[02]
BODHISATTA
- BODHISATVA
TRUYỆN
ÐỨC BỒ TÁT
Những người mong hiểu
Phật giáo, nên đọc chuyện Bồ Tát. Vì tiếng Phật giáo có
nghĩa là lời Phật dạy, mà người sẽ là Phật, trước tiên
phải tu hạnh Bồ Tát. hon nữa, sự thông rõ sử kinh về đức
Bồ Tát là một phương pháp phát sanh trí tuệ, đem đến cho
ta nhiều lợi ích, giúp cho ta nên bậc quí nhân.
Truyện Bồ Tát, hay nói
một cách khác là cổ tích của vị anh hùng (virapurasa) hoặc
bậc đại nhân (mAhàpurasa) vì là bậc xuất chúng, đáng làm
gương độ đời trở thành người hào kiệt hoặc đại nhân
được, bằng không cũng khiến cho người đời phát tâm trong
sạch, xác nhận trung thành đối với Tam bảo họ càng thấu
rõ chơn lý, tự xét đoán, quyết định rồi hoan hỷ, mát
mẻ thực hành theo, tâm linh của người thêm sáng suốt thanh
cao.
Với tên Bồ Tát, chúng
ta nên quan sát tỉ mỉ mẫu chuyện sau đây, rồi đem so sánh
với tài trí của mình với đức tính của Bồ Tát có danh
hiệu là người anh hùng và đại nhân.
BODHISATTA -
ÐỨC BỒ TÁT
Tiếng Bồ Tát (bodhisatta
hoặc bodhisatva) dịch là người sẽ giác ngộ pháp tối cao,
không thể so sánh được, hoặc là sự thông suốt pháp không
cho sanh, già, bịnh, chết, và những khổ não, dù là một tí
ti nào. Các sự hiểu biết khác nhau là: Sáng tác văn chương,
sáng tạo máy móc v.v... chỉ có lợi ích trong đời, không sao
sửa được sự sanh, già, bệnh, chết là những điều khổ
trọng đại vậy.
Những bậc đắc pháp Ba
la mật là: Dàna (bố thí), sìla (trì giới), nekkhamma (xuất
gia), pannà (trí tuệ), viriya ( tinh tấn), khantì (nhẫn nại),
sacca (ngay thật), adhitthàna (quyết định), mettà (bác ái),
upekkhà (xả), cả bậc thấy, bậc trung và bậc cao, đều
gọi là Bồ Tát, bậc này sẽ chứng quả Chánh đẳng Chánh
Giác là pháp giác ngộ thoát ly sanh tử luân hồi, lẫn tất
cả sự thống khổ ở đời.
Lại nữa, Bồ Tát có 3
hạng: Pannàdhika, Saddhàhika, Viriyàdhika.
Chú giải:
Pannàdhika: Hạng có trí
tuệ nhất. Bồ Tát hạng này có trí tuệ nhiều hơn các đức
tính khác. Nghĩa là cũng có đức tin, tinh tấn, vv... Nhưng kém
hoặc yếu hơn trí tuệ.
Saddhàhika: Hạng có đức
tin nhất. Bồ Tát hạng này, có đức tin nhiều hơn các đức
tính khác.
Viriyàdhika: Hạng có
tinh tấn nhất. Bồ Tát hạng này, có tinh tấn nhiều hơn các
đức tính khác.
Tóm tắt: Bồ Tát hạng
nhất có trí tuệ hướng dẫn, hạng nhì có đức tin hướng
dẫn, hạng ba có tinh tấn hướng dẫn.
HẠN KỲ TU
HẠNH BA LA MẬT (PÀRAMI) CỦA BỒ TÁT
Cả 3 hạng Bồ Tát đều
phải thực hành tròn đủ 30 phép Ba la mật (PÀRAMI: đến bờ
kia, Sangkrit: PÀRAMITA), nhưng mau hoặc lâu khác nhau.
1) Pannàdhika bodhisatta:
Bồ Tát có trí tuệ nhất phải tu 20 a tăng kỳ (asankheyya) và
100.000 kiếp. Trong thời đại tu chia ra làm 3 thời lỳ:
- Thời kỳ trù định
(âm thầm ước nguyện) sẽ cố gắng cho được thành bậc
Chánh đẳng Chánh Giác, phải trải qua 7 a tăng kỳ.
- Thời kỳ thuyết minh
(nguyện ra lời), phải trải qua 9 A tăng kỳ.
- Thời kỳ được
Phật dự đoán, phải trải qua 4 A tăng kỳ và 100.000 đại
kiếp.
2) Saddhàdhika bodhisatta:
Bồ Tát có đức tín nhất, phải tu 40 A tăng kỳ và 100.000
kiếp.
- Thời kỳ trù định,
phải trải qua 14 A tăng kỳ.
- Thời kỳ thuyết
minh, phải trải qua 8 A tăng kỳ và 100.000 kiếp.
- Thời kỳ được
Phật dự đoán, phải trải qua 8 A tăng kỳ và 100.000 kiếp
3) Viriyàdhika bodhisatta:
Bồ Tát có tinh tấn nhất phải tu 80 A tăng kỳ và 100.000
kiếp.
- Thời kỳ trù định,
phải trải qua 14 A tăng kỳ.
- Thời kỳ thuyết minh, phải trải qua 36 A tăng
kỳ
- Thời kỳ được
Phật dự đoán, phải trải qua 16 A tăng kỳ và 100.000 kiếp
BA DANH
HIỆU ÐỨC BỒ TÁT
Bồ Tát có trí tuệ
nhất gọi là Ugghatitannù: Có thể chứng quả, khi đức Phật
vừa khởi đầu duyên pháp. Bồ Tát hạng này, được nghe
Phật thuyết pháp, nếu cần quả Thinh Văn giác phân tích, khi
vừa nghe Phật thuyết đầu đề thì được chứng quả ngay.
Bồ Tát có đức tin
nhất gọi là Vipacitannù: Có thể chứng quả, khi đức Phật
vừa thuyết pháp xong. Bồ Tát hạng này, được nghe pháp đức
Phật, nếu muốn chứng quả Thinh Văn giác, lục thông sẽ đắc
khi vừa nghe xong thời pháp.
Bồ Tát có tinh tấn
nhất gọi là Neyya: Có thể tiến dẫn được. Bồ Tát hạng
này, muốn chứng quả Thinh Văn giác lục thông có lẽ chứng
được khi đã nghe Phật thuyết pháp tỉ mỉ rõ ràng từ chi
tiết.
HAI HẠNG
BỒ TÁT
Trong 3 hạng Bồ Tát đã
giải rút ngắn lại còn 2 là: Bất định (aniyata) và Xác định
(niyata)
1) Bất định Bồ Tát:
Cả 3 hạng Bồ Tát, nếu chưa được Phật dự đoán gọi là
Bất định Bồ Tát, nghĩa là không định chắc sẽ thành
Phật vị lai, có thể sẽ thành Phật đ?c giác hoặc Thinh Văn
giác.
2) Xác định Bồ Tát:
Khi đã được Phật dự đoán gọi là Xác định Bồ Tát,
nghĩa là định chắc sẽ chứng quả Chánh Biết Tri
SAMODHÀDHAMMA
- TÁM LIÊN HỢP PHÁP
Bồ Tát được Phật
dự đoán, cần phải có đầy đủ 8 liên hợp pháp là:
1) Manussattam: Phải là
người nam thật.
2) Lingasampatti: Phải có
đầy đủ hình tướng của người nam
3) Hetu: Phải có đặc
sắc đắc Thinh Văn giác như Sumedha đạo sĩ v.v... nghĩa là
nếu cần thành Thinh Văn giác thì đắc ngay trong thời đó.
4) Satthàradasanam: Phải
gặp Phật và làm điều cao thượng, dâng đến đức Phật
như vị đạo sĩ Sumedha trải thân làm cầu dâng cho Ðỉnh
Quang Phật (dipankàra) ngự đi.
5) Pabbajjà: Phải là người
xuất gia chơn chánh (đạo sĩ cũng được)
6) Gunasampatti: Phải có
đủ đức tính phi thường, nhất là ngũ thông, bát thiền.
7) Adhikàro: Phải được
làm việc tốt cao thượng là thí sinh mệnh và vợ con, do tác
ý, mong được chứng bậc Toàn Giác.
8) Chandatà: Phải có tâm
hăng hái đầy đủ trong sự tu chứng đạo quả, không mong
điều chi khác, dù khổ não thế nào cũng không nao núng.
Khi được đủ cả 8 đức
tánh trên trong kiếp nào thì mới Phật dự đoán là Xác định
Bồ Tát.
BUDDHABHÙMIDHARMA
- TRÌNH ÐỘ PHÁP
Là pháp chỉ về đạo
đức với tài năng cao, thấp của đức Bồ Tát, xác định
Bồ Tát là bậc chắc sẽ chứng quả Phật Toàn Giác, phỉ có
trình độ xuất chúng phi thường.
BỐN TRÌNH ÐỘ PHÁP
Ussàha: Có nghị lực
Ummagga: Có nhiều trí tuệ
Avatthànan: Có sự quyết định kiên cố.
Hitacariyà: Chỉ làm điều lợi ích.
Chú giải:
Ussàha: Có nghị lực.
Xác định Bồ Tát có khả năng quả quyết trong khi làm công
việc lành, không thối bộ.
Ummagga: Có nhiều trí
tuệ. Xác định Bồ Tát có sự hiểu biết tinh tường trong
nhân quả của mọi việc, rằng thế nào là điều lành,
dữ, rồi tránh nhân ác, cố tạo điều lành để thọ quả
vui.
Avatthànan: Có sự
quyết định kiên cố. Xác định Bồ Tát khi đã làm điều
thiện nào, thì nguyện làm cho thành tựu, không bỏ dở.
Hitacariyà: Chỉ làm điều
lợi ích. Xác định Bồ Tát chỉ làm điều lợi ích cho mình
và cho người, lánh xa nghiệp ác.
Trong 4 pháp trên, nên
sắp theo thứ tự như vầy:
Ummagga: Có nhiều trí
tuệ.
Hitacariyà: Chỉ làm điều lợi ích.
Avatthànan: Có sự quyết định kiên cố
Ussàha: Có nghị lực.
Chú giải:
Khi làm một việc gì thì
cần phải áp dụng theo thứ tự của trình độ pháp. Trước
tiên, phải dùng trí tuệ (trình độ pháp thứ nhất) quan sát
rồi mới bắt đầu làm (trình độ pháp thứ nhì), tiếp theo
dùng sự quyết định (trình độ pháp thứ ba) sau cùng đến
nghị lực (trình độ pháp thứ tư).
Ðức Xác định Bồ Tát,
mỗi khi hành động một việc gì dù lớn hay nhỏ, Ngài hằng
suy nghĩ, dự liệu tinh tường, thấy có lợi ích thật rồi,
quyết chú tâm làm cho kỳ được, dù gian lao đến đâu cũng
không ngã lòng, bỏ dở.
Hạng phàm nhân, chưa
phải là Xác định Bồ Tát, cũng nên trì chí trụ trong 4 trình
độ pháp như thế, mới mong đem mình ra khỏi bể khổ luân
hồi, khỏi vòng sanh tử, hưởng quả vị siêu thoát.
Bậc có 4 trình độ pháp,
mới gọi là người thượng lưu (panitapuggala). Người chưa có
đủ 4 trình độ pháp, gọi là kẻ hạ lưu (omakapuggala).
AJJHÀSAYADHARMA
- SÁU KHUYNH HƯỚNG PHÁP
Lệ thường Xác định
Bồ Tát thường có 6 khuynh hướng là:
Alobhajjhàsaya: Thiên
về không tham.
Adosajjhàsaya: Thiên về không sân.
Amohajjhàsaya: Thiên về không si.
Nekkhammajjhàsaya: Thiên về xuất gia
Pavivekajjhàsaya: Thiên về an tĩnh
Nissaranajjhàsaya: Thiên về thoát ly
Chú giải:
Thiên về không tham: Là
không mong được riêng về mình, hằng quan tâm những ích
cho kẻ khác, tức là sẳn có tác ý bố thí.
Thiên về không sân: Là
chận đứng tâm không cho nóng giận, khi phát sân thì lấy
đức từ bi đè nén.
Thiên về không si.: Là
không ngay dại, có trí tuệ không vội tin, Xác định Bồ Tát
hay suy nguyên nhân quả rồi mới tin
Thiên về xuất gia: Xác
định Bồ Tát, hằng bỏ đi tu, lìa khỏi sự yêu thương,
quyến luyến ngũ dục.
Thiên về an tĩnh: Xác
định Bồ Tát, hằng lánh xa chốn huyên náo, tìm ngụ trong
nơi thanh vắng một mình.
Thiên về giải thoát:
Là tìm đường ra khỏi phiền não, để thoát ly các sự
thống khổ ở đời.
Như thế, chúng ta thấy
rõ Bồ Tát có đặc tính ra sao, có khuynh hướng khác thường
thế nào. Chúng ta nên cố gắng hành theo, để hưởng quả
vui cho mình và cho kẻ khác.
ACCHARIYADHARMA
NIYATABODHISATTA - PHI THƯỜNG PHÁP CỦA XÁC ÐỊNH BỒ TÁT.
Ðức Xác định Bồ Tát
có 7 pháp phi thường, đáng cho trời, người nhận rằng cao
thượng vượt khỏi thường nhân là:
Pàpapatikuthacitto: Có tâm
chán nản điều ác.
Pàsarnacitto: Có tâm truyền thiện.
Adhimuttakàlakiriyà: Có tâm khuynh hướng về sự chết.
Visesajanattam: Người đặc biệt không giống kẻ khác.
Tikalannù: Biết rõ ba thời kỳ.
Pasùtikàlo: Khi đản sinh
Manussajàtiyo: Sinh ra làm người.
Chú giải:
1) Pàpapatikuthacitto: Có
tâm chán nản điều ác. Xác định Bồ Tát, hằng hổ thẹn
(hiri) và ghê sợ (ottappa) tội lỗi, vừa thấy điều chi
xấu xa thì Ngài liền ngã lòng ví như lông gà bị cháy.
2) Pàsarnacitto: Có tâm
truyền thiện. Xác định Bồ Tát hằng có tâm hoan hỉ với
việc lành, không thoái bỏ trước lẽ phải. Nếu làm việc
gì mà chưa toại nguyện thì không khi nào chán nản bỏ qua.
3) Adhimuttakàlakiriyà: Có
tâm khuynh hướng về sự chết. Xác định Bồ Tát, sanh
trong cõi trời trường sinh, Ngài sợ mất thì giờ tu pháp
Ba la mật, nên Ngài nguyện rằng: xin cho sinh mạng tôi đừng
tồn tại nữa. Nguyện xong, Ngài đi thọ sanh ngay (điều này
nếu chưa phải là Xác định Bồ Tát thì không thi hành được).
4) Visesajanattam: Người
đặc biệt không giống kẻ khác. Xác định Bồ Tát trong
kiếp chót, thọ sanh vào lòng mẹ không giống như thường
nhân.
Thường nhân: Khi ở
trong thai bào hết sức là u tối và vấy bẩn. Phải úp
mặt vào lưng mẹ, lưng xoay ra bụng mẹ.
Trái lại Xác định
Bồ Tát ngự trong nơi sạch sẽ, không chút bợn nhơ dính mình.
Ngài ngồi xoay mặt ra phía trước và ngồi bán già như vị
pháp sư trên pháp tọa.
5) Tikalannù: Biết rõ
ba thời kỳ. Xác định Bồ Tát trong kiếp chót biết rõ 3
thời kỳ: Khi giáng sinh từ cõi trờ vào lòng mẹ; Khi ngự
trong thai bào 10 tháng; Khi đản sinh.
Ðức Ðộc Giác và 2
thủ đệ tử Phật là Dvikàlannù chỉ biết 2 thời kỳ: Khi
sanh vào lòng mẹ và lúc ở trong thai bào.
Tám mươi vị Thinh Văn
giác là Ekakàlannù chỉ biết một thời kỳ là khi thọ sanh
vào lòng mẹ
Ngoài ra ra, phàm phu
chẳng có ai biết như ba hạng trên.
6) Pasùtikàlo: Khi đản
sinh. Xác định Bồ Tát trong kiếp chót, giờ đản sanh, Ngài
duổi 2 tay ra theo 2 chân, trong thoáng mát, Ngài ra khỏi thai bào,
hình như vị pháp sư đang xuống tọa, trong khi bà mẹ Ngài
đang đứng, mẹ Ngài và Ngài không thọ khổ chi cả. Ngày
đức Bồ Tát đản sinh vạn vật trong vũ trụ đều rung
rinh.
7) Manussajàtiyo: Sinh ra
làm người. Xác định Bồ Tát trong kiếp chót, Ngài có
thế lực sinh ra theo 3 nhân là:
- Ðời vừa cho Ngài
truyền bá Phật pháp.
- Hân hạnh có người xuất gia để thừa hành giáo pháp
của Ngài.
- Nơi có dịp để lưu truyền Xá lợi, sau khi Phật nhập
Niết Bàn.
Sự phi thường của Xác
định Bồ Tát trong kiếp chót, chỉ có 3 là pháp thứ 5, 6, 7.
-ooOoo-
Ðầu
trang | 01 | 02 | 03
| 04 | 05 | 06
| 07 | 08 | 09
| 10 | 11 | 12
| Mục lục |