hạ từ bỏ đền vàng gác tiá lên đây, tôi lấy làm cảm phục vô cùng và hằng khẩn cầu được cho bệ hạ sức khoẻ kiện toàn tinh tấn tu hành mau đến ngày giải thoát. Tâu bệ hạ, nước của năm con sông nhất là sông Hằng (GANGÀ) hằng chảy ra đại hải, mà biển to cũng không bao giờ tràn ngập, thế nào, tôi đây là kẻ ăn xin ngày này qua tháng nọ, cũng vẫn chưa no đủ. Vì thế không nệ tuổi già sức yếu, khổ cực, gian lao trải bao dặm trường lên ải xuống đèo dến đây tôi chỉ mong cầu xin bệ hạ cho hai trẻ JÀLI và KANHÀ để đem về làm tôi tớ, cầu bệ hạ hoan hỉ bố thí Ba La Mật đến tôi đi.

Ðức Bồ Tát nghe lão JÙJAKA tỏ lời cầu xin hai con, Ngài hoan hỷ, ví như kẻ nghèo được vàng, người khát gặp nước, Ngài liền đáp: Này ông lão ôi! Ông đến xin hai trẻ quí mến, ta vui lòng dứt sự quyến luyết cho đến ông. nhưng, ta mong ông lưu lại một đêm chờ nàng MADRÌJEYA trở về cho nàng thấy mặt hai con, vì nàng sanh và dưỡng hai trẻ từ lâu. Tâm bố thí Ba La Mật của nàng cũng sẳn có, để cho nàng được như nguyện. Vậy ông hãy nán đợi nàng trở về, sáng mai sẽ đi cũng chẳng muộn.

Lão JÙJAKA tâu: Ngài muốn cho tôi đợi đến mai chờ lịnh bà trở về, điều này khiến cho tôi lo ngại lắm (ITTHÌYOMANTAM). Thông thường phụ nữ có nhiều mưu chước hẹp hòi chỉ tốt ngoài miệng chớ trong lòng hằng bỏn xẻn, dính mắc không muốn rời những hân vật của mình đã có, khó dứt bỏ đem làm việc lành, muôn người chỉ có một, thật là khó. Nếu nàng thương tiếc hai con không chịu cho thì Ngài cũng mất duyên lành bố thí Ba La Mật, khó được đạo quả Niết Bàn chăng?

Tâu, nếu Ngài có đức tin bố thí, cầu Ngài từ bi gọi hai trẻ cho tôi dẫn về làm tôi tớ giúp việc cho vợ tôi là AMITTADÀ tốt hơn là buộc tôi phải lưu lại đây một đêm nữa.

Ðức Bồ Tát nghe lời tâu của JÙJAKA, không chịu nán lại, Ngài bèn khuyên bảo rằng: Vậy ông nên dẫn hai trẻ này đến kinh đô của đức vua SRÌSANJEYA, rồi Phụ Vương ta sẽ ban thưởng ngựa, bò, trâu, tôi trai, tớ gái,vàng bạc không thiếu chi.

Lão JÙJAKA tâu: Tôi không dám đâu, nếu đem hai Hoàng gia đến đức Phụ Hoàng, sợ e Ngài cho tôi là kẻ trộm cháu, Ngài bắt hành phạt hoặc xử tử tôi, chừng ấy lấy đâu ra khiếu nại. Tâu, tôi đến đây vì tình thương vợ, nên tôi không nệ tuổi già cực nhọc, mong đến xin được hai trẻ đem về cho vợ sai khiến là được toại nguyện rồi, tôi không mong cầu điều chi cao sang hơn nữa. Vậy nếu bệ hạ sẳn lòng bố thí, xin Ngài gọi hai trẻ đến giao cho tôi ngay bây giờ đây.

Thương thay cho JÀLI và KANHÀ được nghe biết điều không may sắp diễn đến, hai trẻ run sợ, ví như thú con được nghe tiếng cọp thét, mong tìm đường trốn thoát. Trẻ JÀLI bèn nắm tay em là KANHA chạy ra khỏi tịnh thất, tìm ẩn trong kẹt cây, nhưng vẫn sợ lão JÙJAKA tìm gặp, nên cố tìm trốn núp từ cội cây này đến cội cây khác, nhưng nơi nào cũng thấy không kín, hai trẻ liền xuống ao trầm mình, lấy lá sen che đầu, mong trốn cha và lão ăn mày vì quá kinh sợ.

Không thấy hai trẻ trong nơi đó, lão JÙJAKA bất bình bèn tỏ lời trách cứ đức Bồ Tát rằng: Tâu, trước tiên Ngài đã tỏ tâm trong sạch hoan hỷ, bố thí không ngần ngại, tôi chưa hết lời mà Ngài đã vui lòng cho con, vậy thật đúng theo lời đồn là bậc vua chơn chánh đáng trên hết. Nhưng chẳng biết Ngài nghĩ thế nào lại bảo tôi chờ nàng MADRÌJEYA về, khi thấy tôi không vừa lòng Ngài bèn dạy tôi đem hai trẻ đến đức vua SRÌSANJEYA, sau cùng biết tôi không tuân theo, Ngài lại ra dấu cho hai con trốn tránh, hai trẻ đã thấy cha ra ám hiệu nên chúng đã ẩn mình vắng bóng. Bậc vua chúa mà tính tình như trẻ con, nói quá lời như thế có nên chăng? Tôi chưa từng thấy vị hoàng đế nào như đức VESSANTARA này.

Ðức Bồ Tát biết hai trẻ sợ nên chạy trốn mình, nên lão ăn mày mới dám sĩ nhục Ngài, Ngài bèn nói: Ông lão ôi! Ông đừng trách cứ ta, để ta tìm hai trẻ cho. Rồi Ngài theo dấu chân hai trẻ mà đến ao sen, đức Bồ Tát than với con bằng kệ ngôn rằng:

EHITÀTA PIYAPUTTA PURETHAMANA PARAMIN HATA YAMME BHISINCETHA KAROTHACAVANAMMAMA YÀNANÀVÀ VAMEHOTHA ACA LÀBHAVA SÀGARÀ JÀTIPÀRAMGAMISSÀMI SANTÀRESSAM SADEVAKANTI EHIAMMAPIYÀDHITA PIYÀME DÀNAPÀRAMIN HADAYAMMEBHISINCETHA DAROTHA VACANAM MAMA YÀNANÀVÀVAMEHOTHA ACA LÀBHAVASÀGARÀ JÀTIPÀRAMGAVISSÀMI UDDHA RISSAM SADEVAKAMTI TAMATTHAM PAKÀSENTO SATTHÀ ÀHATATO KUMÀRE ÀDÀYA JÀLINKANHÀ JINANBHO BRÀGMANASSA ADÀDÀNAMSÌVI NAMRATTHA VADDHANOTI TATO KUMÀRE ÀDÀPHA JÀLINKANHÀ JINANCUBHO ... CANO IME TÀNIAMMÀ UDIKKHANTI SOKAM PATIVINESSATITI.

Này con JÀLÌ, con yêu quí của cha ôi! Con sinh trong nhà vua, hàng quí tộc, tại kinh đô SIRVIRÀJA lẽ đâu con dạn dĩ, đành bỏ cha, cho lão Bà La Môn vô lễ nhục mạ cha, con có nghe chăng? Con quí mến! Chúng ta là dòng vua cao quí, chưa từng bị ai đến tỏ lời chê trách. Con ôi! Con có biết chăng? Cha rất quí mến sự giác ngộ, mong độ tận chúng sanh thoát vòng sanh tử, mà trong đời chưa ai từng thực hành được. Những thuyền nào mà kẻ thương mãi đã tạo chắc chắn bằng các cây danh mộc, khít nhau và bền vững có họa hình sư tử v.v... khi đến mùa họ dùng chuyên chở các hàng hóa, chờ lúc biển êm sóng dịu, họ trương bườm tách ra bể khơi, chẳng may gặp cơn gió lớn sóng to tạt vào thuyền tan rã chìm trong đại hải. Những thuỷ thủ đều làm mồi cho cá, chẳng còn dư sót, bởi thuyền đời không kiên cố.

Này hai ôi! Hai con hãy dòm thấy xa. Hai con hãy là chiếc thuyền báu vững bền, cho cha đưa chúng sanh đến bờ kia, tức là Niết Bàn, thoát vòng sanh tử. Vậy hai con nên chẳng ẩn mình dưới ao sen, hãy lên giúp cha để cha bố thí Ba La Mật trong giờ này đi.

Trẻ JÀLÌ khi nghe được lời than thở và khuyên giải của cha mới nghĩ rằng: Ta đây là con của đức vua, vì sao lại im lặng cho cha kêu đôi ba lượt, thật là không nên đâu. Dù lão già này có tàn nhẫn đánh đập hoặc giết hại, ta cũng mặc đời, tuỳ ý. Trẻ JÀLÌ liền vẹt lá sen lên đi, hôn chân phải của cha khóc ròng.

Ðức Bồ Tát hỏi: Còn em con ở nơi nào, JÀLÌ?

- Thưa phụ vương, lệ thường chúng sanh khi có sự lo sợ, thì mau tìm đường thoát thân là lẽ cố nhiên.

Ðức Bồ Tát bèn gọi KANHÀ bằng những lời khuyên nhủ như đã kêu JÀLÌ vậy. Trẻ KANHÀ cũng xét thấy anh như JÀLÌ nên mau lên khỏi ao, đến hôn chân trái của cha, thật đáng thảm thương cho hai trẻ hiếu đạo cao quí này. Hai anh em nhìn nhau giọt lệ tuôn rơi, vật mình khóc kể dưới chân của đức cha lành.

Trước thảm trạng thương tâm ấy,đức Bồ Tát lấy làm cảm động, cúi đỡ hai con, không ngăn được giọt lệ, đành để rơi lã chã trên mặt con yêu quí, tâm Ngài héo hon không đứng vững, khòm xuống an ủi lau mặt cho hai con. Ngài đỡ hai đứa trẻ đứng dậy và nói rằng: này JÀLÌ và KANHÀ con ôi! Hai con rán nghe lời cha, hãy vui và tươi tỉnh lên đi. Con KANHÀ ơi! Con hãy ngước mặt lên nhìn cha, rồi vui vẻ tươi cười thế mới xứng con rồng cháu giống. Con ưu sầu thảm khóc làm gì, cha đây có phải là phụ thân con chăng? Hai con đã sáng suốt và nhận định chắc rồi; nếu cha có sẵn vàng bạc châu báu đầy đủ, cha đâu nở để cho hai con đi lang thang bị hành hạ khổ sở như vầy. Ôi! giờ đây cha vô cùng sầu thảm, thấy hai con yêu quí hơn muôn phần vàng bạc.

Ðức Bồ Tát bèn đánh giá hai con như chủ đánh giá bò, mà thốt rằng:hai con hãy nhớ lời cha dạy: Nếu có ai đến mua chuộc hai con ra khỏi tay lão JÙJAKA. Con JÀLÌ tìm cho đầy đủ ngàn lượng vàng. Về phần conKANHÀ, phải có bò sữa, bò đực, ngựa, tôi trai, tớ gái, mỗi loài một trăm và một ngàn lượng vàng đưa đến tay lão JÙJAKA giờ nào, thì hai con mới được tự do trong giờ ấy. Con ôi! Con chớ trách cha là thiên vị thương con không đồng nhau không phải thế đâu nghe, JÀLÌ.

Ðức Bồ Tát bèn vỗ về hai con rằng: "Lại đây hai con hiếu thuận, đừng chậm trễ, lão Bà La Môn chờ đợi". Ngài nắm tay KANHÀ dẫn đến tịnh thất để ngồi trên tảng đá. Ðức Bồ Tát múc một ve nước trong, gọi lão JÙJAKA rằng: Này Bà La Môn ôi! Hãy vào lãnh ba trẻ đi. Ngài rưới nước trên tay lão JÙJAKA và chú tâm rãi lòng từ bi phát sanh tình cảm trong sạch rằng: Bà La Môn ôi! Cả hai con ta đây, ta quí mến như quả tim, như đôi mắt của ta vậy. Vì ta rất yêu chuộng sự giác ngộ trăm phần hơn con ta, cầu uy lực của sự bố thí này xin cho ta sẽ được chứng quả Phật Bảo trực giác (BUDDHARATANANÀNA) trong ngày vị lai.

BHIKKHAVE! Này chư tăng! Ðức VESSANTARA Bồ Tát khi Ngài đem hai con quí mến thí đến lão JÙJAKA lúc Ngài rưới nước trên bàn tay lão JÙJAKA khiến cho địa cầu dày 240 ngàn do tuần phải chấn động, đây là huyền diệu phi thường.

Này các Tỳ Khưu! Khi lão JÙJAKA được đức Bồ Tát cho hai con rồi, lão liền kéo lôi hai kẻ đến và trói cả hai tay của trẻ lại, lão cầm mối dây lôi đi, la hét chưởi mắng, đánh đập trước mặt đức Bồ Tát, không chút thương xót, vị nể.

Trẻ JÀLI khóc và tâu rằng: Cha ôi! Vì sao cha không lòng thương hại giùm mẹ MADRÌJEYA là bạn cơ hàn, buổi sáng này, lúc mẹ con vào rừng hái trái, đem con phó thác cho cha, khóc than kể lể, bây giờ cha đành để cho lão bất hạnh này tự do dày xéo hai con trước mặt cha như thế có nên chăng? Xin trăm lạy ông, tội nghiệp chúng tôi, đừng quá đánh đập, chưởi mắng chúng tôi. ông ôi, tôi xin lạy ông, em tôi còn bé thơ khờ dại. Ôi, thương hại em tôi quá. Vừa khóc vừa van lơn đưa lưng đở đòn che trở cho em. Thảm thay cho trẻ JÀLI bị đánh nhiều lằn roi ngang dọc, rướm máu khắp mình rên la than khóc, cầu khẩn mà lão JÙJAKA chẳng chút từ tâm, nên kêu đến cha xin cha khuyên can ông lão nương tay đánh đập. Cha ôi! Nở nào cha lãnh đạm để cho chúng con bị hành hạ tàn nhẫn như vậy, rất thê thảm cho em con khờ dại, chịu sao thấu những trận đòn đau. Ôi! Thật là vô cùng thảm, hại. Cha ôi! Xin cha tưởng đến chút tình phụ tử cứu vớt con với. Xin ông từ bi chờ chốt lát chờ mẹ con về rồi sẽ dẫn đi, giờ đây mẹ con cũng sắp về đến. Ôi, tội nghiệp em con vô cùng đau đớn.

JÀLI khóc và ôm em than thở, chỉ còn trông cậy ở mẹ hiền mau về kịp, cho mẹ con gặp mặt. Ôi! Mẹ ta trở về hay chưa hoặc đã đến nữa đường? Càng trông càng vắng bóng mẹ! Lão JÙJAKA nào kiêng nể lịnh vua, ông vẫn đánh chửi hành hạ hai trẻ. Trẻ JÀLI kêu la nài nỉ bất thành bèn than với em rằng: KANHÀ em ôi! Lấy ai để cứu khổ chúng ta, cha ta đã lãnh đạm rồi. Cha ôi! Nếu cha không thương hại con, thì xin cha tưởng đến em KANHÀ. Ôi! em tôi còn nhỏ dại, chỉ biết la khóc kêu mẹ mà thôi, thật đớn đau biết dường nào. Cha ôi! Lẽ nào cha im lặng như tảng đá to, không lay động vì gió, đành lòng để cho hai con cam chịu khổ hình như vậy.

Ông lão đánh chửi và kéo lôi hai trẻ không chút từ tâm, hai trẻ càng la khóc càng bị đánh chửi bội phần. Trẻ JÀLI kêu cha xin từ biệt và than cùng em rằng: Em ôi! biết bao giờ mới trở lại thấy cha và mẹ quí mến của chúng ta nữa. Chúng ta chắc phải bị ông JÙJAKA hành hạ cho đến chết theo sở thích của ông rồi.

khi trẻ JÀLI kêu cha tiếp cứu, đức Bồ Tát vẫn tham thiền, không để ý đến. Thảm thay cho trẻ JÀLI liếc xem em KANHÀ, than khóc và khuyên giải rằng: Này em KANHÀ, những người nam nữ nào đã sanh ra trong đời chưa đến Niết Bàn, đều phải chịu khổ não, lo sợ như anh em chúng ta đây. Khổ này đâu sánh bằng những nổi đau đớn của mẹ chúng ta, khi trở về mà không thấy anh em ta, thì ắt mẹ vật mình than khóc, vì con là bạn thân lúc cơ hàn. Mẹ ôi! mẹ thường được an vui hớn hở với KANHÀ và JÀLI mỗi ngày,mà nay phải vắng bóng, lià xa tình mẫu tử. Ôi! Thật là vô lường thảm khổ.

Ðức Bồ Tát khi nghe được hai trẻ khóc than, trong ngày ấy không thể dằn sự đau lòng được, nhưng vì thẹn với Chư Thiên nên Ngài ngự vào tịnh thất khóc thầm rằng: Ôi! Con là bạn lúc cơ hàn của cha. Con đã từng làm nghiệp thế nào, hôm nay phải chịu khổ cực vất vả cho lão JÙJAKA hành hạ tàn nhẫn đến thế, lão lôi kéo còn thêm đánh đập, xiết bao đau lòng xót dạ. Ôi! giờ xế này, mẹ con gọi nhau lại dùng quả đỡ lòng, người lo tắm rửa cho con, thay quần đổi áo, vỗ về con ngủ. Hôm nay, ai từ bi cho con ta tắm, bị đánh đập dày vò thân thể, chân không mang dép, quần áo tả tơi,nằm bờ té bụi, trăm bề khổ não. Hai con quí mến của ta ôi! Ông lão thật là độc ác đánh hai trẻ trước mặt ta, như ngư phủ đập cá chẳng chút khoan hồng. Nghĩ đến đây, Ngài phát tâm bất bình muốn giết lão JÙJAKA, song nhờ trí tuệ Ngài quán tưởng kịp về đức tính của hành thuộc về dòng dõi chư Phật rằng: Ta đem con ra bố thí mong chứng được Phật quả, lẽ nào ta lại làm trở ngại con đường giác ngô. Này VESSANTARA ngươi chớ nên nghĩ quấy, khi đã cho rồi, mặc hắn muốn hành động thế nào tuỳ sở thích, ngươi không nên để ý đến, đã thí rồi còn thương tiếc là cớ sao? Ngài liền vào tọa thiền cho tâm yên lặng, sắc mặt Ngài trở nên vui tươi, tinh thần sáng suốt.

Khi lão JÙJAKA dẫn hai trẻ đi, lão lở chân vấp té, lão đứng dậy bẻ roi đánh đập hai trẻ trước tịnh thất của đức Bồ Tát. Thảm thương thay cho hai trẻ thân hình bầm dập vô cùng đau đớn. Trẻ JÀLI gọi em mà than rằng: Này em KANHÀ ôi! Người đời họ nói, không cha có mẹ cũng vui, vắng mẹ con phải cút côi thiệt thòi, trẻ nào xa cha còn mẹ cũng vừa chịu được, chớ lià mẹ còn cha cũng như không, khác nào không cha mẹ vậy, dù có bị khổ não đến đâu cha cũng điềm nhiêm. Do đó, mà người đời hằng cho ân đức của mẹ là cao hơn. Lời nói đó thật là đúng đắn em ôi, như chúng ta vì xa mẹ nên mới bị lão JÙJAKA hành hạ như thế này.

Khi lão JÙJAKA dẫn hai trẻ đi đến đường gồ ghề, ông vầp chân té nhào lăn, hai trẻ thừa cơ lén chạy về tịnh thất của cha. Lão JÙJAKA đứng dậy được bèn đuổi theo đánh đập hai trẻ ngã lăn, la khóc kêu cầu cứu. Ôi! Cha ôi, cha có hay chăng giờ này chúng con bị khổ trăm bề thê thảm. Ôi! Tội nghiệp em KANHÀ còn nhỏ dại, xin ông thương xót đừng đánh em tôi.

Lão JÙJAKA lôi kéo hai trẻ dần dần xa tịnh thất của đức Bồ Tát. Thương thay bé KANHÀ khóc than thảm thiết, vì quá đau đớn mệt mỏi kêu anh mà rằng: Anh JÀLI của em ôi! Em khát sữa đói lòng đi không nỗi nữa. Trẻ JÀLI an ủi em rằng: Em ôi! Em rán đi đường còn xa, chẳng có ai đến tiếp cứu mình đâu. Bạn cơ hàn của anh ôi! Nếu em đuối sức nằm đây, anh cũng nguyện chết theo em, tham sống làm gì phải chịu khổ thế này.

Thảm thay cho hai trẻ than thở cùng nhau, bơ vơ cảnh lạ chỉ còn trông cậy ở Chư Thiên. Hai trẻ khấn vái cầu trời cho mẹ chúng tôi mau đến chổ này, được gặp mặt chúng tôi, cho mẹ con thấy nhau lần cuối cùng, còn không bao lâu lão JÙJAKA sẽ dẫn chúng con ra khỏi rừng núi rồi, biết đâu mà tìm con. Mẹ ôi! Nếu mẹ trở về không thấy mặt chúng con, thì mẹ khổ não biết bao, không cùng tả xiết. Mẹ ôi! Chừng nào chúng con mới được hội ngộ xum vầy hết khổ được vui hởi mẹ!

Nói về đức Bồ Tát là dòng dõi chư Phật. Ngài bổ túc pháp thập độ, thí hai con yêu quí cho lão JÙJAKA dẫn đi trong nơi gồ ghề thảm trạng như thế, làm cho thế giới đều chuyển động. Ðáng thương cho trẻ KANHÀ ấu thơ chưa rời vú mẹ, phải chịu cho lão JÙJAKA kéo lôi đánh chưởi.

Khi nghe được những lời than van cầu khẩn của trẻ, Chư Thiên trong rừng đều cảm động, thương hại cho hai trẻ phải lià cha mẹ và chịu trăm bề khổ cực, rồi đây đến lúc nàng MADRÌJEYA trở về không thấy hai con yêu mến, nàng phải vật mình kêu la khóc kể, thật là thê thảm biết bao.

Muốn cho đức Bồ Tát được bổ túc bố thí Ba La Mật, nên ba vị trời biến ra làm sư tử, cọp và beo nằm giữa đường đi, không cho nàng MADRÌJEYA trở về sớm, sợ gặp lão JÙJAKA xin con, e có sự trở ngại bố thí Ba La Mật của Bồ Tát.

Nàng MADRÌJEYA từ buổi sáng ra khỏi tịnh thất hằng có tâm xốn xan, bức rức không yên, lo cho hai con sẽ bị việc chẳng may. Ði đến nơi đã quen hái trái, thấy lạ thường. hôm qua cành lá sum suê, nay lại biến đâu chả thấy, vì thế mà nàng MADRÌJEYA phải đi đến nơi này chỗ nọ, để tìm hái trái mất nhiều thời giờ hơn mọi bữa, thậm trí cho đến hoa cũng khó kiếm được. Nàng cố tìm quả cho đầy đủ đặng về sớm, để thấy mặt hai con, sợ có việc chẳng lành xảy đến. Nàng cố gắng hái trái cho vừa đủ, không cần lựa chọn trái ngon như mọi khi. Nhìn lên thấy mặt trời gần lặn, lấy làm lo sợ, nàng bèn bươn bả trở về. Chợt nhìn thấy ba ác thú nằm cản đường, nàng phát rộn lên một cơn khủng hoảng, thật là thảm khổ. Biết theo lối nào mà về, cả hai bên đường đều là cây gai, tảng đá chập chồng không nơi tẩu thoát . Hai con ôi! Nhớ đến hai con mẹ càng thêm rối lòng bức rức, biết đàng nào mà trở về được. Bất đắc dĩ ngồi xuống khấn vái rằng: "Xin ba ngài rũ lòng từ tránh đường cho tôi về tịnh thất, được kịp thời, thương hại cho hai con tôi còn ấu thơ không ai chăm nom, bé KANHÀ con tôi còn bú, giờ này trẻ khát sữa trông mẹ rất đáng thương. Trời đã tối, xin ba vị về hang ngọc nghỉ an. Cho phép tôi đem trái cây về nuôi chồng con. Tôi là công chúa MADRÌJEYA, con của đức vua MADHARÀJA và Hoàng Hậu của đức vua VESSANTARA, tôi thương chồng mong theo để báo ân và làm trọn phụ đạo, xin ba vị từ bi mở đường cho tôi tội nghiệp."

Ba vị trời được nghe lời cầu khẩn, khóc than của nàng MADRÌJEYA xin đường về tịnh thất, ba vị cảm động tránh đường, nàng MADRÌJEYA liền quày giỏ lên vai về tịnh thất, là nơi hai con quen chơi giỡn chờ đón mẹ. Không thấy hình dạng hai con trong nơi nào, nàng hoảng hốt kêu to rằng: Báu KANHÀ, con JÀLÌ của mẹ ơi! Con ngoan của mẹ đâu? Mẹ về đến rồi, vì sao con yêu quí không chạy đến rước mẹ? Mọi ngày trước hai con trông mẹ về chạy đến mừng quýnh và hôn mẹ, con JÀLI chọn lựa trái cây, con KANHÀ quấn quít theo đòi sữa, nằm nghiêng ngữa trên mình mẹ theo sở thích. Hai con yêu quí của mẹ ôi! Hai con chưa từng để chân trên đất, chưa bị ai rầy la, chỉ quen tiếng nghe mẹ ru hát vỗ về, có mẹ quạt nồng đắp lạnh, mẹ hằng chăm nom đủ mọi điều. Hai con chưa từng xa mẹ một ngày. Ôi! Ta chưa từng gặp tình cảnh thái quá như ngày hôm nay. Mẹ không nệ dầm sương phơi nắng đi tìm trái nuôi con và chồng mỗi ngày không biết mệt, mẹ bỏ hai con mồ côi từ trưa, khi mẹ trở về hai con vội vã đến mừng, thấy mặt hai con vui cười thì mẹ liền vui sướng, quên hết tất cả sự mệt nhọc. Ôi! Từ trước mẹ quen nghe tiếng hai con líu lo dịu dàng êm ái nơi đây, đây là dầu chân của JÀLI, kia là dấu chân của KANHÀ, mẹ còn nhớ được, đó là nơi hai con chơi cát, kìa là đồ chơi còn để lại, vậy hai con yêu mến của mẹ đâu? Ôi hai con đi nơi nào mà mẹ chưa gặp. Tịnh thất này ơi! Trước kia cảnh vật vui vầy, là nơi hội mặt hai con đùa giỡn hỉ hả cùng nhau trước mặt mẹ, nay lại im lìm vắng vẽ như chốn mồ hoang có lẻ hai con đã lià xa hẳn ngực mẹ, trong giờ này chăng?

Thoáng qua một niềm an ủi, nàng MADRÌJEYA hy vọng rằng: Hay là chồng ta bảo hai con nên ngự trong tịnh thất chăng, vì hôm nay ta về trễ? Nàng nửa mừng nửa lo, vụt chạy hỏi Ðạo sĩ rằng: Tâu, Ngài có gìn giữ hai con đấy chăng?

Ðức Bồ Tát mặc dù biết rằng nàng MADRÌJEYA rất khổ tâm, nhưng Ngài muốn thoa dịu lòng bồng bột của sự thương tiếc, nên Ngài bèn quở trách rằng: Nàng chung vui cùng ai mà lâu thế? Ðến giờ này mới về tìm hỏi con, ai biết được. Nàng chớ đến trong giờ này, hãy ra khỏi cho mau đi.

Nàng MADRÌJEYA chạy tìm con cả đêm, than khóc kêu gọi con ơi, con hỡi, biết là biệt tích, nàng té nằm bất tỉnh dưới thang, nơi tịnh thất của chồng.

Ðức Bồ Tát thấy thế bèn nghĩ rằng: Nếu ta không nói thật ra cho nàng rõ, ắt nàng sẽ bể ngực chết ngay. Ngài liền bưng thau nước bước xuống lau mặt cho nàng hồi tỉnh, rồi phán rằng: Này nàng MADRÌJEYA ôi! Cả hai con chúng ta, anh đã đem bố thí cho lão JÙJAKA rồi, nàng hãy chú tâm bổ túc bố thí Ba La Mật đi. Nàng MADRÌJEYA bèn hoan hỷ bằng tiếng SÀDHU!SÀDHU (phải rồi, lành thay).

Nàng MADRÌJEYA tâu: Nếu Ngài từ bi nói thật như thế, dù sống hay chết tôi cũng không quá đau lòng xót dạ đâu. tâu, vì sao Ngài không cho tôi biết sớm?

- Này nàng MADRÌJEYA! Nếu ta vội cho nàng hay khi nàng vừa trong rừng vừa mới trở về còn mệt nhọc, sự nóng nảy và yêu mến hai con thái quá, sẽ siết chặt tim nàng, vì hai trẻ là bạn cơ hàn. Này MADRÌJEYA ôi! Chớ nên sầu thảm vì hai trẻ đi xa.

- Tâu, vì tôi đã cố gắng chăm nom từ lâu, xin hoan hỷ bằng sự đem hai trẻ bố thí Ba La Mật, cầu cho tâm của Ngài được mát mẻ.

- Này nàng MADRÌJEYA! Nếu ta không cho theo tâm trong sạch thì quả địa cầu này đâu có rung động.

Rồi Ngài tường thuật tự sự cho nàng MADRÌJEYA nghe, Chư Thiên và trời Ðế Thích đồng tỏ lời tung hô hoan hỷ vang lừng trên không trong thời ấy.

Khi hai Hoàng gia phát tâm mát mẻ trong sạch vui thích sự bố thí Ba La Mật, đang ngụ trong tịnh thất riêng tại núi GÌRIVANKA mà tu hành, đức Ðế Thích là chúa cả Chư Thiên tại Ðạo Lợi Thiên cung, hằng có thiện chí hoan hỷ hộ trì những trời, người, nhất là bậc cố gắng bổ túc pháp thập độ, cầu được giác ngộ chánh biến tri. Ngài suy xét thấy đức Bồ Tát, vì sự bố thí hai con yêu quí mà làm cho địa cầu rung động, nếu có kẻ nào đến xin nàng MADRÌJEYA là bạn biết lúc cơ hàn, Ngài sẽ thoả thích cho nữa. Khiến phải cô độc vắng vẻ một mình. Khi ấy Ngài có thể tự cấp [6] được chăng? Vì mình phải đích thân vào rừng hái trái nuôi thân như thế. Vậy ta nên hạ san để giúp Ngài. Ta sẽ biến làm vị Bà La Môn trong sạch như Ðạo sĩ rồi vào tỏ lời thiện cảm cho đức Bồ Tát phát đức tin, xong ta sẽ xin nàng MADRÌJEYA về làm nội trợ. khi đức Bồ Tát vui lòng bố thí nàng MADRÌJEYA đến ta và thỏa thích trong pháp Ba La Mật, ta sẽ xin gởi nàng lại để phụng sự đức Bồ Tát và cầu Ngài chớ nên cho kẻ khác.

Lúc đức Ðế Thích xét nghĩ như thế, trời vừa rạng đông, Ngài bèn hạ san xuống nhân gian biến làm Ðạo sĩ và đến ngay tịnh thất của hai Hoàng gia trước giờ nàng MADRÌJEYA vào rừng hái trái. Ðức Ðế Thích hoá ra bậc tu phạm hạnh có tướng mạo trang nghiêm đáng kính mến, đến đứng gần vừa phải lẽ, rồi tỏ lời thiện cảm như vầy:

- KACCINUBHO TOKUSALAM KACCIBHOTAAN ÀMAYAM KACCIUNCHENAYÀPETHA KACCIMÙLAPHALÀBAHÙ KACCIDAMSÀCAMAKASÀ APPAME VÀSIRINSAPÀ VANEBÀLAMIGÀKINNE KACCIHINSÀNAVIJJATÌTI.

- Ôi! Bậc trưởng thượng đến ngự trong nơi hẻo lánh, tu phạm hạnh trong tuyết sơn xa nhà người như thế, tôi xin hỏi đến sự lành dữ ra sao? Thân tâm Ngài hằng được an vui mạnh khoẻ chăng? Ngài chế ngự thân tâm tinh tấn, bổ túc tham thiền đã lâu, mà thân thể có mỏi mệt ốm đau chi chăng? Vả lại, Ngài đến đây tu hạnh đạo sĩ trong chốn xa người, không nơi khất thực, Ngài hằng khi tìm hái trái trong rừng, vô tài chủ giữ gìn, đem về độ nhật phải chăng? Tôi thẩm định Ngài hành như thế mới ngụ nơi đây được; những khoai củ nhỏ lớn đáng làm thực phẩm và các trái cây đã kiếm, tích trữ để dành trọn năm có đầy đủ chăng? Trong rừng tuyết sơn này là nơi mà Thiên hạ đồn là chỗ ở của các loài ác thú bốn chân, chúng nó hằng lại đến kẻ vãng lai, những người giữ mình những điều lo sợ thật là rất khó, Ngài ngự trong nơi đây không có sự khó chịu vì ác thú, bốn chân chăng? Xin Ngài cho tôi rõ để tôi mừng với.

Ðức Bồ Tát lóng nghe những lời thiện cảm của vị Bà La Môn vấn an như thế, Ngài rất vừa lòng rồi tuần tự đáp theo lời hỏi đó rằng: Này thầy Bà La Môn, sự mạnh khoẻ an vui, thân tâm không bệnh hoạn và lo sợ hằng có đến chúng tôi trong nơi đây. Chúng tôi không có sự mệt mõi chi cả, những muỗi, ruồi không làm bận đến chúng tôi, thậm chí đến khoai củ, hoa quả cũng được dồi dào. Các ác thú bốn chân cũng chẳng làm hại, trái lại chúng rất yêu mến chúng tôi. Do đó chúng tôi ngụ được an vui, không lo sợ chi cả. Chúng tôi hằng rãi tâm bác ái đến tất cả mọi loài và không nghĩ đến loài nào là thù nghịch cả. Chúng tôi ở được an vui trong rừng này trải qua 7 tháng. Nay được thấy ông là người tu hành, dùng da thú làm y phục là nhân cho quả thành Chư Thiên trong kiếp vị lai. Nay ông vào đến đây, gọi là người thứ nhì trong sự gặp gỡ tôi ở chốn này.

Này ông Bà La Môn ơi! Sự đến trong nơi này của ông tuy quen biết, song tôi cũng thiết tưởng cũng có điều tốt, tôi không nghi ngờ điều chi là nguy hại cả. Ông là kẻ từ phương xa mới đến, tôi xin mời ông vào nơi chứa nước, tắm rửa nghỉ an cho khoẻ, rồi dùng các loại quả ngon ngọt vừa lòng đi. Những trái cây có trong mùa này như: xoài, thanh trà, trái dâu... đã có sẳn trong tịnh thất,ông hãy chọn lấy mà dùng cho vừa miệng. Các trái ngon tôi cũng chẳng cất giữ, xin ông hãy thọ thực cho no đi. Lại nữa, trong lu khạp có chứa những nước trong sạch, mát mẻ và tinh khiết, tôi đã tích trữ đầy đủ, nếu vật gì vừa lòng, xin ông hãy tự tiện dùng theo sở thích.

Khi đức Bồ Tát tỏ lời trọng đãi ông Ðạo sĩ Bà La Môn là đức Ðế Thích biến ra đó, cốt để nêu cao phẫm giá trị của ông Bà La Môn ấy, vì Ngài rất vui lòng với sự bố thí Ba La Mật,cố ý làm cho vị Bà La Môn không ngần ngại và có dịp muốn xin chi thì tự tiện yêu cầu, nên Ngài liền tỏ lời hỏi về sự mong mỏi vào rừng của vị Bà La Môn này.

- ATHATVAM KENAVANNENA KENAVÀPAN AHETUNÀ ANUPAPATTOSI BRAHÀRANNAM TAM ME AKKHÀHIPUCCHITOTI.

- Tôi xin hỏi Ngài, những vật mà hạng người họ tường thật lại để tán dương là có giá trị, dùng lời quyến rũ rằng là có trong rừng này, nên ông mới dám băng rừng lướt bụi, không nệ gian lao, nguy hiểm mà đến non tuyết lãnh này. những vật mà Ngài cho là có giá trị, sự cần thiết khích lệ Ngài phải vào đây. Tôi xin hỏi, vậy Ngài hãy trình bày cho phân minh để tôi được tường tri.

Lúc đó, vị Bà La Môn được dịp để tỏ rõ thiện chí với lòng từ bi rộng lớn của đức Bồ Tát, nên Ngài liền tỏ lời xin nàng MADRÌJEYA Hoàng Hậu theo kệ ngôn rằng:

- YATHÀVÀRIVAHOPURA SABBAKÀLAMNA KHIYYATI EVAM TAMYACI TÀGANCHIN BHARI YAM MEDEHIYÀCITOTI.

- Nước hằng chảy xuống trong nơi thấp theo từng bậc cho đến đại hải là nơi cuối cùng giới hạn của điạ cầu, không ngừng nghỉ. Tôi được biết ý chí khuynh hướng của Ngài ưa thích bổ túc thiện pháp nhất là bố thí, nên tôi mới tìm đến đây hy vọng xin vật mà có thể cho được, nay tôi xin thú thật cùng Ngài, cầu Ngài có thể bố thí Bà La Môn là cho MADRÌJEYA Ðạo sĩ nữ đến tôi, vì là nơi vừa lòng của tôi.

Ðức Bồ Tát được nghe như thế Ngài phát tâm hoan hỷ rằng: Ðây là một pháp bố thí Ba La Mật, mà tôi chưa được dịp làm, khó cho thường nhân thi hành được, là thiện pháp đầy đủ trong tâm, Ngài bèn đáp bằng kệ ngôn rằng:

- DADÀMINAVIKAMPÀMI YAM MAM YACASIBRAHMANA SANTA SANTAMPPAGUYTRÀMI DÀNEMERATEMANOTI"

- Này ông Bà La Môn ơi! Dù là với việc phước to lớn, tâm tôi cũng chẳng thờ ơ thối chuyển. Vật gì mà ông mở miệng xin trong lúc này, tôi cũng vui thích đem cho, tôi không thương tiếc vì vợ mà để lòng bỏn xẻn. Những vật chi mà thuộc quyền sở hữu của tôi cũng sẵn lòng đem bố thí vô ngại. Tôi không tính dấu diếm đối với những người đang mong mỏi, tôi vẫn hoan hỷ luôn luôn trong sự đem của ra bố thí, một lòng bất thối, theo lời tôi đã tuyên bố.

Ðức Bồ Tát phán như thế, rồi phát tâm trong sạch bổ túc bố thí Ba La Mật, một tay nắm nàng MADRÌJEYA, một tay rưới nước xuống tay vị Bà La Môn, trình bày rõ rệt sự cho vợ dứt khoát đến thầy Bà La Môn. Khi ấy quả cầu lay động như lúc thí con của Ngài đến lão JÙJAKA, thật là một việc cao thượng hiếm có trong đời. Ðức Ðế Thích được rõ chí hướng bố thí thanh cao của đức Bồ Tát thí hai con yêu quí đến lão JÙJAKA, thật là kỳ diệu trong thế gian, mặc dù như thế mà lão JÙJAKA không phát tâm hoan hỷ, lại hành hạ đánh đập, chửi mắng, kéo lôi hai trẻ trước mặt đức VESSANTARA Bồ Tát là vị thí chủ, khiến Ngài phải một cơn buồn thảm bất bình. hôm nay ta hoan hỷ ca tụng đến sự cho cả con và vợ, cho Ngài vui mừng đầy đủ trong sự bố thí, mà trên thế gian không ai thi hành được, để Ngài càng thêm tác ý lành bội phần, thêm nghị lực trong sự giác ngộ. Ðức Ðế Thích suy nghĩ đến đây bèn tỏ lời tán dương đức Bồ Tát bằng kệ ngôn rằng:

TAMATTHAM PAKÀSENTO SATTHÀ ÀHA.

Ðức Thế Tôn muốn cho ý nghiã được rõ rệt, nên tuyên bố Phật ngôn như vầy:

TESAMSAM KAPPAMANNÀYADEVINDOETA DABRAVI SABBE JITÀTEPACCUHÀ YEDIBBÀYE CAMANUSSÀ NINNÀDITÀTEPATHAVÌ SADDOTETI. DIVAMGATO SAMANTÀVIJJUTÀ ÀGU GIRÌNAMVÀ PATISSUTTÀ TASSA TEANUMODANTI UBHONÀRA DAPABBATÀ INDOCABRAHMÀ CAPAJÀPATICA SOMOYAMOVESSAVANNOCARÀJÀ SABBE DEVÀ ANUMODANTI DUKKARAM HIKAROTISO DUDDADAM DAMÀNÀNAM DUKKARAMKAMMA KUBBATAM ASANTONÀNUKUBBANTI SATAM DHAMMDURAMNAYO TÀSMÀ SATANCÀSATANCA NÀNÀHOTI ITOGATI ASANTONIRAYAM YANTI SANTASAGGAPARÀ YANÀ YAMETAMKUMARE ADADÀ BHARIYAM ADADÀVANEVASAM BRAHMA YÀNAMAMOKAKAMMA SAGGETETAM PACCATÙTI.

Này Chư Tăng! Hãy lắng nghe ý nghĩa của cổ tích. Bậc chúa tể lớn hơn tất cả Chư Thiên trên Ðạo Lợi Thiên cung, được hiểu rõ tự sự rồi suy nghĩ đến điều lợi ích của hai bậc xuất gia tu pháp Ba La Mật đúng theo chánh giáo, khiến đức Ðế Thích phát tâm hoan hỷ tán dương đức Bồ Tát, Ngài hài lòng với sự thí con bằng kệ ngôn như vầy: Ôi Ngài ơi! bậc cao quí thắng qua tất cả kẻ thù nghịch, người trau dồi đường trời sẽ được lên trời trong ngày vị lai. Vả lại hạng nào dù là Chư Thiên mà có tâm ác, tạo nghiệp dữ, bỏ điều lành, không tu chỉnh trong cõi người, hoặc người hay phi nhơn có tâm ác, ganh tỵ người bổ túc điều lành, đến quấy nhiễu làm cho thí chủ bất bình bực tức là những phiền não phá hoại thiện pháp, bậc cao quí đều thắng được cả. Ðây là sự thật, có bằng chứng rõ rệt sự rung động của địa cầu, có ý nghĩa hoan hỷ thiện pháp của bậc cao quí, thấu đến cõi trời có ánh sáng chói loà trên không trung, chỉ cho thấy rằng Chư Thiên trong các hướng đều cảm phục và hoan hỷ. Các núi to lớn, là nơi cư ngụ của những đại Ðạo sĩ cũng rung rinh, chứng tỏ sự vui thích với pháp bố thí Ba La Mật của Ngài trong lúc này.

Ôi, bậc đại nhân cao quí! Ngài là hàng xuất chúng thật. Ngài can đảm trừ dứt tâm bỏn xẻn, bợn nhơ. Ngài thí con, vợ trong lúc khó khăn như vầy thật là hy hữu.

Khi các hàng thiện trí thức trong sạch khỏi lòng bón rít, bố thí vật quí hoặc vợ, con yêu quí được, là việc cao thượng làm cho mình trở nên thượng lưu. Hàng vô trí tuệ nhiều phiền não, phóng tâm hằng thiếu nghị lực, không dám làm việc lành, vì pháp của bậc thiện trí thức là điều khó cho thường nhân thực hành được. Con đường đi đến kiếp sau của hai hạng người trí thức và vô trí thức khác nhau.

Kẻ vô trí thức nhiều phiền não thường thọ sanh theo nghiệp ác, phải sa đọa vào bốn ác đạo. Hạng trí thức luôn luôn không bỏ qua việc lành sẽ được lên nhàn cảnh.

Nay Ngài là bậc cao quí đáng tán tụng, là bậc cao nhân đang bị câu thúc trong Tuyết sơn hiu quanh, chỉ có vợ con là bạn cơ hàn, mà Ngài vẫn còn tạo được đường phạm thiên, không kể đến sự cơ hàn vất vả trong hiện tại. Ngài đã bố thí hai con trong ngày hôm qua, nay có tâm trong sạch bổ sung thiện nghiệp thí Hoàng Hậu có ân đức phụng sự Ngài, sự đại thí con, vợ là pháp cao thượng, Ngài sẽ được đắc kỳ sở nguyện không sai.

Ðức Ðế Thích biến ra vị Ðạo sĩ, khi đã giảng pháp thiện trí thức, hoan hỷ sự bố thí Ba La Mật của đức Bồ Tát vừa với đức tin rồi, Ngài bèn gởi nàng MADRÌJEYA lại cho đức Bồ Tát bằng kệ ngôn rằng:

DADÀMIBHOTOBHARIYAM MADDINSABBAM GASOBHANAM TVANDEMADDIYÀCHANDO MADDÌCAPATINÀSAHA YATHÀMAYOCASANKHOCA UBHOSAMÀKAVANNINO EVAMTUVANCAMADDÌCA SAMÀNAMANANNINO EVAMTUVANCAMADDÌCASAMÀNAMANACETASÀ AVARUDDETATHA ARANNASMIN UBHOSAMMATHASSAME KHATTIYÀGOTTA SAMPANNÀ SUKHÀTÀMÀHU PETITO YATHÀ PUNNANIKAYIRÀTHA DADANTÀ APARÀPARANTI.

Ô, bạch Ngài! Tôi đây có lòng vui thích Ngài không có chi sánh bằng. Tôi xin hoan hỷ trả nàng MADRÌJEYA lại, tôi không mong dẫn nàng đi và yêu cầu Ngài nhận lãnh nàng MADRÌJEYA để dùng làm người phụng sự, vì tôi nghĩ rằng Ngài cần đến nàng thật, và nàng cũng đáng làm bạn với Ngài, ví như sữa tươi trong sạch vừa với nồi trắng tức là vỏ ốc mà thợ đã trau dồi bóng láng, có màu trắng trong sạch thế nào, Ngài cùng nàng MADRÌJEYA đều có nước tâm trong sạch một màu như nhau. Tôi biết rõ cả hai vị là dòng vua cao thượng. Hai Ngài đến ngụ tu phạm hạnh trong rừng này, thật là ít ai làm được. Ngài nên suy xét vật chi nên bố thí, thì Ngài bố thí để bổ khuyết pháp Thập độ theo sở thích của Ngài.

Khi đức Ðế Thích đã tỏ lời thiện cảm như thế, sắc mặt Ngài vui tươi, bay lên không trung và nói rằng:

SAKKOHAMASMIDEVINNO ÀGATOSMITAVANTIKE VARAMVARASSURAJISI VAREATTHADADÀMITETI.

- Ô, Ðại vương! Tôi đây không phải ai xa lại đâu, chính là vua trời Ðế Thích đây, có thể cho kết quả mong muốn, hoặc giúp Ngài được như nguyện. Vậy cầu Ngài chọn những điều chi mà Ngài cần thiết,hãy cho tôi biết để tôi cho Ngài được như sở thích không sai.

Khi đức Bồ Tát nhận ra vị Ðạo sĩ lúc nảy không phải là thường nhân, chính là đức vua trời Ðế Thích trên Ðạo Lợi thiên cung, Ngài bèn phát tâm trong sạch hoan hỷ đáp rằng:

- Tâu, Ðại vương là chúa cả Chư Thiên, xin Ngài sẳn lòng ban cho 8 điều yêu cầu của tôi:

1) Xin cho Phụ Vương tôi là đức SANJEYAMAHARÀJA có tâm vui thích theo sự hành động của tôi và Phụ Vương tôi mời tôi lên kế vị như trước.

2) Khi tôi có quyền sát hại, xin cho tôi đừng vừa lòng trong việc giết người, dù một kẻ nào có tội nặng đến đâu, tôi vẫn giữ lòng từ bi thương hại xử tội nặng thành nhẹ, hoặc phóng thích cho họ khỏi tử hình.

3) Xin cho tôi hằng thương xót chúng dân và là nơi nương tựa của mọi người. xin cho những người nam nữ, già trẻ, sang hèn đều là bộ hạ tuỳ tùng nương cậy với tôi như trước và là thường được an cư lạc nghiệp.

4) Xin cho tôi đừng say mê lầm lạc, tà dâm vợ con kẻ khác dù có phụ nữ đến yêu tôi,tôi đừng xiêu lòng luyến ái.

5) Xin cho tôi được kế vị theo thập vương pháp và được vừa lòng quần chúng.

6) Trước ngày tôi được quyền cao tước cả, xin cho tôi có đầy đủ thực phẩm theo sở thích vừa với tâm bố thí của tôi.

7) Xin cho những của mà tôi đã đem ra bố thí phát sanh lên đầy kho, trở lại như trước

8) Xin cho tôi thọ trì gới được trong sạch mãi mãi đến khi mạng chung, được sanh lên cõi trời luôn luôn như vậy.

Khi đức Ðế Thích được nghe 8 điều yêu cầu của đức Bồ Tát, Ngài nhận lời rồi biến trở về Thiên cung.

PAMATTHAM PAKÀSENTO SATTHÀ ÀHA: Ðức Thế Tôn tuyên bố về đức Ðế Thích nhận lời của đức Bồ Tát yêu cầu bằng Phật ngôn rằng:

Tassatam vacanamsutvà devindoetàbravi aciramvada tetàto pitàtamdatthamessati idamdatvànaghavà devaràjàsujampati VESSAVATARASSAVARAMDATVÀ SAGGAKÀYAMAPAKKAMÌTI.

này các thầy! Ðức Ðế Thích nhận lời yêu cầu của đức Bồ Tát VESSANTARA như vậy, Ngài bèn đáp lại cho vừa lòng đức Bồ Tát rằng: Ô! Không lâu, đức vua tại thủ đô SANJEYA là Phụ Vương của đức VESSANTARA sẽ ngự đến rừng núi tuyết sơn này, do tâm vui thích mong được thấy Hoàng Nhi là con yêu quí của Ngài. Ðức Ðế Thích chỉ tỏ bấy nhiêu lời vừa với quả phúc sẽ phát sanh theo thứ tự. Ðức Ðế Thích có danh là SAYAMPATÌ, Ngài là chồng của công chúa con của đức A tu la vương, tỏ lòng khoan hồng trong sự ban phước đến đức VESSANTARA rồi trở về thiên cung như vậy.

EVAM BODDHISATTOCA MADDÌCA SAMMO DAMÀNÀ SAKKADATIYE ASSAMEVASINSU JÙJAKOPIKUMARE GAHETVÀ SATTHÌYOJANAMAGGAM PATIPAJJIDEVATVÀ KUMARÀNAMARAKKHA MAKAMSU JUJAKOPISURIYE ATTHAMGAMITE KUMÀRE GACCHEBANTHITVÀ BHÙMIYAM NIPAJJÀPETVÀ SAYAMGANDABÀLAMIGGABHAYENA RUKKHAM ÀRUYHASÀKHAVITAPPABHANDARESEYYATÌTI.

Nói về Ðạo sĩ và Ðạo sĩ nữ cả hai nếu là dòng dõi nhà vua, đức VESSANTARA là giòng giống Ðức Phật, còn nàng MADRÌ là công chúa con của đức vua MADHARÀJA cùng nhau ngự được an vui trong tịnh htất, tham thiền tu phạm hạnh trong tuyết sơn.

Nói về khi lão JÙJAKA dẫn hai trẻ lần theo đường rừng trải qua 60 do tuần, nhờ Chư Thiên thương xót bảo hộ, nên hai trẻ được an vui khỏi điều nguy hiểm.

Một hôm, bóng hoàng hôn vừa thấp thoáng, những tiếng thú rừng kêu la inh ỏi, lão JÙJAKA lo sợ ác thú, tìm đến gốc cây to, dùng dây buộc chân hai trẻ tại gốc cây, còn phần lão thì leo lên nhành ẩn trú để nghĩ qua đêm.

Thê thảm thay cho hai trẻ, phải chịu cảnh màn trời chiếu đất lạnh lẽo. Quần áo, thân thể lấm lem bụi đất, khóc than thảm thiết. Khi ấy có hai vị trời trên cây thấy hai trẻ quí tộc bơ vơ, cô độc nên động lòng biến ra làm cha và mẹ của hai trẻ, ẵm bồng che chở, nâng niu hai trẻ như con ruột, vị Thiên nữ cho KANHÀ bú sữa, vị Thiên tử cho trẻ JÀLI dùng thực phẩm, rồi vỗ về cho ngủ trọn đêm vì lòng trong sạch và thương hại hai trẻ cô quạnh không cha mẹ. Trời dựng sáng, hai vị trời bèn để hai trẻ nằm xuống rồi biến mất.

Sáng ra lão JÙJAKA dẫn hai trẻ ra khỏi rừng. Ðến đây có hai nẻo, một ngả đi đến kinh đô SANJEJA và một ngả về KALINGARÀTHA, chư Thiên khiến cho lão JÙJAKA lầm lạc đi theo đường CETUTTARA vừa đúng 15 hôm thì đến thủ đô SANJEYA.

Sáng ngày ấy, tại kinh thành có một cuộc lễ long trọng nên dân chúng dọn quét đường xá sạch sẽ, treo cờ kết hoa xinh đẹp.

Vào canh năm ngày ấy, đức vua SANJEYA nằm mộng thấy có một lão mặt đen, mặt thỏn, cầm hai hoa sen mới nở, vào đến tận bệ rồng, hai tay cung kính dâng đến đức vua. Ðức vua thọ lãnh hai hoa sen rồi dắt lên hai tai của Ngài. hoa sen rớt xuống trước mặt mùi thơm ngọt ngào, khiến đức vua rất vui mừng, giựt mình tỉnh giấc.

Sáng ra, đức vua truyền đòi các thầy Bà La Môn đến để bàn điều chiêm bao. Các vị Bà La Môn bèn tâu rằng: Tâu bệ hạ, chúng tôi đoán chắc bệ hạ sẽ được trùng phùng với các hoàng tộc đã lià xa từ lâu trong ngày nay. Ðức vua được nghe qua rất mừng, ban thưởng cho các Bà La Môn và ngự trên long xa ra cửa thành.

Khi đó, lão JÙJAKA dẫn hai trẻ vừa đến trước mặt vua, do chư Thiên che mắt quan quân nên không ai ngăn cản, đức vua liếc thấy không rõ, nên không nhận ra là cháu, Ngài bèn tỏ lời rằng:

- KASSETAMMUKHAMÀBHATI HEMAMVUTTATTAMAGGINÀ NIKKHAMVAJÀTARÙPASSA UKKÀMUKHAMPAHAMSI TAM UBHOSADISAPACCAMGÀ UBHOSADISALAKKHANÀ JÀLISSASADISAEKO EKÀKANHÀJINÀYATHÀ SIHÀVILÀ VANIKKHANTÀ UBHOSAMPATÌRÙPAKÀ JATARÙPAMAYÀ YEVA IMEDISSANTIDÀRAKÀTI.

- Các quan ơi! Hai trẻ theo lão Bà La Môn trước mặt trẫm đó là con cháu của ai? Hai trẻ khô ngô,mặt mày sáng rỡ, hai trẻ đều xinh đẹp, trẻ trai bên kia giống nhìn như cháu JÀLI, trẻ bên này không khác cháu KANHÀ chút nào, hiệp với điều chiêm bao mà trẫm đã thấy khi hôm. Tướng mạo cử chỉ của hai trẻ là con giòng quí tộc. Cả hai đi đứng nghiêm trang như sư tử ra khỏi động vàng, diện mạo hai trẻ như vàng ròng ánh sáng, rõ rệt là cao quí cho đến ngũ căn cũng thế.

Khi đức vua tỏ ý khen ngợi hai cháu như thế, Ngài bèn sai một vị cận thần đến bắt lão Bà La Môn và hai trẻ vào chầu lập tức. Tuân lịnh vua, vị cận thần liền ra dẫn lão JÙJAKA, và hai trẻ đến giữa sân rồng. Ðức vua không để cho các quan tra vần, e sai lạc ý muốn của Ngài. Ðức vua bèn phán hỏi ngay lão Bà La Môn rằng: Này lão, hai trẻ này lão được từ đâu mà đến đây?

- Tâu Thánh thượng, đây là con của đức VESSANTARA, Ngài ngự được an vui và hành đạo trong núi Tuyết sơn. Ngài cho hai trẻ đến tôi bằng đức tin trong sạch để bổ khuyết pháp thí Ba La Mật. Tôi đi từ núi Tuyết sơn mới vừa đến đây, buổi sáng này.

- Này lão! lão dám lừa dối trẫm sao? Hai trẻ như ngọc quí thế này, ai lại đem cho đến người để làm tôi mọi. Người lấy chi làm bằng, nếu không trẫm sẽ căn cứ theo luật hình mà sửa trị

- Tâu, tôi đâu dám dối lệnh hoàng thượng, đức VESSANTARA đã phát nguyện bố thí đến kẻ nghèo đói cô độc, ví như địa cầu là nơi nâng đở tất cả chúng sanh, hoặc như nước các sông rạch làm cho người thú được mát mẽ an vui thế nào, nước tâm của đức VESSANTARA cũng vậy. Tâu lệnh Hoàng Thượng, đó là bằng chứng xác thực của già JÙJAKA, xin bệ hạ từ bi thương xót xét lại cho lão nhờ.

Khi thấy, các triều thần văn võ được nghe lão JÙJAKA tâu như thế, đều tin chắc và bàn cùng nhau rằng: Này tất cả chúng ta đến hội họp trong nơi đây, hãy quan sát sự tích của đức VESSANTARA còn trị vì trong kinh đô này, Ngài đã bố thí đến tất cả kẻ nghèo đói và cô độc, thậm chí đến voi báu Ngài cũng cho, khiến cho chúng dân bất bình, nên phải lánh đi vào non tuyết lãnh mà vẫn còn bố thí hai con yêu quí đến lão JÙJAKA. Xem đây thì rõ, thật khác thường, cổ kim chưa từng thấy, nếu Ngài thí của kho thì cho gọi là do đức tin, nay lại nỡ đem hai con như cặp mắt mà dứt bỏ đi, là khác với thói quen từ ngàn xưa.

Khi đó, hai trẻ JÀLI và KANHÀ được nghe, liền nhớ đến ân đức cao dày của cha lành mà động lòng không thể nhịn nín với những lời phê phán của triều thần. Hai trẻ định tỏ lời ngăn ngừa của các quan, ví như núi Tu Di sơn bị gió thổi lay chuyển nghiêng chiều, mà nhờ uy lực của Chư Thiên dùng tay chống đở cho đứng vững lại như trước. Trẻ JÀLI liền quì tâu rằng: Tâu đức Tổ Phụ, các quan dễ duôi dám đồng nhau khinh rẻ cha chúng tôi như vậy có nên chăng? Vì Phụ Vương chúng tôi bỏ ngai vàng, vào ngự trong rừng, họ mới dám đem nhau trách cứ, xem thường không lòng kính nể.

Tâu, đức Tổ Phụ ôi! Trước mặt đức Tổ Phụ mà các quan không kiêng sợ, lại dùng lời vô lễ như thế. Lúc Phụ Vương cháu tu trong rừng nghèo khổ, thì của kho đâu mà bố thí, chỉ có hai cháu quí mến mà thôi, nên mới kiên gan dứt bỏ, mong được giác ngộ để độ tận chúng sanh, như các đức Bồ Tát từ xưa kế thống dòng dõi chư Phật vậy. Bậc thượng lưu quân tử làm những việc cao quí và lợi ích cho đời như thế mà họ còn cho là hạ lưu dám tỏ lời trách cứ như vậy. Cầu đức Tổ Phụ phán đoán theo công lý, cho biết hàng thuộc hạ của đức vua như thế có xứng đáng chăng?

Ðược nghe lời tâu của hai cháu, đức vua phán rằng: Này hai cháu quí mến! Hai cháu đừng tỏ lời phiền trách các quan. Chúng ta đây đều vui thích với sự đại thí của cha cháu, cháu đừng buồn, có ai dám tỏ lời khinh rẻ đâu. À,khi cha cháu đem hai cháu ra bố thí như vậy, có tâm hoan hỷ hay buồn tiếc chi chăng? Cháu nên tường thuật lại cho Tổ Phụ nghe rõ tự sự đi.

Trẻ JÀLI bèn tâu tất cả câu chuyện từ đầu chí cuối cho đức Tổ Phụ nghe đầy đủ. Ðức vua SANJEYA thấy hai cháu còn đang ở trong quyền lực của lão JÙJAKA, Ngài bèn phán hỏi rằng: Này hai cháu ngọc ơi! Cha và mẹ chúng cháu đều là dòng dõi Hoàng gia, từ trước hai cháu từng ngồi trên vế của Tổ Phụ, nay sao hai cháu lại đổi tánh thờ ơ ví như khách lạ, vì sao cháu nở ngồi xa Tổ Phụ như vậy?

Trẻ JÀLI tâu: Tâu, Tổ phụ từ bi dạy bảo như thế song hôm nay hai cháu là tôi đòi, đâu dám lên ngồi trên báu tọa, làm cho Tổ Phụ giảm giá trị, hổ mặt với triều đình. Do đó, hai cháu hổ thẹn sợ nhơ lây đến Tổ Phụ, nên xin ngồi xa xa như kẻ tôi tớ như vầy.

- Cháu JÀLI ơi! Vì sao nở buôn lời hạ mình như vậy. Những câu nói chua cay của cháu như người đem lửa đốt mặt, hoặc như kẻ ngồi trên lò lửa, làm cho Tổ Phụ phải bức rức xốn xan ngồi không yên trên ngai vàng, cháu chớ tỏ lời buồn trách Tổ Phụ làm chi. Cháu ngọc ơi! Tổ Phụ sẽ chuộc lại hai cháu bằng tất cả báu vật trong đền, không để cho hai cháu làm nô lệ của lão JÙJAKA đâu. Ờ, lúc cha cháu thí hai cháu đến lão JÙJAKA có ra giá là bao nhiêu chăng? Cháu hãy nói cho Tổ Phụ biết đi nhé, JÀLI.

Nhân đó, trẻ JÀLI liền quì tâu: Cha chúng cháu có dạy về phần cháu là 1000 lượng vàng, nhưng phần em ngọc KANHÀ thì cha cháu đánh giá rất cao, bò trâu, ngựa, voi, tôi trai, tớ gái mỗi loại 100 và 1000 lượng vàng. Khi nào những báu vật mà cháu kể đây, trao đến tận tay đầy đủ cho lão JÙJAKA này giờ nào rồi, thì hai cháu sẽ được tự do, ra khỏi tay của lão JÙJAKA trong giờ ấy.

Ðức vua SANJEYA phán rằng: Chỉ có bấy nhiêu đó phải chăng?

- Vâng.

Ðức vua bèn dạy mở kho lấy của báu đem trao cho lão JÙJAKA. Các quan đồng nhau đếm tiền và của giao đủ đến lão JÙJAKA và ban thêm một dinh thự 7 tầng, bởi công khó của lão đem hai cháu đến cho trẫm. Từ đây, lão JÙJAKA ngự trong điện cao 7 tầng, có đầy đủ vật dụng cần thiết, có tôi trai, tớ gái hầu hạ, hưởng đời sống hạnh phúc an vui.

Ðức vua SANJEYA khi đã chuộc được hai cháu ngọc, Ngài rất thỏa thích, Hoàng Hậu và cung phi đồng nhau đến mừng rỡ, ẩm bồng, nâng niu hai cháu. Ðem tắm rửa, trang phục, cho thọ dụng đầy đủ sự cao sang quyền quí của nhà vua, dỗ hai trẻ an nghĩ trên giường rồng, nệm gấm, có cung nga hầu hạ ngày đêm, "hết cơn bỉ cực, tới hồi thới lai".

Ðức vua SANJEYA hỏi hai cháu rằng: Này cháu JÀLI và KANHÀ, song thân của hai cháu được mạnh khỏe bình an và tìm hái trái vừa đủ nuôi thân không? Sự lo sợ về thú dữ có xảy đến chăng? Ðược an vui hay khổ cực thế nào? Hai cháu hãy tỏ cho Tổ Phụ biết rõ đi.

Trẻ JÀLI và KANHÀ tâu rằng: Tâu đức Tổ Phụ, Tổ Phụ hỏi thăm về sự khổ vui của cha mẹ cháu. Tâu, cha mẹ cháu vẫn được khoẻ mạnh và tìm hái trái đủ no lòng. Các ác thú nhỏ lớn cũng không đến phá hại, do cha cháu hằng rãi lòng từ bi đến tất cả mọi loài, cho nên chúng sinh trong rừng chung quanh chỗ ngụ đều có tâm mát mẻ chẳng hề xảy ra điều chi đáng lo sợ cả. Tâu đức Tổ Phụ, thương thay cho mẹ chúng cháu, buổi sáng lo dạy sớm quét dọn tịnh thất, săn sóc hai cháu, lo gánh nước cho đầy đủ trong các nơi chưá, rồi dặn dò nâng niu hôn hít hai cháu, khi mẹ MADRÌJEYA vào rừng tìm hái trái, cho Ngài những rái ngọt ngon, nhỏ lớn không nài cực nhọc gian lao nguy hiểm, chỉ mong sao cho chồng con được no đủ thì hài lòng. Mỗi ngày hằng tìm hái trái vừa đủ để đem về dâng đến cha cháu và nuôi hai cháu.

Tổ Phụ ôi! Không phải chúng cháu JÀLI và KANHÀ dám nhiều lời thêm bớt, đặt điều dối gạt Tổ Phụ đâu, hai cháu còn nhỏ dại không hiểu được tâm trạng của đức Tổ Phụ ra sao. Thông thường chúng sanh, sanh ra trong thế gian hằng có nhiều phiền não, chưa đạt đến Niết Bàn thì hằng thương yêu trìu mến, nhiều tình dục, không thương cái chi bằng thương con. Cha cháu có tâm quyến luyến cháu không bao giờ quên đâu. Tổ Phụ ôi! Lẽ đâu Tổ Phụ lại quên cha cháu, không thương tiếc chút nào, nên đành bỏ cha cháu quạnh hiu cô độc, không thấy rằng là bậc hiếm có. Cha cháu là bậc Ðế Vương quí báu trên đời, mà lẽ nào Tổ Phụ lại tin những lời vô lễ của chúng dân đành đuổi cha cháu ra khỏi đền vàng, cho hết thảy phẩn uất đi.

- Ôi! Thật thế, cháu JÀLI ơi, trước kia vì Tổ Phụ nghe lầm hiểu quấy, cháu ơi, cháu đừng than trách làm cho Tổ Phụ đau lòng hối hận, bởi Tổ Phụ đây chưa kịp quan sát chu đáo, vì lòng dân quá xôn xao, phẩn uất, nên Tổ Phụ lo sợ, nghi ngờ, chỉ tin lời của dân gian mới đuổi cha cháu ra khỏi đền vàng, cũng do dân chúng nhiều lời châm chích, khiến Tổ Phụ bất bình, đấy là cái nghiệp của Tổ Phụ vậy. Tổ Phụ cam chịu lỗi lầm, làm cho con và hai cháu phải khổ cực gian lao. Vậy cháu JÀLI hãy đi thỉnh cha cháu trở về trị vì như trước đi.

Trẻ JÀLI tâu rằng: Tâu, cháu đâu dám trái lời của Tổ Phụ, nhưng được Tổ Phụ đi cùng thì càng quí hơn.

Khi đức vua SANJEYA được nghe lời tâu của cháu JÀLI thì càng phát tâm hoan hỷ bèn đáp rằng: Ðúng lắm, để Tổ Phụ đi rước thì cha cháu mới không còn nghi ngờ. Cháu hãy là hướng đạo đến núi GIRÌNANKA nơi xuất gia của cha cháu.

Ðức vua bèn ra lệnh cho quan quân dẫn binh ủng hộ đi rước đức VESSANTARA Bồ Tát trở về. Dân chúng đồng đi theo rất đông để nghinh đức Bồ Tát, quan quân rần rộ ăn mặc từng đoàn: tốp mặc đồ trắng, vàng, đoàn mặc y xanh, đỏ, ồn ào náo nức sắp vào rừng Tuyết sơn.

Khi đức vua SANJEYA chuẩn bị quân binh đến nghinh tiếp đức VESSANTARA, ngày ấy lão JÙJAKA dùng bữa quá no, cho đến chất lửa không thể tiêu hoá thực phẩm được, lão phải chết ngay. Ðức vua cho thiêu thi hài rồi bố cáo cho thân quyến lão hay, song cũng chẳng thấy ai đến nhìn nhận, nên đức vua dạy đem tất cả tài sản của lão JÙJAKA nhập vào kho quốc gia.

Qua ngày thứ 7, đức vua dẫn Hoàng Hậu, cung phi các quan quân xuất hành, đoàn binh rần rộ đi trọn 45 ngày, đường xa 60 do tuần mới đến núi GIRÌNANKA.

JÀLI KUMÀRO PIMUCCALINDASARATIRE KHANDHÀ VÀRAMNIVÀSÀPETVÀ CUDASERA THASAHASSÀNÌ ÀGATÀMAGGÀBHIMUKHÀ NEVATHAPÀ PETVÀTASMINPADESI SÌHABYAGGHADÌPIKHAGGÀDÌSU ÀRAKKHAMSUSAM VIDAHI HATTHI ÀDINAMSADDOMAHÀ AHOSÌTI.

Hoàng tôn JÀLI làm hướng đạo, dẫn quan quân đi trước, khi đến ao sen MUCALINGA bèn dừng binh an nghĩ chờ hoàng Tổ Phụ. Ði đến 45 ngày, trải qua 60 do tuần mới tới chỗ ngụ của đức Bồ Tát. Ðức vua SANJEYA vào trước và phán rằng Hoàng Hậu và hai cháu sẽ vào sau. Khi đức Bồ Tát và nàng MADRÌJEYA thấy Phụ Vương đến, chạy ra quỳ lạy nơi chân. Vua cha tỏ lời an ủi, hỏi han và hàn huyên ấm lạnh của hai cha con rằng: Hai con ngự nơi đây được an vui chăng? Hàng ngày hái trái được no lòng chăng? Có ác thú đến quấy nhiễu chăng? Ðức vua thấy sắc mặt hai con có vẻ tiều tụy nên Ngài mũi lòng rơi lệ.

Ðức Bồ Tát và nàng MADRÌJEYA khóc ròng và tâu rằng: Tâu, hai con được an vui, hằng ngày vào rừng hái trái nuôi thân vừa đủ, ác thú cũng không đến phá hại. Ðức Bồ Tát tâu hỏi vua cha rằng: Tâu Phụ Vương, Phụ Vương và mẫu hậu được sức khỏe kiện toàn như xưa chăng? Các quan quân, cung phi và mỹ nữ và dân chúng được mạnh khoẻ, trong nước vẫn được thái bình chăng?

Ðức vua SANJEYA đáp: Tất cả mọi người đều bình an, vui vẻ và không còn bất bình như xưa nữa.

Nói qua mẫu hậu là mẹ của đức Bồ Tát, từ vào đến cửa tịnh thất, đức Bồ Tát và nàng MADRÌJEYA xem thấy đồng quỳ mọp bên chân mẹ khóc than kể lể. Ðoạn nàng MADRÌJEYA thấy hai con là JÀLI và KANHÀ, nàng quá mừng chạy lại ôm con, mũi lòng khóc nức nở, ba mẹ con khóc đến ngất xỉu, khiến cho đức Bồ Tát, vua cha và mẫu hậu lấy làm não nùng cũng bất tỉnh. Tất cả quan quân cung phi mỹ nữ thấy thế, đều cảm động không biết gì cả như một cơn mê. Trong bầu không khí trang nghiêm và linh động ấy, khiến tất cả thế giới huyên náo, địa cầu lay chuyển, cho đến núi Tu Di sơn cũng chìu theo pháp Ba La Mật. Ðức Ðế Thích dùng Thiên nhãn quan sát thấy rõ rằng: Ôi! đức vua VESSANTARA có sự động tâm vì xa lià hoàng tộc đã lâu, nay được tái ngộ, Ngài đang than khóc với sáu Hoàng gia, nếu ta không cứu độ, sợ e Hoàng gia ấy phải mệnh chung. Ðức Ðế Thích liền cầm ô vàng bay xuống rưới nước cam lồ thành mưa rớt nhằm thân thể của sáu vị Hoàng gia và tất cả quan quân đều được tỉnh lại. Sau khi được an hảo, đức vua SANJEYA tỏ lời mời đức VESSANTARA trở về kế vị như trước.

Ðức Bồ Tát xin khước từ rằng: Ngày trước con bố thí mà phải bị đuổi đi vào rừng, nay trở về không tiện, xin Phụ Hoàng tha lỗi cho.

Ðức vua SANJEYA nghe đức Bồ Tát tâu như thế, bèn tỏ lời an ủi khuyên giải rằng: Này Hoàng Nhi ôi! Trước kia vì thấy dân chúng xôn xao bất bình, nên cha không kịp xét kỷ, phải làm việc quấy lầm như thế. Vậy Hoàng Nhi từ bi đến dân gian mà tha thứ cho. Tất cả quan quân cũng đều quì tâu xin đức Bồ Tát rộng lượng khoan dung, khẩn cầu đôi ba lượt, Bồ Tát mới chấp thuận. Ngài và nàng MADRÌJEYA trở vào thay đổi y phục Ðạo sĩ trở thành cư sĩ, Ngài nhìn tịnh thất mà rằng: Ôi, tịnh thấy này, ta đã nương nhờ trong nơi đây để bổ túc pháp Ba La Mật được 9 tháng 15 ngày, từ đây ta đâu còn săn sóc, quét dọn nữa. Nghĩ đến càng ngậm ngùi tấc dạ. Ngài nhiễu quanh ba vòng tịnh thất để tỏ lòng nhớ ơn rồi trở ra. Vua cha và tất cả 60 ngàn quan quân đều chuẩn bị nước thơm tắm cho Bồ Tát và mặc long bào đến Ngài, đồng thời làm lễ đăng cực [7] trong nơi ấy. Lễ tôn vương xong, quan quân thỉnh đức Bồ Tát lên long xa đồng nhau hộ giá trở về kinh đô JETUTTARA.

Tại kinh thành, tất cả triều thần và dân chúng đều trang hoàng đền đài nhà cửa, đường xá để cung nghinh đức VESSANTARA Bồ Tát. Trong hàng dân, nhất là kẻ nghèo đói, cô độc rất hân hoan nghinh tiếp, vì họ tin rằng sẽ được đức Bồ Tát ban nhiều ân huệ. Ðến kinh thành trời đã tối, đức VESSANTARA ngự vào đền vàng an nghỉ. Ðêm ấy, Ngài nghĩ rằng: Sáng mai doàn ăn xin biết ta đã trở về đền, đồng nhau hoan hỷ tấp nập đến chờ lãnh của thí. hỡi ơi! Như thế, của cải đâu vừa cho ta bố thí lúc này?

Khi đó làm cho đức Ðế Thích nóng nảy ngồi trên bảo tọa không yên, khi biết rõ, Ngài liền cho mưa bảy báu xuống đầy đủ trong đền, đức Bồ Tát xem thấy lấy làm vui mừng, Ngài dạy bá cáo cho dân gian hay, để đến thọ thí. Tất cả dân nghèo trong xứ đều được thọ lãnh của thí đầy đủ, nhưng chẳng hết của báu ấy, đức Bồ Tát bèn cho nhập số vàng còn dư vào kho. Ngài phóng thích các tội nhân như sở thích.

Từ đây đức Bồ Tát hằng tinh tấn bố thí, trì giới v.v... mong bổ túc pháp Thập độ cho viên mãn để được giác ngộ trong ngày vị lai. Ngài sống đến 120 tuổi mới thăng hà, được sanh lên Thiên cung Ðâu Suất Ðà có tên rõ rệt là DUSITADEVAPUTTA. Những người thực hành theo giáo huấn của đức Bồ Tát, khi mạng chung được sanh lên Ðạo Lợi Thiên cung cả.

SATTHÀ IMAM GÀTHÀSAHSSAPATI MANDITAMMAHAVESSANRÀJATAKAM ÀHARITVÀ.

Ðức Giáo Chủ thuyết về tích đức VESSANTARA gồm có 1001 kệ ngôn vừa xong. Ngài giảng tiếp rằng: BHIKKHAVE – Này các thầy Tỳ Khưu! Trên không trung mưa rớt xuống giữa nơi hội họp trong thuở trước, hồi Như Lai sanh ra là dòng vua như vậy.

Kế tiếp, Ðức Thế Tôn thuyết pháp Tứ Diệu Ðế nhất là Khổ đế xong rồi, Ngài hội các tiền kiếp lại như vầy:

JÙJAKOBRÀHMANOLUDDHO: Thưở ấy, lão ăn mày JÙJAKA thèm khát đó, nay là Ðề Bà Ðạt Ða ; (AMITTADÀCA) nàng AMITTADÀ nay là nàng CINCAMÀNAVIKÀ; (JETAPUTTA) người thợ săn JETA nay là CHANNATHERA ; (TAPASO) đức ACUTTA Ðạo sĩ nay là đức Xá Lợi phất; (SAKKO) đức Ðế Thích nay là A Nậu Lâu Ðà; (VESSUKAMMO) vị trời VESSUKAMMA nay là đức Mục Kiền Liên; (MAGGARUMHISIHORÀJA) vị trời biến ra sư tử nay là đức UPALÌ, vị trời biến ra cọp nay là đức SIMBALÌ, vị trời biến ra beo nay là CULANÀGAMABÀTHERA, vị trời biến ra Bồ Tát Ðạo sĩ (khi hai trẻ bỏ dưới gốc cây) nay là đức MAHAKACCÀYANA; vị Thiên nữ biến ra nàng MADRÌJEYA cho trẻ KANHÀ bú, nay là nàng VISÀKHÀ đại thí chủ ; (MADDHARÀJA) đức vua MADDHARÀJA Phụ Vương nàng MADRÌJEYA nay là MAHÀNÀMA, dòng Thích Ca; (DÀNA VEYYÀVACCÀMACCO) cận thần chỉ huy sự bố thí cho đức VESSANTARA nay là nhà triệu phú Cấp Cô độc; (SANJAYO) đức vua SANJEYA nay là đức Tịnh Phạn Vương; (PHUSSATIDEVÌ) Hoàng Hậu PHUSSATI nay là MÀYÀ Hoàng Hậu (Phật mẫu), nàng MADRÌJEYA nay là mẹ RÀHULÀ; (JÀLÌKUMARO) trẻ JÀLI nay là RÀHULÀ; trẻ KANHÀ nay là Tỳ Khưu ni UPAVANNATHERÌ ; (PARISSÀSAHAJÀTÀCA) tất cả 60.000 quan quân đều là hàng Phật tử ; (VESSANTAro) đức VESSANTARA nay là AHAM EVA tức là Như Lai, được chứng quả Chánh Ðẳng Chánh Giác vậy.

Chú thích:

[1] Pháp như bánh xe lăn tròn.

[2] Ðường xa 60 do tuần.

[3] Nhằm ngày rằm tháng tư

[4] Kahapana lối 2,50 đ

[5] Chúng sanh đầu mình người, đuôi thú.

[6] Tự cung cấp cho mình

[7] Tôn lên ngôi vua


ÐÂY XIN LƯỢT GIẢI VỀ 13 THIÊN THEO THỨ TỰ LÀ:

Thiên thứ nhất:

DASAVARAKANDA: Giải về khi Ðức Phật ngự đi đến kinh đô KAPILAVATTHU (Ca Tỳ La Vệ). Ngài hiện thần thông làm mưa, rồi Ngài thuyết truyện đức VESSANTARA và tiền nghiệp của nàng SUPÀRASUPPATÌ. Ðức Ðế Thích nhắc lời yêu cầu mà nàng SUPÀRASUPPATÌ, tâu xin 10 điều...

Thiên thứ II:

HIMABÀNAKANDA: Giải về khi nàng SUPÀRASUPPATÌ giáng sanh từ Ðạo Lợi Thiên cung vào lòng bà Hoàng Hậu của đức vua SANJEYA. Thưở ấy đức Bồ Tát giáng sinh xuống nhân gian, Ngài có danh hiệu là đức VESSANTARA. Bồ Tát được voi báu PACCAGANÀGA rồi bố thí, Ngài được nàng MADRÌJEYA làm Hoàng Hậu. Nàng MADRÌJEYA sanh trai JÀLI và gái KANHÀ. Bọn Bà La Môn xứ KALINGARA đến xin voi báu, đức Bồ Tát thí voi, dân chúng bất bình, dẫn nhau đến tâu xin đức vua SANJEYA xin đuổi đức VESSANTARA đi ngự trên núi GIRÌVANKATA.

Thiên thứ III:

DÀNÀKANDA: Giải về đức VESSANTARA đại thí các báu vật mỗi món 7 lần, rồi lạy từ biệt vua cha và mẫu hậu. Ðức vua SANJEYA ngăn nàng MADRÌJEYA không cho theo chồng. Nàng MADRÌJEYA trình bày về tình trạng goá chồng, đức VESSANTARA ngự ra đi với Hoàng Hậu MADRÌJEYA và hai con được nửa đường, Ngài thí xe và ngựa,đồng thời cho quân hộ tống trở về.

Thiên thứ IV:

VANAPPAVESANAKANDA: Giải về đức VESSANTARA ngự đi đến xứ CETA. Ðức vua CETARÀSTHA thỉnh Ngài ở lại và xin nhường ngôi. Ðức VESSANTARA không nhận lời, Ngài hỏi thăm đường đi đến núi GIRÌVANKATA, rồi từ giả đức vua CETA dẫn nàng MADRÌJEYA và hai con thẳng lên núi GIRÌVANKATA.

Thiên thứ V:

JÙJAKAKANDA: Giải về lý lịch lão JÙJAKA là kẻ ăn xin cho đến khi được nàng AMITTADÀ là vợ. Do trai thanh niên chọc ghẹo, nói xấu và bọn Bà La Môn nữ đánh chưởi, nàng AMITTADÀ bèn bảo lão JÙJAKA đi tìm tôi trai, tớ gái. Lão JÙJAKA chìu lòng vợ, đi tìm đức VESSANTARA để xin JÀLI và KANHÀ. Trước hết gặp CETAPUTTA, thợ săn bảo vệ Bồ Tát bị lão JÙJAKA dùng lời dối gạt nên khỏi bị hại.

Thiên thứ VI:

CÙLAVANNAKANDA: Giải về khi CETAPUTTA chỉ dẫn đường đến núi GIRÌVANKATA cho lão JÙJAKA và dặn lão đến hỏi thăm đức Ðạo sĩ ACCUTTA.

Thiên thứ VII:

MAHAVANAKANDA: Giải về lão JÙJAKA được gặp đức Ðạo sĩ ACCUTTA. Ðạo sĩ nghi lão đi xin JÀLI và KANHÀ. Lão JÙJAKA bèn dùng lời dối gạt tự xưng là đại diện của đức vua cha SANJEYA đến thỉnh đức VESSANTARA về kế vị. Ðạo sĩ ACCUTTA tin lời bèn chỉ đường cho lão JÙJAKA đến núi GIRÌVANKATA.

Thiên thứ VIII:

KUMÀRAKANDA: Giải về lão JÙJAKA đến ngủ bên ao sen gần tịnh thất Bồ Tát. Nàng MADRÌJEYA nằm mộng. Ðức VESSANTARA đoán điềm chiêm bao của nàng MADRÌJEYA. Nàng chẳng an lòng rất lo sợ, nhưng sáng ra phải vào rừng hái trái nuôi chồng con. Lão JÙJAKA vào hầu đức VESSANTARA Bồ Tát, cầu xin JÀLI và KANHÀ. JÀLI và KANHÀ chạy xuống ao sen trốn. Ðức VESSANTARA phán gọi hai con, rồi cho đến lão JÙJAKA. Lão JÙJAKA buộc hai tay trẻ lôi đi đánh và chưởi đến khi ra khỏi rừng.

Thiên thứ IX:

MADÙKANDA: Giải về ba vị trời hoá ra ác thú cản đường nàng MADRÌJEYA. Nàng cầu khẩn Ngài xin đường về cho đến mặt trời gần lặn, ba ác thú mới mở đường. Nàng MADRÌJEYA chạy về tịnh thất tìm kiếm hai con nhưng chẳng thấy, nàng tâu hỏi chồng. Ðức Bồ Tát lại quở trách. Thương hại nàng MADRÌJEYA tìm con trong đêm cho đến khi té xỉu bất tỉnh dưới thang tịnh thất của chồng. Lúc bấy giờ, Ngài VESSANTARA mới từng thuật tự sự và an ủi nàng. Nàng MADRÌJEYA phát tâm hoan hỷ trong sự đại thí của chồng.

Thiên thứ X:

SAKKAKANDA: Giải về khi đức Ðế Thích biến ra vị Bà La Môn đến xin nàng MADRÌJEYA. Ðức VESSANTARA rất hoan hỷ cho ngay. Vị Bà La Môn xin gởi nàng lại cho đức VESSANTARA.

Thiên thứ XI:

MAHARÀJAKANDA: Giải về lão JÙJAKA dẫn hai trẻ đến kinh đô JETUTTHARA. Ðức vua SANJEYA chuộc hai trẻ. Trẻ JÀLI tỏ bày sự khổ cực của đức VESSANTARA và nàng MADRÌJEYA. Ðức vua SANJEYA dạy sắp đặt dẫn binh đi rước đức VESSANTARA tại núi GIRÌVANKATA, do trẻ JÀLI hướng đạo.

Thiên thứ XII

CHAKATHIKANDA: Giải về trẻ JÀLI dẫn quân binh đến nuí GIRÌVANKATA. Ðức VESSANTARA cùng nàng MADRÌJEYA nghe tiếng quân binh ra ngoài tìm xem. Ðức SANJEYA và bà SUPÀRASUPPATI đến gặp đức VESSANTARA. Hai trẻ gặp mẹ. Tất cả sáu Hoàng gia và quân binh than khóc cho đến bất tỉnh nhân sự. Ðức Ðế Thích hoá mưa xuống cứu độ, sáu Hoàng gia và quân binh được hồi tỉnh. Ðức vua SANJEYA cùng quan quân đồng thỉnh VESSANTARA Bồ Tát về kế vị như trước.

Thiên thứ XIII.

UGARAKANDA: Giải về đức VESSANTARA Bồ Tát và nàng MADRÌJEYA hoàn tục. Cả sáu Hoàng gia sum họp dẫn binh trở về kinh đô JETUTTARA, đức VESSANTARA lên thống trị và bổ túc Ba La Mật pháp như xưa.

-ooOoo-

Tất cả 10 truyện đức Bồ Tát tu hạnh Ba La Mật đầy đủ, trước khi được giác ngộ thành Phật. 10 tích này rất dài, các bậc trưởng thượng từ xưa hằng sùng bái, thường đem thuyết pháp trong các cuộc đại lễ, nhất là trong ngày Vu Lan bồn (từ 23 đến cuối tháng 8 trong mỗi năm). Dù là phiên dịch bằng cách vén gọn không đầy đủ chi tiết, song có th? giúp cho hàng độc giả nhận được chí tu hạnh Ba La Mật của Bồ Tát.


BỐ THÍ BA LA MẬT CÓ NĂM CHI:

- Bố thí không mong được quả báo, như người muốn được lợi trong sự buôn bán.

- Bố thí không có tâm dính mắc, và vật thí, như vật đem gởi cho kẻ khác.

- Bố thí không chú tâm tích trữ như trước của để dành.

- Bố thí không nghĩ rằng sau khi thác sẽ được vật đã thí.

- Bố thí vì nghĩ rằng bố thí là điều tốt, cao thượng đáng làm và chơn chánh.

BỐ THÍ CỦA BẬC THIỆN TRÍ THỨC CÓ NĂM CHI:

- SADDHÀYA DÀNAM DETI: Cho theo đức tin.

- SAKKACCAM DÀNAM DÀNAM DETI: Cho bằng sự tôn kính

- KÀ LENA DÀNAM DETI: Cho theo thời [*]

- ANUGGAHITACITTENA DÀNAM DETI: Cho bản tâm tế độ

- ATTÀNANCA PARANCA ANUPAHACCA DÀNAM DETI: Cho do không phá huỷ mình và người.

[*] Thí theo thời là như mùa nào có trái gì, có vật chi sanh theo mùa thì thí vật ấy

PHƯỚC BÁU CỦA SỰ BỐ THÍ THEO ÐỨC TIN LÀ:

- ADDHOMAHADDHANO MAHÀBHOGO: Là người sẽ được sự giàu có.

- ABHIRÙPADASSANÌYO PÀSÀDIKO: Là người sẽ xinh đẹp kiều điễm

PHƯỚC BÁU CỦA SỰ BỐ THÍ BẰNG CÁCH TÔN KÍNH LÀ:

- ADDHOMAHADDHANO MAHÀBHOGO: Là người sẽ được sự giàu có.

- SASSUSÀ: Sẽ có con vợ, tôi, tớ là người dễ dạy

PHƯỚC BÁU CỦA SỰ BỐ THÍ THEO THỜI LÀ:

- ADDHOMAHADDHANO MAHÀBHOGO: Là người sẽ được sự giàu có.

- ATTHAPARIPÙRA: Có lợi ích đầy đủ trong khi sắp chết.

PHƯỚC BÁU CỦA SỰ BỐ THÍ BẰNG TÂM TẾ ÐỘ LÀ:

- ADDHOMAHADDHANO MAHÀBHOGO: Là người sẽ được sự giàu có.

- ULÀRAPANCAKÀMAGUNACITTO: Chỉ có tâm vừa lòng với ngủ dục tuyệt hảo

PHƯỚC BÁU CỦA SỰ BỐ THÍ KHÔNG PHÁ HUỶ MÌNH VÀ NGƯỜI LÀ:

- ADDHOMAHADDHANO MAHÀBHOGO: Là người sẽ được sự giàu có.

- BHOGÀBHAYO: Không lo sợ đến của cải là quả phúc trong kiếp vị lai

NGUYÊN NHÂN BỐ THÍ CÓ 8 ÐIỀU LÀ:

- ÀSAJJADÀNA: Sự bố thí đã chuẩn bị trước.

- BHAYADÀNA: Bố thí vì sợ.

- ADÀSÌDÀNA: Bố thí vì nghĩ rằng họ đã cho mình trước.

- DASSATIDÀNA: Bố thí vì nghĩ rằng họ sẽ cho mình mai hậu

- SÀHUDÀNA: Bố thí và tin chắc rằng là việc tốt.

- PACADÀNA: Bố thí vì nghĩ rằng ta phiền não đây do chưa được để dành từ trước

- KITTISADDADÀNA: Bố thí vì mong được danh tiếng.

- CITTÀLANKÀRADÀNA: Bố thí mong cho tâm được trang hoàng để hành pháp minh sát.

TÁM CÁCH BỐ THÍ CỦA BẬC THIỆN TRÍ THỨC:

- SUCIDÀNA: Cho vật trong sạch.

- PANÌTADÀNA: Cho vật quí.

- KÀLADÀNA: Cho theo thời.

- KAPPIYADÀNA: Cho vật nên cho đến bậc xuất gia

- VICEYYADÀNA: Cho đến người mà mình chọn rằng là bậc đáng cho.

- ABHINHADÀNA: Thường bố thí, không lựa ngày

- PASÀDADÀNA: Có tâm trong sạch khi cho.

- DATVÀDANA: Cho rồi thỏa thích.

QUẢ BÁO CỦA SỰ BỐ THÍ:

Bốn phần phước của sự thí thực phẩm trong CATUKANIPÀTA ANGUTTARA NIKÀYA là: Tuổi thọ sắc đẹp, an vui, sức mạnh, trong kiếp sanh ra làm người và Chư Thiên. Có Phật ngôn như vầy:

YOSANNATÀNAM PARADATTABHOJINAM KÀLENA SAKKACCAM DADÀTI BHOJANAM CATTÀRI THÀNÀNI ANUPPAVECCHATI ÀYUNCA VANNANCA SUKHAM BALANCA.

ÀUYDÀYÌ BALADÀYÌ SUKHAM VANNAM DADO NARO DIGHÀYN YASAVÀ HOTI YATTHA YATTHÙPAPAJJATI.

Kẻ nào dâng thực phẩm đến bậc chế ngự, thường thọ thực mà người cúng dường. Kẻ đó gọi là dâng bốn món tức là tuổi thọ, sắc đẹp, an vui, sức mạnh đó.

Người cho tuổi thọ, sắc đẹp, an vui, sức mạnh đó hằng được sống lâu, có quyền thế trong nơi họ đi thọ sinh như vậy.

NĂM QUẢ BÁO CỦA BỐ THÍ:

Trong kinh SÌHASÙTRA có ghi năm quả báo của sự bố thí là:

- PIYO: Là nơi biết thương yêu của quần chúng.

- BHAJO: Là nơi tìm tới của người lành

- KITTI: Có danh thơm tiếng tốt.

- VISÀRADO: Dạn dĩ trong nơi hội họp

- SUGATI: Ðược thọ sinh trong cõi trời, đây ám chỉ phước báu ở kiếp vị lai.


ÐỨC PHẬT GIẢI ÐÁP LỜI HỎI CỦA NÀNG SUMANÀ CÔNG CHÚA VỀ QUẢ BÁU SỰ BỐ THÍ.

Trong Tạng kinh quyển I, đoạn thứ bốn PATHAMAPANNÀSAKA có ghi rằng:

Nàng SUMANA công chúa có 500 thiếu nữ tuỳ tùng vào hầu Ðức Phật, sau khi lễ bái xong, công chúa bèn bạch hỏi rằng:

Vấn: Bạch Phật! Hai vị Thinh Văn của Ngài đều có đức tin, trí tuệ và giới đức đồng nhau, song một vị có sự bố thí còn một vị không bố thí. Sau khi tan rã ngủ uẩn được sanh lên cõi trời, cả hai vị trời ấy có khác nhau chăng, bạch Phật?

Ðáp: Này nàng SUMANA! Hai vị trời đó khác nhau, vị có bố thí hằng được cao sang, sống lâu, sắc đẹp, an vui, có quyền tước và chủ tể hơn vị không bố thí.

Vấn: Bạch Phật! Khi hai vị trời ấy giáng sanh xuống làm người có khác nhau chăng, bạch Phật?

Ðáp: Khác nhau SUMANA! Người có bố thí hằng có phước báu cao hơn người không bố thí về sự sống lâu, sắc đẹp, an vui, quyền tước và chủ tể.

Vấn: Nếu hai vị ấy xuất gia, có khác nhau chăng, bạch Phật?

Ðáp: Khác nhau SUMANA! Người có bố thí hằng tốt hơn người không bố thí năm điều: Ðầy đủ bốn vật dụng và là nơi thương yêu vừa lòng của hàng phạm hạnh nữa.

Vấn: nếu cả hai vị được chứng quả A La Hán thì khác nhau chăng, bạch Phật?

Ðáp: Này nàng SUMANÀ! Về phần giải thoát thì không giống nhau đâu.

Vấn: Thật rất là kỳ diệu, bạch Phật! Người đời nên bố thí làm phước thật, vì quả phúc hằng có nhiều sự bảo hộ đến người và trời cùng hạnh xuất gia, bạch Phật?

Ðáp: Như thế SUMANÀ! Người nên bố thí và làm phước vì phước có thể che chở ủng hộ đến người, trời và bậc xuất gia. Ðức Thế Tôn bèn giảng tiếp rằng: Vầng trăng khi ra khỏi đá mây, hằng rực rở hơn tất cả tinh tú, thế nào, người có đức tin của bố thí, có giới đức thì hằng chói lọi hơn tất cả kẻ bỏn xẻn như thế đó. Mây phát lên làm cho mưa to, nước đầy tràn ngập trong nơi ẩm thấp thế nào, chư Thinh Văn của đức Chánh Ðẳng Chánh Giác là hạng nhiều người hiểu biết, là bậc hiền minh hằng đè nén kẻ rít róng do năm điều là: Tuổi thọ, sắc đẹp, an vui, quyền tước và chủ tể, thế đó. Những người có của hằng được cao sang trên cõi trời như vậy.

Ðây chỉ cho ta thấy rằng bốn thiện pháp là: Ðức tin, trì giới, trí tuệ cho thọ sinh trong cõi người và trời như nhau. Chỉ có quả bố thí khác hơn là cho tuổi thọ, sắc đẹp, an vui, quyền tước và chủ tể được cao quí. Quả phúc dứt bỏ của cải ra bố thí đó hằng được đầy đủ của cải và hạnh phúc.

Hết.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn anh NTH đã giúp đánh máy vi tính -- Bình Anson, tháng 6-2001


[Trở về trang Thư Mục]

update: 10-06-2001