BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
HỘ
TÔNG TỲ KHƯU
(VANSARAKKHITA MAHA THERA)
SUVANNASÀMA
JÀTAKA BỒ TÁT TU HẠNH BÁI ÁI BA LA MẬTThuở nọ, đức Thế Tôn ngự tại Kỳ viên Tịnh xá của trưởng giả Cấp Cô Ðộc, vì lòng từ bi về lời thỉnh cầu của chư Tăng mà giảng thuyết rằng: ATITE KÀLE BHIKKHAVE... Này các thầy Tỳ khưu! Trong kiếp quá khứ, tại thủ đô BÀRÀNASÌ có Ðức vua KARALYAYAKSA trị vì, quốc dân được an vui lạc nghiệp. Thưở ấy, có hai ngư ông ngụ hai bên bờ một con sông kết bạn thân cùng nhau, hằng ngày thường lai vãng thăm viếng và có hứa cùng nhau rằng, nếu một bên sanh con trai, một bên sanh con gái, thì sẽ làm thông gia. Không bao lâu, hai người vợ của hai bạn ngư ông, một người sanh con trai, một người đẻ con gái. Cha mẹ bên gái đặt tên con là PÀRIKÀKUMARÌ, bên trai đặt danh con là DUKURAKUMÀRA. Khi hai con đến tuần cập kê, cả hai đều có nhan sắc xinh đẹp. Một hôm, cha mẹ cô PÀRIKÀ, hỏi con rằng: "Cha mẹ đã hứa từ lâu sẽ làm suôi với người bạn bên kia sông. Nay con đã lớn khôn, cha mẹ định gả con cho cháu DUKURAKUMÀRA là con của ngư ông ấy, con nghĩ thế nào?" Nàng PÀRIKÀ nghe cha dạy như thế, bèn nghĩ rằng: Cha mẹ ta là dòng dõi làm nghề sát sanh để nuôi sống, không hổ thẹn và ghê sợ tội, nếu ta nghe theo, ta cũng sẽ là hạng ngư ông, sau chết không khỏi sa trong ác đạo, phải chịu khổ nhiều đời kiếp. Nàng thưa rằng: "Con không ưa thích làm nghề sát sinh đâu". Cha mẹ nàng thấy vậy nín thinh. Về DUKURAKUMÀRA, cha mẹ chàng cũng khuyên chàng cưới cô PÀRIKÀ, DUKURAKUMÀRA nghĩa rằng: Cha mẹ ta chỉ biết làm nghề ác, nếu ta nghe theo ắt không tránh khỏi chịu quả khổ trong địa ngục. Vạn vật trong đời toàn là vô thường vắn vỏi, ta ưa thích phụ nữ làm gì! Ta hãy xuất gia tu hành thoát khỏi phiền não. Chàng thưa với cha mẹ, xin cho phép chàng xuất gia tìm đạo. Sáng hôm sau, vị thanh niên DUKURAKUMÀRA dậy sớm suy nghĩ rằng: Ta không vừa lòng thương tiếc trong phiền não dục, theo lời chỉ giáo của cha mẹ ta. Nhưng không rõ tâm của nàng PÀRIKÀ ra sao, vậy ta nên gởi thư hỏi thử ý kiến nàng xem, rồi chàng liền viết thư như vầy: "Này nàng thanh nữ PÀRIKÀ, nàng có sắc lịch thiên hương. Cha mẹ nàng vui lòng gả nàng cho ta. Ta không ưa thích tình dục, mong dứt bỏ phiền não để tránh khỏi địa ngục. Vậy nàng nghĩ thế nào?" Viết xong bảo kẻ ở chuyển giao đến nàng PÀRIKÀ. Xem qua thư của DUKURAKUMÀRA, nàng khen rằng: Chàng thanh niên này cũng có chí hướng như ta. Vậy sau khi làm lễ thành hôn ta sẽ tu hành, được dễ dàng hơn. Vị DUKURAKUMÀRA được thư trả lời như ý muốn, hết lòng hoan hỷ. Sau khi đã hành lễ cưới rồi, mỗi người đều giữ bổn phận ngủ riêng khác với thường nhân. Ngày nọ, vợ chồng bèn bàn cùng nhau, nếu ta ở chung với cha mẹ ta là người sát sanh như vầy, ta phải tuỳ cha mẹ, rồi bị sa địa ngục. Vậy ta hãy xin phép cha mẹ cho chúng ta vào non tu luyện, mới mong thoát ly ác đạo được. Sáng ra hai vợ chồng DUKURA đến lạy xin phép cha mẹ đi xuất gia vào rừng. Cha mẹ không vui lòng và nói rằng: "Hai con nên ở nhà rán tập rèn nghề nghiệp cho thuần thục, để nuôi mạng như cha mẹ, có hay chăng? Hai con không phải là kẻ tê bại chân tay mà bỏ nghề của cha mẹ". DUKURA nài nỉ rằng: "Chúng con không dám hành nghề sát sanh, vì sự giết hại sanh linh rất là tội lỗi, sau khi chết phải chịu khổ trong địa ngục, không ai cứu vớt được" Nghe con nói như vậy cha mẹ càng nổi giận mà mắng rằng: "Hai con là kẻ lười biếng. Vậy hai con muốn đi thì cứ đi, và từ đây đừng trở lại nhà này nữa". Ðược cha mẹ cho phép, vợ chồng DUKURA rất hoan hỷ, lạy từ tạ cha mẹ, rồi đồng nhau vào rừng hành đạo. Sự xuất gia của DUKURA và nàng PÀRIKÀ rất trong sạch, phát sanh lẽ cảm ứng đến đ?c Ðế Thích, Ngài biết rõ tự sự, bèn sai một vị trời xuống tế độ vợ chồng DUKURA. Vị trời ấy xuống phía trước gần nơi đó, biến ra hai tịnh thất nhỏ, rồi đề chữ trước thất rằng: Nếu người nam nữ nào đã phát nguyện làm đạo sĩ, hãy vào đây ngụ được tự do như của mình, vị trời ấy bay về tâu cho đức Ðế Thích rõ. Vợ chồng DUKURA đi đến hai tịnh thất, có đủ hụ tùng, nhìn lên thấy bảng đề lấy làm vui thích, rồi nguyện làm đạo sĩ, tu phạm hạnh không nhớ tưởng đến vật dục phiền não dục nữa. Thời gian qua, trời Ðế Thích xét thấy không bao lâu, vợ chồng đạo sĩ sẽ bị mù. Ngài từ bi hiện xuống để tế độ, Ngài khuyên hai đạo sĩ nên xả giới ở với nhau cho có con, để sau này nhờ con phụng dưỡng, trong khi già yếu bệnh tật. Vợ chồng đạo sĩ không thuận theo lời khuyên, vì mong thọ trì phạm hạnh cho được trong sạch, mặc dù bị nghiệp dữ đến cho quả. Ðức Ðế Thích bèn khuyên rằng: "Ngài có thể rờ bụng cô đại sĩ ba lần, được chăng?" Ông đạo sĩ đồng ý, nên làm thinh. Ðức Ðế Thích hiểu ý ông đạo sĩ khứng chịu, bèn trở về Ðạo Lợi thiên cung, thỉnh đức Bồ Tát giáng sanh. Vị đạo sĩ nhớ làm theo lời dạy của đức Ðế Thích thì cô đạo sĩ thọ thai. Ðến kỳ khai hoa sanh ra được Bồ Tát, có Chư Thiên hiện xuống hộ trì săn sóc, tắm rữa cho đức Bồ Tát mỗi ngày, Bồ Tát lên 7 tuổi, đạo sĩ đặt tên là SUVANNASÀMA. Mỗi ngày, đạo sĩ vào rừng hái trái về nuôi Bồ Tát. Lúc sau, Bồ Tát xin theo, để giúp đở cha mẹ, được 7 ngày, đạo sĩ dạy Bồ Tát ở nhà, không cho theo nữa. Một ngày nọ, vợ chồng đạo sĩ vào rừng hái trái, bị cơn mưa to, nên tìm chỗ đụt nơi một gò mối cao ráo. Lúc ấy có một con rắn độc, xịt nọc ra làm nhằm mắt của hai đạo sĩ đều mù cả. Không thấy đường về, phải bơ vơ trong rừng. Ðây là cái quả của tiền nghiệp mà hai đạo sĩ đã tạo, từ kiếp trước cho thuốc trị mắt bệnh nhân, khi mắt đã lành, mà họ nói là chưa vì không muốn trả tiền công. Hai vợ chồng thầy thuốc bất bình, chế thuốc độc nhỏ vào mắt, làm cho bệnh nhân phải mù. Do tiền nghiệp đó mà phải chịu quả khổ, mù mắt cả vợ lẫn chồng. Thấy trời chiều mà cha mẹ chưa về, Bồ Tát đi tìm gặp mẹ cha bị mù loà, đang bối rối trong rừng, biết rõ nguồn cơn. Ngài than van kể lể, thương xót cha mẹ vô cùng, xong dẫn hai thân về tịnh thất. Từ đó, Bồ Tát hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Ngài cất nhà tắm, cầu xí, gánh nước sẳn cho cha mẹ cần dùng và luôn luôn Ngài niệm pháp bác ái. Mỗi ngày vào rừng hái trái ngon ngọt dâng đến cha mẹ. Những loài thú thấy Bồ Tát có tính hiếu đạo, nhất là từ bi đối với mọi loài, nên hằng theo chung quanh Ngài; khi vào rừng. Lúc đi gánh nước, chúng không lìa Ngài. Thưở đó, Ðức vua KARALIYAKSA trị vì trong kinh đô BÀRÀNASÌ, nhân dân được an cư lạc nghiệp, nưới giàu, dân mạnh, nên Ðức vua cẩu thả, chỉ biết say mê tửu sắc quên nghĩ đến tội phước chánh tà. Ðức vua nghĩa rằng Trẫm ngự trong đền không có chi là phi thường, để Trẫm vào rừng bắn thú cho mọi người rõ tài năng của Trẫm. Ngài vào tâu, xin phép vua cha và mẫu hậu. Ðược lịnh Phụ Vương phê chuẩn, Ðức vua KARALIYAKSA vào rừng săn bắn. Ði đến gần một rạch nước trong có rất nhiều thú rừng, Ngài thấy có các loài thú, lẩn quẩn theo một thanh niên, mang thùng đi gánh nước. Ðức vua lại gần thấy Bồ Tát rất đẹp trai, định hỏi thăm, song nghĩa rằng nếu ta lên tiếng, bầy thú chạy tan thì bắn sao được, khi trở về đền vua cha hỏi, có thịt thú lạ đâu mà dâng. Nghĩ thế Ngài bèn giương cung bắn trúng Bồ Tát té nhào. Vì tên có tẩm thuốc độc,làm cho Bồ Tát rất đau đớn. Ngài nghĩ phải chịu quả khổ của nghiệp ác đã tạo, Ngài không nên oán trách ai và cất tiếng mời người nào đã bắn tôi xin lại đây cho tôi tỏ vài lời. Ðức vua KARALIYAKSA nghe lấy làm lạ, người bị nạn đã không oán giận, mà lại còn mời ta đến để nói chuyện. Vậy ta nên đến đó xem. Ðức vua nghe Bồ Tát than rằng: Ai là người giết tôi? Từ khi tôi sanh ra đến nay được 16 tuổi, cha mẹ tôi và tôi chẳng bao giờ làm điều ác. Nay tôi phải chịu chết đã dành, nhưng rất thảm thương, cha mẹ tôi đều mù quáng biết lấy ai nương nhờ. Ông là ai mà đến đây hại tôi thế này? - Ta là Hoàng Ðế trong thủ đô BÀRÀNASÌ, vì ham việc săn bắn, mong tìm thịt thú, mà lỡ tay nhằm cháu, thật Trẫm không cố ý đâu. - Ðại Vương đã bắn trúng, bây giờ lại chối, tôi đâu tin được. Ôi! Tôi phải chết, bỏ cha mẹ mù loà biết lấy ai phụng dưỡng, thật là đáng thương xót cha mẹ tôi cô cùng. Ðức vua nghe thấy lời than van của Bồ Tát, lấy làm động lòng, chua xót nói rằng: Thôi! Cháu an tâm, để ta tìm đến chỗ ở, phụng sự hai vị đạo sĩ thay thế cháu, đến trọn đời của ta. Bồ Tát nghe đến đây phát tâm hoan hỷ, bèn tỏ lời Sàdhu [1] rồi tắt hơi. Lúc đó, có nàng Thiên nữ tên SUNADARÌ, ngự trên cây gần ấy. Nàng thường hộ trì Bồ Tát, song lúc Bồ Tát bị tên nàng mắc đi dự hội nên vắng mặt .Khi trở về nàng thấy Bồ Tát chết liền trách Ðức vua bằng nhiều lời rằng: Ðức vua sao không ghê sợ tội lỗi. Ngài sẽ sa địa ngục chẳng sai. Bồ Tát đây là người rất hiếu thuận hết lòng phụng dưỡng mẹ cha, là hai vị đạo sĩ,không rời. Ðức vua phạm tội như vầy, không sao tránh thoát quả khổ. Ðức vua KARALIYAKSA nghe tiếng mà chẳng thấy người, biết rằng là Chư Thiên, tinh thần hoảng hốt và cảm thương hại Bồ Tát. Ngài đến gần thi hài Bồ Tát mà khóc than, rải hoa cúng dường. Ngài nguyện phải phụng dưỡng hai đạo sĩ ấy thế Bồ Tát. Ðức vua gánh nước về đến tịnh thất và thưa với hai đạo sĩ rõ tự sự. Hai đạo sĩ kể lể khóc than, rồi yêu cầu Ðức vua dẫn đến chỗ Bồ Tát chết. Ðến nơi, hai đạo sĩ vuốt ve con và phát nguyện rằng:
Vị Thiên nữ cũng nguyện:
Nhờ đức tu trong sạch và tiền nghiệp đã hết, nên khi đó thuốc độc không làm hại được. Tức thì Bồ Tát sống lại, luôn cả mắt của hai vị đạo sĩ cũng được sáng tỏ như xưa, thật là hạnh phúc biết bao. Sau khi đó, bèn đem nhau trở về tịnh thất. Ðức vua cũng về theo và xin thọ giới tu theo Bồ Tát và hai đạo sĩ. Khi đức Thế Tôn dẫn tích DUKURA, rồi Ngài giảng tiếp rằng: Ðạo sĩ KUDURA nay là KASAPA [2], cô đạo sĩ PÀRIKÀ nay là VAHAKÀPILÀ Tỳ khưu, SUNADARÌ nay là VADHAKÀPILÀ Tỳ khưu, Ngài SUVANNASÀMA Bồ Tát tức là Như Lai đây. Chú thích:
-ooOoo- Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục |
Chân thành cám ơn anh NTH đã giúp đánh máy vi tính -- Bình Anson, tháng 6-2001
update: 10-06-2001