BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
HỘ
TÔNG TỲ KHƯU
(VANSARAKKHITA MAHA THERA)
TEMIYA
JÀTAKA BỒ TÁT TU HẠNH XUẤT GIA BA LA MẬTMÀPATICCA YAM VIBHANEYYA IDAM SATTHÀ JETANE VIHARANTO MAHABHINEKAKKHAMMA PARAMÌNÀRABBHA KATHESI. Thuở đức Thế Tôn là đấng Giáo Chủ của trời người. Ngài ngự nơi kỳ Viên Tịnh xá, có đề xướng hạnh tu xuất gia Ba la mật của Ngài trong tiền kiếp như dưới đây: Ngày nọ, chư Tăng hội họp trong giảng đường, tán dương oai lực của đấng Cứu Thế. Nhờ nhĩ thông, đức Thế Tôn hiểu rõ, rồi ngự đến giảng đường hỏi chư Tăng rằng: "Các ngươi luận về điều chi?" Có vị Tỳ khưu bạch: Chúng tôi không nói chi khác hơn là bàn về đức Thế Tôn từ bỏ ngai vàng xuất gia tìm đạo. Như Lai chẳng phải chỉ có xuất gia trong kiếp cuối cùng này đâu, trong các kiếp trước cũng có xuất gia vậy, nói đến đây rồi Ngài nín thinh. Chư Tăng bèn bạch xin đức Thế Tôn từ bi diễn giải tiền kiếp cho chúng tôi nghe. Ðức Phật bèn gọi các thầy Tỳ khưu: Bhikkhave, Này các thầy! Atite kàle, Trong thời quá khứ có một hiền vương danh hiệu là Kàsikaràja trị vì trong xứ Bàrànasì. Hoàng Hậu là Candadavi. Không bao lâu Hoàng Hậu thọ thai và đến ngày măn nguyệt khai hoa. Ðây nói về đức Bồ Tát giáng sinh từ cung trời Ðạo Lợi vào lòng mẹ là Hoàng Hậu của vua Bàrànasì. Ngày ấy gió mưa tầm tả khắp mọi nơi, khiến cho toàn dân đều mát mẻ hoan hỷ. Nhà chiêm tinh của vua vào tâu rằng: Hoàng Tử có đủ tướng tốt, có thể làm cho đời được an vui, vì thế ngày đức Bồ Tát đản sanh, vua, Hoàng Hậu, hoàng thân quốc thích đồng đặt tên là Temiyakumàra. Trước khi giáng sanh, Temiya Bồ Tát đã là một vị Hoàng Ðế trị vì trong xứ Bàrànasì 20 năm. Khi thăng hà, Ngài bị sa trong địa ngục đồng sôi (Ussudanaraka) tám mươi ngàn năm, bởi nghiệp ác đã tạo. Khi hết kiếp Ngài được sanh trên cung Trời Ðạo Lợi, rồi giáng sanh làm Hoàng Tử của vua Bàrànasì tên Temiya như đã giải. Sinh ra được một tháng, nhũ mẫu bồng Hoàng Tử đến hầu vua cha, được vua ẵm vào lòng nâng niu, yêu mến. Khi đó có quân dẫn 4 tội nhân vào tâu để vua cha phân xử. Ðức vua tuỳ tội nặng nhẹ mà phán đoán tử hình và phạt tù 4 tội nhân. Ðược nghe vua cha phán đoán, Hoàng Tử rất ghê sợ đối với hình phạt, Ngài liền hồi tưởng rằng: "Ta từ đâu mà sanh lên đây", nhờ có trực giác Ngài biết được tiền kiếp [1] (Jàtisasarannàna). Kế tiếp ta từ Ðạo Lợi Thiên cung giáng sanh xuống. Ngài xét nghĩ thêm: " Trước kia ta ở đâu mà đến Ðạo Lợi Thiên cung". Ngài biết rằng từ địa ngục đồng sôi. Trước khi sa địa ngục là một Hoàng Ðế tại thủ đô Bàrànasì này. Ngài bèn nghĩ rằng: Rồi đây khi ta trưởng thành sẽ kế vị vua cha, lên án tội nhân (xử trảm hay gông cùm, xiềng xích...), như thế ta sẽ sa địa ngục như kiếp trước chẳng sai. Xét thấy vậy làm cho Ngài phát tâm chán nản, rất ghê sợ sự nghiệp Ðế Vương. Sau khi nhũ mẫu bồng Ngài về cung nội, Ngài quá lo sợ và nghĩ: Thế nào cho ta khỏi làm vua, do tâm lành của Ngài, có vị Chư Thiên nữ là mẹ của Ngài trong kiếp trước hiện xuống khuyên nhủ (chỉ cho Hoàng Tử nghe biết mà thôi): -- Này Temiya con ôi! Nếu con muốn lánh ngai vàng, con phải là người liệt, câm và điếc đi, như thế mới mong thoát khỏi được. Chỉ rõ phương pháp cho Hoàng Tử, rồi vị Thiên nữ liền biết mất, Hoàng Tử rất vui mừng. Khi nhận được lời giáo huấn của vị Thiên nữ, Ngài bèn thực hành y theo lời dạy, cho đến ngày ra khỏi đền vàng. Từ đó Hoàng Tử không cử động, không khóc la, kẻ nào kêu gọi, trêu chọc, Ngài tỏ ra như không hay, biết. Vì thế, các nhũ mẫu lấy làm lo sợ, buồn rầu, bèn tau với Hoàng Hậu. Hoàng Hậu khám xét tỏ tự sự rồi tâu lên Ðức vua. Vua cho ngự y đến khám, tìm không ra căn bệnh của Hoàng Tử. Ai ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Ðến giờ ăn các nhũ mẫu cho Hoàng Tử dùng như thường, nhưng Ngài không cử động, la khóc, như dáng điệu người tê liệt, câm điếc. Không hiểu vì sao lại như thế? Do đó, mới bày ra 17 cách thử thách là: Thử bằng sữa, bánh, trái cây, đồ chơi, thực phẫm, lửa, voi, rắn, diễn kịch, múa đao, tiếng tù và, tiếng trống, đèn, ruồi, nước tiểu và phẩn, than lửa, thanh nữ theo thứ tự của mỗi cách. 1) Cách thử bằng sữa: Không cho Hoàng Tử bú, để xem Ngài có phải liệt, câm, điếc thật chăng? Nếu không, Ngài phải la khóc trong khi đói khát. Nhưng lúc đói nhiều, Hoàng Tử có trí nhớ tự hoá rằng: "Này Temiya! Sự đói này không bằng Thuở ngươi bị hình phạt đói khổ trong địa ngục đồng sôi đâu. Nếu ngươi bất thường,làm cho thất nguyện mà cử động, la khóc, ngươi sẽ không thoát khỏi ngai vàng, là nhân gây nhiều tội ác, rồi phải xa địa ngục nữa". Ðược tự khuyên mình như thế, Ngài nhẫn nại với sự đói khổ, rồi nằm yên 2) Cách thử bằng bánh: Các nhũ mẫu để Hoàng Tử nằm trên long sàn, xung quanh có những đồng nam, rồi đem bánh trưng bày trước mặt gần Hoàng Tử, cho các tẻ con giành nhau ăn, để rình xem Hoàng Tử có tranh lấy bánh chăng. Nhưng không thấy Ngài động đậy. 3) Cách thử bằng trái cây: Thừa lúc Hoàng Tử đói, dùng trái cây để trước mặt Ngài,cho trẻ con tranh nhau như trước, Hoàng Tử cũng vẫn an tĩnh tự nhiên. 4) Cách thử bằng đồ chơi: Thông thường trẻ con thích đồ chơi (voi, ngựa, xe...). Một hôm các nhũ mẫu đem các vật chơi như xe, ngưa voi đến dâng cho Hoàng Tử, để xem cử chỉ của Ngài, song cũng vô ích. 5) Cách thử bằng thực phẩm: Ðển quá giờ ăn, đem thực phẫm cho trẻ con ăn trước mặt Hoàng Tử, mà chẳng thấy Ngài đòi hỏi chi cả. 6) Cách thử bằng lửa: Hoàng Tử đã lên 5 tuổi, các nhũ mẫu bồng Ngài để giữa đám trẻ đang chơi đùa. Bổng nhiên họ đốt lá cây, lửa cháy xung quanh làm cho các trẻ em sợ, la hoảng chạy trốn. Nhưng Hoàng Tử vẫn im lặng. 7) Cách thử bằng voi: Các nhũ mẫu ẩm Hoàng Tử để nằm chơi đồng trống, có cả trẻ nhỏ tuỳ tùng chơi tại đó, đoạn cho thả voi chạy ngang qua chỗ Hoàng Tử, các trẻ kinh hãi kiếm đường lánh nạn, mà Hoàng Tử làm như không hay biết chi cả. 8) Cách thử bằng rắn: Vua cho người đem rắn quấn quanh dấn chân Hoàng Tử. Rắn cũng không đủ làm cho Ngài lo sợ chi cả. 9) Cách thử bằng kịch vui: Vua cho bọn hát múa đến diễn kịch, có c? trẻ nhỏ tuỳ tùng cùng xem. Ðến lúc giễu cợt, các nhi đồng vỗ tay, reo cười cố trêu ghẹo Hoàng Tử, mà Ngài vẫn bất động. 10) Cách thử bằng dao: Hoàng Tử lên 9 tuổi, vua cho đao phủ múa gươm vào ngay Hoàng Tử, dường như muốn sát hại Ngài, để xem cử chỉ của Ngài, nhưng vô hiệu quả. 11) Cách thử bằng tiếng tù và: Vua cho bồng Hoàng Tử để ngồi giữa đám đông, thình lình họ đồng thổi tù và một lược nghe rất rùng rợn, để xem coi Hoàng Tử có thật điếc chăng? Lệ thường, khi chúng ta ngồi hoặc nằm, mà ngẫu nhiên nghe tiếng vang động, thì giựt mình hoảng hốt. Song Hoàng Tử làm như chẳng nghe chi cả. 12) Cách thử bằng trống: Thừa lúc Hoàng Tử đang yên giấc, vua cho đánh trống vang rền, rất huyên náo. Nhưng Hoàng Tử vẫn nằm im. 13) Cách thử bằng đèn: Hoàng Tử lên 12 tuổi. Vua cho đem đèn rất nhiều để xung quanh giường của Hoàng Tử, rồi đồng thời đốt lên sáng loà, đọan từ từ họ cho đèn cháy lu đều nhau, sau cùng tắt hết, chỉ chừa một ngọn đèn to, vặn tim lên cho cháy thật sáng, để xem cử chỉ của Hoàng Tử, coi Ngài có liếc xem chăng? Lệ thường ta có thái độ bất thường trước nghịch cảnh, song Hoàng Tử không động đậy chi cả. 14) Cách thử bằng ruồi: Hoàng Tử lên 13 tuổi, vua cho thị vệ lấy nước mía thoa vào khắp thân thể Hoàng Tử, rồi bồng Ngài đem để chỗ trống cho ruồi bu nút. Hoàng Tử vẫn chiến thắng với sự khổ, không chút than phiền. 15) Cách thử bằng nước tiểu và phẩn: Trải qua hai ngày, Hoàng Tử đại tiểu tiện không ai tắm rữa. Trước cảnh bẩn thỉu hôi thúi như thế, nhưng Hoàng Tử không chút than phiền. 16) Cách thử bằng lửa: Vua cho đem than lửa, để chung quanh gần mình Hoàng Tử. Theo người thường không ai chịu nổi, mà Ngài vẫn điềm nhiên. 17) Cách thử bằng thanh nữ: Hoàng Tử lên 16 tuổi. Vua cho các Công chúa, tiểu thư trang điểm, xinh lịch vào khiêu gợi tình ái của Hoàng Tử. Hoàng Tử vẫn bất động. Ðây là cách thử cuối cùng của vua cha. Sau khi đã thi hành 17 cách thử thách, làm cho Ðức vua cùng triều thần đều hết phương kế, đồng cho Hoàng Tử là liệt, câm, điếc thật, là kẻ bất hạnh không nên dưỡng sinh [2] trong đền nữa. Vua cha định cho người đem đi hạ sát, mặc dù Hoàng Hậu hết sức thỉnh cầu, cũng không chuẩn cho. Vua bèn truyền cho đao phủ đem Hoàng Tử lên xe, ra cửa thành tây đưa vào rừng chôn sống. Vào đến rừng bọn đao phủ ngừng xe, đào hầm để chôn sống Hoàng Tử. Trong khi ấy, Hoàng Tử thấy là dịp may được lìa khỏi ngôi vàng mà từ lâu Ngài đã mong muốn. Ngài nghĩ rằng: "Ðây là cơ hội thuận tiện và cũng vừa lúc cho ta bày tỏ sự thật". Vừa nhận xét như thế, Ngài liền duỗi tay, chân để thứ sức mình. Thấy rằng có đủ lực lượng như thường. Ngài bèn xuống nắm gọng xe đưa lên khỏi đầu quây nghe vụt vụt. Lúc đó bọn đao phủ xem thấy kinh hồn, cho là phi thường, họ đến quì trước Hoàng Tử mà tạ tội, rồi phi báo cho vua và Hoàng Hậu hay. Vua cùng triều thần đồng ngự đến nơi, thỉnh cầu Hoàng Tử trở về kế vị vua cha. Hoàng Tử từ tạ và tâu cho vua cha rõ nguyên nhân mà Hoàng Tử phải nhận nhục với những thử thách đến 16 năm. Ngài mong thoát ly kế vị, để được xuất gia và xin vua cha cho phép tu đại sĩ. Thấu rõ nguồn cơn về trí nguyện cao cả của Hoàng Tử, vua cha không thể ép uổng và bất đắc dĩ phải phê chuẩn. Chẳng bao lâu, nhờ sự tinh tấn tu hành, đức Bồ Tát tham thiền đắc định phi thường. Ngài hiện thần thông,biến hoá cho mọi người thấy và thuyết về tội ngũ dục, khiến cho quân thần nhất là vua cha và mẫu hậu của Ngài đều phát tâm hoan hỷ trong sạch xin xuất gia tu theo rất đông. Khi mệnh chung Ngài được sanh lên cõi Phạm Thiên. Những người đã tu theo giáo pháp của Ngài cũng đều tuỳ định lực mà được sanh lên cõi trời Dục giới và Sắc giới cả. Khi chúng sanh được xem truyện Temiya Bồ Tát đã giải tóm tắt, quí độc giả nên tự hỏi mình rằng: Sự hành động của Temiya Bồ Tát có chi là quan trọng hay cao thượng chăng? Nếu chỉ xem sơ thiểu thì quí vị chỉ nghĩ rằng Bồ Tát Temiya vì quá mong được xuất gia, nên mới rán chịu bao thử thách đến 16 năm. Có khi cũng dám chê trách Ngài rằng sao quá nông nỗi. Quí vị nào có nhiều duyên lành mong sự giải thoát, rồi thẩm sát mới thấy rõ chơn lý mà phát tâm trong sạch. Vì sự tích của Temiya Bồ Tát có đầy đủ 4 trình độ pháp và 6 khuynh hướng pháp, phân tích như sau: - Ðức Temiya Bồ Tát cam tâm chịu với bao thử thách trọn 16 năm trường (thuộc về trình độ pháp thứ nhất "có nghị lực") - Ðức Temiya Bồ Tát quán tưởng thấy tội khổ trong địa ngục và đế vị là nguyên nhân cẩu thả, có thể gây nghiệp ác to tát. Ngài chán nản ghê sợ, ngôi vua sẽ đến cho Ngài, ví như người ghê tởm ô trược. Ngài quá sợ địa ngục hơn các cách thử thách mà vua cha đã ban hành đối với Ngài (thuộc trình độ pháp thứ nhì "có nhiều trí tuệ") - Ðức Temiya Bồ Tát, từ khi được nghe vị Thiên nữ khuyên phải nên Ngài quyết chí làm người liệt, câm, điếc cam chịu với các thử thách cho đến khi ra khỏi đền vàng, được như ý nguyện, dù là phải nhẫn nhục đến 16 năm (trình độ pháp thứ ba "quyết định kiên cố") - Ðức Temiya Bồ Tát cam chịu nhiều điều cực nhọc với chi xuất gia. Ngài tinh tấn tu chứng bát thiền và hướng dẫn phần đông, nhất là vua cha và mẹ Ngài cùng xuất gia theo giáo pháp của Ngài. Tất cả đạo sĩ hành theo đạo Ngài, từ thấp đến cao đều được sanh lên cõi trời (thuộc về trình độ pháp thứ tư "chỉ làm những điều lợi ích") Nói về bẩm tính của Temiya Bồ Tát, chúng ta thấy rằng Ngài "khuynh hướng không tham". Nhưng lúc họ bỏ, không cho Ngài thọ thực, trọn một, hai ngày mà Ngài vẫn điềm nhiên, không cử động. Chỉ cho ta thấy rằng Ngài có khuynh hướng không tham ăn, nhất là không tham ngai vàng, thật là một bậc phi thường vậy. Những điểm ấy cũng chưa cực kỳ quan trọng hơn là cách thử cuối cùng là vua cho đem các thanh nữ trang điểm xinh đẹp, toàn là con giòng vua, quan trong triều, đến khuê gợi tình ái,mà Ngài vẫn lãnh đạm. Ngài rất sợ về tình trường [3]. Ðiều này chứng tỏ rằng, Ngài có khuynh hướng không tham trong xúc thực phẫm (phassàhàra) tức là vật ăn mê mẫn tinh thần của phàm nhơn. Ðây chỉ cho ta thấy rằng: Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng không tham, dù là đối với thực phẫm và ngũ dục. Ðức Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng không sân là đối với các thử thách. Nếu kẻ khác bị bỏ không cho ăn 1, hai ngày thì phát sân, kêu la, than khóc là thường tình; hoặc có người đem nước mía thoa khắp mình, bỏ cho ruồi bu nút, thử hỏi mình có chịu được chăng? Ðây là đức tính phi thường của Xác định Bồ Tát. Ðức Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng xuất gia, bởi ngũ dục là nhân sanh tội lỗi, nhiều khổ hơn vui, là những điểm ám ảnh đời người phải chìm đắp trong bể khổ. Ðức Xác định Bồ Tát hằng khuynh hướng an tĩnh, là người hoan hỷ cho đao phủ trở Ngài vào rừng để chôn sống. Ngài không vừa lòng ở chốn huyên náo, ồn ào, rất trở ngại cho Ngài tu chứng Bát thiền được. Cần phải ngụ trong nơi thanh vắng, mới có thể làm được những đều thanh cao mau chóng và hướng dẫn kẻ khác làm điều lợi ích được dễ dàng. Ðây là đức tính phi thường của Xác định Bồ Tát. Sự an tĩnh có hai là:
Ðức Xác định Bồ Tát, hằng khuynh hướng thoát ly đế quyền, xuất gia tu đạo sĩ. Ngài cố gắng thực hành Chánh pháp, từ bỏ những vui thích thế sự, ảo mộng, vô thường bằng pháp thiền định, ấy là chí hướng phi thường của Xác định Bồ Tát. Chữ Xác định Bồ Tát, cũng như Temiya Bồ Tát, đều phải luôn luôn hành 30 Ba la mật, 4 trình độ pháp và 6 khuynh hướng pháp. Những pháp ấy hằng in sâu vào tâm não của các Ngài. Truyện Temiya Bồ Tát, đã diễn giải tóm tắt trên đây, chỉ cho ta thấy rằng: Chư Xác định Bồ Tát hay có tâm quả quyết trong sự xuất gia. Dù là một việc phước thiện nào, các Ngài cũng nhất định thực hành đầy đủ 4 trình độ là: Nghị lực, trí tuệ, quyết định, chỉ làm nhữnglợi ích đến mình và cho kẻ khác. Khi làm một việc gì, các Ngài hằng dùng trí tuệ trước tiên, để tìm xét theo nhân quả, thấy rõ có hiệu nghiệm, mới quyết định kiên cố thực hành cho đến khi mãn nguyện. Hơn nữa, các Ngài có đủ pháp khuynh hướng không tham, không sân, không si, xuất gia tìm nơi an tĩnh và thoát tục; không say đắm trong bả lợi danh của cuộc đời ảo mộng, cố công tu luyện cho đến khi chứng quả Phật. Quan sát cho tỉ mỉ, ta thấy rằng: Xác định Bồ Tát là bậc xuất chúng xứng đáng với lời mà đức Siddhattha tuyên bố trong lúc Ngài đản sanh rằng: AGGOHAMASMI SETTHO Ta là bậc cao nhất trên
đời SATTHÀ IMAM DHAMMADESANAM
ÀHARITVÀ: BHIKKHAVE - Này các Thầy! Chẳng phải Như Lai từ bỏ ngai vàng trong kiếp này đâu, kiếp sanh ra làm Temiya, Như Lai cũng bỏ đế vị vậy. SAMODHÀNESU - Ngài họp các tiền kiếp lại rằng; BHIKKHAVE: Này các Thầy! DEVADHITÀ: Nàng tiên nữ khuyên hỏi ta đó, sau này là Tỳ khưu ni UPALAVANNATHERÌ; SARATHÌ: xa phu sau là Xá Lợi Phất Tỳ khưu: SAKKO; Trời Ðế Thích sau là A Nậu Lầu đà Tỳ khưu; MÀTÀPITARO; cha mẹ của ta sau là Tịng Phạn Vương và MAYÀ Hoàng Hậu. SESAPARISA những bộ hạ tuỳ tùng, sau là hàng Phật tử. TEMIYA PANDITO: bậc hiền minh TEMIYA sau là (ÀHAMEVA) Như Lai vậy. -ooOoo- Chú thích:
-ooOoo- Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục |
Chân thành cám ơn anh NTH đã giúp đánh máy vi tính -- Bình Anson, tháng 6-2001
update: 10-06-2001