Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT

(Lượt xem: 737)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - THƯỜNG BẤT KHINH BỒ-TÁT

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Không phải tự dưng mà Kinh Pháp Hoa ở phẩm Thường Bất Khinh ta được gặp Đại Thế Chí Bồ-tát và Phật Oai Âm Vương.

Đại Thế Chí, cũng gọi là Đại Tinh Tấn hay Đắc Đại Thế Bồ tát biểu trưng cho ánh sáng trí tuệ đến từ một ý chí, một nghị lực phi thường: đại hùng, đại lực, đại từ bi. Bi, Trí và Dũng gắn chặt với nhau, thiếu một không xong. Không có dũng thì khó mà tinh tấn lắm, dễ bỏ cuộc lắm. Để có thể làm một Pháp sư, một sứ giả của Như Lai thì không thể thiếu Bi, Trí và Dũng. Dám nói cái điều khó nghe khó hiểu, ngược tai với mọi người, dám “thấy biết” cái điều ít ai thấy biết và với lòng Từ bi, “dám” diễn giải, phiên dịch, mở toang ra cái kho tàng bí yếu của Như Lai cho mọi người thấy ra “sự thật” trần trụi, thấy được thật tướng vô tướng, quả là một chuyện không hề dễ dàng.

Quán Thế Âm Bồ tát thì đại từ đại bi nhưng chỉ đại từ đại bi thì chưa đủ, cần phải có đại hùng, đại lực của Đại Thế Chí Bồ-tát. Có đại hùng đại lực thì mới khuất phục được, mới giáo hóa được “chúng sanh khó điều phục”, nhất là ở vào thời mạt pháp, nơi cõi Ta-bà đầy ác trược này. Cho nên phải hết sức tinh tấn, hết sức nhẫn nhục mới dám “làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn”. Đại Thế Chí Bồ-tát thường đứng bên phải Phật A Di Đà, còn bên trái là Quán Thế Âm, một vị thì đại hùng đại lực, một vị thì đại từ đại bi. Ở đây còn có vị Phật tên là Oai Âm Vương, tiếng nói oai hùng của vị vua, ở kiếp Ly Suy, nước Đại Thành. Mỗi tên gọi ở Pháp Hoa đều mang một ý nghĩa. Thời kỳ mạt pháp, chúng sanh khó điều phục, chỉ cần một tiếng nói oai hùng kia là đủ để thanh tịnh được sáu căn. Được chăng?

Được. Dĩ nhiên với điều kiện. Đó là với hình ảnh biểu trưng của Thường Bất Khinh Bồ tát. Thường là luôn luôn, bất là không và khinh là coi nhẹ - Thường Bất Khinh là không bao giờ coi nhẹ, không bao giờ khinh người, nói khác đi luôn tôn trọng người, bất cứ là ai, ở đâu, không phân biệt. Bởi vì dưới mắt Thường Bất Khinh, ai cũng sẵn có Phật tri kiến, Phật tánh đó rồi, chẳng qua vì không thấy biết mà không rõ được sự thực, nên không tìm ra hạnh phúc đích thực của kiếp người mà quằn quại trong nỗi khổ đau, bất hạnh.

Thú vị là Thường Bất Khinh chưa từng học Pháp Hoa, cũng chẳng học Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ ba-la- mật gì cả, ông chỉ làm mỗi việc: chắp tay xá lạy mọi người, bất kể là ai và nói với họ rằng: Tôi không dám coi thường ngài. Ngài chính là một vị Phật tương lai. Ngài sẽ thành Phật! Nghe ông nói, ai cũng chưng hửng. Phật ư? Thành Phật tương lai ư? Còn lâu! Giỡn chơi sao chớ. Chế giễu hả? Và người ta đánh đuổi ông, nguyền rủa ông, ném đá vào ông. Mặc kệ, ông vẫn kiên trì, không một chút nao lòng, vẫn cứ mỗi một câu nói đó: Tôi không dám khinh ngài, ngài sẽ là một vị Phật tương lai, ngài sẽ thành Phật. Nghe một lần, hai lần thì nổi giận; nghe trăm lần, ngàn lần thì giật mình, ngạc nhiên và sửng sốt. Rồi nhìn ngắm lại mình. Ủa, mà cũng dám lắm chớ. Ai cũng có hạt giống Phật mà, chịu khó tưới tẩm có ngày dám mọc lên một cây Bồ đề lắm chớ. Phật là chúng sanh đã giác ngộ còn chúng sanh là Phật sẽ thành đó thôi. Và từ đó, lòng tự tin trỗi dậy. Tín thì tấn, rồi niệm, rồi định, rồi huệ. Con đường tất yếu nó vậy.

“Vị tỳ kheo đó chẳng chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ đi lễ lạy, nhẫn đến xa thấy hàng tứ chúng cũng cố qua lễ lạy ngợi khen mà nói rằng: Tôi chẳng dám khinh quý ngài, quý ngài đều sẽ làm Phật. Ông thường bị mắng nhiếc chẳng sanh lòng hờn giận, thường nói: Ngài sẽ làm Phật. Lúc nói lời đó chúng nhơn hoặc lấy gậy cây ngói đá để đánh ném, ông liền chạy tránh đứng xa mà vẫn to tiếng xướng rằng: Ta chẳng dám khinh quý ngài, quý ngài đều sẽ thành Phật”…

Tôn trọng, đức tính thứ nhất để thiết lập truyền thông hiệu quả giữa người với người. Thiếu tôn trọng thì truyền thông lập tức gãy đổ. Tôn trọng phải xuất phát từ lòng thành, nếu không chỉ là sự giả vờ, đóng kịch, không qua mắt được ai. Thường Bất Khinh bằng tất cả lòng thành nên mới nhẫn nhục và tinh tấn đến vậy. Vì thế, về sau ông được nghe Pháp Hoa và trở nên một người “có lục căn thanh tịnh, ở bốn chúng nói pháp lòng không sợ sệt”.

Thường Bất Khinh chẳng đọc tụng kinh điển, chỉ một lòng tôn trọng người, lễ lạy người mà trở thành một Pháp sư, một vị truyền bá Pháp Hoa và sau này trở thành một vị Phật. Nhờ đức luôn tôn trọng người – nhu hòa nhẫn nhục – ông đã mặc áo Như Lai, đã vào nhà Như Lai với lòng Từ bi vô lượng và thực sự, đã “thấy biết” Như Lai, sống cùng Như Lai. Bởi với ông, ai cũng từ tứ đại ngũ uẩn mà có, từ đất nước gió lửa mà ra, hoàn toàn giống nhau, không cần phải phân biệt.

Thường Bất Khinh chỉ với một niệm duy nhất, một câu duy nhất đã đủ nhất tâm bất loạn mà thành một vị Phật. Cho nên kiên trì, nhẫn nhục, đại hùng, đại lực, đại từ bi thì “nhiếp được cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau mà đắc tam-ma-địa”. “Vô biên quang” phát sinh từ đó vậy. Tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh, quốc độ thanh tịnh vậy.

(Từ Quang tập 26, tháng 10.2018)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Những Đêm Mưa


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.134.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (81 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...