Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 4

CỐ Ý, SỞ HỮU TƯ  (Cetana)

Cetana, cố ý hay sở hữu tư, là một sở hữu trong số các “sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana)”, bảy sở hữu đi kèm với tâm. Cố ý, sở hữu tư thường được dịch sang tiếng Anh là “volition” tiếng Việt gọi là ý chí, nhưng chúng ta không nên lẫn lộn từ qui ước này chỉ rõ thực tại được gọi là cố ý hay sở hữu tư này. Cố ý đi kèm với tất cả các tâm thuộc cả bốn chủng loại, cùng với  xúc, thọ, tưởng và các sở hữu biến hành khác. Như vậy, cố ý hay sở hữu tư đi kèm theo với tâm thiện (Kusala citta), tâm bất thiện (Akusala citta), tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta). Khi chúng ta cố ý lấy của người hay khi chúng ta quyết định không sát sanh, hiển nhiên là cố ý hay sở hữu tư đã xuất hiện trong quyết định đó. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta thấy hay nghe và ngay cả khi chúng ta ngủ, cố ý hay sở hữu tư cũng có mặt, vì  cố ý hay sở hữu tư đi kèm theo với bất kỳ một tâm nào. Nếu không có cố ý xuất hiện thì cũng chẳng có tâm nào xuất hiện cả.

Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì) (tập I phần IV chương I, 111) đã nói rõ về  tác ý rằng: Trạng thái của cố ý chính là để phối hợp các pháp liên kết lại với nhau (giữa tâm và các sở hữu khác) với đối tượng và phận sự chính là “muốn” chúng ta đọc thấy như sau:

... chẳng có điều gì được gọi là cố ý nơi bốn cõi hiện hữu mà thiếu trạng thái phối hợp; mọi cố ý đều có đặc tính phối hợp đó. Nhưng  chức năng “sẵn sàng muốn” chỉ thuộc hiện trạng luân lý (điều thiện) hay phi luân lý (điều bất thiện) mà thôi... cố ý thành tựu trong việc hướng dẫn. Nó xuất hiện để hướng tới những hiện trạng liền kề, giống như một môn đệ chính, một thợ mộc cả v.v… là người phải hoàn thành công việc riêng của mình và cả công việc của một người thợ bình thường  khác nữa.

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (XIV, 135) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy,[35] Trạng thái của cố ý chính là để phối hợp. Cố ý phối hợp tâm với các sở hữu khác đi kèm theo đối tượng. Tâm nhận dạng được đối tượng, tâm hành xử nhiệm vụ “lãnh đạo” trong việc nhận ra đối tượng. Các sở hữu đi kèm với tâm đều chia sẻ đối tượng với tâm. Nhưng mỗi sở hữu lại phải hoàn thành nhiệm vụ riêng của mình. Thí dụ, xúc tiếp xúc với đối tượng, thọ cảm nhận và cảm nghiệm “hương vị” của đối tượng và tưởng “ghi nhận” và nhớ lấy đối tượng đó. Cố ý xem xét và lưu ý xem các pháp khác, cố ý cùng xuất hiện có hoàn thành được chức năng với đối tượng nó chia sẻ hay không. Mỗi cố ý xuất hiện bất kể có đi kèm với tâm thiện, tâm bất thiện, tâm quả hay tâm tố đều phải phối hợp các nhiệm vụ với các pháp khác đi kèm theo.

Cố ý đi kèm theo với tâm thiện và tâm bất thiện, ngoài nhiệm vụ phối hợp, còn có một nhiệm vụ khác để thực hiện đó là “muốn” hay “hành xử “[36]. Theo tác phẩm Atthasàlinì (Chú giải Bộ Pháp Tụ) nói về hành xử các hành vi thiện và bất thiện, cố ý thể hiện hết sức nghị lực trong khi đó các sở hữu đi kèm chỉ đóng vai trò hết sức  hạn chế. Sở hữu tư đi kèm theo với tâm thiện và tâm bất thiện phối hợp công việc của các sở hữu, nó xuất hiện và cùng “muốn” điều thiện và điều bất thiện. Như vậy cố ý thực hiện một “cố gắng gấp đôi” Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ so sánh nhiệm vụ kép cố ý thực hiện giống như công việc của chính người chủ trang trại đang hướng dẫn công việc của những người làm thuê, ông chăm sóc nông trại và chính ông cũng chia sẻ công việc đồng áng với thợ làm công nữa. Ông ta phải bỏ ra nghị lực và cố gắng gấp đôi. Đúng như thế ý muốn cũng phải tăng gấp đôi nghị lực và sức mạnh trong các hành vi thiện và bất thiện.

Dưới góc độ thể hiện, sở hữu tư lãnh nhiệm vụ hướng dẫn, tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ lại so sánh sở hữu tư với một người đồ đệ chính đang phải trả bài học của mình với thầy giáo và cũng bắt các học trò khác trả bài cho thầy nữa. Cũng như người thợ cả, phải thực hiện công việc của chính mình và còn phải đôn đốc các thợ mộc khác thực hiện công việc của họ nữa. Hay so sánh với vị tổng tư lệnh trong quân đội, chính vị tổng tư lệnh phải tham gia vào cuộc chiến và bắt quân lính dưới quyền cũng tham gia vào trận đánh đó. “Vì một khi ông bắt đầu chiến đấu thì người lính khác cũng phải theo gương của ông. Ngay cả như vậy, khi cố ý bắt đầu công việc trên một đối tượng, nó sẽ đề ra những trạng thái liên can để từng người thực hiện công việc của mình.

Sở hữu tư đi kèm theo với tâm quả và tâm tố chỉ điều phối duy nhất những nhiệm vụ thuộc các pháp khác nó đi kèm theo, sở hữu tư không “muốn thực hiện” điều thiện và điều bất thiện và cũng không thúc đẩy công việc thiện hay công việc bất thiện. Thí dụ, nhãn thức, thực chất là tâm quả, tức là kết quả của nghiệp được sở hữu tư đi kèm và sở hữu tư cũng là (kết) quả. Sở hữu tư đi kèm theo với nhãn-thức lại hướng dẫn nhiệm vụ của các pháp đi kèm phải hoàn thành với đối tượng hiện hữu. Thí dụ như nó hướng dẫn xúc có nhiệm vụ tiếp xúc với đối tượng cụ thể, hướng dẫn thọ có nhiệm vụ cảm nghiệm, và tưởng có nhiệm vụ ghi nhận lại và nhớ lại đối tượng hữu hình đó.

Cố ý hay sở hữu tư đi kèm theo với tâm thiện hay là tâm bất thiện lại có nhiệm vụ kép “hết sức nghị lực”. Ngoài việc phối hợp các pháp lại với nhau, nó còn “muốn” phối hợp cả điều thiện hay điều bất thiện và khi đã đạt được cường độ thôi thúc một hành động qua thể xác, ngôn từ hay trí tuệ, sở hữu tư có thể tạo ra kết quả của hành vi đó sau này. Khi chúng ta đề cập đến nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, chúng ta thường liên tưởng đến những nghiệp đạo (Kamma paths) có thể được thực hiện qua thân khẩu và ý. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ là khi chúng thực hiện toàn bộ hay một phần công việc, thực chất chỉ là một phần hay toàn bộ sở hữu tư đã thôi thúc công việc mà thôi và điều này chính là hành động của nghiệp đã được tích tụ lại và có thể sản sinh ra (kết) quả thích hợp sau này. Như vậy thì, nghiệp bất thiện và nghiệp thiện thực chất chỉ là sở hữu tư thiện và sở hữu tư bất thiện mà thôi.

Sở hữu tư thiện và sở hữu tư bất thiện lại có nhiều cường độ khác nhau. Chúng có thể rất thô hay linh hoạt. Khi chúng linh hoạt hơn, chúng không thể thôi thúc được nghiệp đạo thông qua thân, khẩu hoặc ý. Thí dụ, khi chúng ta thích ăn đồ ăn, ngay tức khắc  tâm tham căn xuất hiện và đi kèm theo là  tâm bất thiện, cho dù  tâm tham căn không thôi thúc nghiệp đạo không lành mạnh, đây không phải là điều thiện mà là điều bất thiện, nó hoàn toàn khác biệt với tâm thiện so với tính hào phóng, khác biệt với tâm thiện đang tuân thủ sila (giới) hoặc khác với tâm thiện đang tự áp dụng vào quá trình phát triển trí tuệ. Bất kể khi nào chúng ta không tự thực hiện bố thí, sila (trì giới) hay bhavana (tu tiến hay tham thiền), thì chúng ta đang hành động, đang nói  hoặc đang suy nghĩ với các tâm bất thiện. Như vậy, hình như luôn có tâm bất thiện xuất hiện trong một ngày, vì những giây phút chúng ta tự thực hiện điều thiện thật là hiếm có. Hình như luôn có tâm bất thiện khi chúng ta nắm bắt được các đối tượng, ăn, uống hoặc nói. Khi chúng ta cười vang thì cũng có tâm tham căn xuất hiện. Rất có thể chúng ta không nhận ra tâm bất thiện xuất hiện khi điều bất thiện không đủ cường độ mạnh để hại đến người khác, nhưng thực chất có muôn vàn sát-na tâm bất thiện xuất hiện.

Khi chúng ta nói dối hay vu khống mức độ bất thiện rõ ràng là lỗ mãng hơn ở những sát-na như vậy, sở hữu tư bất thiện sẽ thôi thúc các nghiệp đạo bất thiện thông qua lời nói. Sở hữu tư bất thiện hướng các pháp khác đi kèm theo để  thực hiện nhiệm vụ riêng và cetana “muốn” điều bất thiện đó. Ngoài ra, sở hữu tư còn có khả năng tạo kết quả thích đáng  cho hành vi xấu sau này, vì sở hữu tư không hoàn thiện hay là nghiệp tích tụ lại. Mỗi tâm sinh rồi diệt ngay nhưng lại chi phối tâm sinh kế tiếp sau đó. Vì cuộc sống chúng ta là một chuỗi không gián đoạn những tâm sinh kế tiếp nhau, những ý muốn lành mạnh cũng như không lành mạnh hoặc nghiệp được tích tụ từ sát-na này sang sát-na khác và vì thế chúng có thể tạo ra những kết quả sau này.

Có tới mười loại nghiệp đạo bất thiện, những quá trình diễn tiến cũng như những hành động được thực hiện qua thân, khẩu và ý[37] bao gồm những loại sau đây:  Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, vu khống, lời nói thô kệch, lời nói phù phiếm, tham lam, ác ý và tà kiến. Sở hữu tư bất thiện hay là nghiệp bất chính thôi thúc một hành vi như vậy thật đắc tội vì tạo ra quả bất thiện dưới dạng phải tái đầu thai nơi cõi khổ hay có thể tạo ra quả bất thiện xuất hiện trong quá trình cuộc sống chúng ta, tâm quả cảm nghiệm được những cảnh xấu qua căn.

Nghiệp đạo (Kammapatha) có thể được thể hiện dưới nhiều mức độ khác nhau và như vậy kết quả của nó cũng gồm nhiều mức độ khác nhau. Nghiệp đạo không luôn là một hành động được “hoàn tất” hay kết thúc. Còn có một số yếu tố tạo thành khiến cho nghiệp đạo trở thành một hành động hoàn chỉnh và đối với mỗi nghiệp đạo như vậy những yếu tố này lại hoàn toàn khác nhau. Thí dụ: Trong trường hợp sát sanh thì phải có một chúng sinh có sự sống, có ý thức về một chúng sinh có sự sống đó, ý muốn cố sát sanh, cố gắng sát sanh và hiệu quả là gây ra cái chết (Atthasàlinì I phần III ch. V, 97). Khi một con vật lớn bị sát sanh thì mức độ nghiệp bất thiện cũng cao hơn là con vật nhỏ hơn bị giết thịt. Sát sanh một mạng người mang lại nghiệp bất thiện ở mức độ cao hơn là sát sanh một con vật.

Trong trường hợp vu khống, có bốn yếu tố để hoàn tất hành vi vu khống: Gây chia rẽ người khác, mục đích nhắm tới, người ta “sẽ bị chia rẽ”, hay chỉ là ước muốn làm người khác mến ta hơn; cố gắng đáp lại tương ứng và cuối cùng là thông tin (Atthasàlinì  cùng đoạn trên, 100). Chúng ta đọc thấy như sau:

Nhưng nếu không gây rạn nứt (hay bất hoà) nơi những người khác, thì lời xúc phạm sẽ chưa hoàn tất, lời vu khống chỉ xảy ra khi gây tạo ra rạn nứt (chia rẽ, bất hoà) mà thôi (bất hòa trầm trọng tuỳ mức độ).

Nghiệp đạo bất thiện (Akusalakammapatha) chính là một “hành động hoàn tất” sẽ tạo ra tái đầu thai khổ cảnh. Một số nghiệp bất thiện rất trầm trọng như: Giết cha mẹ sẽ gây ra tái đầu thai khổ cảnh ngay trong kiếp sống tiếp theo. Một số nghiệp bất thiện gây ra hậu quả ngay trong cuộc sống hiện tại, số khác trong cuộc sống mai hậu. Nghiệp bất thiện lại có nhiều  cường độ khác nhau và tạo ra những kết quả tương ứng.

Chúng ta cũng đọc được trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn  8, ch. IV. Điều 10, về những điều tầm thường) nói về nghiệp bất thiện sản sinh ra những kết quả rất khác nhau đó. Kết quả “rất thông thường” được đề cập tới trong kinh Phật là tạo ra một kết quả không mấy dễ chịu trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta đọc thấy như sau:

Này chư Tỳ-khưu, một khi ta theo đuổi sát sinh, thực hiện, tái diễn,...điều này sẽ dẫn ta xuống địa ngục, đầu thai vào con vật, và bị giam cầm nơi cõi Ngạ quỷ (Peta realm)[38]. Kết quả thông thường của hành động sát sanh là gì? Sát sanh chẳng phải là rút ngắn mạng sống của một con người đó hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, một khi ta theo đuổi trộm cắp... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... (kết) “quả thông thường” của việc trộm cắp đó chẳng phải là làm mất tài sản của con người hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, một khi ta theo đuổi thói tà dâm... sẽ dẫn ta xuống địa ngục.. (kết) quả thông thường chính là gây ra sát sinh, đối kỵ và hận thù nơi người khác là gì.

Này  chư Tỳ-khưu, một  khi ta theo đuổi nói dối... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... (kết) quả thông thường do vọng ngữ gây ra chẳng phải  là dèm pha và  nói sai quấy về người khác hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, một  khi ta theo đuổi nói xấu sau lưng người khác... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... (kết) quả thông thường đó chẳng phải là làm tan vỡ tình bạn bè giữa con người với nhau hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, khi ta nói những lời lỗ mãng... sẽ  dẫn ta xuống địa ngục.... vì (kết) quả thông thường nhất do nói lời lỗ mãng chính là gây ra những âm thanh khó chịu cho người khác đó hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, nếu ta theo đuổi những cuộc nói chuyện phù phiếm... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... vì (kết) quả thông thường nhất chính là lời nói không thể chấp nhận được đối với một con người.

Này chư Tỳ-khưu, nếu ta theo đuổi sử dụng những thứ rượu mạnh, thực hiện và tăng số lượng sử dụng, sẽ dẫn ta xuống địa ngục, đầu thai vào con vật, bị nhốt trong cõi Ngạ quỷ đâu là những kết quả thông thường nhất của uống gây nghiện chính là biến con người ta thành  mất trí đó hay sao.

Một khi ta thực hiện nghiệp đạo thiện, sở hữu tư thiện tức là “muốn” làm điều thiện, và nó cũng điều phối nhiệm vụ các pháp khác đi kèm theo. Sở hữu tư thiện có khả năng tạo ra kết quả dưới dạng tái sinh nơi cõi hạnh phúc sau đó hay còn có thể tạo ra kết quả ngay trong kiếp sống đời thường bằng những kinh nghiệm dễ chịu qua các căn.

Nghiệp thiện được phân loại thành: Dana (lòng độ lượng), sila (đạo hạnh) và bhavana (tu tiến hay tham thiền). Dana (lòng rộng lượng) bao gồm, ngoài việc ban phát của bố thí, còn có nhiều hình thức thiện khác. Được kể là lòng rộng lượng như sự đánh giá cao tâm thiện của người khác và “chia sẻ công đức của ta” với người khác. Chia sẻ công đức với người khác là khi người nào đó đã thực hiện một điều thiện mà lại tạo điều kiện cho người khác chung vui với kết quả điều thiện ta thực hiện được nữa, đây là một cách thể hiện bố thí (dana); lúc đó thì ta giúp người khác cũng có được tâm thiện như ta vậy. Nắm giữ giới luật cũng có thể được coi như một hình thức tỏ lòng rộng lượng (dana). Chúng ta đọc thấy trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn 8, ch.IV điều 9 bàn về những kết quả công phúc như sau): là quy y nơi cửa Phật, nơi đức Pháp và nơi cộng đồng Tăng Già (Sangha) ba điều này đem lại quả thiện hay hạnh phúc và lại còn năm quả báu mang lại quả hạnh phúc nữa[39]. Gồm những việc sau đây:

Này  chư Tỳ-khưu, ở về điểm này một đồ đệ cao thượng từ bỏ sát sanh và kiêng không phạm phải việc đó. Nhờ kiêng không sát sanh, đồ đệ cao thượng đó đã ban cho muôn vàn sanh linh được thoát khỏi sợ hãi. Giải thoát họ khỏi hận thù, thoát khỏi dàn áp. Nhờ giải thoát cho muôn sanh linh thoát khỏi sợ hãi, hận thù và đàn áp, chính bản thân đồ đệ cao thượng đó cũng được thoát khỏi sợ hãi, hận thù và đàn áp....

Lại nữa, này  chư Tỳ-khưu, một đồ đệ cao thượng từ bỏ không lấy những của không được ban tặng cho mình....

      ...từ  bỏ đi tà dâm...

    ... từ bỏ nói lời sai quấy...

  ... từ bỏ không dùng thức uống rượu và các chất say gây lơ đễnh và kiêng cữ không sử dụng những thức uống đó. Qua việc kiêng không sử dụng những thức uống độc hại và độc dược gây nghiện, đồ đệ thánh thiện đó đã ban tặng cho muôn vàn chúng sinh thoát khỏi sợ hãi, hần thù và đàn áp. Bằng cách giải thoát cho muôn vàn chúng sinh thoát khỏi sợ hãi, thù và đàn áp, chính người đồ đệ cao thượng đó tận hưởng được giải thoát sợ hãi, hận thù và đàn áp.

Khi kiêng những hành vi bất thiện, chúng ta tạo cho người khác cơ hội sống trong an toàn và không phải sợ hãi.

Sila (giới) chính là kiêng không mắc phải những hành vi bất thiện qua thân và khẩu, nhưng ngoài việc kiêng kỵ không mắc phải những hành vi bất thiện, giới luật còn nhiều khía cạnh khác nữa[40] ta mắc phải. Nhưng ngoài việc kiêng cữ không thực hiện những hành vi bất thiện trên, giới luật[41] còn có nhiều khía cạnh khác nữa. Khi chúng ta kiêng không sát sanh đó chính là thực hiện thiện giới (kusala sila) vậy. Nhưng cả khi không có cơ hội để thực hiện sát sanh thì cũng còn có thực hiện thiện giới được như thường: Chúng ta có thể dốc lòng tha mạng cho tất cả mọi sanh linh, ngay cả đối với những côn trùng nhỏ nhất ta khó lòng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngay cả như vậy, chúng ta vẫn có thể dốc lòng tránh không tạo ra bất kỳ loại nghiệp bất thiện nào khác, ngay cả khi có cơ hội sai phạm không nổi lên. Thí dụ một người thấy rượu và các chất say tạo ra những hiệu quả chẳng lành  thì sở hữu tư thiện có thể giúp ta dốc lòng kiêng không sử dụng loại thức uống độc hại đó trong tương lai. Ý muốn lành mạnh ngay tại này có thể tạo điều kiện giúp ta kiêng cữ sau này khi có cơ hội dùng những thức uống độc hại đó. Tuy nhiên, tâm thiện chẳng phải là bản ngã, tâm thiện chỉ xuất hiện khi có cơ hội thuận tiện mà thôi. Chỉ một giây lát sau đó, tâm bất thiện có thể xuất hiện và chúng ta lại quên mất ý định tốt lành đó. Chúng ta có thể cảm thấy bị phiền hà khi không sống theo những ý định tốt lành đó. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng tâm thiện và tâm bất thiện chỉ xuất hiện khi có điều kiện thích hợp mà thôi. Tâm bất thiện xuất hiện với những điều kiện hoàn toàn khác so với những điều kiện tâm thiện khi đã dốc lòng tuân giữ Giới (Sila). Chúng ta đã tích luỹ quá nhiều khuynh hướng tốt (thiện) cũng như xấu (bất thiện) và lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều kiện. Để thực hiện được các pháp thiện hay pháp bất thiện lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều kiện đó. Khi ta không luyện tập được Đại Niệm Xứ (maha-satipatthana) thì rất khó có thể tuân giữ được các Giới (sila) vậy.

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo đề cập đến trong chương nói về Giới (Sila) (ch. I tr. 53-60) như là “người canh giữ căn-môn”, vì đây có thể coi như là một khía cạnh của giới (Sila) vậy. Thí dụ như khi chúng ta (niệm) những cảnh sắc và đối tượng đó không thể được coi như là “một vật” hay một con người nhưng chỉ là một sắc pháp xuất hiện qua con mắt, tức nhãn-môn được canh chừng cẩn thận. Sát-na đó chúng ta không bị đối tượng đó cảnh đó lôi cuốn, không ác cảm với vật đó, không thiếu hiểu biết. Sau này chúng ta có thể bị miệt mài say mê nơi điều chúng ta nhìn thấy. Và chúng ta có thể bám víu vào đó. nhưng tới lúc ta ý thức được các lối đi được canh gác cẩn thận và các căn ta được kiềm chế. Như vậy, niệm về danh pháp và sắc pháp  là một dạng bhavana (tu tiến hay tham thiền) (một dạng phát triển trí tuệ) cũng có thể được coi như là sila (giới) vậy.

Pháp thiện chính là bhavana (tu tiến hay tham thiền) bao gồm học hỏi và diễn giảng Phật Pháp, thiền chỉ, tu tịnh (samatha), tu thiền và thiền quán (vipassana), phát triển hiểu biết đúng đắn về thực tại. Luyện tập chánh kiến về những hiện thực là một hình thức nghiệp thiện  cao cả nhất vì chánh kiến dẫn ta đến loại bỏ (nhổ sạch) được vô minh (Ignorance). Một khi vô minh được tận diệt thì không còn điều kiện dẫn đến tái sanh nơi kiếp sau nữa, chúng ta được giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.

Chúng ta đã tích luỹ cho mình nhiều mức độ nghiệp thiện và nghiệp bất thiện  khác nhau, chúng có khả năng tạo ra những quả thích hợp khi có điều kiện. Chúng ta thường có khuynh hướng suy nghĩ từ “tích luỹ” chỉ gắn liền với pháp mà thôi, nhưng không phải chỉ có pháp được tích tụ cũng còn có nhiều xu hướng đối với điều thiện và điều bất thiện khác nữa cũng đã được tích luỹ. Khi một người nào đó ăn cắp, bất thiện pháp được tích tụ và nó có khả năng tạo ra dị thục hay quả báo (Vipaka) sau này. Tuy nhiên dị thục hay quả báo không chỉ là một hậu quả duy nhất của hành vi không lành mạnh đó, còn có cả khuynh hướng ăn cắp được tích tụ lại và như vậy lại có điều kiện cho người đó tiếp tục ăn cắp trở lại. Chúng ta có tiềm năng bên trong ta trước đủ mọi loại hành vi bất hảo và khi có bất kỳ cơ hội nào thì sở hữu tư bất thiện có thể kích động một hành vi bất hảo qua thân, khẩu và ý.

Chúng ta nên phân biệt điều kiện đối với tâm dị thục, tâm quả với điều kiện đối với tâm thiện hoặc tâm bất thiện. Nghiệp được tích luỹ sẽ tạo ra dị thục hay quả báo chỉ là một loại điều kiện mà thôi. Những khuynh hướng tốt hoặc xấu nhờ đó tâm thiện và tâm bất thiện xuất hiện lại là một loại điều kiện khác nữa. Như vậy, có nhiều loại điều kiện can dự vào cuộc sống của chúng ta.

Những khuynh hướng trước đủ mọi loại phiền não được tích tụ lại. Thí dụ như, khi tâm tham căn xuất hiện, khuynh hướng tham được tích tuỹ và như vậy lại có cơ hội để cho cho tâm tham căn xuất hiện trở lại. Chúng ta bị bó buộc tham lam vì chúng ta đã tích luỹ một lượng tham nhiều đến như thế. Không những chỉ những khuynh hướng  bất hảo mà còn cả các khuynh hướng lành mạnh cũng được tích luỹ. Khi chúng ta có một giây phút chánh niệm trước những thực tại diễn ra ngay lúc này, thì đó là điều kiện để cho niệm xuất hiện trở lại sau này. Khuynh hướng tham lam thường thu hút chúng ta hơn là ý thức. Nhưng  một khi chánh niệm được tích luỹ nhiều hơn thì ta sẽ dễ dàng niệm hơn. Bất kỳ khuynh hướng nào được tích luỹ ngay bây giờ thì cũng sẽ liên quan đến cuộc sống chúng ta trong tương lai[42].

Trong tác phẩm Jatakas (những câu chuyện kể về tiền kiếp của đức Phật, Khuddaka Nikaya) chúng ta tìm thấy rất nhiều gương điển hình về những người đã vi phạm cùng một hành vi trong suốt cuộc sống. Thí dụ, Devadatta muốn giết Đức Phật đã cố tự sát trước đó, trong nhiều kiếp trước, khi đó Đức Phật mới chỉ là một vị Bồ-tát. Chúng ta đã đọc được trong tác phẩm Dhammadhaja Jataka (220)  Đức Phật đã nói như sau:

“Đây không phải là lần đầu tiên Devadatta đã cố gắng hãm hại ta, và không những đã làm cho ta hoảng sợ, hắn đã làm điều đó nhiều lần trước kia rồi.”

Chúng ta cũng đọc được trong tác phẩm “Duta Jataka” (260) viết về một vị Tỳ-khưu quá tham lam. Ngay cả trong những kiếp trước Tỳ-khưu cũng đã quá tham lam rồi. Đức Phật đã nói với Tỳ-khưu như sau:

“Này Tỳ-khưu, ngươi đã tham lam trước đây, hiện nay nhà ngươi cũng đã quá tham lam, và trong thời gian qua tính tham lam của nhà ngươi đã bổ dọc đầu ngươi với một thanh kiếm”

Đức Phật đã kể lại một câu chuyện nói về cuộc sống của ngài trong quá khứ như sau: Ngài đã quá thèm khát một món ăn đặc biệt dành cho hoàng thượng, đến nỗi ngài đã ăn cắp một miếng trong đĩa ăn của nhà vua và chút xíu nữa ngài đã phải trả giá điều này bằng cả mạng sống của ngài. Sau khi Đức Phật kể câu chuyện này, ngài đã giải thích về Tứ diệu đế và vị Hòa thượng tham lam kia đó đã trở thành một A-na-hàm (Anagami tức là một vị thánh đã đạt đến giác ngộ bậc ba.) Đang khi vị Tỳ-khưu lắng nghe Đức Phật dạy, hẳn là vị Tỳ-khưu đã niệm hiểu được danh pháp và sắc pháp, trí tuệ của ông ta phát triển đến một mức độ tất cả chấp thủ nơi các trần cảnh đều bị tận diệt.

Trong tác phẩm Tila-Mutthi Jataka (252) chúng ta đọc thấy một vị Tỳ-khưu rất dễ nổi nóng và thường thốt ra những lời thô lỗ cọc cằn. Đức Phật đã nói :

“Đây không phải là lần đầu tiên con người này đã tỏ ra dễ cáu giận đến như vậy. Ông ta đã tỏ ra như vậy nhiều lần trước kia rồi.”

Rồi ngài lại kể một câu chuyện về cuộc sống kiếp trước của ngài. Sau bài văn giải thích về Tứ diệu đế và vị Tỳ-khưu dễ nổi giận kia đã trở thành một vị A-na-hàm. Vị Tỳ-khưu tận diệt hoàn toàn được sân hận. Ngay cả khi con người ta có những khuynh hướng tham lam và sân hận rất mạnh mẽ, được tích luỹ trong nhiều kiếp trước, huệ Bát chánh đạo vẫn có thể tận diệt được hết mọi phiền não. Vị Tỳ-khưu tham lam và sân hận kia cũng có thể đạt đến giác ngộ vì họ ta đã tích luỹ được chánh niệm và huệ, Nghe lời Đức Phật là điều kiện thuận lợi nhất để chúng ta đạt đến giai đoạn giác ngộ A-na-hàm.

Nếu chúng ta hiểu được các huynh hướng được tích lũy trong quá khứ đã chi phối tư cách đạo đức của chúng ta hiện giờ, nhiều khuynh hướng được tích lũy chúng ta có được trong quá khứ chúng ta sẽ bớt ngả theo chiều hướng coi đó là “tư cách đạo đức” của chúng ta. Mỗi hiện thực xuất hiện đều do nhiều điều kiện chi phối. Lòng độ lượng xuất hiện cũng do bởi lòng độ lượng có được trong quá khứ chi phối, chứ đó không phải là lòng độ lượng “của tôi.” Sân hận xuất hiện cũng do sân hận trong quá khứ chi phối, chứ không phải là sân hận “của tôi” chẳng có “bản ngã” nào có thể ép tâm phải là tâm thiện, nhưng những điều kiện có thể được vun đắp để tâm thiện đó có thể xuất hiện thường xuyên hơn. Những điều kiện quan trọng để cho tâm thiện đó xuất hiện với tâm thiện và huệ chính là tình bạn với một con người có chánh kiến về Pháp và người có thể giảng giải được Phật Pháp một cách đúng đắn. Lắng nghe giáo lý của Đức Phật và nghiên cứu thấu đáo, và hơn hết  là chánh niệm về thực tại đang diễn ra lúc này.

Chúng ta nên suy xét tại sao chúng ta lại muốn thực hiện nghiệp thiện, mục đích của chúng ta có phải là đạt đến quả báo thiện hay không? Nghiệp thiện sẽ sinh quả thiện vì điều này là một hiện tượng bình thường trong vạn vật, nhưng nếu chúng ta muốn thực hiện nghiệp thiện để có được kết quả tốt đẹp, như là một cuộc đầu thai vào chốn hạnh phúc, thì đó lại là chấp thủ. Mục tiêu giáo lý của Đức Phật chỉ là tận diệt hết mọi phiền não. Những hành động lành mạnh sẽ trở nên trong sáng hơn nếu như chúng ta thực hiện chúng là vì chúng ta nhìn thấy lợi ích để loại bỏ được những phiền não. Chính vì cuộc sống con người quá ngắn ngủi chúng ta không nên để mất bất kỳ cơ hội nào để thực hiện bố thí, sila, và bhavana (tu tiến, tham thiền). Nếu chúng ta vun đắp Bát chánh đạo kết quả là chúng ta sẽ thanh tẩy được hết mọi phiền não vậy.

 

Câu hỏi:

  1. Sở hữu tư hay ý chí cũng xuất hiện ngay cả khi chúng ta đang ngủ có phải không? Chức năng của ý chí hay sở hữu tư lúc đó là gì?
  2. Khi chúng ta nắm giữ Giới luật chức vụ của  tác ý lúc đó là gì?
  3. Sở hữu nào là nghiệp bất thiện (Akusalakamma) hay là nghiệp thiện (Kusalakamma)?
  4. Làm sao để một hành vi thực hiện trong quá khứ lại tạo ra một kết quả sau này?
  5. Loại quả nào được nghiệp đạo bất thiện tức là qui trình cuộc sống không lành mạnh trong quá khứ tạo ra?  Điều  gì  đã được hoàn tất?
  6. Những hình thức dị thục hay quả báo khác do nghiệp tạo ra là gì?
  7. Hậu quả việc tích lũy những khuynh hướng tốt hay xấu là gì?
  8. Khi ta cười có tâm bất thiện xuất hiện hay không?
  9. Khi chúng ta  mơ màng, ngay lúc đó tâm bất thiện  có thể  xuất hiện hay không?
  10. Những điều kiện nào giúp cho tâm thiện xuất hiện thường xuyên?

 

[35] Xin đọc Pháp tụ (Dhammasangani) § 5.

[36] Àhùhana hành sự nghiệp có nghĩa là “cố gắng hay theo đuổi, được dịch trong bản tiếng Anh tác phẩm Atthasàlinì là conation là ý muốn hay nỗ lực, còn bản dịch tiếng Anh tác phẩm  Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) là là accumulation tức là tích luỹ tích tụ.

[37] Xem Abhiddhamma in Daily life, chương 5.

[38]  Peta được dịch là “ Ngạ quỷ,Ngạ Quỷ” đó là một sinh vật trong cõi bất hạnh.

[39] Do Thượng tọa Nyanaponika dịch trong cuốn Anguttara Nikaya, tuyển tập III do Wheel xuất bản trang 238-240, BPS, Kandy, 1976.

[40] Cuốn Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo)  I, 17 và các trang tiếp theo còn mô tả rất nhiều khía cạnh của giới (Sila).

[42] Xin đọc những nghiên cứu về Vi Diệu Pháp (Abhiđamma Studies V.,3) do Thượng tọa Nyanaponika, BPS  Kandy xuất bản 1976.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004

TAM SO  (Cetasikas)
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 4

CỐ Ý, SỞ HỮU TƯ  (Cetana)

Cetana, cố ý hay sở hữu tư, là một sở hữu trong số các “sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana)”, bảy sở hữu đi kèm với tâm. Cố ý, sở hữu tư thường được dịch sang tiếng Anh là “volition” tiếng Việt gọi là ý chí, nhưng chúng ta không nên lẫn lộn từ qui ước này chỉ rõ thực tại được gọi là cố ý hay sở hữu tư này. Cố ý đi kèm với tất cả các tâm thuộc cả bốn chủng loại, cùng với  xúc, thọ, tưởng và các sở hữu biến hành khác. Như vậy, cố ý hay sở hữu tư đi kèm theo với tâm thiện (Kusala citta), tâm bất thiện (Akusala citta), tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta). Khi chúng ta cố ý lấy của người hay khi chúng ta quyết định không sát sanh, hiển nhiên là cố ý hay sở hữu tư đã xuất hiện trong quyết định đó. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta thấy hay nghe và ngay cả khi chúng ta ngủ, cố ý hay sở hữu tư cũng có mặt, vì  cố ý hay sở hữu tư đi kèm theo với bất kỳ một tâm nào. Nếu không có cố ý xuất hiện thì cũng chẳng có tâm nào xuất hiện cả.

Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì) (tập I phần IV chương I, 111) đã nói rõ về  tác ý rằng: Trạng thái của cố ý chính là để phối hợp các pháp liên kết lại với nhau (giữa tâm và các sở hữu khác) với đối tượng và phận sự chính là “muốn” chúng ta đọc thấy như sau:

... chẳng có điều gì được gọi là cố ý nơi bốn cõi hiện hữu mà thiếu trạng thái phối hợp; mọi cố ý đều có đặc tính phối hợp đó. Nhưng  chức năng “sẵn sàng muốn” chỉ thuộc hiện trạng luân lý (điều thiện) hay phi luân lý (điều bất thiện) mà thôi... cố ý thành tựu trong việc hướng dẫn. Nó xuất hiện để hướng tới những hiện trạng liền kề, giống như một môn đệ chính, một thợ mộc cả v.v… là người phải hoàn thành công việc riêng của mình và cả công việc của một người thợ bình thường  khác nữa.

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) (XIV, 135) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy,[35] Trạng thái của cố ý chính là để phối hợp. Cố ý phối hợp tâm với các sở hữu khác đi kèm theo đối tượng. Tâm nhận dạng được đối tượng, tâm hành xử nhiệm vụ “lãnh đạo” trong việc nhận ra đối tượng. Các sở hữu đi kèm với tâm đều chia sẻ đối tượng với tâm. Nhưng mỗi sở hữu lại phải hoàn thành nhiệm vụ riêng của mình. Thí dụ, xúc tiếp xúc với đối tượng, thọ cảm nhận và cảm nghiệm “hương vị” của đối tượng và tưởng “ghi nhận” và nhớ lấy đối tượng đó. Cố ý xem xét và lưu ý xem các pháp khác, cố ý cùng xuất hiện có hoàn thành được chức năng với đối tượng nó chia sẻ hay không. Mỗi cố ý xuất hiện bất kể có đi kèm với tâm thiện, tâm bất thiện, tâm quả hay tâm tố đều phải phối hợp các nhiệm vụ với các pháp khác đi kèm theo.

Cố ý đi kèm theo với tâm thiện và tâm bất thiện, ngoài nhiệm vụ phối hợp, còn có một nhiệm vụ khác để thực hiện đó là “muốn” hay “hành xử “[36]. Theo tác phẩm Atthasàlinì (Chú giải Bộ Pháp Tụ) nói về hành xử các hành vi thiện và bất thiện, cố ý thể hiện hết sức nghị lực trong khi đó các sở hữu đi kèm chỉ đóng vai trò hết sức  hạn chế. Sở hữu tư đi kèm theo với tâm thiện và tâm bất thiện phối hợp công việc của các sở hữu, nó xuất hiện và cùng “muốn” điều thiện và điều bất thiện. Như vậy cố ý thực hiện một “cố gắng gấp đôi” Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ so sánh nhiệm vụ kép cố ý thực hiện giống như công việc của chính người chủ trang trại đang hướng dẫn công việc của những người làm thuê, ông chăm sóc nông trại và chính ông cũng chia sẻ công việc đồng áng với thợ làm công nữa. Ông ta phải bỏ ra nghị lực và cố gắng gấp đôi. Đúng như thế ý muốn cũng phải tăng gấp đôi nghị lực và sức mạnh trong các hành vi thiện và bất thiện.

Dưới góc độ thể hiện, sở hữu tư lãnh nhiệm vụ hướng dẫn, tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ lại so sánh sở hữu tư với một người đồ đệ chính đang phải trả bài học của mình với thầy giáo và cũng bắt các học trò khác trả bài cho thầy nữa. Cũng như người thợ cả, phải thực hiện công việc của chính mình và còn phải đôn đốc các thợ mộc khác thực hiện công việc của họ nữa. Hay so sánh với vị tổng tư lệnh trong quân đội, chính vị tổng tư lệnh phải tham gia vào cuộc chiến và bắt quân lính dưới quyền cũng tham gia vào trận đánh đó. “Vì một khi ông bắt đầu chiến đấu thì người lính khác cũng phải theo gương của ông. Ngay cả như vậy, khi cố ý bắt đầu công việc trên một đối tượng, nó sẽ đề ra những trạng thái liên can để từng người thực hiện công việc của mình.

Sở hữu tư đi kèm theo với tâm quả và tâm tố chỉ điều phối duy nhất những nhiệm vụ thuộc các pháp khác nó đi kèm theo, sở hữu tư không “muốn thực hiện” điều thiện và điều bất thiện và cũng không thúc đẩy công việc thiện hay công việc bất thiện. Thí dụ, nhãn thức, thực chất là tâm quả, tức là kết quả của nghiệp được sở hữu tư đi kèm và sở hữu tư cũng là (kết) quả. Sở hữu tư đi kèm theo với nhãn-thức lại hướng dẫn nhiệm vụ của các pháp đi kèm phải hoàn thành với đối tượng hiện hữu. Thí dụ như nó hướng dẫn xúc có nhiệm vụ tiếp xúc với đối tượng cụ thể, hướng dẫn thọ có nhiệm vụ cảm nghiệm, và tưởng có nhiệm vụ ghi nhận lại và nhớ lại đối tượng hữu hình đó.

Cố ý hay sở hữu tư đi kèm theo với tâm thiện hay là tâm bất thiện lại có nhiệm vụ kép “hết sức nghị lực”. Ngoài việc phối hợp các pháp lại với nhau, nó còn “muốn” phối hợp cả điều thiện hay điều bất thiện và khi đã đạt được cường độ thôi thúc một hành động qua thể xác, ngôn từ hay trí tuệ, sở hữu tư có thể tạo ra kết quả của hành vi đó sau này. Khi chúng ta đề cập đến nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, chúng ta thường liên tưởng đến những nghiệp đạo (Kamma paths) có thể được thực hiện qua thân khẩu và ý. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ là khi chúng thực hiện toàn bộ hay một phần công việc, thực chất chỉ là một phần hay toàn bộ sở hữu tư đã thôi thúc công việc mà thôi và điều này chính là hành động của nghiệp đã được tích tụ lại và có thể sản sinh ra (kết) quả thích hợp sau này. Như vậy thì, nghiệp bất thiện và nghiệp thiện thực chất chỉ là sở hữu tư thiện và sở hữu tư bất thiện mà thôi.

Sở hữu tư thiện và sở hữu tư bất thiện lại có nhiều cường độ khác nhau. Chúng có thể rất thô hay linh hoạt. Khi chúng linh hoạt hơn, chúng không thể thôi thúc được nghiệp đạo thông qua thân, khẩu hoặc ý. Thí dụ, khi chúng ta thích ăn đồ ăn, ngay tức khắc  tâm tham căn xuất hiện và đi kèm theo là  tâm bất thiện, cho dù  tâm tham căn không thôi thúc nghiệp đạo không lành mạnh, đây không phải là điều thiện mà là điều bất thiện, nó hoàn toàn khác biệt với tâm thiện so với tính hào phóng, khác biệt với tâm thiện đang tuân thủ sila (giới) hoặc khác với tâm thiện đang tự áp dụng vào quá trình phát triển trí tuệ. Bất kể khi nào chúng ta không tự thực hiện bố thí, sila (trì giới) hay bhavana (tu tiến hay tham thiền), thì chúng ta đang hành động, đang nói  hoặc đang suy nghĩ với các tâm bất thiện. Như vậy, hình như luôn có tâm bất thiện xuất hiện trong một ngày, vì những giây phút chúng ta tự thực hiện điều thiện thật là hiếm có. Hình như luôn có tâm bất thiện khi chúng ta nắm bắt được các đối tượng, ăn, uống hoặc nói. Khi chúng ta cười vang thì cũng có tâm tham căn xuất hiện. Rất có thể chúng ta không nhận ra tâm bất thiện xuất hiện khi điều bất thiện không đủ cường độ mạnh để hại đến người khác, nhưng thực chất có muôn vàn sát-na tâm bất thiện xuất hiện.

Khi chúng ta nói dối hay vu khống mức độ bất thiện rõ ràng là lỗ mãng hơn ở những sát-na như vậy, sở hữu tư bất thiện sẽ thôi thúc các nghiệp đạo bất thiện thông qua lời nói. Sở hữu tư bất thiện hướng các pháp khác đi kèm theo để  thực hiện nhiệm vụ riêng và cetana “muốn” điều bất thiện đó. Ngoài ra, sở hữu tư còn có khả năng tạo kết quả thích đáng  cho hành vi xấu sau này, vì sở hữu tư không hoàn thiện hay là nghiệp tích tụ lại. Mỗi tâm sinh rồi diệt ngay nhưng lại chi phối tâm sinh kế tiếp sau đó. Vì cuộc sống chúng ta là một chuỗi không gián đoạn những tâm sinh kế tiếp nhau, những ý muốn lành mạnh cũng như không lành mạnh hoặc nghiệp được tích tụ từ sát-na này sang sát-na khác và vì thế chúng có thể tạo ra những kết quả sau này.

Có tới mười loại nghiệp đạo bất thiện, những quá trình diễn tiến cũng như những hành động được thực hiện qua thân, khẩu và ý[37] bao gồm những loại sau đây:  Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, vu khống, lời nói thô kệch, lời nói phù phiếm, tham lam, ác ý và tà kiến. Sở hữu tư bất thiện hay là nghiệp bất chính thôi thúc một hành vi như vậy thật đắc tội vì tạo ra quả bất thiện dưới dạng phải tái đầu thai nơi cõi khổ hay có thể tạo ra quả bất thiện xuất hiện trong quá trình cuộc sống chúng ta, tâm quả cảm nghiệm được những cảnh xấu qua căn.

Nghiệp đạo (Kammapatha) có thể được thể hiện dưới nhiều mức độ khác nhau và như vậy kết quả của nó cũng gồm nhiều mức độ khác nhau. Nghiệp đạo không luôn là một hành động được “hoàn tất” hay kết thúc. Còn có một số yếu tố tạo thành khiến cho nghiệp đạo trở thành một hành động hoàn chỉnh và đối với mỗi nghiệp đạo như vậy những yếu tố này lại hoàn toàn khác nhau. Thí dụ: Trong trường hợp sát sanh thì phải có một chúng sinh có sự sống, có ý thức về một chúng sinh có sự sống đó, ý muốn cố sát sanh, cố gắng sát sanh và hiệu quả là gây ra cái chết (Atthasàlinì I phần III ch. V, 97). Khi một con vật lớn bị sát sanh thì mức độ nghiệp bất thiện cũng cao hơn là con vật nhỏ hơn bị giết thịt. Sát sanh một mạng người mang lại nghiệp bất thiện ở mức độ cao hơn là sát sanh một con vật.

Trong trường hợp vu khống, có bốn yếu tố để hoàn tất hành vi vu khống: Gây chia rẽ người khác, mục đích nhắm tới, người ta “sẽ bị chia rẽ”, hay chỉ là ước muốn làm người khác mến ta hơn; cố gắng đáp lại tương ứng và cuối cùng là thông tin (Atthasàlinì  cùng đoạn trên, 100). Chúng ta đọc thấy như sau:

Nhưng nếu không gây rạn nứt (hay bất hoà) nơi những người khác, thì lời xúc phạm sẽ chưa hoàn tất, lời vu khống chỉ xảy ra khi gây tạo ra rạn nứt (chia rẽ, bất hoà) mà thôi (bất hòa trầm trọng tuỳ mức độ).

Nghiệp đạo bất thiện (Akusalakammapatha) chính là một “hành động hoàn tất” sẽ tạo ra tái đầu thai khổ cảnh. Một số nghiệp bất thiện rất trầm trọng như: Giết cha mẹ sẽ gây ra tái đầu thai khổ cảnh ngay trong kiếp sống tiếp theo. Một số nghiệp bất thiện gây ra hậu quả ngay trong cuộc sống hiện tại, số khác trong cuộc sống mai hậu. Nghiệp bất thiện lại có nhiều  cường độ khác nhau và tạo ra những kết quả tương ứng.

Chúng ta cũng đọc được trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn  8, ch. IV. Điều 10, về những điều tầm thường) nói về nghiệp bất thiện sản sinh ra những kết quả rất khác nhau đó. Kết quả “rất thông thường” được đề cập tới trong kinh Phật là tạo ra một kết quả không mấy dễ chịu trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta đọc thấy như sau:

Này chư Tỳ-khưu, một khi ta theo đuổi sát sinh, thực hiện, tái diễn,...điều này sẽ dẫn ta xuống địa ngục, đầu thai vào con vật, và bị giam cầm nơi cõi Ngạ quỷ (Peta realm)[38]. Kết quả thông thường của hành động sát sanh là gì? Sát sanh chẳng phải là rút ngắn mạng sống của một con người đó hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, một khi ta theo đuổi trộm cắp... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... (kết) “quả thông thường” của việc trộm cắp đó chẳng phải là làm mất tài sản của con người hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, một khi ta theo đuổi thói tà dâm... sẽ dẫn ta xuống địa ngục.. (kết) quả thông thường chính là gây ra sát sinh, đối kỵ và hận thù nơi người khác là gì.

Này  chư Tỳ-khưu, một  khi ta theo đuổi nói dối... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... (kết) quả thông thường do vọng ngữ gây ra chẳng phải  là dèm pha và  nói sai quấy về người khác hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, một  khi ta theo đuổi nói xấu sau lưng người khác... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... (kết) quả thông thường đó chẳng phải là làm tan vỡ tình bạn bè giữa con người với nhau hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, khi ta nói những lời lỗ mãng... sẽ  dẫn ta xuống địa ngục.... vì (kết) quả thông thường nhất do nói lời lỗ mãng chính là gây ra những âm thanh khó chịu cho người khác đó hay sao.

Này chư Tỳ-khưu, nếu ta theo đuổi những cuộc nói chuyện phù phiếm... sẽ dẫn ta xuống địa ngục... vì (kết) quả thông thường nhất chính là lời nói không thể chấp nhận được đối với một con người.

Này chư Tỳ-khưu, nếu ta theo đuổi sử dụng những thứ rượu mạnh, thực hiện và tăng số lượng sử dụng, sẽ dẫn ta xuống địa ngục, đầu thai vào con vật, bị nhốt trong cõi Ngạ quỷ đâu là những kết quả thông thường nhất của uống gây nghiện chính là biến con người ta thành  mất trí đó hay sao.

Một khi ta thực hiện nghiệp đạo thiện, sở hữu tư thiện tức là “muốn” làm điều thiện, và nó cũng điều phối nhiệm vụ các pháp khác đi kèm theo. Sở hữu tư thiện có khả năng tạo ra kết quả dưới dạng tái sinh nơi cõi hạnh phúc sau đó hay còn có thể tạo ra kết quả ngay trong kiếp sống đời thường bằng những kinh nghiệm dễ chịu qua các căn.

Nghiệp thiện được phân loại thành: Dana (lòng độ lượng), sila (đạo hạnh) và bhavana (tu tiến hay tham thiền). Dana (lòng rộng lượng) bao gồm, ngoài việc ban phát của bố thí, còn có nhiều hình thức thiện khác. Được kể là lòng rộng lượng như sự đánh giá cao tâm thiện của người khác và “chia sẻ công đức của ta” với người khác. Chia sẻ công đức với người khác là khi người nào đó đã thực hiện một điều thiện mà lại tạo điều kiện cho người khác chung vui với kết quả điều thiện ta thực hiện được nữa, đây là một cách thể hiện bố thí (dana); lúc đó thì ta giúp người khác cũng có được tâm thiện như ta vậy. Nắm giữ giới luật cũng có thể được coi như một hình thức tỏ lòng rộng lượng (dana). Chúng ta đọc thấy trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn 8, ch.IV điều 9 bàn về những kết quả công phúc như sau): là quy y nơi cửa Phật, nơi đức Pháp và nơi cộng đồng Tăng Già (Sangha) ba điều này đem lại quả thiện hay hạnh phúc và lại còn năm quả báu mang lại quả hạnh phúc nữa[39]. Gồm những việc sau đây:

Này  chư Tỳ-khưu, ở về điểm này một đồ đệ cao thượng từ bỏ sát sanh và kiêng không phạm phải việc đó. Nhờ kiêng không sát sanh, đồ đệ cao thượng đó đã ban cho muôn vàn sanh linh được thoát khỏi sợ hãi. Giải thoát họ khỏi hận thù, thoát khỏi dàn áp. Nhờ giải thoát cho muôn sanh linh thoát khỏi sợ hãi, hận thù và đàn áp, chính bản thân đồ đệ cao thượng đó cũng được thoát khỏi sợ hãi, hận thù và đàn áp....

Lại nữa, này  chư Tỳ-khưu, một đồ đệ cao thượng từ bỏ không lấy những của không được ban tặng cho mình....

      ...từ  bỏ đi tà dâm...

    ... từ bỏ nói lời sai quấy...

  ... từ bỏ không dùng thức uống rượu và các chất say gây lơ đễnh và kiêng cữ không sử dụng những thức uống đó. Qua việc kiêng không sử dụng những thức uống độc hại và độc dược gây nghiện, đồ đệ thánh thiện đó đã ban tặng cho muôn vàn chúng sinh thoát khỏi sợ hãi, hần thù và đàn áp. Bằng cách giải thoát cho muôn vàn chúng sinh thoát khỏi sợ hãi, thù và đàn áp, chính người đồ đệ cao thượng đó tận hưởng được giải thoát sợ hãi, hận thù và đàn áp.

Khi kiêng những hành vi bất thiện, chúng ta tạo cho người khác cơ hội sống trong an toàn và không phải sợ hãi.

Sila (giới) chính là kiêng không mắc phải những hành vi bất thiện qua thân và khẩu, nhưng ngoài việc kiêng kỵ không mắc phải những hành vi bất thiện, giới luật còn nhiều khía cạnh khác nữa[40] ta mắc phải. Nhưng ngoài việc kiêng cữ không thực hiện những hành vi bất thiện trên, giới luật[41] còn có nhiều khía cạnh khác nữa. Khi chúng ta kiêng không sát sanh đó chính là thực hiện thiện giới (kusala sila) vậy. Nhưng cả khi không có cơ hội để thực hiện sát sanh thì cũng còn có thực hiện thiện giới được như thường: Chúng ta có thể dốc lòng tha mạng cho tất cả mọi sanh linh, ngay cả đối với những côn trùng nhỏ nhất ta khó lòng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngay cả như vậy, chúng ta vẫn có thể dốc lòng tránh không tạo ra bất kỳ loại nghiệp bất thiện nào khác, ngay cả khi có cơ hội sai phạm không nổi lên. Thí dụ một người thấy rượu và các chất say tạo ra những hiệu quả chẳng lành  thì sở hữu tư thiện có thể giúp ta dốc lòng kiêng không sử dụng loại thức uống độc hại đó trong tương lai. Ý muốn lành mạnh ngay tại này có thể tạo điều kiện giúp ta kiêng cữ sau này khi có cơ hội dùng những thức uống độc hại đó. Tuy nhiên, tâm thiện chẳng phải là bản ngã, tâm thiện chỉ xuất hiện khi có cơ hội thuận tiện mà thôi. Chỉ một giây lát sau đó, tâm bất thiện có thể xuất hiện và chúng ta lại quên mất ý định tốt lành đó. Chúng ta có thể cảm thấy bị phiền hà khi không sống theo những ý định tốt lành đó. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng tâm thiện và tâm bất thiện chỉ xuất hiện khi có điều kiện thích hợp mà thôi. Tâm bất thiện xuất hiện với những điều kiện hoàn toàn khác so với những điều kiện tâm thiện khi đã dốc lòng tuân giữ Giới (Sila). Chúng ta đã tích luỹ quá nhiều khuynh hướng tốt (thiện) cũng như xấu (bất thiện) và lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều kiện. Để thực hiện được các pháp thiện hay pháp bất thiện lại hoàn toàn tuỳ thuộc vào những điều kiện đó. Khi ta không luyện tập được Đại Niệm Xứ (maha-satipatthana) thì rất khó có thể tuân giữ được các Giới (sila) vậy.

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo đề cập đến trong chương nói về Giới (Sila) (ch. I tr. 53-60) như là “người canh giữ căn-môn”, vì đây có thể coi như là một khía cạnh của giới (Sila) vậy. Thí dụ như khi chúng ta (niệm) những cảnh sắc và đối tượng đó không thể được coi như là “một vật” hay một con người nhưng chỉ là một sắc pháp xuất hiện qua con mắt, tức nhãn-môn được canh chừng cẩn thận. Sát-na đó chúng ta không bị đối tượng đó cảnh đó lôi cuốn, không ác cảm với vật đó, không thiếu hiểu biết. Sau này chúng ta có thể bị miệt mài say mê nơi điều chúng ta nhìn thấy. Và chúng ta có thể bám víu vào đó. nhưng tới lúc ta ý thức được các lối đi được canh gác cẩn thận và các căn ta được kiềm chế. Như vậy, niệm về danh pháp và sắc pháp  là một dạng bhavana (tu tiến hay tham thiền) (một dạng phát triển trí tuệ) cũng có thể được coi như là sila (giới) vậy.

Pháp thiện chính là bhavana (tu tiến hay tham thiền) bao gồm học hỏi và diễn giảng Phật Pháp, thiền chỉ, tu tịnh (samatha), tu thiền và thiền quán (vipassana), phát triển hiểu biết đúng đắn về thực tại. Luyện tập chánh kiến về những hiện thực là một hình thức nghiệp thiện  cao cả nhất vì chánh kiến dẫn ta đến loại bỏ (nhổ sạch) được vô minh (Ignorance). Một khi vô minh được tận diệt thì không còn điều kiện dẫn đến tái sanh nơi kiếp sau nữa, chúng ta được giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.

Chúng ta đã tích luỹ cho mình nhiều mức độ nghiệp thiện và nghiệp bất thiện  khác nhau, chúng có khả năng tạo ra những quả thích hợp khi có điều kiện. Chúng ta thường có khuynh hướng suy nghĩ từ “tích luỹ” chỉ gắn liền với pháp mà thôi, nhưng không phải chỉ có pháp được tích tụ cũng còn có nhiều xu hướng đối với điều thiện và điều bất thiện khác nữa cũng đã được tích luỹ. Khi một người nào đó ăn cắp, bất thiện pháp được tích tụ và nó có khả năng tạo ra dị thục hay quả báo (Vipaka) sau này. Tuy nhiên dị thục hay quả báo không chỉ là một hậu quả duy nhất của hành vi không lành mạnh đó, còn có cả khuynh hướng ăn cắp được tích tụ lại và như vậy lại có điều kiện cho người đó tiếp tục ăn cắp trở lại. Chúng ta có tiềm năng bên trong ta trước đủ mọi loại hành vi bất hảo và khi có bất kỳ cơ hội nào thì sở hữu tư bất thiện có thể kích động một hành vi bất hảo qua thân, khẩu và ý.

Chúng ta nên phân biệt điều kiện đối với tâm dị thục, tâm quả với điều kiện đối với tâm thiện hoặc tâm bất thiện. Nghiệp được tích luỹ sẽ tạo ra dị thục hay quả báo chỉ là một loại điều kiện mà thôi. Những khuynh hướng tốt hoặc xấu nhờ đó tâm thiện và tâm bất thiện xuất hiện lại là một loại điều kiện khác nữa. Như vậy, có nhiều loại điều kiện can dự vào cuộc sống của chúng ta.

Những khuynh hướng trước đủ mọi loại phiền não được tích tụ lại. Thí dụ như, khi tâm tham căn xuất hiện, khuynh hướng tham được tích tuỹ và như vậy lại có cơ hội để cho cho tâm tham căn xuất hiện trở lại. Chúng ta bị bó buộc tham lam vì chúng ta đã tích luỹ một lượng tham nhiều đến như thế. Không những chỉ những khuynh hướng  bất hảo mà còn cả các khuynh hướng lành mạnh cũng được tích luỹ. Khi chúng ta có một giây phút chánh niệm trước những thực tại diễn ra ngay lúc này, thì đó là điều kiện để cho niệm xuất hiện trở lại sau này. Khuynh hướng tham lam thường thu hút chúng ta hơn là ý thức. Nhưng  một khi chánh niệm được tích luỹ nhiều hơn thì ta sẽ dễ dàng niệm hơn. Bất kỳ khuynh hướng nào được tích luỹ ngay bây giờ thì cũng sẽ liên quan đến cuộc sống chúng ta trong tương lai[42].

Trong tác phẩm Jatakas (những câu chuyện kể về tiền kiếp của đức Phật, Khuddaka Nikaya) chúng ta tìm thấy rất nhiều gương điển hình về những người đã vi phạm cùng một hành vi trong suốt cuộc sống. Thí dụ, Devadatta muốn giết Đức Phật đã cố tự sát trước đó, trong nhiều kiếp trước, khi đó Đức Phật mới chỉ là một vị Bồ-tát. Chúng ta đã đọc được trong tác phẩm Dhammadhaja Jataka (220)  Đức Phật đã nói như sau:

“Đây không phải là lần đầu tiên Devadatta đã cố gắng hãm hại ta, và không những đã làm cho ta hoảng sợ, hắn đã làm điều đó nhiều lần trước kia rồi.”

Chúng ta cũng đọc được trong tác phẩm “Duta Jataka” (260) viết về một vị Tỳ-khưu quá tham lam. Ngay cả trong những kiếp trước Tỳ-khưu cũng đã quá tham lam rồi. Đức Phật đã nói với Tỳ-khưu như sau:

“Này Tỳ-khưu, ngươi đã tham lam trước đây, hiện nay nhà ngươi cũng đã quá tham lam, và trong thời gian qua tính tham lam của nhà ngươi đã bổ dọc đầu ngươi với một thanh kiếm”

Đức Phật đã kể lại một câu chuyện nói về cuộc sống của ngài trong quá khứ như sau: Ngài đã quá thèm khát một món ăn đặc biệt dành cho hoàng thượng, đến nỗi ngài đã ăn cắp một miếng trong đĩa ăn của nhà vua và chút xíu nữa ngài đã phải trả giá điều này bằng cả mạng sống của ngài. Sau khi Đức Phật kể câu chuyện này, ngài đã giải thích về Tứ diệu đế và vị Hòa thượng tham lam kia đó đã trở thành một A-na-hàm (Anagami tức là một vị thánh đã đạt đến giác ngộ bậc ba.) Đang khi vị Tỳ-khưu lắng nghe Đức Phật dạy, hẳn là vị Tỳ-khưu đã niệm hiểu được danh pháp và sắc pháp, trí tuệ của ông ta phát triển đến một mức độ tất cả chấp thủ nơi các trần cảnh đều bị tận diệt.

Trong tác phẩm Tila-Mutthi Jataka (252) chúng ta đọc thấy một vị Tỳ-khưu rất dễ nổi nóng và thường thốt ra những lời thô lỗ cọc cằn. Đức Phật đã nói :

“Đây không phải là lần đầu tiên con người này đã tỏ ra dễ cáu giận đến như vậy. Ông ta đã tỏ ra như vậy nhiều lần trước kia rồi.”

Rồi ngài lại kể một câu chuyện về cuộc sống kiếp trước của ngài. Sau bài văn giải thích về Tứ diệu đế và vị Tỳ-khưu dễ nổi giận kia đã trở thành một vị A-na-hàm. Vị Tỳ-khưu tận diệt hoàn toàn được sân hận. Ngay cả khi con người ta có những khuynh hướng tham lam và sân hận rất mạnh mẽ, được tích luỹ trong nhiều kiếp trước, huệ Bát chánh đạo vẫn có thể tận diệt được hết mọi phiền não. Vị Tỳ-khưu tham lam và sân hận kia cũng có thể đạt đến giác ngộ vì họ ta đã tích luỹ được chánh niệm và huệ, Nghe lời Đức Phật là điều kiện thuận lợi nhất để chúng ta đạt đến giai đoạn giác ngộ A-na-hàm.

Nếu chúng ta hiểu được các huynh hướng được tích lũy trong quá khứ đã chi phối tư cách đạo đức của chúng ta hiện giờ, nhiều khuynh hướng được tích lũy chúng ta có được trong quá khứ chúng ta sẽ bớt ngả theo chiều hướng coi đó là “tư cách đạo đức” của chúng ta. Mỗi hiện thực xuất hiện đều do nhiều điều kiện chi phối. Lòng độ lượng xuất hiện cũng do bởi lòng độ lượng có được trong quá khứ chi phối, chứ đó không phải là lòng độ lượng “của tôi.” Sân hận xuất hiện cũng do sân hận trong quá khứ chi phối, chứ không phải là sân hận “của tôi” chẳng có “bản ngã” nào có thể ép tâm phải là tâm thiện, nhưng những điều kiện có thể được vun đắp để tâm thiện đó có thể xuất hiện thường xuyên hơn. Những điều kiện quan trọng để cho tâm thiện đó xuất hiện với tâm thiện và huệ chính là tình bạn với một con người có chánh kiến về Pháp và người có thể giảng giải được Phật Pháp một cách đúng đắn. Lắng nghe giáo lý của Đức Phật và nghiên cứu thấu đáo, và hơn hết  là chánh niệm về thực tại đang diễn ra lúc này.

Chúng ta nên suy xét tại sao chúng ta lại muốn thực hiện nghiệp thiện, mục đích của chúng ta có phải là đạt đến quả báo thiện hay không? Nghiệp thiện sẽ sinh quả thiện vì điều này là một hiện tượng bình thường trong vạn vật, nhưng nếu chúng ta muốn thực hiện nghiệp thiện để có được kết quả tốt đẹp, như là một cuộc đầu thai vào chốn hạnh phúc, thì đó lại là chấp thủ. Mục tiêu giáo lý của Đức Phật chỉ là tận diệt hết mọi phiền não. Những hành động lành mạnh sẽ trở nên trong sáng hơn nếu như chúng ta thực hiện chúng là vì chúng ta nhìn thấy lợi ích để loại bỏ được những phiền não. Chính vì cuộc sống con người quá ngắn ngủi chúng ta không nên để mất bất kỳ cơ hội nào để thực hiện bố thí, sila, và bhavana (tu tiến, tham thiền). Nếu chúng ta vun đắp Bát chánh đạo kết quả là chúng ta sẽ thanh tẩy được hết mọi phiền não vậy.

 

Câu hỏi:

  1. Sở hữu tư hay ý chí cũng xuất hiện ngay cả khi chúng ta đang ngủ có phải không? Chức năng của ý chí hay sở hữu tư lúc đó là gì?
  2. Khi chúng ta nắm giữ Giới luật chức vụ của  tác ý lúc đó là gì?
  3. Sở hữu nào là nghiệp bất thiện (Akusalakamma) hay là nghiệp thiện (Kusalakamma)?
  4. Làm sao để một hành vi thực hiện trong quá khứ lại tạo ra một kết quả sau này?
  5. Loại quả nào được nghiệp đạo bất thiện tức là qui trình cuộc sống không lành mạnh trong quá khứ tạo ra?  Điều  gì  đã được hoàn tất?
  6. Những hình thức dị thục hay quả báo khác do nghiệp tạo ra là gì?
  7. Hậu quả việc tích lũy những khuynh hướng tốt hay xấu là gì?
  8. Khi ta cười có tâm bất thiện xuất hiện hay không?
  9. Khi chúng ta  mơ màng, ngay lúc đó tâm bất thiện  có thể  xuất hiện hay không?
  10. Những điều kiện nào giúp cho tâm thiện xuất hiện thường xuyên?

 

[35] Xin đọc Pháp tụ (Dhammasangani) § 5.

[36] Àhùhana hành sự nghiệp có nghĩa là “cố gắng hay theo đuổi, được dịch trong bản tiếng Anh tác phẩm Atthasàlinì là conation là ý muốn hay nỗ lực, còn bản dịch tiếng Anh tác phẩm  Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) là là accumulation tức là tích luỹ tích tụ.

[37] Xem Abhiddhamma in Daily life, chương 5.

[38]  Peta được dịch là “ Ngạ quỷ,Ngạ Quỷ” đó là một sinh vật trong cõi bất hạnh.

[39] Do Thượng tọa Nyanaponika dịch trong cuốn Anguttara Nikaya, tuyển tập III do Wheel xuất bản trang 238-240, BPS, Kandy, 1976.

[40] Cuốn Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo)  I, 17 và các trang tiếp theo còn mô tả rất nhiều khía cạnh của giới (Sila).

[42] Xin đọc những nghiên cứu về Vi Diệu Pháp (Abhiđamma Studies V.,3) do Thượng tọa Nyanaponika, BPS  Kandy xuất bản 1976.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004