Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» VỚI KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» VỚI KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Donate

(Lượt xem: 1.173)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - VỚI KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Font chữ:

Đến với Pháp Hoa là đến với Đà-la-ni, đến với Thi ca, đến với Hội họa, không thể dùng lý trí, dùng tri thức mà “thấy biết” được, họa chăng chỉ có thể bằng cảm nhận, bằng rung động, bằng mưa hoa...

“Một sáng chiếu phương Đông, thể diệu toàn bày, chẳng phải chỗ suy lường mà suy lường được, thầm hiểu ở trong lòng, phương tiện truyền bày một đạo nhả hương trời”.

(Diệu Pháp Liên Hoa kinh)


Một hôm, trước hàng vạn các vị Đại Bồ tát vây quanh, Phật nói: “Như Lai chẳng bao lâu nữa sẽ vào Niết Bàn; sau khi vào Niết Bàn rồi, muốn hết thảy chúng sanh, trong hàng tu học, không còn nghi ngờ nữa. Các người muốn hỏi chỗ nào, Ta sẽ dạy cho”.

Các vị Đại Bồ tát, trong đó có Đại Trang Nghiêm Bồ tát dẫn đầu đồng thanh hỏi:

“Bạch Thế Tôn! Các vị đại Bồ tát muốn mau thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cần phải tu hành những pháp môn nào?”.

Muốn “mau” thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ư? Nghĩa là muốn mau thành... Phật ư? Xưa nay, ít khi nào các đệ tử Phật dám đặt một câu hỏi “thẳng thừng” như vậy. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất vì Phật nói sắp “Niết bàn”, lại cho phép “... mặc ý các ông thưa hỏi” nên mới mạnh dạn đặt một câu hỏi bấy lâu canh cánh bên lòng chẳng tiện nói ra. Thật vậy, bấy nay chỉ mong làm Thanh văn, A-la-hán, Bồ tát... mà đã rất nhiêu khê, mà nay dám hỏi làm sao cho mau thành Phật! Thì ra chuyện muốn “thành Phật” vốn cũng là “món tánh dục” lớn của chúng sanh! Nhưng ở đây ta còn thấy có một cái ý muốn cao hơn: Muốn “mau” thành Phật, chớ không phải từ từ mà thành Phật nữa kìa!

Hơn ngàn năm sau đó, Huệ Năng từ Lãnh Nam đến gặp sư phụ Hoằng Nhẫn. Sư phụ hỏi: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì?”. Huệ Năng đáp: “Đệ tử từ xa đến lễ thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác!”.

Không cầu gì khác! Chỉ cầu làm Phật! Thì ra... ngàn xưa ngàn sau vẫn thế, chúng sanh vẫn chỉ cầu làm... Phật.

Mà Phật cũng chỉ mong có vậy, cũng chẳng mong gì hơn! Mong cho tất cả chúng sanh “đều thành Phật đạo” mà! Bởi tất cả chúng sanh đều sẵn có Phật tánh như viên ngọc giấu trong chéo áo đó thôi, dù là chéo áo của người khố rách áo ôm hay của đại gia nứt đố đổ vách cũng đều sẵn có viên ngọc đó cả! Phật vẫn chẳng luôn nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”... đó sao?

Trả lời cho câu hỏi muốn mau thành Phật phải tu hành những pháp môn nào của Đại Trang Nghiêm Bồ tát, Phật ôn tồn đáp: “Có một pháp môn hay, làm cho các vị Bồ tát mau thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

Các vị Đại Bồ tát nhao nhao hỏi: “Pháp môn này tự hiệu là chi? Nghĩa như thế nào? Phải tu hành làm sao?”.

Phật đáp: “ ...Pháp môn này gọi là Vô Lượng Nghĩa. Bồ tát nếu tu được pháp môn Vô Lượng Nghĩa này, sẽ mau thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

Chưa bao giờ Phật dễ thương đến vậy! Hỏi đâu đáp đó, ân cần, niềm nở. Mọi người đều dỏng tai lên mà nghe.

“Vô lượng nghĩa này từ một pháp sanh ra, một pháp ấy chính là vô tướng. Vô tướng đây nghĩa là vô tướng mà chẳng phải vô tướng, chẳng phải vô tướng mà vô tướng, nên gọi là thật tướng”.

Không biết tám vạn Đại Bồ tát có mặt lúc đó có vị nào choáng váng, lùng bùng lỗ tai không, nhưng rõ ràng đã không ít kẻ bỏ đi. Nào chỉ từ một pháp, nào vô tướng, nào thật tướng... “vô tướng mà chẳng phải vô tướng, chẳng phải vô tướng mà vô tướng”! Ai bỏ đi mặc kệ, những người còn ngồi lại được Phật ân cần giải thích thêm:

“Các pháp xưa nay vắng lặng như hư không, sanh trụ dị diệt niệm niệm chẳng dừng mà bản thể của nó vẫn là như như bất động, thường trụ: nó chính là vô tướng”.

Rồi giữa lúc mọi người vẫn đang còn có vẻ ngơ ngác, Phật tiếp tục hướng dẫn “phải tu hành cách nào cho mau thành Phật?”:

Phải quan sát hết thảy các pháp: Tánh tướng của nó xưa nay vẫn thường không tịch (...). Do con người suy tính giả dối mà phát khởi những vọng niệm chẳng lành, gây tạo nghiệp dữ...

Phải quan sát để rõ thấu hết thảy các pháp: Pháp tướng như vậy sanh cũng như vậy, pháp tướng như vậy trụ cũng như vậy, pháp tướng như vậy dị cũng như vậy, pháp tướng như vậy diệt cũng như vậy. Các pháp tướng như vậy mà hay sanh pháp dữ, pháp lành... trụ, dị, diệt cũng đồng như vậy. Bồ tát quan sát bốn tướng trước sau như vậy đều biết khắp cả các pháp khác.

Rồi nói rõ thêm: “Hơn nữa còn phải quan sát kỹ càng hết thảy các pháp, mỗi niệm mỗi niệm không ngừng, sanh diệt nối nhau mãi mãi, lại quan sát bốn tướng sanh trụ dị diệt trong hiện tại. Quan sát như thế mới hiểu thấu nguồn gốc tánh dục của chúng sanh; tánh dục của chúng sanh vô lượng, nên thuyết pháp vô lượng, thuyết pháp vô lượng, nên nghĩa cũng vô lượng”.

Dĩ nhiên, kinh Vô lượng nghĩa này đã nói cho các vị Đại Bồ tát buổi hôm đó cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm dưới chân núi Linh Thứu. Ta bây giờ nghe “điếc con ráy”, lùng bùng, choáng váng là phải. Nhưng, cũng bởi cái “tánh dục của chúng sanh là ta vốn tò mò, ham hiểu biết buộc ta lần dò tìm kiếm, nghiền ngẫm suy tư. Có cái gì đó giấu nhẹm bên trong chăng? Một bí tạng, một kho tàng, một bí kíp thượng thặng giúp “mau” thành Phật chẳng hạn?

Phật nói chỉ có mỗi một pháp môn đó thôi. Không cần nhiều. Lâu nay nói tám vạn bốn ngàn pháp môn gì đó chẳng qua là một cách nói, để đáp ứng cái “tánh dục” vô lượng của chúng sanh thôi, chớ thiệt ra chỉ có một, chỉ cần Một. Bởi một là tất cả và tất cả là một. Phật đã nói điều này ngay từ buổi ban đầu, dưới cội Bồ đề, chẳng qua người ta không thể hiểu thấu, từ đó phải bày ra vô vàn phương tiện nọ kia.

Một pháp ấy chính là vô tướng thật tướng. “Vô tướng đây nghĩa là vô tướng mà chẳng phải vô tướng, chẳng phải vô tướng mà vô tướng, nên gọi là thật tướng”.

Hóa ra bấy nay ta loay hoay khổ sở chỉ vì sống trong cái “hữu tướng / giả tướng”! Ngày nào thoát ra được, thấy được, sống được trong cái “vô tướng / thật tướng” kia thì ta đã là một ta khác!

Ta hiểu tại sao kinh Kim Cang bảo “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, hễ cái gì có “tướng” (hữu tướng) đều là hư vọng; và “Ly nhất thiết tướng tức danh chư Phật” tức là rời bỏ được hết thảy các tướng thì đã gọi được là Phật! Bởi vì cái “tướng” kia chẳng qua chỉ là cái trình hiện bên ngoài, cái “biểu kiến” xanh xanh đỏ đỏ... do tập hợp của trùng trùng duyên khởi cho nên nó là “giả”, còn cái “thực” ở bên trong, ở đằng sau kia, chính là “vô tướng”!

Nhưng nhớ rằng “Vô tướng đây nghĩa là vô tướng mà chẳng phải vô tướng” có nghĩa là tuy “vô” mà vẫn “hữu”, tuy “không” mà vẫn “có” đó, dù là cái có “giả”, nhưng đó cũng chính là cái “diệu hữu” cần phải thấy vì nếu không ta lại rơi vào “hư vô chủ nghĩa”. Thị pháp trụ pháp vị / Thế gian tướng thường trụ. Miễn là đừng bám, đừng dính mắc mà chỉ nên biết nó là “diệu hữu” để hạnh phúc ở đây và bây giờ với nó. Còn “chẳng phải vô tướng mà vô tướng” thì cái “có” lại vốn từ “không”. Nó là cái “chân không” đó vậy. Chân không mà diệu hữu. Diệu hữu mà chân không. Sắc tức thị không / Không tức thị sắc. Như vậy thì cái gọi là “thật tướng” thực ra bao gồm cả hữu lẫn vô, có lẫn không. Bám hữu đã sai mà bám vô càng sai.

Tu hành cách nào ư? Phật dạy: Phải quan sát hết thảy các pháp. Tánh tướng của nó xưa nay vẫn thường không tịch. Thấu rõ pháp tướng như vậy thì sanh trụ dị diệt nó phải như vậy, trước sau như vậy...

Phải quan sát! Ở đây không chỉ là “định” nữa mà phải là “quán”: Ưng tác Như thị quán! “Quán” mới thấy, nghĩa là không chỉ nhìn một cách hời hợt mới nhận ra. Thấy gì? Thấy “Nó vậy đó”. Chuyện xưa lẫn chuyện nay, từ lúc tưởng trời tròn đất vuông, mặt nhựt đứng yên một chỗ đến tỷ tỷ thiên hà xoay xà quần, từ lúc tưởng chỉ có một vũ trụ universe đến biết có hằng hà sa số vũ trụ multiverse, từ nguyên tử đến hạ nguyên tử, đến hạt, đến sóng để rồi đến “bổn lai vô nhất vật”... Tới lúc “kiến tướng phi tướng” thì đã có thể... “kiến Như Lai”. Lúc đó thì thấy Như Lai tủm tỉm cười, nhường chỗ, mời ngồi, tay bắt mặt mừng, ân cần thăm hỏi cố nhân...

“Nói kinh này xong, Đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chánh định “Vô-Lượng Nghĩa - Xứ”, thân và tâm đều không lay động”.

Trời bèn mưa hoa và khắp cõi sáu điệu rung động.

* * *

Tôi người thầy thuốc, một bác sĩ y khoa, vốn có cái học “khoa học thực nghiệm, tò mò mà không dễ tin. Cũng vì cái “nghiệp” của mình mà lang thang trong rừng kinh sách của bậc Y vương tìm thuốc cứu mình, cứu người. Hơn mười lăm năm trước, do một “cơ duyên” khá đặc biệt, tôi đến với Tâm Kinh Bát Nhã, trả lời được cho mình câu hỏi “Tại sao?”, rồi đánh bạo viết ra. Nghĩ từ trái tim để chia sẻ cùng bạn bè trang lứa, đồng bệnh tương lân; sau đó, lại lò mò tìm đến với Kim Cang để có được câu trả lời cho “Cách nào?”, rồi cũng đánh bạo mà viết Gươm báu trao tay; rồi, không dừng ở đó, mấy năm nay say mê nghiền ngẫm Pháp Hoa và thấy hiện ra câu trả lời cho một câu hỏi bấy nay canh cánh bên lòng: “Cái gì?”. Giờ đây, hình như tôi đã có chút ít hiểu biết tại sao người xưa luôn mong “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”...

Pháp Hoa với tôi như một bài thơ vĩ đại, một đà la ni khổng lồ, hàm chứa nhiều ẩn nghĩa sâu sắc, giấu nhẹm trong đó một bí tạng, một “bí kíp” của Như Lai. Pháp Hoa như tiếng nói ú ớ của người nói không được, về một điều “bất khả thuyết” đành phải dùng những ẩn dụ, những ngụ ngôn... nhiều khi huyền hoặc, xa mờ để che lấp nên phải chịu khó lật từng lớp “hoa lá cành” mù mịt kia, từng lớp vỏ trong vỏ ngoài nọ mới mong tìm thấy được cái “lõi cây” bên trong. Pháp Hoa vừa đòi hỏi phải suy tìm cho ra “ẩn nghĩa”, rồi phải miên mật “thực hành” mới thấy đây là diệu pháp, kia là liên hoa...

Nghiền ngẫm thực hành Pháp Hoa, thấy... thương Phật quá! Với lòng Từ bi vô hạn, luôn bằng mọi cách giúp giải thoát cho chúng sanh nên Phật muôn đời vẫn luôn là “Bổn sư Thích Ca Mâu Ni” đó vậy. Chưa lúc nào Phật gần gũi, dễ thương như ở Pháp Hoa. Có lúc hình như cũng lúng túng, cũng do dự, có lúc phải lặp đi lặp lại đôi ba lần rằng hãy tin lời Phật, trước sau như một, buổi đầu buổi giữa buổi cuối đều nhất quán, chỉ vì “phương tiện“ mà làm cho đôi lúc người ta hiểu lầm nhau thôi! Nước sông khác nước giếng, nhưng nước vẫn là nước. Cây to cây nhỏ khác nhau nhưng mưa rào, nắng sớm không phân biệt.

Rõ ràng, Phật phải từng bước dẫn dắt chúng sanh. Phải dựa trên người học mà dạy. Phải sử dụng phương pháp giáo dục chủ động tạo tham gia... Ở Pháp Hoa, thấy Phật lo lắm. Lo thời mạt pháp, lo cõi Ta bà đầy ác trược, lo khi Phật nhập Niết bàn – dù chỉ là thị hiện - nếu chúng đệ tử cứ ngồi mãi dưới gốc cây, hay “thõng tay vào chợ” mà quên đường về, hoặc say sưa hý luận... thì rồi ai sẽ truyền trao ngọn lửa thiêng này cho muôn đời sau. Cho nên Pháp Hoa tha thiết đào tạo một thế hệ “Pháp sư” – những sứ giả của Như Lai, những người có thể “vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai” để dấn bước vào đời truyền bá Pháp Hoa. Nên khi các đệ tử thề nguyền: “Cúi xin đức Thế tôn chớ để lòng lo lắng...” ba lần thì Phật mới... an tâm!

Kinh này thẳm sâu thẳm sâu. Nghe một pháp mà tổng trì được hết thảy các pháp. Giúp phát Bồ đề tâm, mau thành đạo vô thượng bồ đề, thông đạt trăm ngàn muôn ức nghĩa, như một hạt giống sinh trăm ngàn hạt giống, vô lượng vô biên...

Pháp như ngàn cánh sen xanh biếc, vươn lên từ chốn bùn lầy mà vẫn tinh khiết thơm tho, Diệu vì giúp nhanh chóng thấy ra chân lý, thấy ra thực tướng vô tướng để không còn chấp bám khổ đau, thấy được Như Lai Đa Bảo vẫn tủm tỉm cười cười chờ đợi.

Sinh tử đại sự hóa ra... bất sanh bất diệt, chỉ quẩn quanh theo nhịp điệu của sóng, của hạt, của có của không, của chân không diệu hữu, của diệu hữu chân không, để rồi rốt ráo thấy “bổn lai vô nhất vật”!

“Kinh này thẳm sâu thẳm sâu. Nghe một pháp mà tổng trì được hết thảy các pháp. Từ trong nhà các Đức Phật mà lại, đi đến chỗ phát Bồ đề tâm của tất cả chúng sanh, an trụ vào các chỗ Bồ tát an trụ.

Dù Phật còn tại thế hay đã diệt độ, thọ trì đọc tụng biên chép kinh này, lại vì chúng sanh thuyết pháp, dạy xa lìa phiền não thì cũng như nghe chính Đức Phật thuyết pháp không khác”.

(Từ Quang tập 10, tháng 10.2014)

Các trích dẫn trong bài này đều từ cuốn kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch (năm 1949) từ bản Hán dịch của Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần (năm 402) cùng cuốn Đại thừa Vô Lượng Nghĩa do Thích Chánh Quang dịch (năm 1950).


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Gọi nắng xuân về


Gõ cửa thiền


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.27.225 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...