Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» CHẲNG DỨT HỮU VI, CHẲNG TRỤ VÔ VI’ »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» CHẲNG DỨT HỮU VI, CHẲNG TRỤ VÔ VI’

Donate

(Lượt xem: 822)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - CHẲNG DỨT HỮU VI, CHẲNG TRỤ VÔ VI’

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phật đang thuyết pháp trong vườn cây Am-la. Cảnh đất lúc ấy bỗng nhiên trở nên rộng lớn, nghiêm đẹp. Tất cả chúng hội đều ánh lên màu vàng ròng.

A-nan bạch Phật: “Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà có điềm lành ứng hiện: Cảnh này bỗng trở nên rộng lớn, nghiêm đẹp. Tất cả chúng hội đều ánh lên màu vàng ròng?”

Phật bảo: “Ấy là Duy-ma-cật và Văn Thù với đại chúng muốn đến đây, cho nên ứng hiện ra điềm lành ấy”

Thì ra, Duy-ma-cật và Văn Thù cùng đại chúng đã thực hiện xong buổi huấn luyện đặc biệt về Bồ-tát đạo tại căn thất trống của Duy-ma-cật sắp trở lại vườn xoài bái kiến Phật để được nghe dặn dò, giao nhiệm vụ cụ thể…

Đối tượng đích là các Bồ-tát tại gia tương lai, gồm Bảo Tích và năm trăm vị vương tôn công tử, thiếu gia, con nhà trưởng giả đã phát tâm Bồ đề nhưng còn nhiều ưu tư, nên Phật đã giao cho Văn Thù, Xá-lợi-phất cùng Duy-ma-cật mở một lớp “huấn luyện đặc biệt” với phương pháp giáo dục chủ động cho thấy một mô hình thực tế sống động tại Tỳ- da-ly hôm ấy. Bấy giờ, lớp học đã xong phần… lý thuyết, đã trang bị đầy đủ kiến thức và thái độ, nay xin đến bái kiến Phật để được chỉ dạy thêm và giao nhiệm vụ cụ thể để thực hành con đường Bồ-tát hướng về Phật đạo đầy cam go trước mặt.

Bây giờ thì họ đã nắm vững thế nào là Phật đạo, Bồ-tát đạo, đã được trang bị nào pháp môn giải thoát bất khả tư nghì, sự sự vô ngại, nào pháp môn bất nhị, bình đẳng không hai, nào từ bi hỷ xả, nào bố thí ái ngữ lợi hành đồng sự… Họ cũng đã rõ biết những thứ bệnh thường gặp của Bồ-tát để tránh là bệnh chấp không, bệnh đại bi ái kiến, biết rõ thế nào là huệ và phương tiện để sử dụng sao cho hiệu quả, đúng chánh pháp. Đặc biệt, họ đã học được pháp tu rèn giới đức để có được hương thơm lan tỏa từ chút cơm thơm nơi cõi Chúng Hương mang về…

Bấy giờ, cái nhìn họ đã khác, cái thấy cái nghe cái nghĩ của họ cũng đã khác. Bấy giờ, đất tâm của họ đã rộng lớn bao la, mảnh đất tâm đã được cày xới, bón phân, gieo hạt, chờ đơm hoa kết trái. Họ náo nức muốn được bái kiến Phật để được giao nhiệm vụ phải làm khi vào đời với lời ước nguyện:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành…”

Với pháp giải thoát bất khả tư nghì, sự sự vô ngại thì “nhét núi Tu di cao lớn vào trong một hột cải; đem hết nước bốn biển mà để vào trong một lỗ chân lông…; bứt lấy cõi thế gian Tam thiên đại thiên cũng như người ta bứt cái vòng của thợ lò gốm, đặt cõi ấy trong lòng bàn tay, ném nó ra khỏi các cõi thế giới nhiều như cát sông Hằng…” thì có khó gì!

Với cái thấy biết Vô tướng thực tướng, Không, Duyên sinh… thì núi Tu di với hạt cải có gì ngăn ngại nhau? Ở một cõi không có thời gian, chẳng có không gian, một là tất cả, tất cả là một, thì còn tính đếm, đo lường nữa mà chi!

***

Phật dạy: “Có pháp môn giải thoát gọi là Tận Vô Tận, nên tu học. Sao gọi là Tận? Ấy là pháp hữu vi. Sao gọi là Vô Tận? Ấy là pháp vô vi. Bồ-tát thì phải “Chẳng dứt hữu vi, chẳng trụ vô vi” (Bất tận hữu vi, bất trụ vô vi).

Khuynh hướng của người tu học khi “chứng ngộ” dễ thấy “phạm hạnh đã tròn đầy”, muốn “đặt gánh nặng xuống”, bước vào cõi “Vô sanh”, Niết bàn tịch diệt. Phần khác cũng ngại con đường tu học quá khó, không chắc chúng sanh hiểu được, làm được.

Ngay cả Phật khi đắc đạo dưới cội Bồ-đề cũng nghĩ: “Giáo pháp mà Như Lai đã chứng ngộ quả thật thâm sâu huyền diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ còn bậc thiện trí mới thấu hiểu”

“Người còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, không thấy được Giáo pháp, vì lòng tham ái bao phủ như đám mây mờ đen nghịt, vì Giáo pháp đi ngược dòng với tham ái. Giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị”

Ba lần Phạm thiên khẩn khoản đức Thế Tôn mới dùng thiên nhãn quan sát thế gian, nhận thấy chúng sanh kẻ ít người nhiều đều có bụi trong mắt, người thông minh sáng suốt, kẻ ngu muội tối tăm… như trong đầm sen, sen xanh, đỏ, trắng lẫn lộn, có những cây mọc từ trong nước, trưởng thành trong nước, có cây ló dạng trên mặt nước, có cây vượt lên khỏi mặt nước, không vướng chút bùn nhơ.

Đức Phật bấy giờ tuyên bố: Cửa Vô Sanh Bất Diệt đã rộng mở cho chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng…” (Đức Phật và Phật pháp, Narada).

Pháp hữu vi sao gọi là Tận? Bởi vì pháp hữu vi là pháp còn tạo tác, còn hành vi tạo nghiệp, còn sanh diệt, tái diễn trong Tam giới. Pháp hữu vi là… vô thường, như mộng, huyễn, bào ảnh… trước sau gì cũng dứt, cũng tận! Pháp hữu vi do duyên mà sanh, hết duyên thì dứt. Nó chỉ là “giả tạm”, vốn hư vọng: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”! Cho nên kinh Kim Cang khuyên: “Ưng tác như thị quán”! Thấy rõ nó vậy, vô thường, khổ, không, vô ngã thì không nên đeo bám, không nên dính mắc, nên xa lìa, nên nhàm chán thì mới được… giải thoát!

Nhưng đó là dạy cho chúng sanh chớ với Bồ-tát thì khác! Bồ-tát là chúng sanh đã giác ngộ, nguyện cứu độ vô biên chúng sanh khác còn đang ngụp lặn trong cõi Ta bà ô trược nên… Bồ-tát thì không từ bỏ hữu vi, vẫn “đeo bám” hữu vi để giúp đời!

Bồ-tát thì đã “Phát khởi sâu vững tâm Nhất thiết trí, không hề xao lãng đối với chí quyết thành Phật”, “chẳng lìa đức đại từ, chẳng bỏ đức đại bi…”

Do vậy, Bồ-tát phải có nhiệm vụ “Giáo hóa chúng sanh chẳng hề mệt chán. Thường xét nghĩ việc tùy thuận thi hành bốn pháp thâu nhiếp. Hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng. Gieo trồng các căn lành chẳng hề mệt chán. Tâm trí thường được an ổn, vững chãi, đem phương tiện hướng về Phật quả. Cầu pháp chẳng biếng nhác. Thuyết pháp chẳng hiểm tiếc. Vào chốn sinh tử nhưng không sợ sệt chi cả. Đối với sự vinh nhục lòng không lo buồn, không mừng vui. Chẳng khinh kẻ chưa tu học…”

“Tại các cảnh thiền định, tưởng đó như các tầng địa ngục. Đối với cuộc sinh tử luân hồi, tưởng đó như vườn cảnh điện đài. Không đắm mê thiền duyệt mà quên nhiệm vụ, coi sáu nẻo luân hồi thênh thang “một cõi đi về”!

Bồ tát thực hành lục độ ba-la-mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ: Thí xả những vật sở hữu của mình, đủ đầy cái tâm tưởng cầu quả vị của đấng Nhất thiết trí. Thấy kẻ phá hủy giới cấm, khởi lên cái tư tưởng cứu hộ. Đối với các ba-la-mật, tưởng như cha mẹ. Đối với các pháp đạo phẩm, tưởng như quyến thuộc. Nảy nở các căn lành, không hề có giới hạn. Lấy những việc nghiêm sức cõi nước trong sạch để thành tựu cõi Phật của mình. Trừ bỏ mọi việc xấu ác, giữ sạch thân, miệng, ý. Trải vô số lần sinh tử, tâm ý vẫn dũng mãnh.

“… Thường cầu đức tánh vô niệm, trí huệ thật tướng. Thi hành lẽ biết đủ, ít tham cầu, nhưng chẳng bỏ pháp thế gian. Chẳng chê bỏ oai nghi cốt cách, nhưng có thể tùy tục mà khởi ra huệ thần thông, dìu dắt chúng sinh”… “Tu bốn tâm vô lượng (Từ bi hỷ xả), Tâm ý không phóng dật, chẳng bỏ mất các việc lành”

Tri túc, kham nhẫn, không phóng dật, thấy biết chân không mà diệu hữu, tùy tục mà khởi huệ thần thông, dìu dắt chúng sanh… đó là vai trò của Bồ-tát.

“Thi hành những pháp như vậy, gọi là Bồ Tát “bất tận hữu vi”

Pháp vô vi sao gọi là Vô tận? Bởi pháp vô vi là pháp thanh tịnh, vắng lặng, bất động, Niết bàn, diệt tuyệt nhân quả, dứt hẳn phiền não, thoát ly Tam giới, chấm dứt sanh tử luân hồi.

“Sao gọi là Bồ Tát chẳng trụ vô vi? Đó là, tu học lẽ không, nhưng chẳng lấy lẽ không làm chứng đắc. Vì nếu lấy lẽ không làm chứng đắc thì sẽ mắc thứ bệnh nặng của Bồ- tát: bệnh chấp không!

Tu học vô tướng, vô tác, nhưng chẳng lấy vô tướng, vô tác làm chứng đắc.

Bồ-tát thấy chân không mà diệu hữu. Thực tướng nằm sau giả tướng. Tướng như thị, tánh như thị, thể như thị, lực như thị…!

Quán lẽ vô thường, nhưng chẳng chán cội lành. Quán những nỗi khổ thế gian, nhưng chẳng ghét việc sinh tử. Quán lẽ vô ngã, nhưng dạy người chẳng chán. Quán lẽ tịch diệt, nhưng chẳng tịch diệt mãi mãi. Quán lẽ xa lìa, nhưng thân tâm tu thiện. Quán lẽ không có chỗ về, nhưng quay về các pháp lành. Quán lẽ không sinh, nhưng đem việc sinh sống mà gánh vác tất cả chúng sinh.

Quán lẽ không có phiền não, nhưng chẳng đoạn tuyệt các phiền não! Nói khác đi, Bồ-tát phải biết sống với phiền não, nhờ đó biết “thấu cảm” với nhân sinh, nếu không, dễ thành kẻ “vô cảm”! Sống với phiền não nhưng không bị dính mắc với phiền não!

“Tu các pháp như vậy, gọi là Bồ tát “bất trụ vô vi”…

Phật khẳng định: “Lại nữa, nhờ có đủ phước đức, nên Bồ tát chẳng trụ vô vi. Nhờ có đủ trí huệ, nên chẳng rời hữu

vi. Nhờ đại từ bi, nên chẳng trụ vô vi.

Nhờ tròn bổn nguyện, nên chẳng rời hữu vi. Nhờ tụ hội các phương thuốc pháp, nên chẳng trụ vô vi. Nhờ khéo tùy bệnh mà cho thuốc, nên chẳng rời hữu vi.

Nhờ biết bệnh của chúng sinh, nên chẳng trụ vô vi. Nhờ trị dứt bệnh của chúng sinh, nên chẳng rời hữu vi. Các vị Bồ-tát, khi đã tu xong các pháp ấy thì chẳng muốn rời “hữu vi”, chẳng muốn trụ “vô vi” Đó là pháp ôn giải thoát Tận Bất tận. Các ông nên tu học pháp môn ấy.”

(Từ Quang tập 24, tháng 4.2018)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.185.63 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...