Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 27. Ông Đồng Văn Hảo (1956- 1996) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 27. Ông Đồng Văn Hảo (1956- 1996)

Donate

(Lượt xem: 5.178)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 27. Ông Đồng Văn Hảo (1956- 1996)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Anh Đồng Văn Hảo sinh năm 1956, tại ấp Phụng II, xã Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Cha tên Đồng Văn Lễ, mẹ là Lê Thị Mạnh. Anh có hết thảy sáu anh em và đứng thứ Tư trong gia đình.
Ngay thuở ấu niên, anh đã có tính hiếu thuận, hiền hòa, giàu lòng nhân ái và chân thật.
Năm lên 14 tuổi, một hôm, ông Hai Quắn nói với anh:
- “Con xin Ba, cho bác dẫn đi núi một chuyến cho biết!”
Sau khi được sự chấp thuận của cha, anh nói với mẹ:
-“Má đi chợ mua cho con bốn con lươn, nấu canh hai con, còn hai con gộng lại. Chừng nào con đi núi về sẽ dùng!”
Mấy ngày sau, khi viếng non xong trở về, anh đem hai con lươn còn lại đi thả; phát tâm trường chay, quyết chí tu hành.
Anh đình chỉ học phổ thông, ghi danh lần lượt dự các khóa học do Ban Phổ Thông Giáo Lý tổ chức tại Tân Tây, rồi đến chùa Vạn Phước ở Trà Uối và Hội Quán ở xã Thuận Hưng, tất cả đều thuộc địa bàn huyện Thốt Nốt.
Năm 1977, mặc dù tiếp giúp cha mẹ việc đồng án ruộng rẫy, anh vẫn hăng say tham gia các công tác từ thiện xã hội, nồng nhiệt: bắt cầu, bồi lộ, cất nhà… Do tính tình nhu thuận, rộng rãi giống hệt như cha và mẹ của mình, nên anh đi đâu, ai ai cũng đều thương yêu quí mến.
Có lần, mẹ bảo đi ruộng tưới khổ qua. Đi được nửa đường, gặp nhà người đang lợp, anh phóng vào làm tiếp tới tối mới về, quên bẳng công chuyện của mình!... Hễ thấy vợ chồng ai lớn tiếng cự cãi là anh nhảy vào dịu dàng phân giải, làm êm đẹp đôi đàng.
Nói chung, về mặt đối nhân xử thế của anh, vô cùng khéo léo và rất chân tình.
Còn phần trở lại đời sống tâm linh, anh siêng năng nghiên cứu đọc học nội điển, cũng siêng năng tham vấn Phật pháp với bậc tiền bối lão thành, bởi vì thân phụ vốn là người đức hạnh nên các thiện trí thức thường lui tới viếng thăm.
Đường hướng tu của anh: lấy hiếu thuận lễ nghĩa làm nồng cốt, làm nền tảng cho việc hành thiện tích đức, hồi hướng Tây Phương. Song song với việc tinh cần chí thành lễ bái và trì câu Lục Tự ra, anh còn triệt để nghiêm trì giới hạnh, gìn giữ oai nghi. Vì thế, các bạn đồng tu thảy đều kính nể.
Như có lúc đang lui cui lao tác, bất chợt có bạn đạo của chị mình đến nhà, anh lập tức chạy vào trong, mặc y phục đoan trang tề chỉnh.
Sự công phu hành trì của anh âm thầm như thế, trải suốt hơn 20 năm.
Vào giữa năm 1994, bụng anh đau ê ẩm dây dưa. Lúc đầu ít, anh điều trị qua loa không mấy chú ý, dần dà mỗi lúc tăng thêm. Đến cuối tháng 5 năm 1995 vào Bệnh Viện Đa Khoa An Giang điều trị, nhưng không thuyên giảm. Thân nhân đưa đi Thành Phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ chẩn đoán là “Khối u đại tràng.” Vì phát hiện quá trễ, bệnh đã tới giai đoạn nguy ngập. Biện pháp xử lý đành phải phẫu thuật và đem cả hậu môn ra ngoài.
Một tháng nằm viện điều trị, sau đó ra về. Lúc nầy, sức khỏe của anh suy sụp rõ rệt. Thế nhưng, tín tâm nguyện tâm cầu sanh An Dưỡng Quốc thì kiên cố và tha thiết hơn xưa, sự hành trì thì hăng hái và mạnh mẽ thêm hơn. Điều này rất thích hợp với lời khuyên:

“ Là Phật tử cho kham chí nguyện,
Tất nhiên là toàn thiện đường tu.
Xác phàm mà chẳng phàm phu,
Tây Phương ký hiệu diêm phù rút tên.”

Căn bệnh quái ác, hoành hành anh dữ dội bằng những cơn đau tàn khốc hãi hùng, nhất là một tháng trước khi mất. Nhiều đồng đạo cùng thân quyến vây quanh, xoa chà đấm bóp để chia sẻ với anh. Có điều đáng khâm phục là, anh rất hoan hỉ trả nghiệp, chẳng hề rên siết than phiền.
Anh nói:
- “Cũng có phước cho tui, tuy bị bệnh hoạn kéo dài mà vẫn tỉnh táo niệm Phật, chớ mê thì khổ biết mấy...!
Kiếp trước, chắc mình tạo nghiệp ác nặng quá, nên giờ mới như vầy! Nguyện kiếp nầy trả cho hết để sớm được vãng sanh...!”
Đôi lúc, đang đau, có bạn tu đến, anh bật dậy, tươi cười niềm nỡ chào hỏi, dường như chẳng có đau đớn gì cả. Đúng như câu:

“Bụi trần tuy bao phủ,
Son sắt vẫn một lòng.
Mây qua trăng lại tỏ,
Sóng lặng biển hườn trong.
A Di không ngớt tưởng,
Đà Phật vẫn hằng mong.
Nguyện sanh về Cực Lạc,
Chẳng thích ở trần hồng”

Thời gian này, anh thường thì thầm căn dặn với chị:
- “Ráng nghe, chị Ba! Chị ở lại, ráng lo chăm sóc cho má! Ráng khuyên má lo tu! Ráng khuyên má lo niệm Phật...!”
Vào khoảng 20 tháng 1 năm 1996 thấy thể trạng của anh cạn kiệt, người chị đề nghị hộ niệm, anh nói:
- “Thôi, bây giờ còn sớm lắm, chị Ba! Chừng nào gần tới, em sẽ cho chư đồng đạo hay!”
Ngày 24, anh nhờ người thân dời chỗ nằm của mình từ nhà sàn gác phía sau ra nhà trước, đồng thời mời bạn tu đến nhà để lên chương trình hộ niệm.
Hộ niệm suốt hai đêm, đến 5 giờ 30 sáng ngày 26 tháng 1 năm 1996 anh bảo mọi người ngưng, ra ngoài nghỉ xả hơi một tí, để gia quyến thay y phục cho mình.
Khi tất cả đều ra ngoài, người chị bưng ly nước định cho anh uống, anh nói:
- “Thôi, chị Ba ơi! Bây giờ, mà còn uống gì nữa. Lo niệm Phật. Em mệt nhiều lắm, sắp sửa đi rồi! “
Khi thay đồ xong, chư đồng đạo trở vào tiếp tục hộ niệm, anh nói:
- “Chị Ba! Chị rút chiếc gối ôm ra đi! Em nằm theo kiểu Đức Phật Thích Ca!”
Người chị y lời, anh nằm nghiêng, tự đưa hai chân thẳng ra và chồng lên nhau theo lối “Kiết Tường” , hai tay chấp lại, rồi niệm Phật. Niệm Phật được khoảng hơn 5 phút, anh thở ba hơi thở mạnh, rồi an lành vãng sanh. Lúc đó, đúng 6 giờ sáng ngày 26 tháng 1 năm 1996. Anh hưởng dương 40 tuổi.
Âm thanh niệm Phật hiệu của chư liên hữu vang dội không ngừng cho đến giờ nhập mạch, khi xem thấy gương mặt anh rạng rỡ, trong thế nằm vô cùng trang nghiêm hy hữu, ai ai cũng xôn xao nơi lòng, nỗi mừng vui và niềm kính phục. Đặc biệt là các khớp xương đều mềm mại và đỉnh đầu hãy còn ấm nóng.
Hay tin anh mất nhiều người (nhứt là những người không tu) rơi lệ. Dường như, họ tiếc thương…! Dường như, họ đã mất đi một cái gì quí giá lắm!!!

(Thuật theo lời: Mai – Sen – Loan)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.195.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...