BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Đại Tạng No. 1425
LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Hán dịch: Tam Tạng Phật Đà La
người Thiên Trúc, cùng Samôn Pháp Hiển, đời Đông Tấn, Trung Quốc
Việt dịch: Thích Phước Sơn
Chứng nghĩa: Thích Đỗng Minh
Sài Gòn, Việt Nam, PL 2543 (TL 2000)
Thành kính đảnh lễ đức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri
Quyển thứ ba mươi tám
-ooOoo-
NÓI RÕ PHẦN THỨ HAI CỦA 141 GIỚI BA-DẠ-ÐỀ.
72- GIỚI: CHO Y CHO TU SĨ NGOẠI ÐẠO.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, bấy giờ có người tên là Kiệt Trụ xuất gia trong
hàng ngũ ngoại đạo, còn cha mẹ ông thì xuất gia theo Phật pháp. Vào lúc trời
đang mùa lạnh, Kiệt Trụ không có y phục, bèn đi đến chỗ mẹ, sống như loài cầm
thú. Người mẹ thương tình, suy nghĩ: "Có y Uất-đa-la-tăng vừa mới giặt
nhuộm ở đây", bèn cởi ra cho con. Khi được y rồi, anh ta liền mặc đi vào
ngồi trong quán rượu. Do thế bị người đời chê cười rằng: "Kẻ tà kiến này
là con lừa ăn bã rượu mà lại mặc biểu tượng của thánh nhân!"
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến
bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni kia đến. Khi cô tới rồi, Phật
hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
Ðó là
việc xấu. Vì sao ngươi đem y cho kẻ ngoại đạo xuất gia? Từ nay về sau, Ta không
cho phép tự tay cho y cho ngoại đạo.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành
Tì-xá-li phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni tự tay cho y của Sa-môn cho người thế tục và ngoại đạo, thì phạm
tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Người
thế tục: Tức người
tại gia.
Ngoại
đạo: Chỉ cho hàng
ngoại đạo xuất gia.
Tự
tay cho: Tay mình
cho, tay người kia nhận.
Y
của Sa-môn: Biểu
tượng của hiền Thánh.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Không được tự tay cho y
của Sa-môn cho người thế tục và ngoại đạo. Nếu Tỉ-kheo-ni có giới đức, rồi phụ
nữ, trẻ con muốn xin miếng y rách để cầu phước, tiêu tai, thì không được tự tay
mình cho mà nên bảo tịnh nhân nữ đem cho.
(528b)
Nếu Tỉ-kheo tự tay cho y của Sa-môn cho người thế tục, ngoại đạo thì phạm tội
Việt-tì-ni. Nếu Tỉ-kheo có giới đức, mà người ta xin một miếng cà sa rách để
cầu được tiêu tai thì nên bảo tịnh nhân đem cho, nhưng không được cho một miếng
lớn mà nên cho một miếng nhỏ. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên).
73- GIỚI: MAY Y AN-ÐÀ-HỘI QUÁ CỠ.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có Tỉ-kheo-ni mặc y giống như phụ nữ, bị
người đời chê bai rằng: "Vì sao Tỉ-kheo-ni mặc y dài kéo lê tua vải mà đi
giống như phụ nữ ngoài đời? Ðây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh
gì!"
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến
bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật
hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ
nay về sau Ta không cho phép để nguyên cả tua vải mà may y, mà phải đo may cho
đúng cỡ.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni may y An-đà-hội thì phải đo rồi mới may, chiều dài bằng bốn gang
tay Tu-già-đa, chiều rộng bằng hai gang tay. Nếu may quá mức đó thì cắt bớt rồi
sám hối tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
An-đà-hội: Y mà Thế Tôn cho phép.
May: Hoặc tự mình may hoặc sai người khác
may.
Phải
đo: Chiều dài 4 gang
tay Tu-già-đà.
Tu-già-đà: Thiện Thệ (tức Phật). Chiều rộng hai
gang tay, nếu qua số đó thì cắt bớt rồi sám hối tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni may y
chiều dài đúng lượng, chiều rộng quá lượng thì phạm tội Ba-dạ-đề, khi mặc thì
phạm tội Việt-tì-ni. Cũng vậy, nếu chiều rộng đúng lượng, chiều dài quá lượng;
ở ngoài biên đúng lượng; ở giữa quá lượng; ở giữa đúng lượng; ở ngoài biên quá
lượng; khi gấp, khi nhăn đúng lượng; khi thấm nước đúng lượng; nhưng khi phơi
khô lại dài rộng, thì phạm tội Ba-dạ-đề, khi dùng phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên
đức Thế Tôn nói (như trên).
74- GIỚI: MAY YẾM RỘNG QUÁ CỠ.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có Tỉ-kheo-ni tuổi trẻ đoan chánh, mặc y đi
đường, đôi vú nổi cộm lên, bọn con trai thấy thế liền cười. Các Tỉ-kheo-ni nghe
rồi bèn thuật lại với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến bạch lên đức
Thế Tôn. Thế rồi, Phật dạy: "Từ nay về sau, Tỉ-kheo-ni nên may Tăng-kì-chi".
Lại
nữa, khi ấy có Tỉ-kheo-ni dùng vải rẻo may Tăng-kì-chi dài, rộng, thế rồi Phật
dạy: "Từ nay về sau cắt rẻo vải nên ước lượng mà cắt". Thế rồi, Phật
bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải
tập họp lại tất cả, (528c) dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỳ-kheo-ni may Tăng-kì-chi nên ước lượng mà may, chiều dài 4 gang tay
Tu-già-đà, chiều rộng hai gang tay. Nếu may quá mức đó thì cắt bớt rồi sám hối
tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Ba-dạ-đề: Như ở phần An-đà-hội ở trên đã nói rõ.
75- GIỚI: MAY ÁO TẮM RỘNG QUÁ CỠ.
Khi
Phật an trú tại Tì-xá-li, lúc Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la xuống tắm dưới sông Tô thì
có 5 đồng tử Li-xa đứng trên bờ sông trông thấy, do thế phát sinh tâm dục.
Tỉ-kheo-ni bèn nói:
- Này
các hiền sĩ, các vị hãy đi đi.
-
Chúng tôi không đi, thích ở đây nhìn thân thể của Thánh giả hơn.
- Các
vị muốn xem cái thân thể có chín cửa hôi thối này để làm gì?
-
Không phải vậy. Chúng tôi rất thích nhìn.
Họ cứ
ở đó hồi lâu không chịu đi, Tỉ-kheo-ni bèn suy nghĩ: "Ðây là bọn phàm phu
ngu si thiển cận", đoạn cô dùng hai bàn tay che phía trước, phía sau rồi
lên bờ. Những kẻ kia thấy thế liền mê mẩn, miệng trào máu nóng, nằm lăn quay
trên đất.
Các
Tỉ-kheo-ni bèn đem việc đó nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem đến bạch lên
Thế Tôn. Cho đến đoạn các Tỉ-kheo-ni hỏi Phật:
-
Bạch Thế Tôn! Vì sao 5 đồng tử Li-xa ấy do lòng dục mà đến nỗi mê mẩn nằm lăn
quay trên đất như vậy?
-
Không những ngày nay họ có lòng dục như thế mà trong thời quá khứ cũng đã từng
có như vậy.
- Xin
Thế Tôn thuật lại, chúng con muốn được nghe.
-
Trong thời quá khứ xa xôi có một thiếu nữ đoan chính thù thắng, đồng thời thuở
ấy cũng có 5 vị thiên tử, người thứ nhất tên Thích-ca-la, người thứ hai tên
Ma-đa-lê, người thứ ba tên Xà-tăng-da-đế, người thứ tư tên là Bỉ-xà-da-đế,
người thứ năm tên Ma-tra, khi trông thấy thiên nữ ai nấy đều sinh dục tâm, bèn
suy nghĩ: "Ðây không phải là vật có thể dùng chung, hễ ai có lòng dục mạnh
nhất thì cho kẻ ấy". Thế rồi, họ đồng thanh nói: "Ðồng ý". Kế
đến, Thích-ca-la bèn đọc kệ:
"Tôi
nhớ khi dâm dục,
Ngồi nằm chẳng được yên.
Mãi cho đến khi ngủ,
Dục lui mới được yên".
Tiếp
theo Ma-đa-lê lại đọc kệ:
"Thích-ca,
khi bạn ngủ,
Còn tạm thời thanh thản.
Tôi nhớ khi dâm dục,
Như trống thúc xông trận".
Xà-tăng-da-đế
cũng đọc kệ:
"Ma-đa,
dụ trống thúc,
Vẫn còn có gián đoạn.
Khi tâm tôi nhiễm dục,
Như cây trôi dòng chảy".
Tiếp
đến, Bỉ-xà-da-đế lại đọc kệ:
"Bạn
ví cây nổi trôi,
Có lúc còn dừng lại.
(529a) Tôi nhớ lúc tưởng dục,
Như nhặng không chớp mắt".
Thế
rồi Ma-tra lại đọc kệ:
"Những
điều các vị nói,
Toàn niệm tưởng an lạc.
Khi tôi đam mê dục,
Chẳng còn biết sống chết".
Khi
ấy, các thiên tử liền nói: "Bạn là người mãnh liệt nhất", rồi đồng
lòng nhường thiên nữ cho người này.
Ðoạn,
Phật nói với các Tỉ-kheo-ni:
- Năm
thiên tử thuở ấy nay chính là năm chàng trai Li-xa:
-
Bạch Thế Tôn, Vị Tỉ-kheo-ni ấy nhờ có hạnh nghiệp gì mà được đoan chính như
vậy? Lại được sinh vào nhà danh giá, có lòng tin xuất gia chứng đắc vô lậu?
- Này
các Tỉ-kheo-ni, trong thời quá khứ có một thành phố tên Ba-la-nại. Nơi này có
một trưởng giả, ông cưới một bà vợ. Bà này lúc mới về thường có một người lo
việc chải đầu và cung cấp thức ăn. Khi ấy có vị Bích-Chi-Phật tên Tuyên-Hi đi
đến cửa nhà bà khất thực. Bà thấy Ngài không được đoan nghiêm lắm nên không có
lòng cung kính, do thế không cho thức ăn cũng không bảo ngài đi. Người chải đầu
thấy vậy liền nói ;
-
Thưa bà chủ! Bà nên cúng dường thức ăn cho vị khất sĩ.
-
Ngài xấu xí không đẹp, ta không cúng dường.
- Thế
thì bà hãy đưa phần thực phẩm của tôi để tôi cúng dường cho Ngài.
- Tùy
ý người lấy, người cũng có thể đem vứt xuống nước.
Người
ấy được thức ăn rồi, liền đem cúng dường cho Bích-Chi-Phật. Thế rồi, khi thọ
trai xong, Ngài bèn vọt lên hư không mà đi. Thấy Ngài bay đi, người cúng dường
tâm rất hoan hỉ, liền phát thệ nguyện: "Con nguyện thân sau được sinh vào
nhà hào quý, thân thể đoan chính, thấy Phật, nghe Pháp, diệt hết lậu
hoặc". Thế rồi, người ấy liền mệnh chung, sinh lên cõi trời, hưởng được
năm điều vượt trội hơn trăm nghìn thiên nữ, đó là: thọ mạng, nhan sắc, sức lực
danh tiếng và biện tài. Sau khi mệnh chung ở cõi trời bèn sinh vào nhà
Bà-la-môn tại thành Ba-la-nại. Bấy giờ nhằm lúc đức Phật Ca-diếp ra đời, Ngài
vào thành khất thực, tuần tự đến nhà ấy thì gặp lúc cha mẹ đi du ngoạn, cô ở
nhà một mình. Do gieo công đức trong đời trước, nên khi thấy Ngài, cô rất hoan
hỷ, đem rửa sạch cái thố bằng đồng, đựng đầy thức ăn thượng hạng và đem y
Kiều-xá-da dâng lên đức Thế Tôn Ca-diếp, rồi đọc kệ:
"Nay
cúng y, thức ăn,
Vật cúng dường tối thắng.
Nay cúng đức Mâu-ni.
Kiết sử hết, chứng ngộ.
Như bậc lậu tận chứng,
Mong con cũng như vậy".
Người
con gái này về sau được gả cho gia đình Bà-la-môn, nhưng vì cha mẹ chồng quá
nghiêm khắc khó phụng sự, cuối cùng cô phải thốt ra: "Ta dùng cái thân này sống để làm gì, chi bằng tự sát!",
bèn cầm chuỗi anh lạc, hương thoa mình (529b) và dây thòng lọng định tìm chỗ tự
vẫn. Nhưng khi trông thấy ngôi tháp của Phật Ca-diếp, cô bèn đem các dụng cụ
trang sức kia đến cúng dường tháp Phật rồi mới treo cổ. Và sau khi mệnh chung
liền sinh vào gia đình Bà-la-môn, cho đến tự đọc kệ:
"Anh
lạc, y, hương hoa,
Cúng dường tháp Ca-diếp.
Nương nhờ phước báo này,
Nay lễ chân Thế Tôn".
Phật
dạy: Từ nay về sau nên may áo tắm. Cho đến, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni may áo tắm mưa nên lượng định mà may, chiều dài 4 gang tay
Tu-già-đà, chiều rộng 2 gang tay. Nếu may quá mức ấy thì phải cắt bớt rồi sám
hối tội Ba-dạ-đề, như trường hợp y Tăng-kì-chi đã nói rõ.
76- GIỚI: XIN Y TẠI NHÀ KHÔNG TIN PHẬT.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni tăng nói với Thâu-lan-nan-đà:
- Cô
có thể xin y Ca-hi-na cho Tăng được không?
-
Ðược.
- Thế
là cô đi đến một gia đình không có niềm tin, nói:
- Ðại
phước đức, thí chủ có thể cúng dường y Ca-hi-na cho Tăng được không?
-
Ðược.
Sau
khi Tự tứ xong, Tăng hỏi Thâu-lan-nan-đà:
- Ðã
xin được y Ca-hi-na chưa?
- Tôi
biết rồi.
Thế
là cô đi đến gia đình kia, hỏi:
- Này
hiền sĩ, đã chuẩn bị y Ca-hi-na xong chưa?
- Tôi
biết rồi.
Sau
đó, Tăng đến hỏi Thâu-lan-nan-đà, thì cô đáp: "Tôi biết rồi". Cứ như
thế cho đến khi thời gian của y đã trôi qua (mà không có y). Các Tỉ-kheo-ni bèn
trình bày việc này với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem đến bạch lên Thế Tôn.
Phật liền bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì
sao ngươi đến nhà người không thể sắm y để xin y Ca-hi-na cho Tăng? Từ nay về
sau, Ta không cho phép làm như vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni đến nhà người không thể cúng y để xin y Ca-hi-na cho Tăng thì
phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Không
có niềm tin: Không
có khả năng cho, rất ít hy vọng.
Y: Như y Khâm-bà-la, y Chiên, cho đến y
Khu-mâu-đề.
Xin: Xin y Ca-hi-na cho Tăng. Nhưng nếu quá
thời gian của y mà không xin được thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni đi xin y
Ca-hi-na cho Tăng thì nên đi xin với tấm lòng nhiệt thành, nhưng không nên đến
xin những nhà không có niềm tin, mà nên đến những nhà có niềm tin và nhiều bà
con mà xin. Nếu người đó nói: "Tôi tự biết", thì phải hỏi lại:
"Bà có định cho không? Chớ nên để quá thời gian của y". Ðồng thời
cũng phải xem xét người ấy, nếu thấy (529c) họ không có khả năng sắm được thì
nên đi xin chỗ khác. Hơn nữa, cũng phải tự lượng sức mình, nếu không thể làm
được thì không nên hứa đi xin cho Tăng. Nếu đã hứa xin y cho Tăng, mà không
siêng năng đi xin, không nhờ người khác xin, cũng không nói cho Tăng biết, để
quá thời gian của y, thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Nếu
Tỉ-kheo đến gia đình không có niềm tin xin y Ca-hi-na cho Tăng thì phạm tội
Việt-tì-ni. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên).
77- GIỚI: KHÔNG ÐEM Y THEO BÊN MÌNH.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có Tỉ-kheo-ni mặc y thượng, hạ đến đảnh lễ
chân Thế Tôn, sau đó bị hỏa hoạn cháy mất y. Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái
Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc đó đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi
Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì
sao những y phục cần sử dụng mà ngươi không đem theo bên mình? Từ nay về sau,
Ta không cho phép không đem theo bên mình những y phục cần sử dụng.
Lại
nữa, bấy giờ có Tỉ-kheo-ni con gái dòng họ Thích và con gái dòng họ Ma-la,
trước kia vốn là nhạc sĩ, nay xuất gia khoác y Tăng-già-lê nặng nề trông rất
vất vả. Thế rồi, Phật dạy: "Từ nay về sau Ta cho phép khi bệnh thì được
châm chước". Ðoạn, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các
Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi
cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni không bệnh mà không đem theo bên mình những y phục cần mặc thì
phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Những
y phục cần mặc: Như
y Tăng-già-lê, Uất-đa-la-tăng, An-đà-hội, Tăng-kỳ-chi và y tắm mưa.
Bệnh: Nếu có bệnh mà không đem y theo bên mình
thì đức Thế Tôn bảo là không có tội. Nếu không bệnh mà không đem theo thì phạm
tội Ba-dạ-đề. Nhưng nếu lễ tháp, đi kinh hành, ban ngày ngồi thiền trong trú xứ
thì - không mang y theo - không có tội. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên).
78- GIỚI: NẤU LẠI ÐỒ ĂN ÐỂ ĂN.
Khi
Phật an trú tại thành Tì-xá-li, bấy giờ gia đình Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la thường
mang thức ăn đến cho cô. Khi được thức ăn rồi, cô bèn xào nấu biến chế. Các anh em chú bác đến thấy thức ăn bèn hỏi:
- Tôi
muốn ăn.
-
Ðược thôi.
Thế
là họ lấy thức ăn rồi ăn, nhưng nghe có mùi vị khác thường, liền hỏi:
- Ở
đâu mà được thức ăn ngon thế này?
- Ðó
là thức ăn ở nhà đem đến đấy.
Người
nhà bèn nổi giận trách (người làm công): "Nhà ta lâu nay làm thức ăn chỉ
uổng phí tiền bạc mà chẳng ngon lành gì!", bèn trở về nhà dùng roi đánh
đứa nô tỳ, rồi mắng: "Chỉ mất tiền bạc vô ích mà chẳng được ăn". Thế
là kẻ sai đi đưa thức ăn nổi giận, nói: "Tại vì Tỉ-kheo-ni mà ta (530a) bị
khổ não như thế này".
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến
bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni Bạt-đà-la đến. Khi cô tới rồi,
Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Từ nay về sau Ta không cho phép tự nấu nướng pha chế thức ăn.
Lại
nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có Tỉ-kheo-ni vốn là con gái dòng
họ Thích và con gái dòng họ Ma-la đi khất thực được cơm nguội, canh nguội và
rau để cách đêm, ăn vào liền bị ói mửa. Các Tỉ-kheo-ni nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại
Ái Ðạo liền đi đến bạch với Thế Tôn rằng:
-
Bạch Thế Tôn, có cho phép chúng con được hâm nóng thức ăn không?
-
Ðược.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
Tỳ-xá-li phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni không bệnh mà được các thức ăn như Khư-đà-ni, Bồ-xà-ni, rồi tự
mình nấu lại, sai người nấu lại; tự mình chiên lại, sai người chiên lại; tự
mình hâm lại, sai người hâm lại để ăn, thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Khư-đà-ni: Năm thức ăn Khư-đà-ni.
Bồ-xà-ni: Năm thức ăn Bồ-xà-ni.
Nấu
lại: Tự mình nấu lại
hoặc sai người nấu lại.
Chiên: Tự mình chiên hoặc sai người chiên.
Hâm: Tự mình hâm hoặc sai người hâm.
Bệnh: Nếu vì già bệnh suy yếu nên ăn đồ ăn
nguội lạnh vào bị ói mửa không an lạc (mà hâm lại đồ ăn để ăn) thì Thế Tôn nói
là không có tội. Trái lại, nếu Tỉ-kheo-ni không bệnh mà nấu lại đồ ăn để ăn thì
phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói Phật không cho phép vì
muốn ăn ngon mà chiên lại, hâm lại đồ ăn.Nhưng nếu thức ăn lạnh thì được hâm
lại cho nóng, nhưng không được dùng xoong chảo để nấu, mà chỉ nên dùng chén
bằng đồng hoặc là tô hoặc là thố để hâm cho nóng.
Nếu
Tỉ-kheo vì thích ngon mà tự nấu lại, chiên lại, hâm lại đồ ăn để ăn thì phạm
tội Việt-tì-ni. Nhưng nếu bảo tịnh nhân làm thì không có tội. Nếu đi khất thực
mà gặp thức ăn lạnh rồi hâm lại cho nóng để ăn thì không có tội. Thế nên đức
Thế Tôn nói (như trên).
79- GIỚI: ÐỨNG HẦU TỈ-KHEO THỌ TRAI.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có hai vợ chồng người kia xuất gia theo
dòng họ Thích. Trong khi ông chồng già cả đang ăn thì bà vợ Tỉ-kheo-ni đứng bên
cạnh rót nước và cầm quạt quạt. Ông chồng già nhắc lại chuyện dĩ vãng.
Tỉ-kheo-ni nổi giận liền lấy nước tạt vào mặt, cầm quạt gõ trên đầu, mắng:
"Ông là kẻ không biết ân nghĩa, chuyện dĩ vãng không nên nói mà đem
nói". Tỉ-kheo-ni khác thấy thế bèn khuyên:
- Này
Thánh giả, vị này là bậc đáng tôn trọng, không được làm như thế.
- Ông
già ấy là kẻ bất thiện, không biết ân nghĩa, chuyện dĩ vãng không nên nói mà
nay đem ra nói.
Các
Tỉ-kheo-ni nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến bạch lên Thế
Tôn. Phật liền bảo (530b) gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Vì sao trong lúc Tỷ-kheo ăn mà ngươi hầu nước và quạt? Ðó là việc
phi pháp, phi luật, trái lời Ta dạy, không thể dùng việc ấy để nuôi lớn thiện
pháp được. Từ nay về sau, Ta không cho phép làm như vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu trong khi Tỳ-kheo đang ăn mà Tỉ-kheo-ni hầu nước và quạt thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tỉ-kheo-ni: Như trên đã nói.
Tỳ-kheo
đang ăn: Gồm 5thức
ăn chính và 5 thức ăn phụ.
Hầu
nước và quạt: Xách
bình nước, rót nước, cầm quạt mà quạt, thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni xách
bình nước mà không cầm quạt thì phạm tội Việt-tì-ni. Nếu cầm quạt mà không xách
bình nước cũng phạm tội Việt-tì-ni. Nếu làm cả hai việc thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Nếu không cầm cả hai thì không có tội. Tội này cấu thành trong trường hợp chỉ
có một tỉ-kheo và một Tỉ-kheo-ni. Nếu có nhiều Tỉ-kheo thì hầu nước, quạt không
có tội. Hoặc là trong chúng có cha, anh thì dùng quạt quạt không có tội. Thế
nên đức Thế Tôn nói (như trên).
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có một thương gia chuyên nghề trồng tỏi mời
Tỉ-kheo-ni tăng cúng dường tỏi. Thế rồi, nhóm sáu Tỉ-kheo-ni đến vườn ăn tỏi,
dẫm đạp bừa bãi; khi thương nhân đến vườn thăm, thấy tỏi bị tơi tả liền hỏi
người làm vườn:
- Vì
sao mà tỏi bị tơi tả thế này?
-
Trước đây có mời Tỉ-kheo-ni đến cúng dường tỏi nên họ vào vườn lấy ăn hoặc mang
đi mà dẫm đạp như vậy.
Thương
nhân nghe thế bèn chê trách: "Ta mời đến cúng dường tỏi thì chỉ nên ăn mà
thôi, vì sao lại đem đi và dẫm đạp như vậy?"
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến
bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Cho đến Tỉ-kheo-ni đáp: "Có thật như vậy".
Rồi Phật khiển trách:- Ðó là việc xấu. Từ nay về sau, Ta không cho phép ăn tỏi.
(cho đến) Dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni ăn tỏi thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tỏi: Gồm có loại tỏi trồng và tỏi trên núi,
đại loại các thứ tỏi như vậy đều không được phép ăn; loại chín hay loại sống
đều không cho phép ăn ; loại nấu lại, loại được đốt thành tro cũng không cho
phép ăn. Nhưng nếu thân thể có ghẻ thì cho phép dùng tỏi thoa. Và khi thoa thì
phải ở chỗ vắng đến lúc ghẻ lành, phải tắm rửa sạch sẽ rồi mới được vào trong
chúng. Thế nên, đức Thế Tôn nói (như trên).
Kệ
tóm tắt:
"Y
khác, y ngoại đạo,
Kì-chi, An-đà-hội.
Y tắm, Ca-hi-na.
Y dùng không đem theo.
Nấu lại, hầu quạt nước,
Ăn tỏi, hết phần tám".
81- GIỚI: ÐEM THỨC ĂN CHO NGƯỜI THẾ TỤC.
(530c)
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy người chị của Lại-tra-ba-la qua đời, cô
bèn đi xin các thức ẩm thực cho đứa con của bà chị. Vì vậy bị người đời chê
cười rằng: "Vì sao Sa-môn ni nhận thức ăn của người có niềm tin cúng dường
rồi đem cho người thế tục?"
Cac
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy bạch
đầy đủ lên đức Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi,
Phật liền hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
Từ
nay về sau, Ta không cho phép tự tay cho thức ăn cho người thế tục.
Lại
nữa, khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy ngoại đạo Kiệt-trụ đến chỗ mẹ.
Người mẹ thấy ông đến, liền lấy bát múc đầy các thức ăn đưa cho ông. Người con
được thức ăn rồi bèn đem vào trong quán rượu ngồi ăn, đồng thời cho người khác
ăn. Có người hỏi:
- Ông
được thức ăn ngon này ở đâu vậy?
- Ông
im đi. Người đời xem Sa-môn ni là phước điền, Sa-môn ni lại coi ta là phước
điền.
Do
thế bị người đời chê cười rằng: "Vì sao Sa-môn ni lại dùng thức ăn của thí
chủ cúng cho mình đem cho kẻ không tăng trưởng phước đức?"
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến
bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni kia đến. Khi cô tới rồi, Phật
liền hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Vì sao tự tay ngươi cho thức ăn cho ngoại đạo? Từ nay về sau, Ta
không cho phép tự tay cho thức ăn cho ngoại đạo.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni tự tay cho thức ăn cho người thế tục, ngoại đạo thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
(Một
số từ ngữ ở trên đã giải thích).
Nếu
Tỉ-kheo-ni có thân nhân đến chơi, mình muốn cho thức ăn cho họ thì không được
tự tay đưa cho, mà phải bảo tịnh nhân nữ cho. Nếu không có tịnh nhân nữ thì nên
bảo: "Nên tự tay lấy thức ăn trong đó mà ăn". Nếu sợ họ lấy nhiều thì
nên bảo: "Lấy chừng ấy thức ăn đưa đây, còn bao nhiêu đem cất". Khi
mình nhận thức ăn rồi, nên để dưới đất, bảo họ tự lấy. Nếu ngoại đạo đến thì
không được tự tay cho thức ăn mà phải bảo tịnh nhân nữ cho họ. Nếu không có
tịnh nhân nữ thì nên nói: "Hãy tự lấy thức ăn trong đó mà ăn". Nếu sợ
họ lấy nhiều thì nên bảo: "Lấy chừng ấy thức ăn đưa đây, còn bao nhiêu đem
cất". Rồi mình tự tay để thức ăn dưới
đất cho họ. Nếu người bà con mình trách rằng: "Ngươi dùng lối
Chiên-đà-la để đối xử với ta sao?" thì nên nói: "Ông đã xuất gia
(531a) vào chỗ không tốt. Ðức Thế Tôn chế giới không cho phép tôi cho thức ăn.
Phật cũng dạy: "Ðược sai ngoại đạo nấu thức ăn rồi bảo họ: "Ngươi đưa
cho ta còn bao nhiêu thì hãy ăn". Ðó là những gì mà đức Thế Tôn đã
dạy".
82- GIỚI: LÀM THẦY THUỐC ÐỂ SINH SỐNG.
Khi
Phật an trú tại Câu-diệm-di, lúc ấy, Tỉ-kheo-ni mẹ của Xiển-đà chữa bệnh rất
giỏi, thường đem theo rễ, lá, quả cây thuốc vào các nhà hoàng tộc, đại thần, cư
sĩ trị bệnh cho các thai phụ. Cô chữa bệnh mắt, thổ tả, xông đầu, nhỏ thuốc
mũi, dùng kim lể, rồi bôi thuốc vào. Do chữa bệnh nên cô được cúng dường rất nồng
hậu. Các Tỉ-kheo-ni bèn khiển trách cô:
- Ðó
không phải là phép tắc xuất gia mà là nghề làm thầy thuốc.
Thế
rồi, họ trình bày việc đó với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem đến bạch lên Thế
Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Từ nay về sau ta không cho phép làm nghề thầy thuốc để nuôi sống.
Ðoạn
Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
Câu-diệm-di phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại.
--
Nếu Tỉ-kheo-ni làm nghề thầy thuốc để nuôi sống thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tỉ-kheo-ni:
Như trên đã nói.
Thầy
thuốc: Người dùng
rễ, lá, trái cây thuốc để chữa bệnh. Lại có thầy thuốc chú nguyện thuốc độc,
chú nguyện rắn, cho đến chú nguyện lửa, chú nguyện tinh tú, mặt trời, mặt
trăng. Nếu ai dùng những phương pháp ấy để nuôi sống như mẹ của Xiển-đà thì
phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề:
Như trên đã nói.
Tỉ-kheo-ni không được làm nghề thầy thuốc để sinh sống. Nếu mình bị bệnh thì
được bảo người khác dùng phương thuốc để chữa trị.
Nếu
Tỉ-kheo làm nghề thầy thuốc để sinh sống thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên, đức
Thế Tôn nói (như trên).
83- GIỚI: TRAO TOA THUỐC CHO NGƯỜI THẾ
TỤC VÀ NGOẠI ÐẠO.
Khi
Phật an trú tại Câu-diệm-di, sau khi ngài chế giới không cho làm nghề thầy
thuốc để nuôi sống, thì có người mời mẹ của Xiển-đà chữa bệnh, Tỉ-kheo-ni liền
nói: "Ðức Thế Tôn chế giới không cho phép chữa bệnh". Họ lại nói:
"Nếu không cho chữa bệnh thì xin cho tôi toa thuốc". Thế là cô bèn
đưa toa thuốc cho người thế tục và ngoại đạo. các Tỉ-kheo-ni liền nói:
"Chỉ lo nghiền ngẫm các phương thuốc, thì không phải là phép tắc xuất
gia".
Thế
rồi, họ trình bày với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến bạch đầy đủ lên
Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật bèn hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
Từ
nay về sau, Ta không cho phép trao toa thuốc cho người thế tục và ngoại đạo.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
Câu-diệm-di phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni trao cho người thế tục và ngoại đạo toa thuốc, thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tỉ-kheo-ni: Như trên đã nói.
Người
thế tục: Người tại
gia.
Ngoại
đạo: Chỉ hàng ngoại
đạo xuất gia.
(531b)
Trao toa thuốc: Nếu như chú nguyện rắn, chú nguyện thuốc độc, cho
đến chú nguyện lửa, chú nguyện tinh tú, mặt trời, mặt trăng, thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói.
Tỉ-kheo-ni
không được trao toa thuốc cho người thế tục và ngoại đạo, cũng không được chỉ
vẽ phương thuốc cho họ.
Nếu
Tỉ-kheo trao toa thuốc cho người thế tục và ngoại đạo thì phạm tội Việt-tì-ni.
Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên).
84- GIỚI: LÀM VIỆC CHO NGƯỜI THẾ TỤC.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỳ-xá-khư Lộc Mẫu mời hai bộ Tăng (về nhà
cúng dường). Các Tỉ-kheo-ni sáng sớm đến nhà bà, nói:
- Này
Ưu-bà-di, hôm nay bà mời hai bộ Tăng, chúng tôi nên dùng thứ gì để báo đáp đây?
-
Thưa các Thánh giả, các vị chỉ cần tụng Kinh, hành đạo tức là đã báo ân rồi
vậy.
-
Ðúng thế, nhưng cũng phải có việc gì khác để báo đáp chút chút chứ.
Thế
là, họ leo lên gác, lấy bông vải ra, rồi người thì cán hạt, người thì nhồi
bông, người thì se sợi, làm thành cuộn chỉ tròn, đem đưa bà, nói:
-
Những gì chúng tôi muốn báo đáp bà, giờ đã làm xong.
-
Việc đó không phải là báo đáp, muốn báo đáp thì ăn xong, ngồi thiền, tụng kinh,
học kinh, đó mới gọi là báo đền.
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc đó đến
bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật
hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Từ nay về sau, Ta không cho phép làm những việc thế tục tại nhà
bạch y.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi, cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni làm việc cho người thế tục thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Người
thế tục: Tức nhà
bạch y.
Làm
việc cho người thế tục:
Tức là cán hạt bông, nhồi bông và se sợi, hoặc giã, xay, giặt áo, đại loại làm
những việc nhà cho người thế tục như vậy thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Tỉ-kheo-ni không được
làm việc cho người thế tục. Nếu đàn-việt muốn cúng dường Phật nên nói:
"Này Thánh giả, hãy giúp con làm dụng cụ cúng dường này", thì lúc ấy
được giúp họ kết vòng hoa, nghiền bột hương.
Nếu
Tỉ-kheo làm việc giúp cho người thế tục thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên đức
Thế Tôn nói (như trên).
85- GIỚI: VÀO NHÀ NGƯỜI KHÔNG BÁO TRƯỚC.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có hai vợ chồng người kia vào giữa trưa
trong nhà vắng vẻ tưởng không có ai, muốn giao hoan, thì Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà
không báo trước mà đột ngột đi vào. Người chồng thấy thế nổi giận, vì cuộc hành
lạc của mình bị trở ngại, đồng thời nam căn còn cương cứng, bèn đuổi theo định
bắt Tỉ-kheo-ni. (531c) Tỉ-kheo-ni hoảng sợ vội vàng bỏ chạy về lại trú xứ, nói
với các Tỉ-kheo-ni khác: "Hôm nay suýt chút nữa tôi bị hủy hoại phạm
hạnh".
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy bạch lên Thế
Tôn. Phật liền bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Vì sao ngươi biết thực gia, không nói trước mà đi vào. Từ nay về
sau, Ta không cho phép làm như vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni biết thực gia, không nói trước mà đi vào, thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Biết: Hoặc tự biết hoặc do nghe từ người khác
mà biết.
Thực: Người nữ là thức ăn của người nam, người
nam là thức ăn của người nữ.
Gia: Như nhà Sát-lợi, nhà Bà-la-môn, nhà
Tỳ-xá, nhà Thủ-đà-la, đại loại các gia đình như thế, nếu không báo trước mà đột
ngột đi vào thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni không
nói trước thì không được đi vào. Nếu muốn đi vào thì nên nói với người giữ cửa
rằng tôi muốn đi vào. Nếu người giữ cửa thưa với chủ nhà rồi họ bảo vào thì mới
được vào. Nếu người giữ cửa không ra báo lại thì không được vào. Nếu nghe trong
phòng có tiếng nói thì phải gảy móng tay, dậm chân cho có tiếng động. Nếu họ
vẫn im lặng thì không được vào. Nếu họ ra nghênh tiếp thì được vào.
Nếu
Tỉ-kheo không nói trước với gia chủ mà vào nhà họ thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế
nên đức Thế Tôn nói (như trên).
86- GIỚI: SỐNG THÂN CẬN VỚI NGƯỜI THẾ
TỤC.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Ca-lê độ người con gái thứ ba
của gia đình Li-xa xuất gia, rồi cô ấy sống thân cận với người thế tục ngoại
đạo. Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến bạch đầy
đủ lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Từ nay về sau, Ta không cho phép sống thân cận như vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni sống thân cận với người thế tục, ngoại đạo - thậm chí sống thân
cận với người làm vườn, Sadi - trọn ngày hoặc trong khoảnh khắc, thì phạm tội
Ba-dạ-đề
GIẢI
THÍCH:
(Một
số từ ngữ trên đã giải thích)
Ban
ngày: Từ lúc bình
minh đến lúc mặt trời lặn.
Cho
đến trong khoảnh khắc:
Chỉ trong chốc lát.
Sống
thân cận: Thân thể
sống thân cận, miệng thân cận, thân miệng sống thân cận, thậm chí sống với
người làm vườn, Sadi (532a) thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni thích
sống thân cận với người này người kia thì Hòa thượng ni, A-xà-lê ni nên cho họ
sống cách ly ở chỗ khác.
Nếu
Tỳ-kheo sống thân cận thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên đức Thế Tôn nói (như
trên).
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà gây lộn với
Tỉ-kheo-ni khác rồi chỉ Phật, chỉ A-xà-lê, chỉ y-cà-sa thề thốt như sau:
"Nam mô Phật, nếu tôi làm như thế thì khi chết tôi không được khoác áo cà
sa, không đoạn tận khổ đau.bị mang tội giết cha mẹ, bị mang tội vong ân, bị
mang tội hủy báng hiền thánh, rơi xuống địa ngục, đọa vào quỷ đói, đọa vào súc
sinh. Nếu tôi làm như vậy, thì tôi sẽ rơi vào các cõi ấy. Nếu bạn làm như vậy
thì bạn cũng sẽ rơi vào trong các cõi ấy".
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo liền đem việc ấy đến
bạch lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Ngươi là người xuất gia mà vì sao lại thề thốt như thế? Ðó là việc
phi pháp, phi luật, trái lời ta dạy, không thể dùng việc ấy để nuôi lớn thiện
pháp được.
Cuối
cùng Phật dạy: Dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni tự thề thốt và nguyền rủa người khác thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tự
thề thốt: Như chỉ
Phật, chỉ A-xà-lê thề thốt rằng: "Nam mô Phật, nếu tôi làm như thế thì tôi
sẽ bị tội như Ðề-bà-đạt-đa, bị tội vọng ngữ, bị tội phản bội ân nhân, bị tội
nói hai lưỡi. Nếu tôi như vậy thì phạm hạnh không thành tựu, khi chết không
được khoác áo cà sa, bị rơi xuống địa ngục, đọa vào súc sanh, ngạ quỹ. Nếu bạn
hủy báng tôi thì bạn cũng sẽ bị tội như thế". Nếu thề thốt như thế thì
phạm tội Ba-dạ-đề.
Nếu
Tỳ-kheo thề thốt như thế thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên đức Thế Tôn nói (như
trên).
88- GIỚI: HỜN DỖI TỰ ÐÁNH MÌNH.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà gây lộn với
Tỉ-kheo-ni khác, rồi nổi giận, tự đánh, tự cào, khóc rống lên tuôn lệ. Các
Tỉ-kheo-ni khác nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến
bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật
hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Vì
sao ngươi nổi giận tự đánh mình, rồi khóc rống lên tuôn rơi nước mắt? Ðó là
việc phi pháp, phi luật, trái lời ta dạy, không thể dùng việc đó để nuôi lớn
thiện pháp được.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, (532b) dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni tự đánh mình rồi tuôn rơi nước mắt thì phạm tội Ba-dạ-đề.
GIẢI
THÍCH:
Tự
đánh mình: Nếu
Tỉ-kheo-ni dùng tay nắm mình lại, rồi dùng cú đấm mà đấm, hoặc dùng roi gậy
đánh, hoặc dùng đất cục ném, rồi khóc lóc thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni tự đánh
mình mà không khóc thì phạm tội Việt-tì-ni. Nếu khóc mà không đánh, cũng phạm
tội Việt-tì-ni. Nếu vừa đánh vừa khóc thì phạm tội Ba-dạ-đề. Nếu không đánh,
không khóc thì không có tội.
Nếu
Tỉ-kheo tự đánh mình rồi khóc thì phạm tội Việt-tì-ni, Thế nên đức Thế Tôn nói
(như trên).
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà đến nhà thế tục
ca ngợi Tỉ-kheo-ni Thọ-đề là người hiền lành, giữ giới, tinh tấn, cho đến có
oai nghi ung dung khi nhìn trái, trông phải, mặc y, cầm bát, nhìn ngó chỉnh tề,
ít nói năng được trời người cúng dường, đàn việt trông thấy liền sinh tâm cung
kính, chu cấp y bát, thức ăn, thuốc trị bệnh. Thế nhưng, bản thân
Thâu-lan-nan-đà thì oai nghi khiếm khuyết, mặc y rách rưới bẩn thỉu, để lộ cả
cái bụng bự, nhũ hoa và hông ra ngoài, cử chỉ thì thô tháo, nói năng búa xua.
Vì thế đàn việt sanh tâm bất kính, không mời về cúng dường y bát, thức ăn,
thuốc trị bệnh. Do vậy, Thâu-lan-nan-đà nói: "Tôi đến nhà đàn việt ca ngợi
Thọ-đề nên mới được các thứ cúng dường này. thế mà Thọ-đề chỉ nói những chuyện
không tốt của tôi, nên tôi không được cúng dường". Thọ-đề liền trả lời:
"Này thánh giả, tôi không nói chuyện xấu của thánh giả, vì sao lại bảo
rằng tôi nói?".
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo đem việc ấy đến bạch lên
Thế Tôn. Phật bảo gọi Thâu-lan-nan-đà đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Vì sao ngươi không xem xét cẩn thận mà lại trách móc người khác?.
Ðó là việc phi pháp, phi luật, trái lời ta dạy, không thể dùng việc đó để nuôi
lớn thiện pháp được. Từ nay về sau, không được không xét nét cẩn thận mà trách
móc người khác.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni nói với Tỉ-kheo-ni khác rằng: Này Thánh giả, cùng đến nhà mỗ
giáp với tôi", sau đó không hài lòng Tỉ-kheo-ni ấy mà không thẩm xét những
gì được nghe, rồi vô cớ quở trách, thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tỉ-kheo-ni: Như Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà ở trên đã
nói.
Nhà: Như nhà Sát-lợi, nhà Bà-la-môn, (532c)
nhà Tì-xá, nhà Thủ-đà.
Sau
đó không hài lòng:
Như trường hợp Tỉ-kheo-ni Thọ-đề.
Việc
không hài lòng: Chín
việc ưu não, và việc thứ mười là nổi giận không đúng chỗ.
Vô
cớ: Không thẩm xét
kỹ những gì được nghe và quở trách người khác thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni không
thẩm xét kỹ những gì được nghe mà quở trách người khác thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Nếu
Tỳ-kheo không thẩm xét mà quở trách người khác thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên
đức Thế Tôn nói (như trên).
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà đến giờ bèn
khoác y, cầm bát đi đến đứng trước cửa một gia đình hào phú, bỗng thấy có
Tỉ-kheo đến khất thực, cô nói: "Tôn đức có thể vào nhà này, họ sẽ nấu thức
ăn cúng dường tôn đức, rồi họ mới ăn". Nếu thấy Tỉ-kheo-ni đến thì cô nói:
"Thánh giả hãy vào nhà này, đàn việt sẽ nấu thức ăn cúng dường Thánh giả,
rồi họ mới ăn". Hoặc là cô nói: "Nhà khác cũng có thức ăn vậy, hà tất
phải tập trung tại đây?". Ðối với tất cả ngoại đạo khất thực cô đều nói
như thế với tâm keo kiệt nhằm bảo vệ nhà ấy.
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Cho đến chỗ cô đáp:
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Vì sao ngươi dùng tâm keo kiệt giữ gìn cho nhà người khác? Từ nay
về sau, Ta không cho phép làm như vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành
Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni dùng tâm keo kiệt để giữ gìn nhà người khác thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tâm
keo kiệt tật đố: Như
Tỉ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Tỉ-kheo-ni không được
dùng tâm keo kiệt tật đố để giữ gìn nhà người khác. Nếu Tỉ-kheo-ni khác hỏi thì
phải nói thật. Nếu ngoại đạo hỏi mà mình sợ tiêm nhiễm tà kiến của ngoại đạo
nên quở trách, thì không có tội.
Nếu
Tỳ-kheo dùng tâm keo kiệt tật đố tiếc của nhà người ta thì phạm tội Việt-tì-ni.
Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên)
Kệ
tóm tắt:
"Tự
tay cho thức ăn,
Làm giúp người thế tục.
Vào không nói, thân cận,
Thề thốt, tự đánh mình.
Quở trách, giữ của người
Kết thúc phần thứ chín".
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có hai vợ chồng người kia xuất gia, rồi
người chồng già đi đến thăm. Bà vợ đem cho thức ăn rồi đứng một bên. Ông chồng
bèn đem những chuyện xấu trước kia của vợ mình ra nói. Bà vợ nghe thế không
vui, liền nói: "Lão già chết yểu! Không biết ân nghĩa, những chuyện không
nên nói lại đem ra nói". Các Tỉ-kheo-ni bèn quở trách cô ấy: "Này
Thánh giả, đây là vị tôn túc, không được mắng mỏ như vậy". Cô ta liền nói
với các Tỉ-kheo-ni: "Ðây là lão già chết yểu, không biết ân nghĩa, những chuyện
không nên nói lại đem ra nói".
Các
Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem việc ấy đến bạch lên Thế
Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Từ nay về sau Ta không cho phép Tỉ-kheo-ni đối diện trực tiếp mắng
mỏ Tỳ-kheo.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại thành
Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni đối diện trực tiếp mắng mỏ Tỳ-kheo thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Ðối
diện: Bốn mắt nhìn
nhau.
Mắng
mỏ: Như nói:
"Ðồ lão già chết yểu, bất thiện, không biết ân nghĩa", thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Tỉ-kheo-ni không được
đối diện trực tiếp mắng mỏ Tỉ-kheo. Nếu là anh em thân thích xuất gia mà không
giữ giới hạnh cũng không được mắng mỏ, mà chỉ nên dùng lời nhỏ nhẹ để khuyên
bảo. Nếu người ấy còn trẻ tuổi thì nên nói: "Này Sa-lộ-ê-đa, đừng có làm
việc đó. Nếu nay ngươi không học thì đợi lúc nào mới học? Sau này đệ tử của
ngươi cũng sẽ bắt chước ngươi làm điều bất thiện". Nếu người ấy già cả thì
nên nói: "Này Sa-lộ-ê-đa, nay ông không học đợi đến lúc già chết rồi mới
học sao?"
Tỉ-kheo
cũng không được đối diện trực tiếp mắng mỏ Tỉ-kheo-ni rằng: "Ðồ con mụ
trọc đầu! Con mụ dâm dật", thậm chí nói: "Này mụ già, bà là kẻ bất
thiện, không biết ân nghĩa", mà nên dùng lời nhỏ nhẹ khuyên bảo, như trên
đã nói.
Nếu
Tỉ-kheo đối diện mắng mỏ Tỉ-kheo-ni thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên đức Thế
Tôn nói (như trên).
92- GIỚI: CHƯA ÐỦ 12 HẠ MÀ NUÔI ÐỆ TỬ.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy có những Tỉ-kheo-ni một tuổi, hai tuổi, ba
tuổi (hạ) bèn nuôi đệ tử mà không biết dạy dỗ, để họ buông lung như dê trời,
trâu trời, tịnh giới không đầy đủ, oai nghi không đầy đủ, không biết cung phụng
Hòa thượng ni, A-xà-lê ni, không biết cung phụng Tỉ-kheo-ni trưởng lão, không
biết phép tắc vào thôn xóm, phép tắc ở A-luyện-nhã, không biết phép tắc vào
trong Tăng, không biết mặc y, cầm bát.
Các
Tỉ-kheo-ni bèn đem việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni
ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật liền hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ
nay về sau, Ta không cho phép Tỉ-kheo-ni chưa đủ 12 mùa mưa mà nuôi đệ tử.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni chưa đủ 12 mùa mưa (533b) mà nuôi đệ tử thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Chưa
đủ 12 mùa mưa: Chưa
đủ 12 năm gọi là chưa đủ 12 mùa mưa. Tỉ-kheo-ni chưa đủ 12 mùa mưa mà đủ 12 năm
cũng gọi là chưa đủ 12 mùa mưa. Tỉ-kheo-ni chưa đủ 12 mùa mưa mà quá 12 năm
cũng gọi là chưa đủ 12 mùa mưa.
Tỉ-kheo-ni
thọ cụ túc vào mùa Ðông, nhưng chưa qua lần Tự tứ của mùa Ðông thứ 12 thì cũng
gọi là chưa đủ 12 mùa mưa. Nếu thọ cụ túc vào mùa xuân, nhưng chưa qua lần tự
tứ của mùa xuân thứ 12 thì cũng gọi là chưa đủ 12 nùa mưa. Nếu tiền an cư thọ
cụ túc, trải qua tiền an cư thứ 12, nhưng chưa thọ Tự tứ thì cũng gọi là chưa
đủ 12 mùa mưa. Nếu hậu an cư thọ cụ túc, trải qua hậu an cư lần thứ 12, nhưng
chưa Tự tứ thì cũng gọi là chưa đủ 12 mùa mưa.
Tỉ-kheo-ni
đủ 12 mùa mưa mà chưa đủ 12 năm, thì gọi là đủ 12 mùa mưa. Tỉ-kheo-ni đủ 12 mùa
mưa, đủ 12 năm, hoặc quá 12 năm, thì gọi là đủ 12 mùa mưa (12 Hạ lạp)
Tỉ-kheo-ni
thọ cụ túc vào mùa Ðông trải qua an cư xong, thọ Tự tứ xong, thì gọi là đủ 12
mùa mưa. Nếu thọ cụ túc vào mùa Xuân, trải qua an cư xong, thọ Tự tứ xong cũng
vậy. Tiền an cư thọ cụ túc trải qua tiền an cư xong thọ Tự tứ. Hậu an cư thọ cụ
túc, trải qua hậu an cư xong thọ Tự tứ, đó gọi là 12 mùa mưa (12 tuổi hạ)
Nếu
Tỉ-kheo-ni (chưa đủ 12 mùa mưa mà) nuôi đệ tử, cho thọ cụ túc, thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu Tỉ-kheo-ni chưa đủ
12 mùa mưa mà độ người thì phạm tội Việt-tì-ni. Nếu cho họ thọ cụ túc thì phạm
tội Ba-dạ-đề.
Nếu
Tỉ-kheo chưa đủ 12 mùa mưa mà độ người, cho thọ cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni
(?). Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên).
93- GIỚI: CHƯA ÐỦ 10 PHÁP MÀ NUÔI ÐỆ TỬ.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, sau lúc ngài chế giới không cho người chưa đủ 12
mùa mưa nuôi đệ tử, thì nhóm sáu Tỉ-kheo-ni và cac Tỉ-kheo-ni khác đủ 12 mùa
mưa nhưng chưa đủ 10 pháp, nuôi đệ tử mà không dạy bảo, để họ giống như trâu
trời, dê trời, thậm chí không biết mặc y cầm bát. Các Tỉ-kheo-ni bèn đem việc
ấy trình bày với Ðại Ái Ðạo. Cuối cùng, họ đáp với Phật: "Ðúng như vậy,
bạch Thế Tôn". Phật dạy: "Từ nay về sau, ta không cho phép người chưa
đủ 10 pháp mà nuôi đệ tử".
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni đủ 12 mùa mưa nhưng chưa đủ 10 pháp mà nuôi đệ tử thì phạm tội
Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Tỉ-kheo-ni:
Như trên đã nói.
(533c)
Ðủ 12 mùa mưa: Như trên đã nói.
Chưa
đủ mười pháp: Nghĩa
là 10 pháp chưa thành tựu. Mười pháp đó là:
1)
Giữ giới.
2) Nghe nhiều A-tì-đàm (Luận).
3) Nghe nhiều Tì-ni (Luật)
4) Học giới.
5) Học định.
6) Học tuệ.
7) Có thể tự xuất tội và sai người xuất tội.
8) Nếu đệ tử thân tín muốn bãi đạo, thì có thể tự mình hoặc nhờ người đưa họ
đến nơi khác (ẩn lánh).
9) Khi đệ tử có bệnh thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác chăm sóc.
10) Ðủ 12 mùa mưa (Hạ lạp) hoặc hơn.
Ðó
gọi là 10 pháp.
Nếu
chưa đủ 10 pháp mà độ đệ tử thì phạm tội Việt-tì-ni. Nếu cho họ thọ cụ túc thì
phạm tội Ba-dạ-đề.
Nếu
Tỉ-kheo chưa đủ 10 pháp mà độ người thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên đức Thế
Tôn nói (như trên).
94- GIỚI: CHƯA XIN PHÉP MÀ NUÔI ÐỆ TỬ.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, sau khi ngài cho phép người nào đủ 12 mùa mưa và
thành tựu 10 pháp được nuôi đệ tử thì các Tỉ-kheo-ni đủ 12 mùa mưa và thành tựu
10 pháp bèn nuôi đệ tử, thế rồi các Tỉ-kheo-ni khác than phiền: "Ai biết
là bà đủ 12 mùa mưa và thành tựu 10 pháp?"
Các
Tỉ-kheo-ni nghe thế bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem việc đó bạch lên
Thế Tôn. Cuối cùng, người ấy đáp lời Phật hỏi:
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ
nay về sau, muốn nuôi đệ tử phải làm pháp Yết-ma cầu thính, rồi mới xin pháp
Yết-ma nuôi đệ tử. Người làm Yết-ma nên bạch như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo-ni mỗ giáp thành tựu 10 pháp muốn vào trước
Tăng xin pháp Yết-ma nuôi đệ tử, nếu thời gian của Tăng đã đến (Xin Tăng hứa
khả).
Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo-ni mỗ giáp thành tựu 10 pháp muốn vào trước
Tăng xin pháp Yết-ma nuôi đệ tử; vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Tôi ghi nhận
việc này như vậy.
Vị
Tỉ-kheo-ni này phải vào trước Tăng quỳ gối, chắp tay, xin như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Tôi là mỗ giáp, đủ 12 mùa mưa, thành tựu 10 pháp, nay
theo Tăng xin pháp Yết-ma nuôi đệ tử. Kính mong Tăng cho tôi pháp Yết-ma nuôi
đệ tử. (Xin như vậy ba lần). Rồi người làm Yết-ma nên nói như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo-ni mỗ giáp đủ 12 mùa mưa, thành tựu 10 pháp,
đã theo Tăng xin pháp Yết-ma nuôi đệ tử. Nếu thời gian của tăng đã đến, nay
Tăng cho Tỉ-kheo-ni mỗ giáp - thành tựu 10 pháp - pháp Yết-ma nuôi đệ tử. Ðây
là lời tác bạch.
- Xin
Thánh giả tăng lắng nghe. Tỉ-kheo-ni mỗ giáp - đủ 12 mùa mưa, thành tựu 10 pháp
- đã theo Tăng xin pháp Yết-ma nuôi đệ tử. Nay Tăng cho Tỉ-kheo-ni mỗ giáp pháp
Yết-ma nuôi đệ tử, thánh giả nào bằng lòng cho Tỉ-kheo-ni mỗ giáp pháp Yết-ma
nuôi đệ tử thì im lặng; (534a) ai không bằng lòng hãy nói. Ðây là Yết-ma lần
thứ nhất, (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như thế).
Tăng
đã bằng lòng cho Tỉ-kheo-ni mỗ giáp pháp Yết-ma nuôi đệ tử xong, vì Tăng im
lặng. Tôi ghi nhận như vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni thành tựu 10 pháp nhưng không làm Yết-ma mà nuôi đệ tử thì phạm
tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Thành
tựu mười pháp: Như
trên đã nói.
Không
làm Yết-ma: Không
làm Yết-ma giữa Tăng thì gọi là không làm Yết-ma. Ngoài ra, nếu 10 pháp không
đầy đủ cũng gọi là không làm Yết-ma. Tuy nhiên, nếu làm Yết-ma mà bạch không
đúng cách, chúng Tăng không thành tựu, Yết-ma không thành tựu, cũng gọi là
không làm Yết-ma. Người nuôi đệ tử muốn cho đệ tử thọ cụ túc mà không làm
Yết-ma thì phạm tội Ba-dạ-đề. Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên).
95- GIỚI: CHO NGƯỜI PHẠM TỘI THỌ GIỚI.
Khi
Phật an trú tại Tì-xá-li, bấy giờ Tỉ-kheo-ni Ca-lê độ con gái thứ ba của dòng
họ Li-xa, rồi cho thọ học pháp. Thế là cô ta lấy chìa khóa mở cửa phòng người
khác, cùng sống chung với người thế tục, ngoại đạo. Tỉ-kheo-ni bèn khiển trách
Ca-lê rằng: "Kẻ này phạm giới, lấy chìa khóa mở cửa phòng người khác, cùng
sống chung với đàn ông, mà vì sao cho thọ cụ túc? (?)". Các Tỉ-kheo-ni bèn
nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem việc đó đến bạch đầy đủ lên Thế Tôn.
Phật bảo gọi Ca-lê đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch thế Tôn.
- Ðó
là việc xấu. Vì sao ngươi biết kẻ phạm giới lấy chìa khóa mở cửa phòng người
khác, sống chung với ngoại đạo mà cho thọ cụ túc? Từ nay về sau, Ta không cho
phép Tỉ-kheo-ni cho kẻ phạm giới thọ cụ túc.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại Tì-xá-li
phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni biết người kia phạm giới, cầm chìa khóa mở cửa phòng người khác,
cùng sống chung với đàn ông mà cho thọ cụ túc, thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Phạm
giới: Giới không đầy
đủ, vượt qua giới.
Cầm
chìa khóa mở cửa phòng:
Mở cửa phòng người khác.
Ðàn
ông: Người thế tục
hoặc là hàng ngoại đạo xuất gia.
Sống
chung: Sống gần gũi
bên nhau. Nếu cho người như vậy thọ cụ túc thì phạm Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Nếu kẻ ấy sống chung
với người thế tục, ngoại đạo thì không được cho thọ cụ túc. Nếu có thể làm cho
người này phạm hạnh được toàn vẹn thì trước hết nên làm cho họ sống cách ly rồi
mới cho thọ cụ túc.
Nếu
Tỉ-kheo biết Sadi phạm giới, sống thân cận với phụ nữ, (534b) nhưng không cho
xuất gia lại mà cho thọ cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni. Thế nên đức Thế Tôn nói
(như trên).
96- GIỚI: CHO NGƯỜI THIẾU TUỔI THỌ GIỚI.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, bấy giờ có Tỉ-kheo-ni độ những đồng nữ 10 tuổi, 12
tuổi xuất gia, thọ cụ túc. Những người này thân thể yếu đuối không làm nổi
những việc nhọc nhằn, chưa biết giữ sạch sẽ, oai nghi khiếm khuyết, không biết
phụng sự Hòa thượng ni, A-xà-lê ni, không biết vào thôn xóm, không biết
A-luyện-nhã, không biết phép tắc khi vào trong chúng, không biết khoác y, cầm
bát. Các Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại bạch lên Thế Tôn.
Phật liền bảo gọi Tỉ-kheo-ni ấy đến. Khi cô tới rồi, Phật hỏi:
-
Ngươi có việc đó thật không?
- Có
thật như vậy, bạch Thế Tôn.
- Từ
nay về sau, Ta không cho phép cho đồng nữ chưa đủ 20 tuổi thọ cụ túc.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni cho đồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa thọ Cụ túc thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Chưa
đủ 20 mùa mưa: Chưa
đủ 20 năm gọi là chưa đủ 20 mùa mưa. Nhưng đồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa, mà đủ 20
năm cũng gọi là chưa đủ 20 mùa mưa. Ðồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa mà hơn 20 năm
vẫn gọi là chưa đủ 20 mùa mưa. Nếu sinh vào mùa Ðông, tính đến mùa Ðông năm thứ
20 mà chưa qua lần Tự tứ cũng gọi là chưa đủ 20 mùa mưa. Ðồng nữ sinh vào mùa
Xuân cũng vậy. Nếu đồng nữ sinh vào lúc tiền an cư, tính đến tiền an cư năm thứ
20 nhưng chưa qua lần Tự tứ, sinh vào lúc hậu an cư, tính đến hậu an cư năm thứ
20, nhưng chưa qua lần Tự tứ, cũng gọi là chưa đủ 20 mùa mưa.
Nếu
đồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa, tất cả giới sư đều tưởng là chưa đủ mà cho thọ cụ
túc thì tất cả phạm tội Ba-dạ-đề. Người đó không được gọi là thọ cụ túc.
Nếu
đồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa, một nửa giới sư tưởng là chưa đủ, một nửa tưởng là
đã đủ mà cho thọ cụ túc thì những người tưởng là chưa đủ phạm tội Ba-dạ-đề,
những người tưởng là đã đủ không có tội, và người này được gọi là đã thọ cụ
túc.
Nếu
đồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa, mà tất cả giới sư đều tưởng là đã đủ rồi cho thọ cụ
túc, thì tất cả đều không có tội, và người này được gọi là đã thọ cụ túc.
Ðủ 20
mùa mưa mà chưa đủ 20 năm cũng gọi là đủ 20 mùa mưa. Ðồng nữ đủ 20 mùa mưa, đủ
20 năm hoặc đủ 20 mùa mưa mà quá 20 năm cũng gọi là đủ 20 mùa mưa. Ðồng nữ sinh
vào mùa Ðông, đến năm thứ 20, sau khi an cư, tự tứ xong, được cho thọ cụ túc.
Trường hợp sinh vào mùa xuân cũng như vậy. Ðồng nữ sinh vào lúc tiền an cư, sau
20 năm, trải qua tiền an cư xong, Tự tứ xong, sinh vào lúc hậu an cư, sau 20
năm, trải qua hậu an cư xong, Tự tứ xong (được cho thọ cụ túc).
(534c)
Nếu đồng nữ đủ 20 mùa mưa mà một nửa giới sư tưởng là chưa đủ, một nửa tưởng là
đã đủ (rồi cho thọ cụ túc), thì những người tưởng là chưa đủ phạm tội
Việt-tỳ-ni, những người tưởng là đã đủ không có tội. Người này được gọi là đã
thọ cụ túc.
Ðồng
nữ đủ 20 mùa mưa mà tất cả giới sư tưởng là chưa đủ rồi cho thọ cụ túc, thì tất
cả đều phạm tội Việt-tì-ni. Người này không được gọi là thọ cụ túc. Nếu tất cả
giới sư đều tưởng là đã đủ thì tất cả không có tội. Người này được gọi là đã
khéo thọ cụ túc.
Ðồng
nữ: Người mà phạm hạnh chưa bị hủy hoại. (Nếu cho đồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa)
thọ cụ túc thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Nếu
đồng nữ muốn thọ cụ túc trong giáo pháp của đức Như Lai thì giới sư nên hỏi:
"Ngươi sinh vào lúc nào?". Nếu họ không biết thì nên xem tấm ván ghi
năm sinh. Nếu không có tấm ván thì phải hỏi cha mẹ thân nhân của họ. Nếu cũng
không biết, thì phải hỏi xem sinh vào thời vua nào, năm được mùa hay năm mất
mùa. Nếu cũng không biết thì nên xem tướng trạng (để suy đoán). Nếu họ là con
gái của nhạc sĩ thì tuy tuổi nhỏ mà hình vóc lớn, nên xem tướng tay chân xương
cốt (mà suy đoán). Thế nên đức Thế Tôn nói (như trên).
97- GIỚI: CHO NGƯỜI CHƯA HỌC GIỚI THỌ
GIỚI.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, sau khi Ngài chế giới không cho phép Tỉ-kheo-ni
cho đồng nữ chưa đủ 20 mùa mưa thọ cụ túc, thì các Tỉ-kheo-ni cho các đồng nữ
đủ 20 mùa mưa thọ cụ túc. Thế nhưng các Tỉ-kheo-ni khác dị nghị: "Ngươi đủ
20 mùa mưa hay chưa đủ 20 mùa mưa ai mà biết được".
Các
Tỉ-kheo-ni bèn nói với Ðại Ái Ðạo. Ðại Ái Ðạo lại đem việc đó đến bạch lên Thế
Tôn. Cuối cùng, Phật dạy: "Từ nay về sau, đồng nữ 18 tuổi muốn thọ cụ túc
trong giáo pháp của Như Lai phải theo tăng xin hai năm học giới. Trước hết phải
làm Yết-ma cầu thính rồi mới xin. Người làm Yết-ma nên tác bạch như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp 18 tuổi muốn thọ cụ túc trong giới
luật của đức Như Lai, nếu thời gian của Tăng đã đến, xin Tăng cho phép mỗ giáp
vào trước tăng xin hai năm học giới.
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp 18 tuổi muốn vào trước Tăng xin hai
năm học giới, vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Tôi ghi nhận như vậy.
Thế
rồi, đồng nữ này phải vào trước Tăng xin như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Con là đồng nữ mỗ giáp 18 tuổi muốn thọ cụ túc trong
pháp luật của đức Như Lai, nay theo Tăng xin hai năm học giới. Kính mong Tăng
thương xót cho con hai năm học giới (Xin như vậy ba lần).
Người
làm Yết-ma nên nói như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp 18 tuổi muốn thọ cụ túc trong pháp
luật của đức Như Lai, đã theo Tăng xin hai năm học giới, nếu thời gian của Tăng
đã đến, Tăng cho mỗ giáp pháp Yết-ma hai năm học giới. Ðây là lời tác bạch.
Xin
Thánh giả (535a) Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp 18 tuổi muốn thọ cụ túc trong
pháp luật của đức Như Lai, đã theo Tăng xin hai năm học giới, Thánh giả nào
bằng lòng cho mỗ giáp hai năm học giới thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói.
Ðây là lần Yết-ma thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như thế).
Tăng
đã bằng lòng cho mỗ giáp hai năm học giới xong, vì im lặng, tôi ghi nhận như
vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni chưa cho đồng nữ đủ 20 tuổi học giới mà cho thọ cụ túc thì phạm
tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Ðủ
20 tuổi: Tức đủ 20
mùa mưa. Nếu đủ 20 mùa mưa mà chưa đủ 20 tuổi cũng gọi là đủ 20 mùa mưa. Thậm
chí, nếu hậu an cư sinh, sau 20 năm hậu an cư thọ tự tứ xong, cũng gọi là đủ 20
tuổi.
Không
cho học giới: Nếu
không làm Yết-ma mà cho học giới cũng gọi là không cho học giới. Hoặc 10 pháp
không đầy đủ cũng gọi là không cho học giới. Tuy có làm Yết-ma nhưng chúng
không thành tựu, bạch không đúng pháp, Yết-ma không đúng pháp - nếu một pháp
nào không thành tựu - mà cho thọ cụ túc, thì phạm tội Ba-dạ-đề. Thế nên đức Thế
Tôn nói (như trên).
98- GIỚI: CHO NGƯỜI HỌC GIỚI CHƯA XONG
THỌ GIỚI.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy Tỉ-kheo-ni cho người đang thọ học giới học
chưa hoàn tất thọ cụ túc; thế rồi, đức Thế Tôn bảo: Dù ai nghe rồi cũng phải
nghe lại:
--
Nếu Tỉ-kheo-ni cho người đang thọ học giới học chưa hoàn tất thọ cụ túc thì
phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Thọ
học giới: Cho thọ
học giới, đủ 10 pháp, chúng thành tựu, bạch thành tựu, Yết-ma thành tựu, tất cả
mọi pháp đều thành tựu, đó gọi là thọ học giới.
Học
chưa hoàn tất: Trong
hai năm thọ học giới phải tùy thuận học 18 việc. Ðó là: Khi ăn uống phải ngồi
dưới tất cả Tỉ-kheo-ni, trên tất cả Sa-di-ni, đối với họ không thanh tịnh nhưng
đối với Tỉ-kheo-ni thì thanh tịnh; đối với Tỉ-kheo-ni không thanh tịnh thì đối
với họ cũng không thanh tịnh, được ngủ chung cùng phòng với Tỉ-kheo-ni ba hôm,
cũng được ngủ chung với Sa-di-ni trong ba hôm, được Tỉ-kheo-ni trao cho thức
ăn, ngoại trừ năm loại thực phẩm được hỏa tịnh; theo Sa-di-ni nhận thức ăn;
Tỉ-kheo-ni không được hướng đến họ nói về Ba-la-đề-mộc-xoa, từ Ba-la-di cho đến
tội Việt-tì-ni, mà chỉ được nói: không được dâm, không được trộm cắp, không
được giết người, đại loại được dạy bảo như vậy, không được nghe Bố-tát, Tự-tứ.
Ðến ngày Bố-tát (535b) Tự tứ, phải đến trước Thượng tọa, cúi đầu đảnh lễ dưới
chân Tăng, nói như sau: "Con là mỗ giáp thanh tịnh, xin thượng tọa ghi nhớ
cho", nói như vậy ba lần, rồi lui ra. Nếu phạm một trong bốn giới Ba-la-di
sau cùng thì ngay trong ngày ấy phải thọ học pháp trở lại. Nếu phạm 19 giới
Tăng-già-bà-thi-sa trở về sau thì tất cả đều sám hối tội Ðột-cát-la. Nếu phá
năm giới như ăn phi thời, cất thức ăn để ăn, nhận vàng bạc và tiền mặt, uống
rượu, mang hương hoa, thì tùy phạm vào ngày nào phải bắt đầu thọ học lại hai
năm kể từ ngày đó, còn thời gian trước bị hủy bỏ. Ðó gọi là học giới chưa hoàn
tất.
Nếu
ai cho người học chưa hoàn tất thọ cụ túc thì phạm tội Ba-dạ-đề. Thế nên đức
Thế Tôn nói (như trên)
99- GIỚI: KHÔNG CHO NGƯỜI ÐÃ HỌC XONG THỌ
GIỚI.
Khi
Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, Thế Tôn chế giới không cho phép Tỉ-kheo-ni
cho người chưa học giới hai năm hoàn tất thọ cụ túc, thế nên Tỉ-kheo-ni cho
đồng nữ 18 mùa mưa (tuổi) học giới hai năm, đến lúc đủ 20 mùa mưa cho thọ cụ
túc. Tuy vậy, các Tỉ-kheo-ni vẫn chê trách rằng: "Người học giới hoàn tất
hay chưa hoàn tất ai mà biết".
Các
Tỉ-kheo-ni bèn đem việc ấy đến trình bày với Ðại Ái Ðạo. Cho đến Phật dạy:
"Từ nay về sau, đồng nữ đã học giới đủ 20 mùa mưa muốn thọ cụ túc trong
pháp luật của Như Lai để làm Tỉ-kheo-ni, thì trước hết phải làm Yết-ma cầu
thỉnh, rồi đến trước Tăng xin pháp Yết-ma đã học giới hoàn tất để thọ cụ túc.
Người làm Yết-ma nên nói như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp 20 tuổi đã học giới hoàn tất muốn thọ
cụ túc trong pháp luật của đức Như Lai; nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho
mỗ giáp vào trước Tăng xin thọ cụ túc vì đã học giới hoàn tất.
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp 20 tuổi đã học giới hoàn tất muốn vào
trước Tăng xin thọ cụ túc vì đã học giới hoàn tất. Tăng đã bằng lòng nên im
lặng, tôi ghi nhận việc này như vậy.
Thế
rồi, người này phải vào giữa Tăng quỳ gối, chắp tay, xin như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Con là đồng nữ mỗ giáp 20 tuổi, đã học giới hoàn tất
muốn thọ cụ túc trong pháp luật của đức Như Lai, nay theo Tăng xin thọ cụ túc
vì đã học giới hoàn tất. Kính mong Tăng thương xót cho con thọ cụ túc vì đã học
giới hoàn tất, (xin như vậy ba lần).
Người
làm Yết-ma nên nói như sau:
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp đủ 20 mùa mưa, đã học giới hoàn tất,
muốn thọ cụ túc trong pháp luật của đức Như Lai làm Tỉ-kheo-ni, nay theo Tăng
xin thọ cụ túc vì đã học giới hoàn tất. Nếu thời gian của Tăng đã đến, nay tăng
cho mỗ giáp pháp Yết-ma thọ cụ túc vì đã học giới hoàn tất. Ðây là lời tác
bạch.
- Xin
Thánh giả Tăng lắng nghe. Ðồng nữ mỗ giáp đủ 20 mùa mưa, đã học giới hoàn tất
muốn thọ cụ túc làm Tỉ-kheo-ni trong pháp luật của đức Như Lai, (535c) đã theo
Tăng xin thọ cụ túc vì đã học giới hoàn tất. Nay Tăng cho mỗ giáp thọ cụ túc vì
đã học giới hoàn tất. Thánh giả nào bằng lòng cho mỗ giáp thọ cụ túc vì đã học
giới hoàn tất thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói. Ðây là Yết-ma lần thứ
nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế).
Tăng
đã bằng lòng cho mỗ giáp pháp Yết-ma thọ cụ túc xong, vì Tăng im lặng, tôi ghi
nhận việc này như vậy.
Thế
rồi, Phật bảo Ðại Ái Ðạo Cù-đàm-di truyền lệnh cho các Tỉ-kheo-ni đang sống tại
thành Xá-vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--
Nếu học ni đã học giới hoàn tất mà Tỉ-kheo-ni không làm Yết-ma cho thọ cụ túc
thì phạm tội Ba-dạ-đề.
Giải
thích:
Học
giới hoàn tất: Trong
hai mùa mưa tùy thuận làm 18 việc.
Không
làm Yết-ma: Không
tác pháp Yết-ma cho thọ cụ túc thì (Tỉ-kheo-ni bổn sư) phạm tội Ba-dạ-đề.
Ba-dạ-đề: Như trên đã nói. Thế nên đức Thế Tôn nói
(như trên).
LUẬT
MA HA TĂNG KỲ
Hết quyển thứ ba mươi tám
-ooOoo-
Đầu trang | 00
| 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
updated: 16-03-3002