BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


THẬP ÐỘ

HỘ TÔNG TỲ KHƯU
(VANSARAKKHITA MAHA THERA)


  

[10]

NÀRADA JÀTAKA
TRUYỆN NÀRADA

BỒ TÁT TU HẠNH XẢ BA LA MẬT


AHURÀJÀ VIDEHÀNANTI IDAM DHAMMADE SANAM SATTHÀ LADDHIVANUDYÀNASAMIPE RÀJAGAHANAGARE VIHARANTO URUVELAKASSA PATTHERAM ÀRABBHA ATHESI

(ATTHÀ) – Một thuở nọ, đức Giáo Chủ ngự an trong rừng tre gần thành RÀJAGAHA, Ngài đề cập đến hoá độ đức URUVELAKASSAPA rồi thuyết về chuyện NÀRADA.

Các vị A xà lê kết tập Tam tạng nương theo Phật ngôn thứ nhất là: AHU RÀJÀ VIDEHÀNAM ITI... rồi giảng rộng rằng: Khi Ðức Thế Tôn thuyết DHAMMACAKKAPPAVANASÙTRA (kinh Chuyển Pháp Luân) xong, Ngài ngự đi hoá độ ba anh em, nhất là URUVELAKASSAPA bỏ tà kiến, cho xuất gia EHIBHIKKHU [1] trong Phật giáo, Ngài có tất cả 10 ngàn tỳ khưu tuỳ tùng, ngự vào kinh đô RÀJAGAHA để thủ lời hưá với Ðức vua Tần Bà Xa (BIMBISÀRA) rồi an nghỉ trong rừng tre gần kinh đô RÀJAGAHA.

Thuở ấy, Ðức vua Tần Bà Xa và 12 muôn dân cư, đồng nhau ngự đến lễ Phật, rồi ngồi nơi phải lẽ. Khi ấy, các Bà La Môn, triệu phú suy nghĩ rằng: Ðức URUVELAKASSAPA hành đạo theo đức sa môn GOTAMA hay là đức sa môn GOTAMA là đệ tử của Ngài URUVELAKASSAPA, có thể vậy chăng? Khi các Bà La Môn và triệu phú phát tâm nghi ngờ, phân vân như vậy. Ðức Ðại bi hiểu rõ tâm niệm của họ như vậy, Ngài muốn cho mọi người thấu đáo rằng: URUVELAKASSAPA tu theo giáo pháp của Ngài. Ðức thế tôn liền nói với đức URUVELAKASSAPA như vầy:

- KIMEVA DISVÀ URUVELAVÀSI AGGIN KISAKOVADÀNO PUCCHÀMI TAM KASSAPA ETAMATTHAM KATHAM PAHINAM TAVA AGGIHUTANTI.

- Này URUVELAKASSAPA! Ngươi là thầy dạy dỗ tất cả năm trăm đệ tử của ngươi trong xóm URUVELA, nay cớ sao nay ngươi liệng bỏ tất cả vật cúng dường lửa?

Ðức URUVELAKASSAPA mong tỏ bày nguyên nhân ấy cho rõ rệt, bèn quỳ bạch bằng câu kệ ngôn rằng:

- RÙPECA SADDECA ATHO RASECA KÀMITHIYO CÀBHIVADANTI YANNÀ ETAM MALANTI UPADHÌSU NÀTVÀ...

- Bạch Ðức Thế Tôn! Thông thường các Bà La Môn sáng lập đạo cúng dường lửa đó, là mong được tăng gia sắc, thinh, hương, vừa lòng phụ nữ, tham ngũ dục là điều không tinh khiết. Bạch Phật, tôi đã thấy và hiểu được sự cúng dường lửa là không trong sạch, là phiền não, lôi cuốn chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi. Bạch Phật, tôi quán tưởng thấy Niết Bàn là nơi dập tắt phiền não, không sanh diệt tức là ngũ uẩn. Tôi thấy chắc rằng Niết Bàn chẳng còn phiền não, thoát ly tam giới. Niết Bàn này chúng sanh không thể đến được, bằng ngoài đạo tâm của người được chứng quả, thoát ly tất cả thống khổ. Vì thế tôi chẳng còn ưa thích sự cúng dường lửa và bỏ cả vật cúng dường như thế.

Ðại Ðức URUVELAKASSAPA sau khi quì bạch, đáp như đã giải, chỉ mong cho công chúng biết rõ rằng Ngài là hàng Thinh Văn của đức Ðại Bi, rồi cuối đầu mọp nơi chân Ðức Phật mà tuyên bố rằng: SATTHÀME BHANTE BHAGAVÀ... Ðức Thế Tôn là đấng Giáo Chủ, tôi là Thinh Văn đệ tử của ngài. Ngài là đức Bổn sư của tôi.

Xong, đức URUVELAKASSAPA liền hiện thần thong bay lên hư không trung cao một cây thốt nốt, ba, bốn, năm, sáu, cho đến bảy cây thốt nốt, nghĩa là bay lên bảy lần, trở xuống mỗi lược đều quỳ lạy dưới chân của đấng Chánh Ðẳng Chánh Giác bảy lần như vậy, rồi đến ngồi trong nơi phải lẽ.

Ðại chúng xem tấy thần thông phi thường như thế, rất khâm phục và bàn luận cùng nhau rằng: Ðức Phật có nhiều uy đức. Ngài URUVELAKASSAPA mà chúng ta cho rằng là bậc A La Hán Phật chinh phục được, làm cho Ngài URUVELAKASSAPA phải bỏ vật cúng dường lửa, qui phục theo làm đệ tử của ngài.

Ðức Thế Tôn nghe đại chúng khen ngợi như vậy bèn phán rằng: "Này chư thiện tín! Như Lai được giác ngộ rồi, hoá độ URUVELAKASSAPA đây không phải lạ thường đâu. Khi xưa Như Lai sanh làm NÀRADA Ðại Phạm Thiên, còn tham, sân, si, nhưng cũng đã chinh phục URUVELAKASSAPA cho liệng bỏ các vật cúng dường lửa theo tà đạo", rồi Ngài nín thinh. Chư tỳ khưu mong được nghe tiền tích, nên quỳ xin Ðức Thế Tôn giảng tiếp.

Ðức Phật bèn thuyết về truyện NÀRADA rằng: Này các Tỳ Khưu! ÀTITE KÀLE: Trong thuở quá khứ, có vị Hoàng Ðế tên là ANGATIRÀJA trị vì trong thành MITHILÀ, đức Hoàng Ðế này trị dân theo chánh pháp.

Ðức Hoàng Ðế có một Công chúa tên là RUCÀ có quốc sắc, thiên hương, là vị đại phúc. Hoàng Ðế ANGATIRÀJA chỉ có con một, nên rất quý mến. Hằng ngày Ðức vua ban cho Công chúa những y phục quý giá và hoa thơm 25 hộp để nàng trang điểm, và thực phẩm cao lương mỹ vị vô giá. Mỗi nửa tháng Ngài đều cấp cho một ngàn lượng để Công chúa chi phí tuỳ sở thích.

Trong các quan hầu của vua, có ba vị đại thần là: VIJEYA, SUMÀNA và ALÀTA. Cả ba vị đại thần này đều vừa lòng vua. Khi đến ngày rằm tháng 12 (Ấn Ðộ), Ðức vua dạy trang hoàng đường xá, từ các châu thành đến hoàng cung thật là xinh đẹp, như thiên cung, rồi cho dân chúng diễn kịch vui chơi. Ðức vua phán hỏi các đại thần rằng: Này các khanh! Nay là ngày rằm tháng 12, trời thanh trăng tỏ, gió mát cảnh vui, vừa cho chúng ta lưu lại trọn đêm, để ngắm cảnh êm đềm lạc thú. Vậy các khanh có chi hay, hãy trình bày cho Trẫm nghe.

Khi ấy, vị đại thần ALÀTA tâu rằng: Hạ thần xét thấy, nếu bệ hạ đem binh chinh phạt thâu phục được các nước lân bang thành thuộc địa của Ðại Vương là hay nhất.

Ðức vua nghe bèn cấm ngăn, không vừa lòng lời tâu ấy.

Vị đại thần SUMÀNA thấy Ðức vua không chấp thuận, nên tâu: Hạ thần xin bệ hạ cho người sắm sanh cao lương mỹ vị, rồi cùng nhau ăn uống vui chơi, dạy cung nữ ca xang múa hát, thế mới thật là vui thú cho.

Nghe tâu như thế, Ðức vua không vui và cũng không buồn, Ngài nín thinh.

Về phần đại thần VIJEYA thấy Ðức vua không ưa thích ngũ dục, cho Ðức vua là bậc trí tuệ. Lệ thường bậc trí tuệ hằng mang được nghe pháp. Vậy ta nên tâu thỉnh Ðức vua đi nghe pháp chắc Ngài vừa lòng, nghĩ rồi tâu: Tâu, lệnh Hoàng Thượng, đêm nay đáng cho chúng ta đi tìm các sa môn hoặc Bà La Môn, hay hàng trí tuệ học cao hiểu rộng, thấy xa mà luận đạo hoặc hỏi những điều nan giải, để phá nghi cho chúng ta. Tâu, hạ thần thấy như vậy mới thật là hạnh phúc cho chúng ta.

Ðức vua ANGATIRÀJA rất hài lòng, Phật phán rằng: Khanh tâu như thế rất hay, vậy khanh biết rõ có bậc trí tuệ trong nơi nào, đáng cho Trẫm nghe đạo.

Khi Ðức vua phán như vậy, vị đại thần ÀLATA nghĩ rằng: Ta có một nội tổ là GUNÀJIVAKA ngụ trong vườn thượng uyển. Vậy ta nên tâu cho Ðức vua rõ, để Ngài đến đó, cho nội ta được làm thầy Ðức vua thì vinh dự biết bao. Nghĩ như vậy rồi đại thần ÀLATA bèn tâu rằng: Hạ thần có một nội tổ, hiện nay ngụ tại ngự uyển, Ngài là thầy tổ của phần đông, các Ngài dạy toàn là lời chân chánh và biết tri túc. Xin thỉnh bệ hạ đến luận đạo với nội tổ hạ thần, tin chắc Ngài sẽ phá nghi cho bệ hạ được.

Ðức vua ANGATIRÀJA bèn dạy sửa sang long xa và mặc triều phục có quan quân hộ giá cùng các đại thần ngự đến vườn thượng uyển. Khi gần tới, Ngài xuống xe, đi chân không vào gần thầy GUNÀJIVAKA rồi đưa tay lên lễ bái: Bạch Ngài GUNÀJIVAKA! Thân tứ đại của Ngài được điều hoà không? Thường ngày, Ngài có được thực phẩm cho vừa ngũ uẩn chăng? Không thiếu thốn thái quá chăng? v.v...

Khi Ðức vua ôn tồn tỏ lời hỏi ấm lạnh như thế, Ðạo sĩ GUNÀJIVAKA đáp:

- Uy nghi, chín khiếu tôi đã duy trì như thường lệ, thực phẩm cũng vừa đủ nuôi mạng, sự mạnh khoẻ ốm đau khi vầy khi khác v.v... Tâu Ðại Vương, trị vì được an vui, bệnh hoạn cũng không làm hại, Ðại Vương được sức khoẻ kiện toàn chăng?

- Bạch, tôi trị nước được thái bình, thân tâm mạnh khoẻ an vui. Bạch Ðạo sĩ, chúng tôi đến đây hy vọng hỏi những pháp mà chúng tôi còn nghi nan, cho minh bạch điều gì nên làm, việc chi phải tránh.

Xong, Ðức vua bạch hỏi rằng:

- Thông thường, Ðức vua trị an trong nước nên có:

Thiện pháp với triều thần
Phụng sự cha mẹ, các bậc thầy tổ và hàng trưởng thượng.
Ðối với vợ con.
Ðối với Sa Môn, Bà La Môn
Ðối với dân chúng bằng cách nào?
Tu hành thế nào mới được lên cõi trời?
Người trong đời này, sau khi mệnh chung được sanh về nhàn cảnh bằng nghiệp lành nào?
Những kẻ phải sa đoạ địa ngục, do nhâc ác gì?

(Với những câu mắc mỏ, vi tế và cao thượng ấy, Ðức vua ANGATIRÀJA nên hỏi đấng Chánh Ðẳng Chánh Giác, hoặc Thinh Văn Giác, bằng không có các bậc thánh nhân, thì tìm đức Bồ Tát, chẳng nên hỏi GUNÀJIVAKA, khác chi kẻ mù trong đêm tối, biết gì mà giải đuợc!)

Khi nghe hỏi như thế, Ðạo sĩ GUNÀJIVAKA không biết pháp gì mà giảng cho vua nghe, nên thuyết về pháp tà kiến rằng:

- "Tâu Ðại Vương, Ngài nên lắng nghe tôi giảng chánh pháp đây: Quả báo của thiện pháp không có đâu, không có tội phứơc chi cả, những kẻ mà vô trí thức mới nói có tội, có phước mà bố thí, trì giới là có được phước.

Tinh tấn bố thí, trì giới luật là luống công, vô ích làm cho tiêu hao tài sản, Thiên đàng, địa ngục cũng chẳng có, đời này không, cha mẹ cũng không, mà ông bà, thầy tổ cũng chẳng có. Thường ngày đây, sự tốt xấu như nhau, lành dữ cũng chẳng có, tiếng nói sát sanh, tiếng giết người cũng sai, ai giết, ai chết? Sanh ra là thành hình là nơi tập họp của bảy yếu tố, vui khổ và sinh mệnh. Ðến khi tan rã bảy yếu tố, đất thì theo đất, nước, gió, lửa, gió cũng theo mỗi yếu tố, vui khổ và sinh mệnh thì bay lên không trung. Như thế thì gọi giết ai, ai chết? Tiếng nói chúng sanh là gọi theo thông thường mà thôi, thật tra sự giết chết nhau không có. Khi bảy yếu tố tan rã chia lià rồi, đời chỉ sanh là chết. Là hết sinh mệnh. Hết thế nào được, sinh mệnh ở trên không trung. Người nào có thể làm cho hết sinh mệnh được. Mặc dù kẻ cướp đoạt của giết người như thế, nếu quan sát theo chân lý và tứ đại đem yếu tố đi, không có người cướp, cũng không có kẻ tà dâm.

Tâu Ðại Vương, con người trải đi trong vòng sanh tử luân hồi,cho đến hạn kỳ 84 kiếp rồi, thì tự nhiên trong sạch, dẫu thực hành cho trong sạch đến đâu, thì cũng phải đến hạn kỳ đó."

Ðức vua được nghe như thế, phán rằng: "Nếu quả phước không có, thì đi tìm nhà sư có ích gì?!" Nói xong, Ngài liền đứng dậy ngự về thành. Khi Ðức vua đến gặp GUNÀJIVAKA thì Ngài lễ bái, lúc trở về thì Ngài không từ giả chi cả. Vì GUNÀJIVAKA thuyết pháp tà kiến như thế, nên mới tiêu tan tất cả lợi lộc cúng dường như vậy.

Sáng ra, Ðức vua ANGATIRÀJA cho các đại thần tề tựa lại đông đủ, hỏi phán rằng: "Kể từ đây, các khanh hãy xếp đặt tìm kiếm cho đầy đủ ngũ dục để trang hoàng cung điện cho Trẫm thọ dụng được an vui. Trẫm không còn phụng sự lớn nhỏ trong triều chính như trước nữa. Ba đại thần là: VIJEYA, SUNÀMA và ÀLÀTA hãy lãnh trách nhiệm chỉ huy thay thế cho Trẫm đi,dẫu có việc đại sự chi cũng chẳng nên cho Trẫm hay, Trẫm không cìn phải bận lòng gì nữa cả. Các phước xá đã tạo trước nay nên phá hủy đi"

Ðến ngày 14, Công chúa RUCÀRÀJA cho đòi các cung nga đến dạy rằng: "Mai này là ngày mà Chư Thiên hội họp nhau, chúng ta sẽ đi thăm vua cha, các ngươi nên xếp đặt đồ trang sức và phục sức cho ta, cho khác hơn ngày thường."

Các cung nga vâng lời đem tràng hoa bằng lỏi trầm hương quý giá và các ngọc báu... cho Công chúa trang điểm. Sáng hôm sau, Công chúa cùng 500 cung nữ bạn của Công chúa cùng nhau đến chầu Phụ Vương của nàng.

Ðức vua thấy Công chúa đến chầu, Ngài rất vui mừng, rồi ban thưởng cho nàng 100 lượng tuỳ ý sử dụng. Ðây là vua cha cho theo thường lệ vì thương con, nhưng không ưa thích trong sự bố thí vì Ngài đã chấp hẳn tà kiến.

Sáng ra, Công chúa sắp đặt sẳn sàng để thọ trì bát quan trai giới và làm việc bố thí đến kẻ cô độc, nghèo đói, bệnh tật vừa với chí hướng của nàng. Sự xu hướng của Ðức vua nghe theo lời GUNÀJIVAKA dân chúng khắp thành BÀRÀNASÌ đều biết.

Các cung nga hay tỏ tự sự của Ðức vua, bèn vào tâu cho Công chúa biết. Công chúa tỏ được nguồn cơn sanh lòng buồn thảm, phiền muộn rằng: Phụ Vương không nên thân cận với GUNÀJIVAKA, kẻ không biết hổ thẹn như thế. Phụ Vương nên tìm hỏi đạo với các bậc Sa Môn chơn chánh, lẽ đâu lại vấn đạo nơi GUNÀJIVAKA! Nay, ngoài ta ra, ai dám khuyên Phụ Vương ta bỏ tà theo chánh được. Ta nhớ được bảy tiền kiếp, và biết được bảy hậu kiếp thành 14 kiếp. Ta sẽ đem giảng các kiếp và những nghiệp mà ta đã tạo, cả quả mà ta đã chịu cho vua cha nghe rõ, khiến Phụ Vương bỏ tà kiến mới được. Nếu ta vào chầu trong ngày nay, khi Phụ Vương hỏi nguyên nhân nào mà đến gấp. Theo thường lệ ngày rằm mới vào chầu, nếu ta tâu rằng vì được nghe Phụ Vương theo tà kiến mới đến, thế là không hợp thời. Thôi ta chờ đến một ngày nữa, như đã quen đến chầu từ trước, ta giả làm như không nghe biết chi cả.

Xét như thế, Công chúa chờ đến ngày rằm, nàng trang điểm xong cùng đi với các cung nga vào chầu vua cha, khi Công chúa kễ bái rồi nàng ngồi lên bảo toạ vàng. Ðức vua thấy con vào chầu, rồi cùng các bạn gái dung nhan xinh đẹp như các ngọc nữ trên thiên cung. Ngài rất vui lòng, rồi tỏ lời thiện cảm hỏi con rằng:

- Này con quí mến! Hoàng cung của con có đủ đồ trang hoàng, có ao sen, hoa thơm đủ màu, có cung nga mỹ nử hầu hạ, con được vừa lòng ưa thích chăng?

- Tâu, những trang sức, kẻ tuỳ tùng bộ hạ, cao lương mỹ vị... mà Phụ Vương ban cho, con rất được hài lòng. Tâu, mai này là ngày 30, có Chư Thiên hội họp, xin Phụ Vương cấp cho con 1000 lượng, để con bố thí như trước mà hồi hướng phước báu đến Phụ Vương.

Nói về Ðức vua ANGATIRÀJA từ trước Ngài hằng ban của tiền đến Công chúa RUCÀRÀJA, không chờ nàng phải xin và thường hay nhắc nhở nàng bố thí. Nay Ngài không cho, vì Ngài đã tin hẳn theo tà kiến, là bố thí không có quả phúc chi. Ðức vua phán Công chúa rằng: Này con RUCÀ! con đã bố thí nhiều, của cải cũng đã tiêu hao nhiều rồi, từ đây con đừng làm việc bố thí nữa, con hãy lo ăn cho no bụng, vui chơi còn tốt hơn. Trước kia cha không biết, tưởng rằng là được phước, có quả báo, lợi ích mới khuyên con làm. Nay cha được gặp giáo pháp mới nơi Ðạo sĩ GUNÀJIVAKA tu đạo loã thể, là vị giáo sư cao quí lắm. Ðạo sĩ dạy rằng: Không phước, không tội, thiên đàng không có, địa ngục cũng không, cha mẹ cũng không, đời này qua đời sau cũng chẳng có. Thường ngày đây, con người sanh ra là sanh với nhau, luân hồi 84 kiếp rồi trở nên trong sạch tự nhiên. GUNÀJIVAKA dạy cha như vậy.

Công chúa RUCÀ được nghe vua cha phán như thế, nàng rất buồn thảm. Ôi! Phụ Vương ta đã chấp hẳn theo GUNÀJIVAKA, vậy ta nên tường thuật 14 kiếp mà ta nhớ được, cho Phụ Vương ta nghe rõ quả phước và quả tội, để Phụ Vương bỏ tà quy chánh, trong giờ này. Xét như thế, nàng RUCÀ tâu rằng: Tâu Phụ Vương! Các bậc trí tuệ từ ngàn xưa có tuyên ngôn rằng: "Kẻ nào gần hạn si mê thì sẽ thành si mê, thân cùng lầm lạc thì sẽ lầm lạc theo, đây là những lời của những bậc tiền bối. Phụ Vương là dòng dõi cao sang quyền thế, có nhiều trí tuệ, lẻ đâu lại nghe lời của GUNÀJIVAKA, là hạng thấp hèn, vô ý thức. Phụ Vương là bậc trí tôn trong đời, không xu hướng theo tà kiến, những lời mà GUNÀJIVAKA đã giảng toàn là những điều xấu xa tội lỗi, hắn không biết hổ thẹn, Phụ Vương không nên tin tưởng. Vả lại, lời nói trước và sau không hiệp nhau rằng tội không tội, phước không phước, không có lợi ích, phước tội cũng không, đến 84 kiếp thì trở nên trong sạch. Như thế tại sao hắn không đi theo ngũ dục, lại tu là đạo sĩ lõa thể làm chi cho phải khổ sở như vậy? GUNÀJIVAKA là kẻ lạc đường, không thấy xa, như con phù du (con thiêu thân) thấy ánh sáng lửa trong đêm, cho là vui rồi nhảy vào lửa mà phải chết. Phù du chết vì ngọc lửa, thế nào GUNÀJIVAKA theo tà kến tìm không thấy hạnh phúc, sẽ chịu khổ trong bốn ác đạo vì sự lầm lạc, khác nào thiêu thân trong đó vậy. Những người đã lầm lạc tin theo GUNÀJIVAKA ắt sẽ bị hại chẳng sai, như loài cá ăn mồi của ngư ông, sẽ bị khổ chết không sao tránh khỏi, thế nào, kẻ tin lầm theo lời của GUNÀJIVAKA ắt sẽ sa trong bốn ác đạo chịu khổ lâu đời.

Tâu phụ vương, con xin thí dụ cho Phụ Vương rõ, như người thương mại chở chuyên rất nhiều hàng hoá, vì mong được lợi, tưởng là thuyền to đến khi nước ngập vào, thuyền đắm trong biển, khác nào kẻ làm tội mà chưa chịu quả khổ, là vì quả khổ chưa đến kịp, nên còn hưởng sự vui, khi nhân ác cho quả, phải mang lấy nghiệp khổ không sai.

Lệ thường, người sinh ra trong đời nên gần bạn lành và có hạnh kiểm tốt, biết tội phước, biết tốt xấu, lợi hại, chánh tà, thân cận các bậc hiền minh, bác học, lánh dữ làm lành, bố thí, trì giới, tham thiền, niệm Phật nghe pháp.

Những người được gặp thầy, bạn lành như thế, thì hằng được vui trong cõi này, đến kiếp sau được gần bậc có giới đức dẫn dắt, nhắc nhở, khuyên lơn thì sẽ trở nên bậc hiền nhân, biết rõ rằng đây là lành dữ, kia là tội phước. Khi đã rõ tội hay phước, rồi là nhân cho mình bỏ dữ về lành, chỉ làm điều phải đem hạnh phúc đến mình và cho kẻ khác, do nhờ thân cận bậc trí tuệ như thế. Những người tìm giao thiệp với bậc trí tuệ sẽ thành những bậc trí tuệ giống nhau, ví như lá cây có rãi nước thơm. Kẻ gần bậc hiền minh sẽ được các Ngài dìu dắt lên phẩm hạnh thanh cao đến nơi giải thoát. Những kẻ làm bạn cùng hạn si mê, hằng gặp những điều bất hạnh, những hạnh phúc dần dần sẽ hao mòn,của cải sẽ tiêu tan, vì hạng si mê vô trí tuệ thường rủ trong việc ác là sát sinh, trộm cắp... mặc dù mình chưa quen làm, chỉ thân thiết với kẻ si mê, mình sẽ trở nên hạng si mê. Ví như lá cây mà họ dùng gói cá thối. Thì lá trở nên hôi thối thế nào, người thân cận với kẻ ác sẽ là người ác như thế. Những người hay tìm gần kẻ si mê, ắt sẽ làm điều tội lỗi rồi sẽ sa đoạ địa ngục. Do đó, hàng trí tuệ không bao giờ thân cận với kẻ tối tăm, lầm lạc và luôn luôn tránh xa họ, vì khi đã si mê vô trí tuệ rồi hằng lầm lạc làm những việc trái với công lý và phải chịu khổ trong ác đạo lâu đời.

Tâu Phụ Vương, nếu Phụ Vương tôn sùng và tin lời GUNÀJIVAKA không nên đâu. Quả của thiện pháp có, quả của ác pháp cũng có: Làm lành hằng được vui, làm dữ phải chịu khổ, chẳng phải như lời GUNÀJIVAKA đã giảng đó đâu.

Những hàng nam nữ nào tinh tấn bố thí, trì giới ... các nam nữ ấy sẽ đến Niết Bàn. Kẻ nào làm điều tội lỗi phải chịu khổ trong bốn ác đạo. Luân hồi sanh tử nhiều kiếp .khi luân hồi đến 84 kiếp rồi được trong sạch chẳng phải đâu.

Tâu Phụ Vương, xin Phụ Vương hãy lắng nghe con tâu cho Phụ Vương rõ các tiền kiếp của con như vầy:

Một kiếp trước, con sanh làm con trai của người thợ bạc, ngụ trong kinh đô Rajagaha. Thuở đó, con gần bạn ác, nên tà dâm với vợ con người, nhưng khi hấp hối, nghiệp ác đó chưa trả quả, nghiệp lành của con đã tạo trong kiếp trước nữa đến cho quả, nên con sinh làm con trai của một triệu phú có 800 triệu trong thành Kosambi. Kiếp này con được gặp bạn lành, bạn con dẫn dắt con biết tội phước chánh tà ... Và nhắc nhở con làm việc lành nhất là bố thí, trì giới. Con tinh tấn thọ trì bát quan trai thường, nhưng đến khi mạng chung, cái phước đó chưa cho quả kịp, nghiệp dữ mà con đã tạo khi làm con trai của người thợ bạc theo kịp, nên sau khi chết phải sa đoạ trong địa ngục Roruva [2] rất lâu. Hôm nay con nhớ đến những thống khổ đó nên không dám cẩu thả dễ duôi. Con bị khổ trong đại ngục Roruva muôn phần thê thảm, không sao tả xiết. Ra khỏi địa ngục rồi, cũng chưa hết tội, con lại sanh làm lừa của vị đại thần trong thành Nakataràja, họ bắt thiến và dùng để cỡi, nếu không cỡi thì họ ắt kéo xe rất nặng nề, khổ nhọc. Khi chết khỏi kiếp lừa, sanh làm khỉ trong rừng. Khi ra khỏi lòng mẹ không bao lâu bị người ta ắt đem về thiến rất đau khổ, kêu la đến đâu họ cũng thiến cho được. Ðây cũng vì tội tà dâm đã tạo trong kiếp người, khi là con thợ bạc.

Tâu, sau khi chết khỏi kiếp khỉ, sanh lên làm người lưỡng tính [3] trong thành Vajìràja, do tội tà dâm còn dư xót, song nhờ phức hộ trợ nên mới làm người như vậy. Cha, mẹ, anh, em, ông, bà thân tộc bậu bạn hằng thương yêu con luôn. Sau khi chết con được sanh lên cõi trời là một Thiên nữ, hưởng phước trên Ðạo Lợi thiên cung, là Hoàng Hậu của Ðế Thích. Ðựơc làm hòang hậu của đức Ðế Thích bốn kiếp. Ðến kiếp thứ năm con sanh ra là Hoàng Hậu của vị trời JAVANA.

Một ngày nọ, đức JAVANA dẫn đi ngoạn cảnh, cùng các ngọc nữ tùy tùng đến hái hoa; các ngọc nữ hầu hạhái hoa đến tràng, đặng trang điễm cho con. Trong lúc đó con hết phước, nên hạ sanh làm con của Phụ Vương hiện giờ. Nay con đã được 16 tuổi rồi, nhưng đối với cõi trời thì chỉ một phút mà thôi, nên vị trời JAVANA và các cung nữ chưa biết con đã chết, còn đang lo xỏ hoa để trang điểm cho con. Khi bỏ ngũ uẩn kiếp này, con sẽ sanh lên cõi trời có nhiều uy lực và sẽ khỏi làm người nữ kiếp này đây.

IDAM NÀRADA VATTHUN - về truyện đức NÀRADA đây chư thiện nam tín nữ được nghe biết như đã vừa giải qua, có lẽ nghi ngờ và đặt câu hỏi rằng: Tại sao nói nàng công chúa nhớ được 14 kiếp (7 kiếp trước và bảy kiếp sau) nay lại thấy giải 13 kiếp và một kiếp vị lai, tại sao?

Xin giải rõ rằng: Nàng công chúa RUCÀ nhớ được bảy tiền kiếp, vì căn cứ khi nàng làm Hoàng Hậu của đức Ðế Thích, không phải đề cập về kiếp hiện tại, khi nàng là Công chúa RUCÀ đây. Bởi kiếp nàng là Hoàng Hậu của đức Ðế Thích đó, nàng nhớ được bảy kiếp vị lai và bảy tiền kiếp. Khi được sanh ra là Công chúa RUCÀ đây, nàng chỉ nhớ được 13 kiếp và một kiếp vị lai như thế thôi.

Nàng Công chúa RUCÀ giảng giải về tiền kiếp và vị lai kiếp cho Phụ Vương nàng nghe, có lời kệ ngôn rằng: người nào mong được làm người nam trong mỗi kiếp. Cần phải giữ không tà dâm, cho trong sạch. Người đã rữa sạch chân rồi, hằng tránh không cho dính bùn, vì sợ dơ bẩn. Vả lại, kẻ nào mong được lên cõi trời, nên chừa cải những điều tội lỗi, phải hành theo thập thiện (thân, khẩu, ý lành) trú trong pháp không cẩu thả (Appamadadharma) đừng làm hại chúng sanh. Chúng sanh sinh ra trong đời có đủ sự sang cả, uy quyền, được nhiều người kính mến tôn sùng, đều nhờ nghiệp lành của mình đã tạo từ bao kiếp trước.

Tâu phụ vương! Phụ Vương nên suy nghĩ xem tất cả mười sáu ngàn cung nga mỹ nữ, quốc sắc thiên hương như hàng ngọc nữ, ngày đêm hầu hạ Phụ Vương. Phụ Vương được các nàng hầu hạ, chầu chực do nhân nào, hay là Phụ Vương ngủ rồi có được, hoặc Phụ Vương làm điều ác đức mà được? Phải chăng nhờ kiếp trước Phụ Vương có bố thí, làm lành nên nay mới được thọ hưởng cao sang như vầy. Xin Phụ Vương bình tâm suy xét cho tường tận. Phụ Vương nghe lời của GUNÀJIVAKA, rồi Phụ Vương xét lại lời của bạn lành như con đã giải. Phụ Vương tin rằng đời này có quả báo như thế đi. Các Sa Môn, Bà La Môn cũng có, Phụ Vương đừng nghĩ sai như vậy.

Công chúa chỉ con đường lên thiên cung cho Ðức vua cha nhận thức phân minh như thế. Ðức vua ANGATIRÀJA được nghe, thì vui thích, vừa lòng lời giải của công chúa, nhưng vừa lòng bằng cách trống không, vẫn chấp hẳn tà kiến, một mực không chịu dời đổi kiến thức. Ðây là do sự thân cận với kẻ si mê, thiếu trí tuệ mới trở nên lầm lạc như thế.

Các bậc trí tuệ nên quán tưởng cho thấy rõ mà tránh xa, kẻ si mê ta chẳng nên ăn ở chung với kẻ ấy, xem kẻ đó như nọc độc. Nhưng khi đã lỡ (nên tìm gần các bậc hiền minh) vướng nọc độc rồi nên tìm các bậc hiền minh có thể sửa chữa khỏi được. Trái lại, kẻ nào thân cận với hạng người si mê, khó gỡ cho khỏi tay độc ác được và ắt sẽ bị hại không sai.

Khi Công chúa RUCÀ hết lòng giảng giải cho Phụ Vương nàng nghe, từ sáng sớm cho trọn đêm như thế, mà cũng không làm cho vua bỏ tà kiến theo chánh kiến được. Khi công chúa đã hết lòng khuyên giải để vua thức tỉnh vua cha mà bất thành như vậy, nàng nghĩ ta phải tìm phương pháp nào cho vua cha bỏ tà theo chánh mới được. Nghĩ xong nàng bèn đưa tay lên quỳ vái, khẩn cầu 10 phương, nguyện rằng: "Các Ngài Sa Môn, Bà La Môn có giới đức, Chư Thiên Phạm Thiên có nhiều uy lực trong thế gian, xin giúp tôi để cởi mở tà kiến cho Phụ Vương tôi. Nếu ân đức của cha mẹ có thật, cầu xin các Ngài hãy làm cho Phụ Vương tôi đừng vướng tà kiến nữa, hiện trong giờ này."

Khi công chúa RUCÀ cầu nguyện xong, rồi quỳ lạy 10 phương, khiến cảm ứng đến đức Bồ Tát của chúng ta là đức NÀRADA. Ngài có nhiều đức từ bi, thường tìm xem sự phải quấy của chúng sanh. Khi đức Bồ Tát NÀRADA quán tưởng thấy rằng Công chúa RUCÀ mong Phụ Vương nàng bỏ tà kiến, cầu khẩn Chư Thiên hộ trì, Ngài suy nghĩ rằng: Thật vậy, ngoài ta ra không ai làm cho Ðức vua ANGATIRÀJA bỏ tà kiến được. Vậy ta hãy tế độ nàng Công chúa RUCÀ, cho Phụ Vương nàng bỏ tà kiến, đem đến chúng sanh những điều hạnh phúc. Hôm nay ta nên xuống bằng cách này đây: Ta giáng hạ xuống bằng tướng người xuất gia có phạm hạnh, là bậc mà đại chúng thường tôn kính.

Bồ Tát xét như thế liền biến ra người xuất gia, tướng mạo đường đường chính chính, có đủ y bát rõ ràng, hào quang chiếu sáng như vầng trăng tỏ trong đêm rằm. Ngài ngự trên không trung ngay trước mặt vua ANGATIRÀJA trong lúc ấy.

TAMATTHAM ATHÀTAMÀ BRHMALOKÀ NARADO NASSIPAJAM JAMBÙDÌPAM APEKKHANTO ADUSARÀJÀNAM ANGOTITATO PATITTHAPÀ SAVE VEDEHASSA PUGATO TABBADISVÀ NUDAPATTAM PÀIMAM VANDA THÀTI YAM ATTHAM

Ý nghĩa nào không rõ rệt trong câu chuyện Ðức Thế Tôn khi thuyết có ý nghĩa đó, Ngài giảng bằng câu chuyện Phật ngôn rằng: "BHIKKHAVE – Này các thầy Tỳ Khưu! Khi đức Bồ Tát xem thấy trong thế gian có Ðức vua ANGATIRÀJA tà kiến, rồi thương hại Công chúa RUCÀ, nên giáng hạ từ cõi trời Phạm Thiên ngự trên không trung ngay hoàng cung, trước mặt Công chúa RUCÀ, nàng xem thấy hết lòng hoan hỷ rằng: "Ngài đến trong giờ này đây, là vị trời từ bi sẽ tế độ ta, sẽ làm cho Phụ Vương ta bỏ tà kiến không sai", rồi nàng quỳ lạy đức Bồ Tát trong khi ấy.

Nói về Ðức vua ANGATIRÀJA khi thấy đức Ðại Phạm Thiên NÀRADA ngự trên hư không ngay mặt ngài. Ngài sợ uy đức của trời Phạm Thiên, không thể ngồi trên bảo tọa được, Ngài bèn ngự xuống đứng nơi đất mà hỏi rằng:

- KUTO NU ÀGACCHÀSI DEVAVANNI OBHÀSAYAM SABBARÀTTI CANDIMÀVA KATHEHI ME PUCCHITAM NÀMA GOTTALAM KATHAM NA JÀNANATI MANUSSALOKETI

Tôi xin hỏi Ngài: Ngài có tướng mạo quang minh như Chư Thiên hào quang củaNgài chói lọi trên không trung như ánh sáng mặt trăng trong đêm. Ngài đây, từ nơi nào đến, quý danh Ngài là chi? Xin Ngài cho tôi biết rõ tên họ phân minh

Ðức vua ANGATIRÀJA cho rằng đức NÀRADA là hạng phàm nhân, nên không làm lễ. Ðức NÀRADA hiểu rằng Ðức vua ANGATIRÀJA tưởng là cõi khác không có, vậy ta nên giảng cho vua hiểu rằng cõi khác cũng có. Nghĩ rồi đức Bồ Tát tỏ bằng kệ ngôn rằng:

- ANAM PIDEVATO IDÀNI EMA OSABHÀYAM SABBARATTI CAMNDIMAVE AKKHAPITE PUCCHITO NAMAGOTTAM JÀNANTI NARODO KASSAPOTI.

- Này Ðại Vương! Ta đây từ cõi Chư Thiên mà đến, vì ta là trời, nên mới có hào quang rực rỡ,như ánh sáng của mặt nguyệt trong đêm. Ðại chúng nên biết ta là NÀRADA họ KASSAPA đây.

Ðức vua ANGATIRÀJA nghe được rồi nghĩ rằng: "Ðức NÀRADA nói Ngài từ Thiên cung mà đến, lời này chứng tỏ rằng có cõi khác, vậy điều này ta sẽ hỏi sau". Ðức vua ANGATIRÀJA bèn hỏi rằng: Bạch đức NÀRADA, tướng mạo của Ngài thật khác phàm phu, uy đức của Ngài rất đáng tôn trọng. Ðức NÀRADA ngự trên không trung đi trên không, thật là phi thường. Tôi xin hỏi về thần thông mà Ngài NÀRADA có đó, do nhân nào, nguyên nhân chi?

- SANCADHAMMO VADAMOPÀJA PATOGUNÀNA METECAGATA PURÀMÀ

- Tâu Ðại Vương! Tôi hiện thần thông đây, vì tôi được chế ngự ngũ căn, đè nén phiền não pháp là xan tham, sân hận, si mê. Tôi tinh tấn bổ túc không bỏ qua thiện pháp, nhân đó nên thần thông và uy lực mới được toại nguyện, đi, đứng, ngồi trên không trung được như vậy.

Ðức vua ANGATIRÀJA đã chấp hẳn tà kiến trong tâm, khi được nghe đức NÀRADA giải như vậy thì sanh nghi cho rằng điều nói có thiên đàng đó tin không được, mới hỏi rằng:

- Bạch Ngài NÀRADA, Ngài dạy pháp cho kết quả thần thông phi thường, lời Ngài nói đây thấy rằng có phước như thế nào? Ðây là những điều Ngài vừa giảng qua nhưng tôi còn sanh nghi ngại.

- Ðại Vương cứ hỏi theo ý muốn đi, tôi cho phép, không sao đâu. Tôi sẽ giải cho Ðại Vương được phân minh, cho hết hoài nghi. Chẳng phải tôi giải bằng lý thuyết suông đâu, tôi sẽ cụ thể hoá cả lý nhân quả trước, sau để phá nghi cho Ðại Vương. Vậy Ðại Vương hoài nghi điều gì cứ tuỳ tiện hỏi đi.

Ðức vua ANGATIRÀJA bèn bạch hỏi rằng: Bạch Ngài NÀRADA, tôi hỏi đây xin Ngài trả lời theo chân lý đừng dối giả. Này Ngài NÀRADA! Ðiều mà chúng sanh hằng gọi là Chư Thiên, Phạm Thiên cõi này, cõi kia có thật hay không? Chư Thiên nam, Chư Thiên nữ có thật chăng?

- Này Ðại Vương! Chư Thiên có thật, đ?c Ðế Thích, đức Phạm Thiên có thật, cõi này cõi kia có thật như chúng sanh đã kêu rằng KAMESUKHITÀ MIDA VAMULÀHA. Ngươi không nhìn nhận trong thiện nghiệp là kẻ vô trí tuệ đó, không biết rằng có Chư Thiên nam, Chư Thiên nữ, có đức Ðế Thích, đức Phạm Thiên, có cõi này cõi khác, thế gọi là người thiếu trí tuệ và trí nhớ.

Ðức vua nghe đức NARÀDA trả lời như vậy bèn cười nhạo rằng: Bạch Ngài ARÀDA, Ngài nói cõi khác có, con người ra khỏi cõi này, sanh lên cõi khác có gia tài, của cải, chỗ ngụ, nơi ăn trong cõi khác, trong ngày vị lai có thật. Nếu Ngài NÀRADA thấy chắc, tin chính xác như thế xin Ngài cho tôi mượn 500 lượng, song kiếp này tôi chưa trả, Ngài NÀRADA sẽ lấy lại trong kiếp sau tôi sẽ trả bằng hai số mà đức NÀRADA cho tôi mượn đó, nghĩa là tôi sẽ trả 1000 lượng trong kiếp vị lai, đức NÀRADA dám cho tôi mượn không?

Khi Ðức vua ANGATIRÀJA nói như vậy. Ðức đại phạm Thiên Bồ Tát tỏ lời khiển trách rằng: Ðại Vương nên hiểu, nếu đại vương có giới nói lời ngay thật, là người hiền lành có thiện pháp trong tâm, khi ra khỏi cõi này rồi không sinh trong bốn ác đạo, như thế, tôi mới cho Ðại Vương mượn 500 lượng. Còn Ðại Vương không có giới đức, không chân thật, có tâm ác, xa lánh thiện pháp, từ trước tới giờ chỉ có si mê, sân tham, theo phái tà kiến, thì không sao tránh thoát bốn ác đạo đâu, phải sa trong địa ngục chịu khổ não muôn phần, lâu đời nhiều kiếp. Như thế, 1000 lượng đó, biết bao giờ Ðại Vương mới đem trả lại cho tôi, dẫu tôi có theo đòi hỏi cũng không được, vì lửa địa ngục có ai thay thế ai, tôi đâu dám theo đòi Ðại Vương trong điạ ngục. Thông thường, trên thế gian này, nếu họ thấy ai tốt , lành thì cho mượn hoặc cho luôn cũng có. Còn họ biết rõ là kẻ xấu, không ngay thật cho mượn thì không gì mà đòi được, như vậy họ đâu cho. Như Ðại Vương đương mở miệng mượn 500 lượng để kiếp sau trả 1000 lượng tôi quan sát biết rằng khó đòi lại được, vì Ðại Vương là kẻ tội lỗi, chấp tà kiến, đã phá bỏ các phước xá bố thí từ trước, không thọ giới, cũng không niệm Phật, chỉ làm việc ác, tà dâm vợ con người. Ðại Vương tạo đầy tội ác sau khi tan rã ngũ uẩn phải sa địa ngục, như vậy Ðại Vương được của đâu mà Ðại Vương trả cho tôi, dẫu tôi có theo đòi Ðại Vương trong địa ngục đi nữa cũng vô ích.

Khi đức Phạm Thiên Bồ Tát nói như thế, vua ANGATIRÀJA không lời lẻ nào đáp lại được đành nín thinh, trong khi đó.

Trong lúc ấy,đại chúng rất hân hoan sung sướng reo mừng khắp kinh thành rằng đức NÀRADA có nhiều uy lực, đáng làm cho Ðức vua bỏ tà kiến được.

Nhờ thần lực của đức Bồ Tát, tất cả nhân dân trong thành MITHILÀ rộng hơn sáu do tuần đều được nghe đức NÀRADA Bồ Tát giảng đạo.

Ðức NÀRADA Bồ Tát nghĩ rằng: Ðức vua ANGATIRÀJA này đã chấp vững lập trường tà kiến. Vậy ta nên tả cảnh khổ hải nơi địa ngục cho Ngài sợ mà bỏ tà kiến; rồi sẽ cho thấy cảnh hạnh phúc trên Thiên cung, an ủi cho Ngài vui thích mới được. Ðức Bồ Tát bèn nói rằng: Này Ðại vương! Nếu Ngài không bỏ tà kiến, sau khi chết sa vào địa ngục, được thấy loài thú to miệng lửa cháy đỏ đến cắn mỗ, banh da xẻ thịt, uống máu Ðại Vương, thân hình Ðại Vương dứt từng đoạn máu chảy dầm dề xem rất thê thảm, chết rồi phải sống trở lại chịu khổ nữa; phải bị lao sắc đâm từ đầu đến chân, ví như cá bị người lấy cây đâm từ miệng đến đuôi. Chết rồi tái sanh để chịu khổ nữa. Có quỷ sứ dùng các vũ khí lửa cháy hoả hào, đánh đập tội nhân cho thân thể đứt lià từng khúc... Ðại Vương càng kêu la, khóc kể, thì càng bị đâm bằng buá, lao, riều, niềng sắt cháy đỏ. Ðại Vương chạy khỏi địa ngục đó, quỷ sứ rượt theo đánh đập bảo phải trèo lên địa ngục cây gòn, có gai sắt nhọn, bén dài 16 ngón tay, cháy hảo hào. Ðại vương vừa leo lên phía dưới quỷ sứ dùng côn sắt cháy đỏ đánh đập, làm cho gai sắt cây gòn đâm thủng đến thịt đến xương. Khi Ðại Vương leo lên bị đánh, lúc tuột xuống cũng bị đập rất là đau khổ không sao kể xiết. Quỷ sứ đánh đập như thế cho Ðại Vương chạy đến địa ngục gươm. Vào địa ngục này, gió quạt lá cây thành gươm, chém đứt tay, chân, mũi, miệng, mặt, rồi sa vào địa ngục đồng sôi. Cảnh khổ trong chảo đồng sôi thật là thảm khốc, xong, quỷ sứ thả cây sắt cháy đỏ, cho uống nước đồng sôi, Ðại Vương chịu đau khổ không sao kể xiết. Chết rồi còn sống lại để chịu hành phạt như vậy nữa. Như thế ai theo đòi 1000 lượng bạc trong các địa ngục đó được?

Này đại vuơng! Nếu Ðại Vương không bỏ tà kiến, sẽ đoạ trong địa, bị quỷ sứ hành hạ, bắt Ðại Vương tra vào xe sắt cháy hỏa hào, như bò trâu bị kéo xe vậy, rồi quỷ sứ dùng côn sắt cháy đỏ đánh bổ trên đầu, thân thể toàn mủ máu. Như vậy Ðại vương nghĩ sao?

Ðức vua ANGATIRÀJA khi được nghe đức NÀRADA Bồ Tát giảng thuyết như thế, kinh tâm tán đởm sợ hãi vô cùng, mong tìm nơi nương dựa ở đức Bồ Tát, bèn tỏ lời cầu khẩn rằng: Tôi được nghe đứcNÀRADA giảng giải các nỗi thống khổ trong địa ngục, tôi lấy làm ghê sợ, tâm hồn rung động, ví như cây tróc gốc, lá lìa cành. Tôi là người lầm lạc, nay tôi nhận biết mình là si mê, lầm lạc rồi, tôi rất sợ khổ trong địa ngục. Nay tôi không nơi nương nhờ, ví như người bị chìm thuyền trong biển cả, cầu ngài NÀRADA từ bi cứu vớt tôi ví như cù lao là nơi nương nhờ của người bị chìm thuyền nơi đại hải. Xin Ngài NÀRADA là nơi nương cậy của tôi, như ngọn đèn là nơi nương nhờ kẻ lạc đường trong đêm tối. Giờ đây tôi chỉ biết nhờ Ngài NÀRADA mà thôi. Xin đức NÀRADA từ bi thương xót, chỉ dẫn tôi, giảng giải con đường Thiên đàng trong sạch, để tôi tinh tấn thực hành theo trong giờ này.Thấy Ðức vua ANGATIRÀJA đã hối cãi ăn năn, bỏ tà theo chánh, đức NÀRADA Bồ Tát bèn chỉ rõ con đường tu hành trong sạch, để dẫn dắt Ðức vua như vầy:

Này đại vương! Các Ðế Vương ngày xưa là URINNARÀJA và sáu Ðức vua khác, các Ngài hằng bố thí đến các vị Sa Môn, Bà La Môn, nên sau khi tan rã ngũ uẩn đều được sanh lên sáu cõi trời dục giới Thiên. Chẳng phải chỉ có thế thôi đâu, còn rất nhiều Ðức vua khác, có đức tin trong sạch bố thí, trì giới rồi cũng được thị sanh lên cõi trời. Ngài hãy chuyên cần làm phước bố thí, trì giới cho trong sạch đi, quả phước của sự bố thí có thể đem Ngài lên cõi trời. Ngài nên cho người đem cơm, nước, y phục v.v... Cho đến kẻ cô độc, nghèo nàn và dâng cúng đến bậc tu hành. Ðại Vương dạy quân đi báo cáo cho dân chúng trong và ngoài thành hay, ai mong được cơm, nước, y phục v.v.... thì đến thọ lãnh về dùng. Những trâu, bò, ngựa voi đã già yếu, ngài nên cho thả, đừng bắt chúng nó kéo xe, làm việc nặng nề như trước nữa. Với những quan lại tuổi đã già sức yếu, Ðại Vương chẳng nên thải hồi, phải ban huệ như trước. Này Ðại Vương! Tôi khuyên Ðại Vương lánh dữ làm lành, đây là chỉ mong Ðại Vương tránh khỏi bốn ác đạo, được lên thiên cung. Khi sanh lên thế gian sẽ được giàu sang phú túc, nhờ sự bố thí như thế.

Quả báo của sự bố thí sẽ đem đến người nghèo đói được sự an vui, được thiên hạ yêu mến kính vì. Mặc dù pước bố thí cao quí như vậy, cũng chưa bằng phước của sự trì giới. Trì giới có nhiều quả báo hơn bố thí. Người tin tấn trì giới, ví như trang điểm bằng bảy báu quí giá nhất trên đời. Kẻ không trì giới ví như không trang sức.

SILAM YÀNA MUTTANAM: Giới ví như một cơ quan giao thông để thoát khổ, có thể dẫn chúng sanh thoát ly ác đạo. Giới là phương tiện để đưa hành giả lên cõi trời Niết Bàn. giới làm cho người được tinh khiết khỏi phiền não.

SÌLA MOKKHASSA SAPÀNÀ: Giới là cái thang cho người đi đến nhàn cảnh là Niết Bàn.

Này Ðại Vương! Ðại Vương tinh tấn thọ năm giới, tám giới đừng cho dứt, vì quả báo của giới thật là cao quý nhất.

Ðức Bồ Tát giảng giải về pháp bố thí và trì giới như thế rồi, đức Bồ Tát nghĩ thêm rằng: "Thật, Ðức vua này, nếu như ta thuyết pháp đem thí dụ thân thể với long xa, Ngài sẽ ưa thích lắm". Ðức Bồ Tát liền giảng rằng: Này Ðại Vương! Ngài đem thân thể của ngài như long xa, chú tâm như người xa phu, có tâm không làm khổ chúng sanh, nên chia sớt vật dụng đến các thầy Sa Môn, Bà La Môn, kẻ cơ hàn đói khát và cô độc; TAM PÀDASANNA: Chế ngự hai chân, không làm ác nghiêp bằng chân; TAM HATTASANNA: Chế ngự hai tay,không làm nghiệp dữ bằng tay. TAM KUCCHISANNA: Chế ngự bụng là dùng thực phẩm cho vừa; chế ngự miệng đừng nói chuyện nhiều, chỉ nói những lời hữu ích, ngay thật, hiền lành, mát mẻ, hoà nhã, đoàn kết, đừng dùng lời sang đàng mất thì giờ quí báu. Cần phải nói lời nhã nhặn với tất cả mọi người. Có đức tin trong sạch đối với Tam Bảo, tìm nghe thuyết pháp, chế ngự nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, tâm. Ðừng đ? ác pháp phát sanh lên được, như dây cương giữ ngựa chạy cho ngay không coh sân hận do tâm bác ái đến mọi loài, tham thiền tập trung tư tưởng vào một đối tượng, cho tâm không phóng túng theo ngoại trần, cho trí tuệ phát sanh để diệt trừ phiền não, nhất là tà kiến, ngã mạn. Muốn cho các đức tánh ấy mau được tấn hoá, cần phải thân cận bậc trí tuệ, làm người dễ dạy, thật tâm vâng lời chỉ giáo của các ngài, đó là điều cần thiết.

Ðức Bồ Tát thuyết pháp cho Ðức vua ANGATIRÀJA bỏ tà kiến như thế, rồi khuyên Ðức vua thọ trì bát giới, nên tâu rằng: "Từ nay Ðại Vương đừng gần kẻ ác, phải tìm nương với bạn lành, chớ dễ duôi quên mình như trước nữa". Xong, đức NÀRADA Bồ Tát tỏ lời khen Công chúa và khuyên bảo các cung nữ, rồi Ngài trở về cõi trời phạm thiên, theo uy lực thanh cao thấy rõ trước mắt đại chúng như thế.

Về phần Ðức vua ANGATIRÀJA, Ngài thực hành theo giáo huấn của đức NÀRADA Phạm Thiên Bồ Tát, bố thí, trì giới, tham thiền, sau khi thăng hà được lên cõi Thiên cung.

SATTHÀ ISAM DHAMMADESANAM ÀHARITVÀ. Ðức Chánh Ðẳng Chánh Giác khi giải về tích đức Phạm Thiên NÀRADA Bồ Tát rồi Ngài gọi: BHIKKAVE – này chư Tỳ Khưu! URUVELAKASSAPA được bỏ tà kiến không phải chỉ nhờ Như Lai trong kiếp này đâu, thuở sinh làm Ðức vua ANGATIRÀJA được bỏ tà kiến cũng do Như Lai trấn áp như đã giải trên.

Ðức Thế Tôn bèn hội các tiền kiềp như vầy: TADÀ – Trong khi đó (ALÀTO) đại thần ALÀTA nay là Ðề Bà Ðạt Ða ; (SUNÀMO) đại thần SUNÀMA nay là BHADHAJITHERA; (VIJAYO) đại thần VIJAYA nay là Ðại Ðức Xá Lợi Phất ; (VIJAKO) VIJAKA nay là Ðại Ðức Mục Kiền Liên; (LACANAPUTTO) Ðức vua JIVANA nay là Tỳ Khưu SUNAKKHATABHIKKHU; GUNOGUNÀJIVAKA nay là ACELAKAJÌ; RUCÀ công chúa nay là Ðại Ðức ANANDA; (RÀJÀ, Ðức vua ANGATIRÀJA nay là Ðại Ðức URUVELAKASSAPA; MAHÀBRÀHMA BODHISATTA đức Ðại Phạm Thiên Bồ Tát tức là Như Lai, SAMMÀSAMBUDDHO là đức Chánh Ðẳng Chánh Giác đây.

Chú thích:

[1] Khi Ðức Phật gọi như vầy "Người hãy là Tỳ Khưu đi" thì đầu được cạo, thân mặc y ngay, như người đã xuất gia 100 hạ.

[2] Roruva.

[3] Có cả tính nam và tính nữ.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn anh NTH đã giúp đánh máy vi tính -- Bình Anson, tháng 6-2001


[Trở về trang Thư Mục]

update: 10-06-2001