Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» MÙA VU LAN: “BÔNG HỒNG CHO MẸ” »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» MÙA VU LAN: “BÔNG HỒNG CHO MẸ”

Donate

(Lượt xem: 1.617)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - MÙA VU LAN: “BÔNG HỒNG CHO MẸ”

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thật may mắn cho những ai được cài đóa hồng trên ngực áo. Bởi họ còn Mẹ. Tôi thì cài bông trắng. Nhưng điều tôi tin chắc là mẹ tôi đã gặp… bà Ngoại, và vì thế, mẹ đã có thể gài lên ngực một đóa hồng thật tươi từ đó…

Bông hồng cho Mẹ

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…
Đỗ Hồng Ngọc (Vu Lan 2012)

Yếu tố bất ngờ trong bài thơ BÔNG HỒNG CHO MẸ

Nguyễn Thị Tịnh Thy
Giảng viên Đại học Sư phạm Huế.

Bông hồng cho mẹ của bác sĩ – thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác. Và tuyệt tác này xứng đáng được hiện diện trong tang lễ của những bà mẹ. Bởi vì Bông hồng cho mẹ là một cách viếng mẹ, khóc mẹ vô cùng đặc biệt – đầy uyên áo nhưng rất đỗi giản đơn. Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt ngũ ngôn, chỉ vẻn vẹn bốn câu, hai mươi chữ nhưng đủ để khiến người đọc có nhiều phức cảm buồn vui, thấu đạt lẽ sinh tử, cảm ngộ điều được mất… để có thể tỉnh thức, an nhiên trước sự nghiệt ngã của quy luật sinh ly tử biệt.

“Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…”
Đỗ Hồng Ngọc

Toàn bài thơ, kể cả nhan đề, đề tài, hình ảnh đều rất đỗi thân quen đối với người dân Việt, đặc biệt là các Phật tử. Có thể nói, Mẹ, lễ Vu lan, hoa hồng màu trắng, hoa hồng màu hồng và cả nghi thức cài hoa hồng lên ngực dường như đã trở thành những biểu tượng mang tính liên văn bản trong văn chương nghệ thuật, trở thành tập quán trong đời sống và tâm thức bao người. Vậy mà, nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc vẫn tìm ra được một tứ thơ lạ làm ta sững sờ, khiến ta bất ngờ. Đúng! Bất ngờ chính là yếu tố làm nên hồn cốt của bài thơ.

Bất ngờ đầu tiên là nghịch lý của hai câu thơ đầu:

“Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng”

Lạ chưa! Con cài hoa trắng, nghĩa là con không còn mẹ. Theo lẽ thường, mẹ càng phải cài hoa trắng, vì mẹ của mẹ (bà ngoại) cũng không còn. Vậy mà, con cài bông hoa trắng – bông hoa của tang tóc, mất mát; nhường cho mẹ đóa hoa màu hồng – màu của diễm phúc, viên mãn. Hẳn bạn đọc sẽ không khỏi thắc mắc về nghịch lý này. Trong thưởng thức nghệ thuật, thắc mắc, hoài nghi, cảm thấy mâu thuẫn… là khởi đầu của mỹ học tiếp nhận. Bạn đọc chờ đón lời giải thích ở câu tiếp theo. Nhưng không. Câu thứ ba lại càng khẳng định sự vững chắc của hai câu đầu: “Mẹ nhớ gài lên ngực”. Lại thêm một tầng thắc mắc nữa: Mẹ đã mất, vậy mà có thể thực hiện động tác “gài” hoa lên ngực. Mà chắc là mẹ có thể làm được việc đó, nên con mới dặn mẹ là “nhớ gài”. Quả là nghịch lý chồng nghịch lý! Cho đến câu cuối cùng: “Ngoại chờ bên kia sông…”, tất cả mọi thắc mắc, nghịch lý đều được cởi bỏ. Cởi bỏ bằng một sự bất ngờ – bất ngờ đến mức khiến ta ngỡ ngàng, sững sờ, xúc động, rưng rưng…

Cấu tứ bất ngờ là nét độc đáo chuyển tải chủ đề của bài thơ. Kiểu cấu tứ này khiến cho bài thơ đảm bảo được nguyên tắc “mạch kỵ lộ” của thi pháp thơ Đường. Người làm thơ phải biết rằng, mạch thơ tối kỵ là bị để lộ, nhà thơ phải làm sao đó để đến câu cuối cùng, điều mình muốn ký thác, bộc bạch mới lộ ra, gây bất ngờ cho người đọc, thậm chí bẻ gãy được những đoán định của họ. Bất ngờ càng lớn, ý thơ càng sâu sắc, sức lay động càng mãnh liệt. Vì thế, câu cuối cùng thường là câu gánh vác nhiệm vụ thể hiện chủ đề của bài thơ. Cũng vì thế, nhiều người cho rằng, trong thơ Đường luật, những câu đầu dù nói nhiều điều, tả nhiều thứ, có thể bao quát cả không gian mênh mông vô tận và thời gian vô thủy vô chung thì vẫn chỉ là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu cuối. Làm thơ Đường, trong tâm tưởng của nhà thơ, câu cuối chính là câu khởi đầu.

“Ngoại chờ bên kia sông…”

Vậy là không còn nghịch lý nữa. Mẹ về với ngoại. Ngoại đã đi trước, và đón chờ mẹ ở bên kia sông. Ngoại đón con gái của ngoại, mẹ về trong vòng tay của mẹ mình. Tất cả mọi việc đều thuận chiều. Và vì thuận chiều như thế nên nỗi mất mát, chia xa bỗng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Viết về cái chết, về nỗi đau tử biệt nhẹ nhàng như thế, nhà thơ đã thấm nhuần triết lý của nhà Phật. “Vô thường”, “sắc không”, “tứ khổ”, “diệt khổ”, “từ ái”… được chất chứa trong từng câu chữ giản dị tưởng chừng như không còn là thơ, không phải là thơ. Tất cả hai mươi chữ trong bài thơ tứ tuyệt này đều là từ thuần Việt, cả danh từ, động từ, đại từ…; cả hình ảnh, biểu tượng… cũng đều rất đời thường và dân dã đến mức người đọc, người nghe ở trình độ nào cũng có thể hiểu, có thể cảm, có thể xúc động. Mặc dù bài thơ đậm chất triết lý, nhưng chất triết lý ấy đến một cách đơn giản, không trau chuốt gọt giũa, không cao đàm khoát luận. Mọi cảm xúc, tình cảm trong bài thơ vừa như có, vừa như không; vừa rất nặng, vừa rất nhẹ; vừa hiện thực, vừa kỳ ảo. Tất cả đều tùy thuộc vào cách mà mỗi người cảm nhận về cái chết, về tình mẫu tử, về lẽ tử sinh. Sâu sắc và đa nghĩa như thế, Bông hồng cho mẹ là cả một chân trời nghệ thuật mà ở đó, mọi đường nét nghệ thuật dường như tan biến trong tình cảm sâu nặng của người con đối với mẹ, để rồi lan tỏa đến người đọc. Khiến cho người đang nằm có thể bước đi, khiến cõi chết trở thành cõi sống, khiến âm dương cách biệt trở nên gần lại, đậm chất nghệ thuật nhưng không thấy dấu hiệu của nghệ thuật, như vậy là bài thơ đã đạt đến cảnh giới cao siêu của nghệ thuật: “Áo của thợ trời không nhìn thấy đường may” (thiên y vô phùng). Chỉ trong hai mươi chữ, từ một tấm lòng, nhà thơ đã nói hộ muôn tấm lòng. Ước mong của tác giả là ước mong của mọi người, tiếng thơ của anh nhưng là tiếng lòng của tôi, của tất cả chúng ta.

“Ngoại chờ bên kia sông…” là hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi, chất chứa nhiều hàm nghĩa ý tại ngôn ngoại. Câu thơ tạc nên hình ảnh của người mẹ muôn thuở: yêu thương, dịu dàng, nhẫn nại, chở che, bảo bọc, hy sinh. Từ vị trí của người mẹ ở ba câu đầu, mẹ trở thành vị trí của người con ở câu cuối. Mẹ được về trong vòng tay yêu thương của ngoại, lại một lần nữa được làm con của ngoại, nghĩa là mẹ được tái sinh. Câu thơ còn toát lên một chân lý: có mẹ, dù ở bất cứ nơi đâu, dù ở cõi sống hay cõi chết, ta cũng sẽ được chở che, được bình an. Vì thế, dù “bên kia sông” là một thế giới vô cùng lạ lẫm thì mẹ cũng sẽ khỏi phải ngỡ ngàng, ngơ ngác, bơ vơ, lạc lõng. Có ngoại rồi, con yên tâm cho mẹ, con được an ủi rất nhiều khi nghĩ về bước chân cuối cùng của mẹ trong chuyến độc hành này.

Về với mẹ, về bên mẹ là một cách nói giảm nhẹ tuyệt vời để xua tan đi nỗi đau xé lòng, nỗi mất mát không gì bù đắp được. Câu thơ khiến ta bình tâm hơn, thanh thản hơn, thấu đạt hơn, an nhiên hơn khi đón nhận quy luật nghiệt ngã của tạo hóa. Câu thơ còn đặt ra vấn đề về cách nhìn nhận, đón nhận và lý giải những biến cố của đời sống. Trắng – hồng, sống – chết, được – mất, đi – về, sắc – không… ranh giới của những cặp đối lập ấy chỉ là tương đối. Sắc sắc không không, “có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không”, tất cả đều tùy thuộc vào cách chúng ta đón nhận sự việc. Nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc đã chọn cách nhìn thấy niềm vui trong nỗi đau, đổi chất trẻ thơ cho sự già nua, biến chia ly thành đoàn tụ, thay mất thành được, biến ra đi thành trở về.

Từ hình ảnh và ý nghĩa đẹp đẽ của câu cuối, đối sánh với ba câu đầu theo lối đọc ngược bài thơ từ dưới lên, ta sẽ thấy mọi ẩn số của nghịch lý đều được giải đáp tường tận. Vì mẹ được về với ngoại (câu 4) nên mẹ nhớ cài hoa hồng lên ngực (câu 3), con dành cho mẹ đóa hồng là hợp lý (câu 2), con nhận phần mất mát cho riêng mình, và con vĩnh viễn không còn mẹ trên đời (câu 1). Cũng từ câu 4, đọc lại câu 3, ta sẽ thấy câu thơ – lời dặn của người con – thấm đẫm nỗi niềm. “Mẹ nhớ gài lên ngực”. “Mẹ nhớ…”, nghĩa là mẹ đừng quên làm điều đó nhé, bởi đóa hoa hồng dường như là dấu hiệu để ngoại nhận ra mẹ, là tín vật để xác nhận hạnh phúc đoàn viên của mẹ và ngoại. Và con mong như thế, mong lắm thay! “Mẹ nhớ gài lên ngực”. Lời thơ như dặn dò nhắc nhở, như van xin cầu khẩn, như vỗ về dỗ dành, như an ủi động viên… trong giờ phút bịn rịn tiễn đưa. Lời nói ấy là tấm lòng, là nỗi âu lo, là yêu thương chan chứa bật lên từ nỗi đau nén chặt trong lòng. Khóc không nước mắt, nỗi đau lớn tựa càn khôn!

Mở đầu bằng những nghịch lý và kết thúc bất ngờ bằng những chân lý, Bông hồng cho mẹ đưa chúng ta ra khỏi bến mê để bước vào bờ đạt ngộ. Dẫn dắt người đọc đi từ mê muội đến tỉnh thức về lẽ tử sinh như thế, quá trình nhận thức của bài thơ mang đậm dấu ấn của Thiền tông. Bài thơ là cái nhìn khác biệt và sống động về một trong “tứ khổ” sinh lão bệnh tử, thấm đượm chân lý về tình mẹ. Nếu có mẹ, được ở bên mẹ thì cõi chết cũng là cõi bình yên. Đối diện với cái chết bằng tâm thế ấy, ta còn sợ nỗi gì? Ai rồi cũng có ngày được về với mẹ, hãy nhẹ nhàng, nhẹ gánh mà đi. Rồi ta sẽ được mẹ ta đón bên kia sông. Hiểu là giải thoát. Vẫn biết như thế, nhưng sao nước mắt vẫn cứ chảy dài khi nghĩ đến ngày ngoại đón mẹ. Ta mê muội quá chăng?

(Từ Quang tập 25, tháng 7.2018)

***

Võ Tá Hân, người nhạc sĩ đã có hơn 30 CD nhạc Phật giáo và hàng trăm khúc tình ca nổi tiếng, một hôm tình cờ đọc được bài thơ ngắn này đã cảm xúc viết nên khúc hát Vu Lan thật thiết tha dành cho những người con… không còn Mẹ. Xin mời nghe tiếng hát của ca sĩ Thu Vàng:



Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh từ Santa Ana, viết trong bài “Ngoại Chờ Bên Kia Sông”:

“Lại đến mùa Vu Lan. Những đóa hồng đỏ hạnh phúc bung nở vành môi vẽ một vòng xum vầy thỏ thẻ Mẹ Ơi. Những đóa hồng trắng ngân đọng nước mắt lung linh đôi bờ xa vắng âm vang tiếng gọi Mẹ Ơi. Trong niềm, vừa hân hoan vừa cảm động, tôi nhớ đến bài thơ về Mẹ mà khi đọc nhịp tim tôi như bị nghẹn,

Con cài bông hoa trắng Dành cho mẹ đóa hồng Mẹ nhớ gài lên ngực Ngoại chờ bên kia sông

(Bông Hồng Cho Mẹ, Đỗ Hồng Ngọc)

Thử xem. Đọc. Nghe. Rồi hít vào một hơi thở sâu, im vắng, thì mình như nghe được tiếng nước mắt đang vỡ ra… Vỡ bung như ngọn sóng xanh lấp lánh biển pha lê. Vỡ tung như ngọn pháo hoa rơi vô vàn sợi ánh sáng trong đêm. Những cái vỡ, không tan mà thăng hoa, phải chăng đó là tận cùng của Đẹp? Như hạt nước mắt này, nó bung bung. Ánh lên bóng của Ngoại đang đứng bên kia sông, bên kia là bên của miên viễn không còn sinh tử? Và Mẹ, Mẹ đang từ cõi chết đi vào cõi sống ấy để lọt vào vòng ôm ấm áp của Ngoại. Mẹ đi từ nụ hồng đỏ nở duyên trùng phùng Ngoại. Ý thơ mầu nhiệm làm sao.

Tôi thấy không nói nên lời được để tả cho chính xác cảm giác của mình về sự mênh mang “ý tại ngôn ngoại” trong sâu thẳm bài thơ này. Về cái rất không nghĩa của Mất Còn. Đến với tôi là ý niệm con đường sinh tử đang xóa đi dưới cảm xúc của đứa con, -là Đỗ Hồng Ngọc đây-, người chiêm nghiệm sống chết thật là như không, đóa hồng trắng người đang đeo là một thực tại, đóa hồng đỏ đang rưng rưng trên áo Mẹ kia, là áo nghĩa của thực. Tất cả đều ở thì đang, không còn hôm qua ngày mai phút tàn giây tới. Sinh mệnh không khởi đi và chấm hết bằng hai đầu tiếng khóc nữa. Là Đây. Là Đang. Một thực tại sống động xóa hết biên giới không gian và thời gian. Hình dung Mẹ, trong hơi thở hắt ra bỗng trong suốt nhẹ nhàng đứng lên, trong ngày hội tưng bừng của Tình Mẫu Tử, cúi nhìn bàn tay đứa con run run cài lên ngực áo mình một đóa hồng đỏ, và Mẹ phất phới đi trong nôn nao cho kịp giờ hẹn với Ngoại. Ôi ta mất mẹ và ôi Mẹ vừa có Ngoại. Vô biên lâng lâng nỗi Còn Mất… Huyễn ảo vô cùng khiến những giây tơ vi tế nhất trong cảm xúc ta bị đánh động.

Ngoại Chờ Bên Kia Sông, tôi viết hoa vì mỗi mỗi chữ của câu thơ này là khởi đề dẫn đến chiêm nghiệm ảo hóa về sinh tử. Và toàn bài thơ là tấm tình trong vắt ban sơ của người con, rất nhỏ, mà cũng đã rất già. Bởi rất nhỏ thì mới yêu thương Mẹ được hồn nhiên như thế. Và phải chăng, rất già mới có thể biến yêu thương ngây thơ thành một tình yêu vượt qua được đau đớn của chia lìa sinh tử, như thế.

Cảm ơn Nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc, cho tôi biết thêm một nhịp đập thương yêu nữa của Hiếu Tử, cho tôi từ bây giờ đã có thể chấp nhận một cách nhẹ nhàng khi nghĩ đến một lúc nào đó phải xa Mẹ. Không phải là một cái xa hẳn rồi, mất hẳn rồi như tôi vẫn thường nghĩ nữa. Trong hạt nước mắt rơi lại thấp thoáng nụ cười, nhìn Mẹ của ta lại cài hoa hồng đỏ về bên Ngoại. Ôi! Cái không nói của Ngoại Chờ Bên Kia Sông đã lấp đầy cảm xúc và ý nghĩ của tôi đến thế (…)!

(NTKM Santa Ana, Mùa Vu Lan)


Nhà phê bình Tô Thẩm Huy cảm thán:

“Bài thơ ngắn, vỏn vẹn 20 chữ, mà thâm thúy, ảo diệu vô cùng. Đọc lên điếng cả hồn.

Phải chép lại ra đây.

Con cài bông hoa trắng
Dành cho Mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực,
Ngoại chờ bên kia sông

Rõ ràng Nguyễn Thị Khánh Minh đã cảm bài thơ đến vô cùng, đến “tận cùng của đẹp”, tận cùng của ý nghĩa sinh tử kiếp người, không khởi đầu, không chấm dứt. Thời gian tan biến mất. Thơ tuyệt, mà người cảm thơ cũng quá tuyệt. Thật là may mắn có được người đồng điệu như thế.

Bài phổ nhạc hay, hai giai điệu khác nhau mà hòa hợp, hỗ tương lẫn nhau. Tuy thế, cảm xúc khi đọc bài thơ nó đến ào ạt, như cùng một lúc nó trào dâng, bủa vây tứ phía, làm bàng hoàng, run rẩy khắp cả châu thân. Cảm xúc từ bài nhạc nó đến khoan thai, từ tốn, êm đềm”.

Lê Uyển Văn (Trà Vinh) viết:

Bài viết tuyệt vời được khơi nguồn từ bài thơ đẹp. May mắn cho chúng ta được thưởng thức những tuyệt phẩm này. Xin đa tạ!

Triêu Minh (Úc)
“Đọc và nghe Nhạc, nghe Nghẹn ở ngực, nước tự lăn trên Má”.

ton t : “Nghe nhức xương, thấm tới tủy”;

chrslam : Đã nghe đi nghe lại cả chục lần bài hát này. “…Mẹ nhớ gài lên ngực. Ngoại chờ bên kia sông…” Một cảm giác khó tả. Cám ơn thi sĩ và nhạc sĩ.

Và E-Temple: “ Chỉ có 4 câu ngắn ngủn thôi mà thành lời ca, và hát mãi không muốn dừng. Con dập đầu lạy Phật, xin Mẹ được vãng sinh ‘ Nam mô Đại Từ Đại Bi A-Di-Đà Phật….”

Mùa Vu Lan này, xin gởi bạn đôi dòng về bài thơ Bông Hồng Cho Mẹ như một lời chúc mừng đến bạn, người đã rất sướng vui, tự hào, khi còn được cài một bông hồng đỏ thắm trên ngực áo của mình! “Rồi một chiều nào đó anh về, nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu… rồi nói nói với Mẹ rằng… Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không?…” (Phạm Thế Mỹ).

Đỗ Hồng Ngọc

(2022)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.123.61 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...