BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Đại Tạng No. 1425
LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Hán
dịch: Tam Tạng Phật Đà La
người Thiên Trúc, cùng Samôn Pháp Hiển, đời Đông Tấn, Trung
Quốc
Việt dịch:
Thích Phước Sơn
Chứng nghĩa: Thích Đỗng Minh
Sài Gòn, Việt Nam, PL 2543 (TL 2000)
Thành kính đảnh lễ đức
Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri
MỤC LỤC |
|
GIỚI PHÁP CỦA TỈ-KHEO |
|
QUYỂN 1: | GIỚI
BA-LA-DI
Giới: Dâm dục |
QUYỂN 2: |
Giới: Trộm cắp |
QUYỂN 3: | (Giới: Trộm cắp tiếp theo) |
QUYỂN 4: | Giới: Sát
sinh Giới: Ðại vọng ngữ |
QUYỂN 5: | GIỚI
TĂNG TÀN
Giới: Cố ý làm xuất tinh |
QUYỂN 6: |
Giới: Làm mai mối |
QUYỂN 7: |
Giới: Xuyên tạc để
hủy báng GIỚI BẤT ÐỊNH Giới: Ngồi chỗ khuất
với người nữ |
QUYỂN 8: | GIỚI NI-TÁT-KÌ
Giới: Cất y dư quá
hạn |
QUYỂN 9: |
Giới: Nhờ Ni không
phải bà con giặt y |
QUYỂN 10: |
Giới: Cầm vàng bạc,
tiền của |
QUYỂN 11: | Giới: Cho y
rồi lấy lại Giới: Sắm áo mưa quá thời hạn Giới: Ði xin chỉ sợi về dệt vải Giới: Quịt tiền công của thợ dệt Giới: Cất y cúng gấp quá hạn Giới: Rời y quá thời hạn Giới: Biển thủ tài sản của Tăng |
QUYỂN 12: | GIỚI BA-DẠ-ÐỀ
Giới: Cố ý vọng ngữ |
QUYỂN 13: | Giới: Thuyết
pháp cho phụ nữ quá giới hạn Giới: Dạy người chưa thọ cụ túc đọc tụng Giới: Nói thật rằng mình đắc đạo |
QUYỂN 14: | Giới: Nói tội
nặng của Tỉ kheo khác Giới: Ðồng ý Yết ma, sau phủ nhận Giới: Hủy báng giới pháp Giới: Chặt phá cây sống Giới: Nói nhiễu loạn người khác Giới: Chê trách chức sự của Tăng Giới: Trãi đồ của Tăng ở chỗ trống Giới: Trãi đồ của Tăng ở chỗ khuất Giới: Lôi Tỉ kheo khác ra phòng |
QUYỂN 15: | Giới: Cưỡng
chiếm chỗ nằm của người khác Giới: Ngồi giường có chân nhọn Giới: Dùng nước có vi sinh trùng Giới: Lợp nhà quá 3 lớp Giới: Tự đi dạy Ni Giới: Giáo giới Ni cho đến trời tối Giới: Không bạch Tỉ kheo khác tại chùa Ni Giới: Phỉ báng vị giáo thọ Ni Giới: Ngồi với Ni ở chỗ khuất Giới: Hẹn đi chung đường với Ni Giới: Hẹn đi chung thuyền với Ni Giới: Ðem y cho Ni không phải bà con Giới: May y cho Ni không phải bà con Giới: Ăn thức ăn do Ni tán thán |
QUYỂN 16: |
Giới: Ăn quá giới hạn
được cúng dường |
QUYỂN 17: | Giới: Ăn phi
thời Giới: Nhận thức ăn quá mức đã cho Giới: Ðòi thức ăn ngon Giới: Không bệnh mà nhóm lửa Giới: Ngủ quá thời gian cho phép Giới: Gởi dục rồi phủ nhận Giới: Làm cho người khác nhịn đói Giới: Xuyên tạc giáo pháp, không nghe lời khuyên |
QUYỂN 18: | Giới: Bao che người
có lỗi Giới: Chứa chấp Sa-di bị đuổi Giới: Mặc y không hoại sắc Giới: Cất giữ bảo vật Giới: Tắm quá giới hạn cho phép Giới: Uống nước có vi sinh trùng Giới: Cho Tu sĩ ngoại đạo thức ăn Giới: Ngồi nơi phòng ngủ nhà thí chủ Giới: Ði xem quân trận Giới: Ở trong quân trại quá hạn Giới: Xem quân đội thao diễn Giới: Ðánh Tỉ kheo khác Giới: Dọa đánh Tỉ kheo khác |
QUYỂN 19: | Giới: Che giấu
tội của Tỉ kheo khác Giới: Giết hại sinh vật Giới: Gây phiền toái Tỉ kheo khác Giới: Y cho rồi, lấy mặc lại Giới: Giấu vật dụng người khác Giới: Hù nhát Tỉ kheo khác Giới: Ðùa giỡn trong nước Giới: Chỉ chỗ lẫn nhau Giới: Hẹn đi chung đường với người nữ Giới: Ngủ chung một nhà với người nữ Giới: Ngồi với Phụ nữ Giới: Cho người chưa đủ tuổi thọ giới Giới: Hẹn đi chung với bọn cướp Giới: Ðào xới đất đai |
QUYỂN 20: | Giới: Nhận cúng
dường quá giới hạn Giới: Chống lại sự khuyên bảo Giới: Uống các thứ rượu Giới: Khinh thường người khác Giới: Lén nghe sự tranh cãi Giới: Lặng lẽ bỏ cuộc họp mà đi Giới: Vào làng mà không báo người khác Giới: Ði phi thời, không báo người khác Giới: Vào vương cung quá sớm Giới: Dùng xương, sừng làm ống đựng kim Giới: Làm chân giường cao quá cỡ Giới: Ðộn bông làm nệm Giới: Làm tọa cụ quá mức quy định Giới: May y che ghẻ quá mức kích thước Giới: May áo tắm mưa quá kích thước Giới: May y quá cỡ y Phật |
QUYỂN 21: | NÓI RÕ PHẦN
THỨ 10 CỦA 92 PHÁP ÐƠN ÐỀ
Giới: Vô cớ vu khống
người khác 4 PHÁP ÐỀ-XÁ-NI Giới: Ở A-luyện-nhã
nhận thức ăn NÓI RÕ PHẦN ÐẦU CỦA PHÁP CHÚNG HỌC Mặc nội y tề chỉnh |
QUYỂN 22: | PHẦN CÒN
LẠI CỦA PHÁP CHÚNG HỌC
Không được ngồi tréo chân trong
nhà bạch y |
QUYỂN 23: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ NHẤT
Thể thức thọ Cụ túc CÁC GIÀ NẠN Hoại Tịnh Hạnh của Ni |
QUYỂN 24: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 2
Quan viên |
QUYỂN 25: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 3 Tội Tăng Già Bà Thi Sa |
QUYỂN 26: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 4
Tội cũ |
QUYỂN 27: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 5
Pháp Yết ma |
QUYỂN 28: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 6
Vấn đề Y Ca-hi-na |
QUYỂN 29: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 7
Phép tắc của Sa-di |
QUYỂN 30: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 8
Một thố dầu |
QUYỂN 31: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 9
Nấu ăn ở chỗ ngủ |
QUYỂN 32: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 10
Phép ăn chung |
QUYỂN 33: | PHẨM TẠP
TỤNG THỨ 11
700 người kết tập |
QUYỂN 34: | PHẦN ÐẦU
CỦA OAI NGHI
Oai nghi của Thượng Tọa thứ
nhất |
QUYỂN 35: | PHẦN HAI
CỦA OAI NGHI
Cách thức đi kinh hành |
GIỚI PHÁP CỦA TỈ-KHEO-NI |
|
QUYỂN 36: | PHẦN ÐẦU
CỦA 8 BA-LA-DI.
Giới: Dâm PHẦN ÐẦU CỦA PHÁP TĂNG TÀN Giới: Làm mai mối |
QUYỂN 37: | PHẦN CUỐI
CỦA PHÁP TĂNG TÀN
Giới: khuyên người làm
việc phi pháp PHẦN ÐẦU CỦA NI-TÁT-KÌ (giống
như Tỉ-kheo) Giới: Xin tiền mua giầy
rồi mua thứ khác PHẦN ÐẦU CỦA 141 BA-DẠ-ÐỀ (giống như Tỉ-kheo) Giới: Tự ý lấy y người khác mà mặc |
QUYỂN 38: | PHẦN HAI
CỦA 141 BA-DẠ-ÐỀ
Giới: Cho y cho tu sĩ ngoại đạo |
QUYỂN 39: | PHẦN 3 CỦA
141 BA-DẠ-ÐỀ
Giới: Cho người có chồng dưới
12 tuổi thọ giới |
QUYỂN 40: | PHẦN CÒN
LẠI CỦA 141 GIỚI BA-DẠ-ÐỀ
Giới: Du hành trong lúc
An cư GIỚI ÐỀ XÁ-NI PHÁP DIỆT TRÁNH - NHỮNG VẤN ÐỀ LINH TINH Phép ngồi GHI CHÚ RIÊNG VỀ
LUẬT TĂNG-KÌ |
-ooOoo-
Lời Nói Ðầu
Nhân duyên đưa đến việc dịch bộ Luật Ma-ha-tăng-kỳ này thực là hi hữu. Số là vào cuối năm 1989, Hòa thượng Huệ Hưng, Hiệu phó Trường Cao cấp Phật học (nay là Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh) đang đảm nhiệm môn Luật của Trường thì đột nhiên lâm bệnh. Khi lên Bệnh viện hầu thăm Hòa thượng, tôi được Hòa thượng ân cần nắm tay ủy thác phải tạm thời thay thế Hòa thượng hướng dẫn Tăng Ni cho đến hết chương trình. Thật là bỡ ngỡ, nhưng cũng vô cùng cảm động trước tấm lòng thương yêu, tin cậy của bậc tôn sư khả kính, tôi chỉ còn biết cúi đầu vâng lệnh. Thế rồi, sau đó được Hòa thượng Hiệu trưởng chính thức mời phụ trách môn Luật cho trường. Chương trình dạy chủ yếu là dùng 2 bộ sách Yết Ma Yếu Chỉ và Tứ Phần Hiệp Chú do Hòa thượng Bổn sư (thượng TRÍ hạ THỦ) chủ trì biên soạn; một công trình khá công phu và nghiêm túc. Trong lúc tra cứu thêm về những chỗ dẫn chứng trong sách, đồng thời tham khảo ý kiến của Hòa thượng Ðỗng Minh - một vị được xem là đặc biệt quan tâm đến vấn đề Luật học - tôi được Hòa thượng khuyến khích dịch bộ Luật Tăng -kỳ này. Thế là cố gắng sắp xếp thì giờ, tôi bắt đầu phiên dịch từ ngày 29-01-1996, dịch đến đâu, Hòa thượng đọc lại đến đó, đồng thời chịu khó cặm cụi sửa chữa những chỗ sai sót một cách tận tình. Việc làm đó quả thực là một nguồn động viên vô cùng quí giá.
Lúc bắt đầu dịch khó tránh khỏi một vài trường hợp lúng túng, nhưng qua thời gian, các khó khăn dần dần được khắc phục, rồi một niềm phấn khởi phát sinh; nhất là qua phương pháp giáo huấn của đức Từ Phụ, vừa rõ ràng sinh động, vừa chí lí, chí tình, có ân mà cũng có uy, khiến cho người thụ giáo cảm nhận một sức thuyết phục phi thường.
Theo lẽ, một dịch giả đúng nghĩa phải hội đủ 3 phương diện: Một là nắm vững ngôn ngữ của nguyên bản. Hai là tinh thông tiếng mẹ đẻ. Ba là am tường nội dung của vấn đề. Mặc dù thấy mình còn nhiều điều bất cập, nhưng vì nhu cầu học hỏi và công việc giảng dạy thúc đẩy, tôi đành phải cố gắng tuân thủ 3 nguyên tắc mà học giả Hồ Thích đã đề xướng và được giới dịch thuật đồng tình chấp nhận, đó là: TÍN, ÐẠT và NHÃ. TÍN nghĩa là trung thành với nguyên bản. ÐẠT nghĩa là lột tả chính xác nội dung của vấn đề. NHÃ nghĩa là phải vận dụng ngôn ngữ trong sáng và tao nhã. Nếu không thể hội đủ cả 3 phương diện thì phải cố gắng vận dụng một hoặc hai phương diện đến mức độ tốt nhất. Có như thế mới hi vọng bản dịch được độc giả dễ dàng tiếp nhận.
Dịch từ một bản văn cách nay đã hơn 15 thế kỉ, mà bản văn này lại là dịch phẩm chứ không phải nguyên bản nên chẳng dễ dàng chút nào. Nhưng may mắn là bản văn khá mạch lạc, nhất quán và tương đối sáng sủa, nên cũng ít khi gặp trở ngại. Bởi lẽ, hai Ðại sư Phật -đà-bạt-đà-la và Pháp Hiển không những tinh thông Luật học mà phương pháp làm việc cũng rất nghiêm túc và cẩn trọng.
Khi dịch, tôi đã cố gắng tối đa vận dụng ngôn ngữ hiện đại phổ thông và trong sáng để phô diễn, tuy vậy, khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, các thuật ngữ chuyên môn của Luật học mang nhiều nội dung hàm súc, bắt buộc phải giữ nguyên phiên âm chứ không thể chuyển dịch. Ngoài ra, vì bối cảnh lịch sử, địa lí và văn hóa của Ấn Ðộ có nhiều điểm bất đồng đối với nước ta, do thế,về nhân danh, địa danh cũng như tên gọi của một số động vật, thực vật và y phục v.v...không có từ ngữ tương đương để phiên chuyển, nên đành phải để nguyên dạng phiên âm.
Bộ Luật này được phiên dịch là nhằm mục đích dùng để tham khảo giảng dạy, đồng thời cũng là một món quà tinh thần bé nhỏ kính cẩn dâng lên báo đáp phần nào công ơn pháp nhũ của các bậc ân sư trực tiếp cũng như gián tiếp. Và nếu nó may mắn được giới độc giả thể tất, thì có thể xem như là một sự đóng góp nhỏ nhoi vào công trình chuyển ngữ Tam tạng Thánh giáo sang tiếng Việt, một sự nghiệp to lớn mà tất cả Tăng Ni Phật tử Việt Nam đang khát khao mong đợi.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn thầy Tâm Hạnh đã nhiệt tình lo việc in ấn một cách chu đáo; cảm ơn nữ Phật tử Thọ Huệ, Nguyên Hạnh đã hoàn thành xuất sắc công đoạn đánh vi tính; cảm ơn Sư cô Từ Nghĩa tận tụy hoàn thành khâu vi tính sau cùng.
Xin hồi hướng tất cả công đức lên Tam bảo chứng minh, thành tâm nguyện cầu cho kho tàng Pháp bảo đuợc tồn tại miên trường trên cõi đời này.
Thiền Viện Vạn Hạnh ngày 4, tháng 1, năm 2000
Người dịch kính cẩn ghi lại,
Thích Phước Sơn
-ooOoo-
Đầu
trang | 00
| 01 | 02 | 03
| 04 | 05 | 06
| 07 | 08 | 09
| 10 | 11 | 12
| 13 | 14 | 15
| 16 | 17 | 18
| 19 |
20 | 21 | 22
| 23 | 24 | 25
| 26 | 27 | 28
| 29 | 30 | 31
| 32 | 33 | 34
| 35 | 36 | 37
| 38 | 39 | 40
|
updated: 15-03-3002