Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» Duyên khởi (thay lời tựa) »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» Duyên khởi (thay lời tựa)

Donate

(Lượt xem: 5.674)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - Duyên khởi (thay lời tựa)

Font chữ:

Cơ duyên đưa đẩy, tôi được gặp rồi quen thân với Bs Đỗ Hồng Ngọc hơn chục năm nay. Khi Phật học Từ Quang tục bản (số 1, 2012), đến nay tròn 10 năm, số nào cũng có bài viết của anh. Tôi mời anh và anh cũng hoan hỉ tham gia Ban Phật Học (Cố vấn), phụ trách Nhóm Học Phật và là người đồng hình thành lớp “Phật học và Đời sống”, đến nay vẫn hoạt động tốt.

Mấy năm gần đây, anh là một trong số cư sĩ được mời tham gia hướng dẫn lớp An cư kiết hạ truyền thống hằng năm dành cho các tu sĩ tại Chùa Phật học Xá Lợi Tp. Hồ Chí Minh.

Từ những bài viết của anh đăng trên Phật học Từ Quang được tập hợp để có cuốn sách “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật” này, tôi tin người đọc dễ thấy Đỗ Hồng Ngọc học Phật qua lăng kính của nhà thơ, nhà khoa học, của người thầy thuốc tận tâm.

Trong bài “Thiền và thở”, anh viết: “Các nghiên cứu y sinh học cho thấy các nhà sư có thể làm giảm nhu cầu oxygen đến 40% trong lúc thiền. Lúc đầu các nhà khoa học nghĩ thiền chắc cũng giống như ngủ hay nghỉ ngơi tích cực, nhưng thật ra khác hẳn! Thiền khoảng 30-40 phút thì mức lactate trong động mạch giảm, phenylalanine tăng 20%, giảm các hoạt động hệ giao cảm trên bề mặt da, giảm nhịp tim và hô hấp đáng kể”, đến bài “Trời cao đất rộng một mình tôi đi…”, anh lý giải tường tận hơn và đậm vị thiền hơn: “Loài người có trí thông minh vượt trội là nhờ vỏ não phát triển, với hàng trăm tỷ tế bào thần kinh, hàng trăm nghìn tỷ tỷ các mối nối... dày đặc nhưng sự điều hành hô hấp của ta lại không nằm ở vỏ não. Nó nằm ở hành tủy, dưới vỏ não. Các trung khu hô hấp nằm ở đó, điều hành sự thở. Vì thế mà dù vỏ não không hoạt động (ngủ, hôn mê...) thì sự thở (hô hấp) vẫn được duy trì. Khi tập trung (Sati) vào hơi thở là ta đã giải phóng cho vỏ não được nghỉ ngơi!

Từng bước, Đỗ Hồng Ngọc đưa người đọc đến với giáo lý Phật đà một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ thực hành: “Có tưởng là bắt đầu sinh sự. Tưởng vô vàn. Tưởng vô tận. Muốn thiên đàng có thiên đàng. Muốn địa ngục có địa ngục. Cho nên tu là tu Tâm. “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tất cả là do tâm bày vẽ ra. Phật từ thời Hoa Nghiêm đã nói rõ như thế. Hạnh phúc khổ đau từ đó. So sánh hơn thua, chém giết nhau từ đó. Tiếng Việt ta còn hay hơn: Tướng và Tưởng, chỉ khác nhau có mỗi cái dấu sắc, dấu hỏi… Mà đã ngàn trùng cách xa! Vô tâm thì vô sự. Vô sự thì bình an. Bình an vô sự.

Người ta chúc nhau như vậy” (“Không nghĩ thiện, không nghĩ ác”). Về “luân hồi sanh tử”, Đỗ Hồng Ngọc cũng có cách nhìn, cách nghĩ khác với nhiều người ngày ngày đến chùa lễ Phật, tụng kinh: “Luân hồi sanh tử, nghiệp báo oan gia các thứ… ở đâu mà ra? Thì ở đâu nữa! Ở ngay trong ta thôi. Trong tứ đại, ngũ uẩn. Trong các hợp chất carbon, hydro, oxy, nitrogen (C, H, O, N) và mấy chục nguyên tố đồng, chì, sắt, kẽm, mangan, manhê, vôi vữa… các thứ trong thân ta đó thôi. Ôi, cát bụi tuyệt vời! Khi vẽ được bản đồ hệ gene người, các nhà khoa học bật ngửa thấy tinh tinh, chuột bọ, cải ngồng, cổ thụ… đều có những gene y như vậy với một tỷ lệ khác nhau nhiều ít. Tinh tinh có đến 99% cấu trúc gen giống hệt bộ gen người, chuột bọ thì có đến 97,5% gen người… Ai dám bảo hôm nào đó chẳng “luân” chẳng “hồi” một phen, cho tinh tinh thành cải ngồng, cải ngồng thành chuột bọ…? (“Luân hồi sanh tử”). Vậy muốn thoát khỏi “luân hồi sanh tử” thì phải làm sao? Đỗ Hồng Ngọc nghĩ rất đơn giản nhưng rất đúng với tinh thần nhà Phật: “Rõ ràng để “giải thoát luân hồi sanh tử” chỉ có mỗi một cách là phải “tu”. Nghĩa là phải “sửa” mình (“Luân hồi sanh tử”).

Đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Ai cũng có thể thành Phật nếu đi theo con đường tu tập của Ngài. Phật không có quyền năng định đoạt số mệnh của ai hay ban ân huệ cho riêng ai. Đức Phật cũng chỉ là một người bình thường như chúng ta, nhưng là một người đã tu hành đắc đạo, đã giác ngộ. Sự khác biệt giữa chúng sinh và Phật không phải do nơi bản thể, nơi chân tâm, mà do ở sự sai biệt giữa giác ngộ sáng suốt và ngu tối mê lầm. Nhưng để hiểu được điều này không dễ. Trong bài “Tôi học Phật”, Đỗ Hồng Ngọc cho biết: “Tôi có chút “duyên” với Phật, nhưng đến với Phật rất trễ”, mãi “Đến năm tuổi gần 60, sau một cơn bệnh thập tử nhất sinh, tôi thấy mọi sự khác hẳn đi. Tôi đọc Tâm Kinh thấy không khó nữa. Như vỡ ra. Và với Tâm Kinh, tôi thấy chỉ cần học một chữ thôi. Chữ Không. Từ đó mà vô trụ, vô trí, vô đắc”. Và Đỗ Hồng Ngọc đã… đi từng bước: “Ở Kim Cang học Vô ngã (nhân vô ngã, pháp vô ngã), và Thiền định. Dĩ nhiên không thể không học những bước cơ bản: Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên… Không có Chánh định làm sao có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ... Con đường từ thể nghiệm, thực nghiệm đến ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Ở Pháp Hoa học Vô tướng thực tướng, gặp Như Lai Đa Bảo của mình như luôn tủm tỉm cười chọc quê mình! Cái học y khoa, tâm lý học, xã hội học cũng đã giúp tôi thấy rõ hơn vai trò thầy thuốc, tham vấn viên của bậc Y vương qua hình tượng các vị Bồ tát Thường Bất Khinh, Dược Vương, Diệu Âm, Quán Thế Âm… để không chỉ học hiểu lời kinh mà còn vận dụng vào nghề nghiệp cho sáng tỏ hơn… Ở Duy-ma-cật, học Bất nhị. Kinh mở ra một cách tiếp cận mới, sinh động, cho dòng chảy mênh mang rộng khắp”…

Và anh đã rút ra chút kinh nghiệm trong quá trình học Phật: “Khi được hỏi “kinh nghiệm” về học Phật, tôi nghĩ trước hết cần nắm được các thuật ngữ, sau đó là hiểu được các ẩn dụ, ẩn nghĩa, hàm chứa trong lời Kinh và quan trọng nhất là thực hành, ứng dụng vào đời sống, ở đây và bây giờ…”.

Với tôi, đây là kinh nghiệm quý cho những người muốn học Phật. Nhân mùa Vu lan này (2022, PL 2566), Quỹ Ấn tống Hoa Sen (Chùa Phật học Xá Lợi) cùng với Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành cuốn sách “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật” của nhà thơ Đỗ Nghê – bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trên tinh thần bố thí pháp của nhà Phật. Trong Kinh Tap A Hàm (số 299), đức Phật trả lời cho một vị Tỳ kheo hỏi về pháp Duyên khởi, Ngài có nói: “Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi”, nên “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật” của Đỗ Hồng Ngọc đến với bạn đọc chính là như thế.

HT-TS THÍCH ĐỒNG BỔN

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam


« Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Quy Sơn cảnh sách văn


Truyện cổ Phật giáo


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.152.49 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...