Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


PHẦN I

SỞ HỮU BIẾN HÀNH

(SABBACITTA SADHARANA)


Chương I

XÚC (Phassa)

Tâm không tự xuất hiện được, mà phải đi kèm với các sở hữu. Thấy chỉ được thực hiện khi tâm nhận ra cảnh sắc và sở hữu đi kèm với tâm cũng cảm nhận được cảnh sắc đó. Tâm đóng vai “lãnh tụ”, trong khi sở hữu chia sẻ với tâm cùng một đối tượng duy nhất và mỗi bên thực hiện nhiệm vụ riêng của mình. Mỗi sở hữu lại có những trạng thái riêng. (thuộc tính đặc trưng hay chủng loại: Lakkhanam) nhiệm vụ (Rasa: chức năng hay thành tích riêng), thành tựu (Paccupatthana: thể hiện, hình dáng hay hiệu quả) và nguyên nhân sâu xa (Padatthanam).[7] Có nhiều điều kiện chi phối những hiện tượng xuất hiện. Nhưng “nguyên nhân gần” hay cơ hội trực tiếp được đề cập đến cách đặc biệt trong tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì: the Expositor) và trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) khi tác giả bàn đến các sở hữu. Có tất cả bảy sở hữu cần phải xuất hiện chung với tất cả mọi tâm được gọi là các “Sở hữu biến hành” (Sabbacitta sadharana). Một số tâm chỉ xuất hiện chung với các sở hữu biến hành này mà thôi, số khác còn kèm theo nhiều sở hữu khác nữa.

Các sở hữu biến hành cùng xuất hiện với từng tâm một và như vậy, sở hữu xuất hiện chung với tất cả các tâm thuộc bốn loại (giống-jatis) khác nhau đó là: Tâm bất thiện (Akusalacitta), tâm thiện (Kusalacitta) tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta). Chúng xuất hiện chung với tất cả các tâm ở tất cả các cõi hữu tâm nơi nào có danh pháp (Nama) xuất hiện, bất kỳ lúc nào cùng với tâm thuộc các cõi khổ, cõi nhân loại, cõi Trời hay cõi Phạm thiên hữu sắc, cõi Phạm thiên vô sắc, trừ cõi Chúng sinh vô tưởng (Asanna-satta) (là cõi chỉ gồm toàn sắc pháp mà không có danh pháp)[8]. Chúng xuất hiện cùng với đủ loại tâm thuộc hết mọi cõi ý thức: với tâm dục giới (Kamavacara-citta, thuộc cõi Tâm giác quan) với tâm sắc giới (Rupavacara-cittas) tâm thiền sắc giới (Rupa-jhanacittas thuộc cõi Tâm thiền sắc giới) với tâm vô sắc giới (Arùpàvacaracitta) tâm thiền vô sắc giới (Arùpajhànacitta) thuộc cõi Tâm thiền vô sắc giới và với tâm siêu thế (gồm các tâm cảm nghiệm được Níp-bàn)[9].

Trước tiên Xúc, tiếng Pàli gọi là: Phassa, được đề cập đến trong số các sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana). Xúc xuất hiện với bất kỳ tâm nào khác, xúc “đụng chạm” đến đối tượng để tâm cảm nghiệm được đối tượng đó. Khi thấy cảm nhận được một cảnh sắc, thì xúc đi kèm theo nhãn-thức cũng cảm nhận được cảnh sắc đó, nhưng nhãn- thức lại thực hiện nhiệm vụ riêng của mình. Ngay thời điểm xúc “đụng chạm” đến cảnh sắc và chi phối nhãn- thức để có thể nhìn thấy vật cảnh.

Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì, phần IV chương 1, 108) đã khẳng định về xúc như sau:

Xúc (phassa) có nghĩa là “đụng chạm”, xúc có trạng thái  là đụng chạm đến vật gì đó. Nhiệm vụ của xúc là tác động va chạm, “trùng khớp” cả trên bình thiện thuộc về thân, vật lý và ý thức là thành tựu  của xúc, còn vật thể can dự vào dòng ý thức lại là nguyên nhân gần[10].

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga Ch. XIV, 134) cũng đã đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy.

Xúc mang một ý nghĩa hơi khác với điều chúng ta thường hiểu theo ngôn ngữ qui ước là tiếp xúc hay đụng chạm. Khi chúng ta dùng từ “tiếp xúc” trong ngôn ngữ qui ước, chúng ta thường liên tưởng đến động tác “va chạm” một vật thể bên ngoài nào đó bằng một trong số các giác quan của ta, lấy ví dụ sự va chạm giữa thể giác với một vật cứng nào đó. Chúng ta có thể dùng các từ đại loại như: sờ mó hay va chạm để mô tả xúc, nhưng chúng ta không nên quên xúc chính là danh pháp (Nama), một sở hữu xuất hiện cùng với tâm và hỗ trợ tâm để tâm cảm nghiệm được vật thể hiện hữu, thông qua một “môn” (cửa) thích hợp. Khi vật cứng đó tự hiển hiện qua thân- căn (Bodysense) ngay tức khắc xúc cũng xuất hiện cùng với tâm để cảm nghiệm thấy vật cứng đó. Xúc không chỉ là sự đụng chạm thuần túy với vật cứng qua thân- căn, vật cứng đó không chỉ được đụng tới xét trên bình diện cảm giác vật lý. Sự va chạm đó chính là nhiệm vụ của xúc hiểu theo nghĩa xúc trợ giúp cho tâm để tâm có thể nhận ra được vật thể đó.

Xúc được thể hiện qua sự “đụng chạm” hay cả hai sự việc đó cùng xảy ra, cụ thể là thông qua sự va chạm gồm ba yếu tố sau: Vật lý (Vatthu), vật thể (Votthapana) và ý thức (Citta).

Khi ta thấy, có sự trùng hợp giữa mắt, yếu tố vật lý, cảnh sắc (Votthapana) và ý thức nhìn sự vật. Qua sự trùng lắp trong trường hợp này là nhãn, xúc được thể hiện.

Chúng ta đọc trong tác phẩm Discourse of the Honey-ball Trung Bộ Kinh “Middle length sayings” I,số 18) kể lại Maha-Kaccana đã giải thích cho các Tỳ-khưu về Xúc như sau:

Này các chư Tỳ-khưu đáng kính, đây là điều đã xảy ra: khi chúng ta dùng con mắt, có cảnh sắc, với ý thức thị giác, chúng ta sẽ nhận ra xúc được thể hiện.

Khi có sự trùng lắp giữa cảnh thinh với tai và ý thức, thì nhĩ xúc được thể hiện. Khi có sự trùng hợp giữa thân căn, một vật có thể sờ mó được sẽ thể hiện như một vật cứng và đó là cảm nghiệm vật cứng, tức khắc thân xúc xuất hiện. Nhãn xúc thì hoàn toàn khác với nhĩ xúc và khác với thân xúc. Ở mỗi trường hợp như vậy tâm thấy xúc khác nhau xuất hiện và chi phối tâm để cảm nghiệm được vật thể cũng rất khác biệt.

Xúc không phải là “môn” qua đó tâm cảm nghiệm được một cảnh. Nơi một qui trình căn- môn (Sense-door), sắc pháp (Rupa) một trong số các giác quan lại là “môn” và nơi một qui trình ý- môn (Mind-door) thì lại là danh pháp, con đường ấy hay “môn” đó là tâm hộ kiếp cuối cùng sẽ xuất hiện trước khi ý-môn  tức ý thức xuất hiện, đó là tâm đầu tiên thuộc qui trình ý-môn.[11]

Xét dưới góc độ hiện hữu: ở đâu  có danh pháp và sắc pháp thì tâm có cơ sở hiện hữu vật lý hay là nơi xuất phát, tức là vật thể[12]. Mà vật thể lại là sắc pháp. Trong trường hợp ngũ thức (Panca-vinnanas) như nhìn, nghe v.v… vật thể chính là sắc thần kinh (Pasada-rupas) có nghĩa là sắc pháp có khả năng tiếp nhận vật thể hiện hữu, tiếng động, v.v…) Trong trường hợp ngũ thức lại là sắc thần kinh thực hiện cả chức năng như là vật thể và môn (Dvara). Thí dụ khi sắc pháp là sắc thần kinh nhãn (Cakkhuppasada-rupa) vừa là môn vừa là vật thể thực hiện luôn cả nhãn thức. Cho dù  sắc pháp đó chỉ là một và cùng một giống (loại), các chức năng là đường lối đó (môn) và vật thể đó lại hoàn toàn khác nhau. Đường lối (môn) chỉ là những phương tiện qua đó tâm cảm nghiệm được cảnh và vật thể lại là cơ sở vật lý đối với tâm. Chỉ có ngũ thức là “môn” và là vật thể duy nhất và cùng một sắc pháp, còn các  tâm khác thuộc qui trình căn-môn thì “môn” và vật thể mới là những sắc pháp khác nhau. Chúng lại có  vật thể như là một loại sắc pháp khác, mà trong các bản chú giải lại gọi là ý vật (Hadaya-vatthu).[13] Những tâm xuất hiện trong qui trình ý-môn cũng có được vật thể gọi là ý vật. Vật thể có cơ sở vật lý không chỉ là tâm thuần tuý, nhưng cũng còn là sở hữu đi kèm theo tâm. Khi ta có nhãn thức xuất hiện ngay tại nhãn - vật (Cakkhu-vatthu), thì xúc và các sở hữu khác đi kèm với nhãn thức xuất hiện ngay cả nhãn vật nữa. Như vậy, tâm và các sở hữu đi kèm cùng xuất hiện với cùng  một vật thể đó. Chúng chia sẻ cùng một vật thể và rồi cùng tan biến đi.

Các tâm khác nhau cùng với các sở hữu kèm theo cũng xuất hiện khi có những điều kiện thích hợp để cùng xuất hiện một thể. Ngay cả khi mắt chúng ta mở to, không phải lúc nào chúng ta cũng thấy đâu. Có rất nhiều loại tâm cùng xuất hiện một lúc. Thí dụ như khi có hiện tượng nghe hay suy nghĩ, thì dứt khoát không thể có hiện tượng nhìn cùng một lúc được. Khi có điều kiện thích hợp để có nhãn thức, thì nhãn thức sẽ xảy ra. Thế nên lúc đó có sự trùng lắp giữa con mắt, cảnh sắc và động tác thấy. Xúc bằng thị giác (nhãn-xúc) thực hiện phần việc của mình để cho hành động thấy có thể cảm nghiệm được cảnh sắc.

Xúc ”hỗ trợ” tâm và các sở hữu khác đi kèm với tâm. Dứt khoát phải có xúc xuất hiện kèm với tâm để tâm có thể nhận ra được cảnh. Xúc cũng còn hỗ trợ cho các sở hữu khác để cùng xuất hiện: không có xúc sẽ không có thọ, không có nhận thức hay tưởng (Sanna) hoặc không tư nữa. Cuốn Atthasàlinì  (108) so sánh xúc với một cột trụ trong một tòa lâu đài làm nhiệm vụ chống đỡ vững chắc cho các cấu trúc còn lại thuộc toàn bộ tòa lâu đài đó. Cũng như vậy xúc là chỗ dựa (hỗ trợ) vững chắc cho tâm và các sở hữu đi kèm theo khác nữa.

Lúc này ta có xúc chưa? Khi có kinh nghiệm về cảnh ngay tức khắc và như vậy xúc cũng phải xuất hiện ngay lập tức. Ta đang quan sát, nghe hoặc suy nghĩ liên tục. Chúng ta nhận thấy chính là “tôi” đang nhìn thấy, đang nghe hoặc đang suy nghĩ, nhưng trong thực tế có rất nhiều tâm khác nhau do nhiều yếu tố cũng rất khác nhau chi phối. Am hiểu được nhiều hơn các yếu tố khác nhau đó, qua đó chúng chi phối các thực tại vật thể sẽ giúp chúng ta nhận ra là không phải “bản ngã” cảm nghiệm được cảnh. Thấy chỉ là một danh pháp, nó xuất hiện là vì có sự trùng hợp của nhiều yếu tố khác nhau và thấy thực chất không thể tồn tại được, hành động đó phải tan biến đi, chúng ta không thể ép buộc thấy xuất hiện cũng không thể ép thấy tồn tại được.

Khi chúng ta bận bịu trong công việc, có nhiều thực tại khác nhau tự xuất hiện qua giác quan, nhưng chúng ta thường hay quên mất không để ý đến sự xuất hiện của những thực tại đó. Khi có sự “cứng cỏi” hiện diện, xúc thực hiện công việc của nó để tâm cảm nghiệm được vật thể “cứng” đó. Chẳng có “bản ngã” nào cảm nghiệm được điều đó cả. Những thực tại đang được cân nhắc có thể tạo điều kiện cho chúng ta tập trung ý thức, bất luận lúc đó chúng ta đang bước đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm nghỉ.

Khi chúng ta nghiên cứu sở hữu chúng ta không được quên là sở hữu không bao giờ xuất hiện một mình cả, chúng phải xuất hiện cùng với tâm chúng xuất hiện với tâm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng không phải là những phạm trù trừu tượng. Chính vì  tâm và sở hữu cùng xuất hiện, chúng sẽ tạo điều kiện lẫn cho nhau mà sở hữu và như vậy cả xúc nữa cũng có những đặc tính rất khác biệt khi chúng xuất hiện dưới nhiều dạng tâm khác nhau. Khi xúc xuất hiện với tâm bất thiện thì đó cũng là một điều bất thiện; khi xúc xuất hiện với tâm thiện thì cũng là điều thiện vậy. Khi xúc xuất hiện dưới dạng tâm siêu thế xúc lúc đó cũng là tâm siêu thế: vào ngay thời  điểm đó thì xúc “tiếp xúc” được với  Níp-bàn, là đối tượng thuộc tâm siêu thế.

Xúc đi kèm theo với mỗi tâm một xuất hiện trong nhiều qui trình khác nhau: trong các qui trình căn-môn (Sense-door) và trong các qui trình ý-môn (Mind-door)[14]. Xúc cũng đi kèm theo với những tâm không thể xuất hiện trong qui trình ý thức (tâm) khác nhau,[15] nó đi kèm theo với tâm tái tục (Patisandhi-citta) tâm hộ kiếp (Bhavanga-citta)[16] và tâm tử (Cuti-citta). Cho dù các tâm này không xuất hiện trong một qui trình nào đó, chúng có thể cảm nhận được một đối tượng: cùng một đối tượng y hệt như  tâm tốc lực (Javana cittas) cuối cùng đã cảm nghiệm được khi  tâm này xuất hiện trước tâm tử thuộc kiếp trước.[17] Xúc đi kèm theo những tâm này cũng tiếp xúc được với đối tượng đó.

Khi thấy xuất hiện, cảnh sắc được cảm nhận thông qua nhãn-môn và ngay lúc đó ta có nhãn- xúc (Cakkhu samphassa). Xúc là một nhãn-xúc chỉ khi nào ta có được nhãn-thức[18]. Xúc đi kèm theo với nhĩ-thức (Sota-vinnana) thì đó chính là nhĩ-xúc (Sota-samphassa). Những xúc xuất hiện với ngũ thức (Pancavinnana) được đặt tên theo từng loại ý thức giác quan có liên quan[19].

Khi các tâm thuộc qui trình căn-môn bị diệt, thì cảnh được cảm nghiệm qua ý-môn. Khi tâm khán ý môn (Mano-dvaravajjana-citta) muốn khán lại một cảnh qua ý-môn thì phassa đi kèm theo một tâm khán ý lại muốn tiếp xúc với đối tượng đó. Tâm khán ý môn lại được kế tục bằng tốc lực tâm (Javana-cittas) và cảm nhận được cùng đối tượng đó và các xúc đi kèm theo tâm tốc lực cũng tiếp xúc với đối tượng đó.

Trong trường hợp những người chưa đạt đến mức A-la-hán (giác ngộ) thì tốc lực tâm bao gồm cả tâm bất thiện lẫn tâm thiện. Đa số các trường hợp thì các tốc lực tâm chỉ là những tâm bất thiện; là vì chúng ta đã tích luỹ quá nhiều phiền não, thế nên những tâm bất thiện buộc phải  xuất hiện. Thí dụ, khi chúng ta thấy một cảnh sắc tốt, chúng ta thường dễ bị lôi cuốn hay gắn bó với cảnh sắc đó, và để có được một thọ hỷ do cảnh sắc đó đem lại. Tuy nhiên, thủ (Upadana) tức dính bén không trổi dậy ngay trong giây phút nhãn thức (Cakkhu-vinnana) đó. Nhãn thức là tâm quả (Vitakacitta) và lúc nào cũng vậy luôn đi kèm theo với những cảm xúc khác nhau. Xúc đi kèm theo với nhãn thức cũng được gọi là hậu quả (Vipaka). Khi chúng ta thích thú với những gì chúng ta đang nhìn ngắm thì lúc đó ta thấy tốc lực tâm xuất hiện, những tâm đó chính lại là những tâm tham căn (Lobha-mula-cittas) và chúng có thể đi kèm theo với cảm xúc dục lạc hay chỉ là những cảm xúc dửng dưng. Xúc đi kèm theo với tâm bất thiện thì cũng trở thành bất thiện luôn. Xúc kèm theo những tâm khác và những cảm xúc đi kèm theo chúng cũng rất khác nhau. Kinh sau đây trích trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings (IV salayatana-vagga, Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings 35 Ch III § 129) đã đề cập đến những thực tại như là những giới và giải thích là nhiều hiện tượng khác nhau xuất hiện tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau. Kinh Phật này không đề cập đến từng sát-na tâm trong qui trình ý thức. Điều đó được hiểu là cảm xúc sảng khoái đề cập đến không xuất hiện ở sát-na nhãn thức, nhưng sau khi qui trình nhãn thức đã kết thúc. Chúng  ta đọc thấy như sau:

Một lần kia Đại đức Ananda đang lưu lại Kosambi trong công viên Hoàng gia Ghosita, lúc ấy một vị gia nhân tại Ghosita đến gặp ngài, ngồi bên cạnh Đại đức, ông ta lên tiếng nói với Đại đức Ananda: Tính đa dạng giữa các giới, ôi các giới thật là đa dạng. Ôi lạy thầy Ananda, tôi cầu khẩn ngài hãy giải thích dùm đã có bao giờ Đức Chí Tôn đề cập đến tính đa dạng nơi các giới chưa?

Ôi ngài chủ gia nhân ơi ! Khi các nhãn giới ngươi và các cảnh sắc làm cho ngươi sảng khoải và nhãn thức của ngươi xuất hiện cùng với cảnh sắc đó, do bởi lạc xúc đó liền xuất hiện lạc thọ.

Khi những nhãn giới ngươi nhìn thấy, những cảnh sắc làm cho ngươi thọ ưu, lúc đó nhãn thức nhà ngươi cũng xuất hiện. Do bởi khổ xúc đó, kết quả là đã nổi lên những khổ thọ. Khi những nhãn giới ngươi trông thấy, những cảnh sắc đó gây ra cho ngươi  những hậu quả phi khổ, phi lạc và nhãn thức ngươi cũng nhận được cùng lúc đó, do tiếp xúc trung tính đó thì đồng thời cũng xảy ra những xả thọ như vậy.

Cũng vậy khi những nhĩ giới ngươi…tỷ giới người…thiệt giới ngươi… thân giới ngươi... những ý giới và đối tượng gây ra sảng khoái đồng thời thì ý thức nhà ngươi cũng diễn ra như vậy.

Khi cả ý giới và đối tượng cảm thấy không sảng khoái … hoặc cả ý giới và đối tượng đều cảm nhận được hậu quả phi  khổ phi lạc do bởi tiếp xúc mà ra, dù có sảng khoái, khó chịu hay chỉ là trung hoà, ngay tức khắc lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ cũng xuất hiện.

Vì vậy mà, chủ gia nhân thân mến, đó là tính đa dạng phức tạp nơi các giới Đức Chi Tôn đã đề cập đến vậy.

Khi ta đọc đoạn kinh Phật này, chúng ta được mách bảo là hãy quan sát các hiện tượng dưới dạng những giới xuất hiện có điều kiện. Đôi khi đối tượng xúc có thể gây thọ lạc hay thọ ưu; chúng ta không thể kiểm soát nổi điều đó. Do bởi những phiền não, tính tham lam, ác cảm và vô minh của chúng ta nổi lên liên tục. Nếu như chúng ta biết cách nhận ra những biến cố trong cuộc sống dưới dạng các giới mà thôi, thì ắt hẳn chúng ta sẽ phát triển được chánh kiến của mình vậy.

Chúng ta thực hiện rất nhiều tiếp xúc qua nhĩ môn và ý môn môn. Khi tham dự một buổi hoà nhạc, rất có thể chúng ta không thích nhìn ngắm một số diễn viên nào đó đang hát nhưng chúng ta lại thích nghe tiếng hát của họ. Có quá nhiều cảnh khác nhau và tiếp xúc khác nhau; những tiếp xúc đó có thể gây cho ta sảng khoái hoặc khó chịu tại những thời điểm khác nhau. Trên thực tế chẳng hề có ca sĩ và thính giả nào  vừa thưởng thực giọng ca mà còn ngắm nhìn ca sĩ đó cùng một lúc được. Chỉ có những giới khác nhau, các danh pháp và sắc pháp với những điều kiện thích hợp đã xuất hiện khiến ta có thể cảm nghiệm được riêng rẽ từng thứ một nơi ở từng thời điểm nhất định mà thôi.

Tâm và các sở hữu đi kèm cảm nghiệm được cảnh sắc xuất hiện trong một sát-na nào đó; cả hai khi xuất hiện lại cảm nghiệm được cảnh thinh vào một sát-na khác, trong một qui trình tâm thức khác biệt. Thái độ không thích một cảnh sắc nào đó không thể xuất hiện cùng một lúc với thái độ thích thú âm thanh (nhạc) trong cùng một lúc được hai thái độ đó chỉ xuất hiện nơi các qui trình tâm linh khác nhau. Các tâm xuất hiện nối tiếp nhau rất nhanh và ở mỗi sát-na chỉ diễn ra đều có xúc khác nhau xuất hiện chung với các tâm đó. Chính bởi tại vô minh chúng ta không thể nhận biết được thực tại chúng ta cảm nhận nhận được ở từng giây phút hiện tại nào đó. Chúng ta không thể phân biệt được đó là âm thanh, cảnh sắc hay chỉ thuần tuý là một khái niệm. Chúng ta cứ nghĩ là tất cả mọi thực tại đều diễn ra trong cùng một sát-na giống nhau. Đa phần chúng ta cứ nghĩ những thực tại đó dưới dạng các khái niệm mà thôi thay vì ý thức được chính xác chúng xuất hiện như thế nào.

Nghiên cứu kỹ về sở hữu xúc (Phassa cetasika) nhắc nhở chúng ta rằng tại mỗi sát-na chỉ có một tâm xuất hiện mà thôi, tùy vào những điều kiện khác nhau. Khi nhãn xúc xuất hiện thì tâm không thể tiếp xúc được với bất kỳ đối tượng nào khác ngoại trừ cảnh sắc mà thôi. Thấy chỉ cảm nghiệm được đối tượng hữu hình mà thôi; khi ta nghe, xúc không thể tiếp cận với bất kỳ đối tượng nào khác ngoại trừ âm thanh. Khi nghe ta không thể cảm nghiệm được hành dáng của một nhân vật nơi âm thanh đó. Đang khi nghĩ  đến một khái niệm nào đó, thì một tâm hoàn toàn khác biệt xuất hiện chung với xúc cũng rất khác biệt tiếp xúc với đối tượng tâm đang liên tưởng đến. Chỉ có một xúc xuất hiện trong một sát-na nhất định nào đó mà thôi.

Có được hiểu biết chi tiết về các tâm khác nhau và những sở hữu cùng xuất hiện với các tâm đó, chúng ta sẽ hiểu được những thực tại cụ thể khi chúng xuất hiện tuần tự trong cuộc sống đời thường chúng ta. Điều cần thiết là phải hiểu biết cặn kẽ hơn về những thực tại đó chẳng hạn như thấy, hay lắng nghe. Đó là những tâm luôn xuất hiện trong cuộc sống đời thường chúng ta nhờ đó chúng ta cảm nghiệm được những đối tượng sảng khoái, khó chịu và nhờ những đối tượng này mà tâm thiện hoặc tâm bất thiện mới có cơ may xuất hiện, nhưng cứ sự thường đa phần lại là những tâm bất thiện mà thôi. Qua Tạng Vi Diệu Pháp chúng ta chiếm lãnh được trí tuệ chính xác hơn về những thực tại đó, nhưng những trí tuệ đó không chỉ dừng ở góc độ lý thuyết mà thôi. Khi chúng ta nghiên cứu Tạng Vi Diêu Pháp, thì điều đó sẽ nhắc nhở chúng ta là hãy cảnh giác với bất kỳ thực tại nào xuất hiện ngay lúc này và như vậy việc  nghiên cứu đó sẽ dẫn ta thực hiện được đầy đủ mục tiêu mà những giáo lý cao siêu của Đức Phật đã nhắm tới đó là: phát triển được chánh kiến về mọi thực tại trong cuộc sống đời thường.

Câu hỏi:

1.      Làm sao chứng minh được xúc (phassa) xuất hiện?

2.      Xúc tồn tại thông qua những “môn” nào?

3.      Xúc là danh pháp hay sắc pháp ?

4.      Nhãn-xúc và nhãn-môn khác nhau như thế nào?

5.      Ý-xúc và ý-môn khác nhau như thế nào?

6.      Tại sao nhãn-xúc không xuất hiện mỗi khi chúng ta mở mắt?

7.      Đối tượng của xúc là gì đang khi tâm hộ kiếp xuất hiện nơi ta?

8.      khi tai ta cảm nhận được một tiếng động mạnh, thông qua “môn” nào ta nghe được tiếng động đó? Ngay tại giây phút đó ta cảm nhận được đối tượng gì vậy? Qua nhĩ-môn ta có cảm nhận được thực tại nào khác ngoài tiếng động không?

9.      Tại sao hiểu được xúc chỉ tiếp diễn với một đối tượng duy nhất là lại giúp ích cho ta?

10.  Khái niệm có phải là đối tượng để xúc có thể tiếp cận xúc được không?

11.  Tại sao lại phải có xúc xuất hiện với bất kỳ tâm nào?

 

[7] Xin đọc tác phẩm Expeditor  I, phần II, chương I, 65.

[8] Xin đọc tác phẩm  Abhidhamma in Daily life, chương 20

[9] Như trên, chương 19.

[10] Xin đọc Pháp tụ (Dhammasangani  cuốn sách đầu tiên viết về Vi Diệu Pháp) số 2, cuốn sách này đã được hội Paly Text Society chuyển ngữ sang tiếng Anh với tựa đề Tâm lý và Đạo đức Phật giáo. (Buddhist Psychological Ethics.

[11]  Xin đọc lời giới thiệu.

[12] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 17.

[13] Như trên, đây là sự hỗ trợ thuộc về thân cho tất cả các tâm khác với ngũ thức. Không cần phải xác định rõ vị trí chính xác.

[14] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 13.

[15] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 17.

[16] Tâm hộ kiếp xuất hiện trong suốt cuộc sống, trong các qui trình ý thức (tâm) khác nhau.

[17] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 15.

[18] Trong tất cả các trường hợp ý thức khác trong qui trình nhãn môn xúc chỉ là “ý xúc” tức là mano-samphassa mà thôi.

[19] Xúc đi kèm theo tất cả các tâm ngoại trừ các năm giác quan được gọi với tên là namo-samphassa.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004

TAM SO  (Cetasikas)
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


PHẦN I

SỞ HỮU BIẾN HÀNH

(SABBACITTA SADHARANA)


Chương I

XÚC (Phassa)

Tâm không tự xuất hiện được, mà phải đi kèm với các sở hữu. Thấy chỉ được thực hiện khi tâm nhận ra cảnh sắc và sở hữu đi kèm với tâm cũng cảm nhận được cảnh sắc đó. Tâm đóng vai “lãnh tụ”, trong khi sở hữu chia sẻ với tâm cùng một đối tượng duy nhất và mỗi bên thực hiện nhiệm vụ riêng của mình. Mỗi sở hữu lại có những trạng thái riêng. (thuộc tính đặc trưng hay chủng loại: Lakkhanam) nhiệm vụ (Rasa: chức năng hay thành tích riêng), thành tựu (Paccupatthana: thể hiện, hình dáng hay hiệu quả) và nguyên nhân sâu xa (Padatthanam).[7] Có nhiều điều kiện chi phối những hiện tượng xuất hiện. Nhưng “nguyên nhân gần” hay cơ hội trực tiếp được đề cập đến cách đặc biệt trong tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì: the Expositor) và trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) khi tác giả bàn đến các sở hữu. Có tất cả bảy sở hữu cần phải xuất hiện chung với tất cả mọi tâm được gọi là các “Sở hữu biến hành” (Sabbacitta sadharana). Một số tâm chỉ xuất hiện chung với các sở hữu biến hành này mà thôi, số khác còn kèm theo nhiều sở hữu khác nữa.

Các sở hữu biến hành cùng xuất hiện với từng tâm một và như vậy, sở hữu xuất hiện chung với tất cả các tâm thuộc bốn loại (giống-jatis) khác nhau đó là: Tâm bất thiện (Akusalacitta), tâm thiện (Kusalacitta) tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta). Chúng xuất hiện chung với tất cả các tâm ở tất cả các cõi hữu tâm nơi nào có danh pháp (Nama) xuất hiện, bất kỳ lúc nào cùng với tâm thuộc các cõi khổ, cõi nhân loại, cõi Trời hay cõi Phạm thiên hữu sắc, cõi Phạm thiên vô sắc, trừ cõi Chúng sinh vô tưởng (Asanna-satta) (là cõi chỉ gồm toàn sắc pháp mà không có danh pháp)[8]. Chúng xuất hiện cùng với đủ loại tâm thuộc hết mọi cõi ý thức: với tâm dục giới (Kamavacara-citta, thuộc cõi Tâm giác quan) với tâm sắc giới (Rupavacara-cittas) tâm thiền sắc giới (Rupa-jhanacittas thuộc cõi Tâm thiền sắc giới) với tâm vô sắc giới (Arùpàvacaracitta) tâm thiền vô sắc giới (Arùpajhànacitta) thuộc cõi Tâm thiền vô sắc giới và với tâm siêu thế (gồm các tâm cảm nghiệm được Níp-bàn)[9].

Trước tiên Xúc, tiếng Pàli gọi là: Phassa, được đề cập đến trong số các sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana). Xúc xuất hiện với bất kỳ tâm nào khác, xúc “đụng chạm” đến đối tượng để tâm cảm nghiệm được đối tượng đó. Khi thấy cảm nhận được một cảnh sắc, thì xúc đi kèm theo nhãn-thức cũng cảm nhận được cảnh sắc đó, nhưng nhãn- thức lại thực hiện nhiệm vụ riêng của mình. Ngay thời điểm xúc “đụng chạm” đến cảnh sắc và chi phối nhãn- thức để có thể nhìn thấy vật cảnh.

Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì, phần IV chương 1, 108) đã khẳng định về xúc như sau:

Xúc (phassa) có nghĩa là “đụng chạm”, xúc có trạng thái  là đụng chạm đến vật gì đó. Nhiệm vụ của xúc là tác động va chạm, “trùng khớp” cả trên bình thiện thuộc về thân, vật lý và ý thức là thành tựu  của xúc, còn vật thể can dự vào dòng ý thức lại là nguyên nhân gần[10].

Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga Ch. XIV, 134) cũng đã đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy.

Xúc mang một ý nghĩa hơi khác với điều chúng ta thường hiểu theo ngôn ngữ qui ước là tiếp xúc hay đụng chạm. Khi chúng ta dùng từ “tiếp xúc” trong ngôn ngữ qui ước, chúng ta thường liên tưởng đến động tác “va chạm” một vật thể bên ngoài nào đó bằng một trong số các giác quan của ta, lấy ví dụ sự va chạm giữa thể giác với một vật cứng nào đó. Chúng ta có thể dùng các từ đại loại như: sờ mó hay va chạm để mô tả xúc, nhưng chúng ta không nên quên xúc chính là danh pháp (Nama), một sở hữu xuất hiện cùng với tâm và hỗ trợ tâm để tâm cảm nghiệm được vật thể hiện hữu, thông qua một “môn” (cửa) thích hợp. Khi vật cứng đó tự hiển hiện qua thân- căn (Bodysense) ngay tức khắc xúc cũng xuất hiện cùng với tâm để cảm nghiệm thấy vật cứng đó. Xúc không chỉ là sự đụng chạm thuần túy với vật cứng qua thân- căn, vật cứng đó không chỉ được đụng tới xét trên bình diện cảm giác vật lý. Sự va chạm đó chính là nhiệm vụ của xúc hiểu theo nghĩa xúc trợ giúp cho tâm để tâm có thể nhận ra được vật thể đó.

Xúc được thể hiện qua sự “đụng chạm” hay cả hai sự việc đó cùng xảy ra, cụ thể là thông qua sự va chạm gồm ba yếu tố sau: Vật lý (Vatthu), vật thể (Votthapana) và ý thức (Citta).

Khi ta thấy, có sự trùng hợp giữa mắt, yếu tố vật lý, cảnh sắc (Votthapana) và ý thức nhìn sự vật. Qua sự trùng lắp trong trường hợp này là nhãn, xúc được thể hiện.

Chúng ta đọc trong tác phẩm Discourse of the Honey-ball Trung Bộ Kinh “Middle length sayings” I,số 18) kể lại Maha-Kaccana đã giải thích cho các Tỳ-khưu về Xúc như sau:

Này các chư Tỳ-khưu đáng kính, đây là điều đã xảy ra: khi chúng ta dùng con mắt, có cảnh sắc, với ý thức thị giác, chúng ta sẽ nhận ra xúc được thể hiện.

Khi có sự trùng lắp giữa cảnh thinh với tai và ý thức, thì nhĩ xúc được thể hiện. Khi có sự trùng hợp giữa thân căn, một vật có thể sờ mó được sẽ thể hiện như một vật cứng và đó là cảm nghiệm vật cứng, tức khắc thân xúc xuất hiện. Nhãn xúc thì hoàn toàn khác với nhĩ xúc và khác với thân xúc. Ở mỗi trường hợp như vậy tâm thấy xúc khác nhau xuất hiện và chi phối tâm để cảm nghiệm được vật thể cũng rất khác biệt.

Xúc không phải là “môn” qua đó tâm cảm nghiệm được một cảnh. Nơi một qui trình căn- môn (Sense-door), sắc pháp (Rupa) một trong số các giác quan lại là “môn” và nơi một qui trình ý- môn (Mind-door) thì lại là danh pháp, con đường ấy hay “môn” đó là tâm hộ kiếp cuối cùng sẽ xuất hiện trước khi ý-môn  tức ý thức xuất hiện, đó là tâm đầu tiên thuộc qui trình ý-môn.[11]

Xét dưới góc độ hiện hữu: ở đâu  có danh pháp và sắc pháp thì tâm có cơ sở hiện hữu vật lý hay là nơi xuất phát, tức là vật thể[12]. Mà vật thể lại là sắc pháp. Trong trường hợp ngũ thức (Panca-vinnanas) như nhìn, nghe v.v… vật thể chính là sắc thần kinh (Pasada-rupas) có nghĩa là sắc pháp có khả năng tiếp nhận vật thể hiện hữu, tiếng động, v.v…) Trong trường hợp ngũ thức lại là sắc thần kinh thực hiện cả chức năng như là vật thể và môn (Dvara). Thí dụ khi sắc pháp là sắc thần kinh nhãn (Cakkhuppasada-rupa) vừa là môn vừa là vật thể thực hiện luôn cả nhãn thức. Cho dù  sắc pháp đó chỉ là một và cùng một giống (loại), các chức năng là đường lối đó (môn) và vật thể đó lại hoàn toàn khác nhau. Đường lối (môn) chỉ là những phương tiện qua đó tâm cảm nghiệm được cảnh và vật thể lại là cơ sở vật lý đối với tâm. Chỉ có ngũ thức là “môn” và là vật thể duy nhất và cùng một sắc pháp, còn các  tâm khác thuộc qui trình căn-môn thì “môn” và vật thể mới là những sắc pháp khác nhau. Chúng lại có  vật thể như là một loại sắc pháp khác, mà trong các bản chú giải lại gọi là ý vật (Hadaya-vatthu).[13] Những tâm xuất hiện trong qui trình ý-môn cũng có được vật thể gọi là ý vật. Vật thể có cơ sở vật lý không chỉ là tâm thuần tuý, nhưng cũng còn là sở hữu đi kèm theo tâm. Khi ta có nhãn thức xuất hiện ngay tại nhãn - vật (Cakkhu-vatthu), thì xúc và các sở hữu khác đi kèm với nhãn thức xuất hiện ngay cả nhãn vật nữa. Như vậy, tâm và các sở hữu đi kèm cùng xuất hiện với cùng  một vật thể đó. Chúng chia sẻ cùng một vật thể và rồi cùng tan biến đi.

Các tâm khác nhau cùng với các sở hữu kèm theo cũng xuất hiện khi có những điều kiện thích hợp để cùng xuất hiện một thể. Ngay cả khi mắt chúng ta mở to, không phải lúc nào chúng ta cũng thấy đâu. Có rất nhiều loại tâm cùng xuất hiện một lúc. Thí dụ như khi có hiện tượng nghe hay suy nghĩ, thì dứt khoát không thể có hiện tượng nhìn cùng một lúc được. Khi có điều kiện thích hợp để có nhãn thức, thì nhãn thức sẽ xảy ra. Thế nên lúc đó có sự trùng lắp giữa con mắt, cảnh sắc và động tác thấy. Xúc bằng thị giác (nhãn-xúc) thực hiện phần việc của mình để cho hành động thấy có thể cảm nghiệm được cảnh sắc.

Xúc ”hỗ trợ” tâm và các sở hữu khác đi kèm với tâm. Dứt khoát phải có xúc xuất hiện kèm với tâm để tâm có thể nhận ra được cảnh. Xúc cũng còn hỗ trợ cho các sở hữu khác để cùng xuất hiện: không có xúc sẽ không có thọ, không có nhận thức hay tưởng (Sanna) hoặc không tư nữa. Cuốn Atthasàlinì  (108) so sánh xúc với một cột trụ trong một tòa lâu đài làm nhiệm vụ chống đỡ vững chắc cho các cấu trúc còn lại thuộc toàn bộ tòa lâu đài đó. Cũng như vậy xúc là chỗ dựa (hỗ trợ) vững chắc cho tâm và các sở hữu đi kèm theo khác nữa.

Lúc này ta có xúc chưa? Khi có kinh nghiệm về cảnh ngay tức khắc và như vậy xúc cũng phải xuất hiện ngay lập tức. Ta đang quan sát, nghe hoặc suy nghĩ liên tục. Chúng ta nhận thấy chính là “tôi” đang nhìn thấy, đang nghe hoặc đang suy nghĩ, nhưng trong thực tế có rất nhiều tâm khác nhau do nhiều yếu tố cũng rất khác nhau chi phối. Am hiểu được nhiều hơn các yếu tố khác nhau đó, qua đó chúng chi phối các thực tại vật thể sẽ giúp chúng ta nhận ra là không phải “bản ngã” cảm nghiệm được cảnh. Thấy chỉ là một danh pháp, nó xuất hiện là vì có sự trùng hợp của nhiều yếu tố khác nhau và thấy thực chất không thể tồn tại được, hành động đó phải tan biến đi, chúng ta không thể ép buộc thấy xuất hiện cũng không thể ép thấy tồn tại được.

Khi chúng ta bận bịu trong công việc, có nhiều thực tại khác nhau tự xuất hiện qua giác quan, nhưng chúng ta thường hay quên mất không để ý đến sự xuất hiện của những thực tại đó. Khi có sự “cứng cỏi” hiện diện, xúc thực hiện công việc của nó để tâm cảm nghiệm được vật thể “cứng” đó. Chẳng có “bản ngã” nào cảm nghiệm được điều đó cả. Những thực tại đang được cân nhắc có thể tạo điều kiện cho chúng ta tập trung ý thức, bất luận lúc đó chúng ta đang bước đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm nghỉ.

Khi chúng ta nghiên cứu sở hữu chúng ta không được quên là sở hữu không bao giờ xuất hiện một mình cả, chúng phải xuất hiện cùng với tâm chúng xuất hiện với tâm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng không phải là những phạm trù trừu tượng. Chính vì  tâm và sở hữu cùng xuất hiện, chúng sẽ tạo điều kiện lẫn cho nhau mà sở hữu và như vậy cả xúc nữa cũng có những đặc tính rất khác biệt khi chúng xuất hiện dưới nhiều dạng tâm khác nhau. Khi xúc xuất hiện với tâm bất thiện thì đó cũng là một điều bất thiện; khi xúc xuất hiện với tâm thiện thì cũng là điều thiện vậy. Khi xúc xuất hiện dưới dạng tâm siêu thế xúc lúc đó cũng là tâm siêu thế: vào ngay thời  điểm đó thì xúc “tiếp xúc” được với  Níp-bàn, là đối tượng thuộc tâm siêu thế.

Xúc đi kèm theo với mỗi tâm một xuất hiện trong nhiều qui trình khác nhau: trong các qui trình căn-môn (Sense-door) và trong các qui trình ý-môn (Mind-door)[14]. Xúc cũng đi kèm theo với những tâm không thể xuất hiện trong qui trình ý thức (tâm) khác nhau,[15] nó đi kèm theo với tâm tái tục (Patisandhi-citta) tâm hộ kiếp (Bhavanga-citta)[16] và tâm tử (Cuti-citta). Cho dù các tâm này không xuất hiện trong một qui trình nào đó, chúng có thể cảm nhận được một đối tượng: cùng một đối tượng y hệt như  tâm tốc lực (Javana cittas) cuối cùng đã cảm nghiệm được khi  tâm này xuất hiện trước tâm tử thuộc kiếp trước.[17] Xúc đi kèm theo những tâm này cũng tiếp xúc được với đối tượng đó.

Khi thấy xuất hiện, cảnh sắc được cảm nhận thông qua nhãn-môn và ngay lúc đó ta có nhãn- xúc (Cakkhu samphassa). Xúc là một nhãn-xúc chỉ khi nào ta có được nhãn-thức[18]. Xúc đi kèm theo với nhĩ-thức (Sota-vinnana) thì đó chính là nhĩ-xúc (Sota-samphassa). Những xúc xuất hiện với ngũ thức (Pancavinnana) được đặt tên theo từng loại ý thức giác quan có liên quan[19].

Khi các tâm thuộc qui trình căn-môn bị diệt, thì cảnh được cảm nghiệm qua ý-môn. Khi tâm khán ý môn (Mano-dvaravajjana-citta) muốn khán lại một cảnh qua ý-môn thì phassa đi kèm theo một tâm khán ý lại muốn tiếp xúc với đối tượng đó. Tâm khán ý môn lại được kế tục bằng tốc lực tâm (Javana-cittas) và cảm nhận được cùng đối tượng đó và các xúc đi kèm theo tâm tốc lực cũng tiếp xúc với đối tượng đó.

Trong trường hợp những người chưa đạt đến mức A-la-hán (giác ngộ) thì tốc lực tâm bao gồm cả tâm bất thiện lẫn tâm thiện. Đa số các trường hợp thì các tốc lực tâm chỉ là những tâm bất thiện; là vì chúng ta đã tích luỹ quá nhiều phiền não, thế nên những tâm bất thiện buộc phải  xuất hiện. Thí dụ, khi chúng ta thấy một cảnh sắc tốt, chúng ta thường dễ bị lôi cuốn hay gắn bó với cảnh sắc đó, và để có được một thọ hỷ do cảnh sắc đó đem lại. Tuy nhiên, thủ (Upadana) tức dính bén không trổi dậy ngay trong giây phút nhãn thức (Cakkhu-vinnana) đó. Nhãn thức là tâm quả (Vitakacitta) và lúc nào cũng vậy luôn đi kèm theo với những cảm xúc khác nhau. Xúc đi kèm theo với nhãn thức cũng được gọi là hậu quả (Vipaka). Khi chúng ta thích thú với những gì chúng ta đang nhìn ngắm thì lúc đó ta thấy tốc lực tâm xuất hiện, những tâm đó chính lại là những tâm tham căn (Lobha-mula-cittas) và chúng có thể đi kèm theo với cảm xúc dục lạc hay chỉ là những cảm xúc dửng dưng. Xúc đi kèm theo với tâm bất thiện thì cũng trở thành bất thiện luôn. Xúc kèm theo những tâm khác và những cảm xúc đi kèm theo chúng cũng rất khác nhau. Kinh sau đây trích trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings (IV salayatana-vagga, Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings 35 Ch III § 129) đã đề cập đến những thực tại như là những giới và giải thích là nhiều hiện tượng khác nhau xuất hiện tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau. Kinh Phật này không đề cập đến từng sát-na tâm trong qui trình ý thức. Điều đó được hiểu là cảm xúc sảng khoái đề cập đến không xuất hiện ở sát-na nhãn thức, nhưng sau khi qui trình nhãn thức đã kết thúc. Chúng  ta đọc thấy như sau:

Một lần kia Đại đức Ananda đang lưu lại Kosambi trong công viên Hoàng gia Ghosita, lúc ấy một vị gia nhân tại Ghosita đến gặp ngài, ngồi bên cạnh Đại đức, ông ta lên tiếng nói với Đại đức Ananda: Tính đa dạng giữa các giới, ôi các giới thật là đa dạng. Ôi lạy thầy Ananda, tôi cầu khẩn ngài hãy giải thích dùm đã có bao giờ Đức Chí Tôn đề cập đến tính đa dạng nơi các giới chưa?

Ôi ngài chủ gia nhân ơi ! Khi các nhãn giới ngươi và các cảnh sắc làm cho ngươi sảng khoải và nhãn thức của ngươi xuất hiện cùng với cảnh sắc đó, do bởi lạc xúc đó liền xuất hiện lạc thọ.

Khi những nhãn giới ngươi nhìn thấy, những cảnh sắc làm cho ngươi thọ ưu, lúc đó nhãn thức nhà ngươi cũng xuất hiện. Do bởi khổ xúc đó, kết quả là đã nổi lên những khổ thọ. Khi những nhãn giới ngươi trông thấy, những cảnh sắc đó gây ra cho ngươi  những hậu quả phi khổ, phi lạc và nhãn thức ngươi cũng nhận được cùng lúc đó, do tiếp xúc trung tính đó thì đồng thời cũng xảy ra những xả thọ như vậy.

Cũng vậy khi những nhĩ giới ngươi…tỷ giới người…thiệt giới ngươi… thân giới ngươi... những ý giới và đối tượng gây ra sảng khoái đồng thời thì ý thức nhà ngươi cũng diễn ra như vậy.

Khi cả ý giới và đối tượng cảm thấy không sảng khoái … hoặc cả ý giới và đối tượng đều cảm nhận được hậu quả phi  khổ phi lạc do bởi tiếp xúc mà ra, dù có sảng khoái, khó chịu hay chỉ là trung hoà, ngay tức khắc lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ cũng xuất hiện.

Vì vậy mà, chủ gia nhân thân mến, đó là tính đa dạng phức tạp nơi các giới Đức Chi Tôn đã đề cập đến vậy.

Khi ta đọc đoạn kinh Phật này, chúng ta được mách bảo là hãy quan sát các hiện tượng dưới dạng những giới xuất hiện có điều kiện. Đôi khi đối tượng xúc có thể gây thọ lạc hay thọ ưu; chúng ta không thể kiểm soát nổi điều đó. Do bởi những phiền não, tính tham lam, ác cảm và vô minh của chúng ta nổi lên liên tục. Nếu như chúng ta biết cách nhận ra những biến cố trong cuộc sống dưới dạng các giới mà thôi, thì ắt hẳn chúng ta sẽ phát triển được chánh kiến của mình vậy.

Chúng ta thực hiện rất nhiều tiếp xúc qua nhĩ môn và ý môn môn. Khi tham dự một buổi hoà nhạc, rất có thể chúng ta không thích nhìn ngắm một số diễn viên nào đó đang hát nhưng chúng ta lại thích nghe tiếng hát của họ. Có quá nhiều cảnh khác nhau và tiếp xúc khác nhau; những tiếp xúc đó có thể gây cho ta sảng khoái hoặc khó chịu tại những thời điểm khác nhau. Trên thực tế chẳng hề có ca sĩ và thính giả nào  vừa thưởng thực giọng ca mà còn ngắm nhìn ca sĩ đó cùng một lúc được. Chỉ có những giới khác nhau, các danh pháp và sắc pháp với những điều kiện thích hợp đã xuất hiện khiến ta có thể cảm nghiệm được riêng rẽ từng thứ một nơi ở từng thời điểm nhất định mà thôi.

Tâm và các sở hữu đi kèm cảm nghiệm được cảnh sắc xuất hiện trong một sát-na nào đó; cả hai khi xuất hiện lại cảm nghiệm được cảnh thinh vào một sát-na khác, trong một qui trình tâm thức khác biệt. Thái độ không thích một cảnh sắc nào đó không thể xuất hiện cùng một lúc với thái độ thích thú âm thanh (nhạc) trong cùng một lúc được hai thái độ đó chỉ xuất hiện nơi các qui trình tâm linh khác nhau. Các tâm xuất hiện nối tiếp nhau rất nhanh và ở mỗi sát-na chỉ diễn ra đều có xúc khác nhau xuất hiện chung với các tâm đó. Chính bởi tại vô minh chúng ta không thể nhận biết được thực tại chúng ta cảm nhận nhận được ở từng giây phút hiện tại nào đó. Chúng ta không thể phân biệt được đó là âm thanh, cảnh sắc hay chỉ thuần tuý là một khái niệm. Chúng ta cứ nghĩ là tất cả mọi thực tại đều diễn ra trong cùng một sát-na giống nhau. Đa phần chúng ta cứ nghĩ những thực tại đó dưới dạng các khái niệm mà thôi thay vì ý thức được chính xác chúng xuất hiện như thế nào.

Nghiên cứu kỹ về sở hữu xúc (Phassa cetasika) nhắc nhở chúng ta rằng tại mỗi sát-na chỉ có một tâm xuất hiện mà thôi, tùy vào những điều kiện khác nhau. Khi nhãn xúc xuất hiện thì tâm không thể tiếp xúc được với bất kỳ đối tượng nào khác ngoại trừ cảnh sắc mà thôi. Thấy chỉ cảm nghiệm được đối tượng hữu hình mà thôi; khi ta nghe, xúc không thể tiếp cận với bất kỳ đối tượng nào khác ngoại trừ âm thanh. Khi nghe ta không thể cảm nghiệm được hành dáng của một nhân vật nơi âm thanh đó. Đang khi nghĩ  đến một khái niệm nào đó, thì một tâm hoàn toàn khác biệt xuất hiện chung với xúc cũng rất khác biệt tiếp xúc với đối tượng tâm đang liên tưởng đến. Chỉ có một xúc xuất hiện trong một sát-na nhất định nào đó mà thôi.

Có được hiểu biết chi tiết về các tâm khác nhau và những sở hữu cùng xuất hiện với các tâm đó, chúng ta sẽ hiểu được những thực tại cụ thể khi chúng xuất hiện tuần tự trong cuộc sống đời thường chúng ta. Điều cần thiết là phải hiểu biết cặn kẽ hơn về những thực tại đó chẳng hạn như thấy, hay lắng nghe. Đó là những tâm luôn xuất hiện trong cuộc sống đời thường chúng ta nhờ đó chúng ta cảm nghiệm được những đối tượng sảng khoái, khó chịu và nhờ những đối tượng này mà tâm thiện hoặc tâm bất thiện mới có cơ may xuất hiện, nhưng cứ sự thường đa phần lại là những tâm bất thiện mà thôi. Qua Tạng Vi Diệu Pháp chúng ta chiếm lãnh được trí tuệ chính xác hơn về những thực tại đó, nhưng những trí tuệ đó không chỉ dừng ở góc độ lý thuyết mà thôi. Khi chúng ta nghiên cứu Tạng Vi Diêu Pháp, thì điều đó sẽ nhắc nhở chúng ta là hãy cảnh giác với bất kỳ thực tại nào xuất hiện ngay lúc này và như vậy việc  nghiên cứu đó sẽ dẫn ta thực hiện được đầy đủ mục tiêu mà những giáo lý cao siêu của Đức Phật đã nhắm tới đó là: phát triển được chánh kiến về mọi thực tại trong cuộc sống đời thường.

Câu hỏi:

1.      Làm sao chứng minh được xúc (phassa) xuất hiện?

2.      Xúc tồn tại thông qua những “môn” nào?

3.      Xúc là danh pháp hay sắc pháp ?

4.      Nhãn-xúc và nhãn-môn khác nhau như thế nào?

5.      Ý-xúc và ý-môn khác nhau như thế nào?

6.      Tại sao nhãn-xúc không xuất hiện mỗi khi chúng ta mở mắt?

7.      Đối tượng của xúc là gì đang khi tâm hộ kiếp xuất hiện nơi ta?

8.      khi tai ta cảm nhận được một tiếng động mạnh, thông qua “môn” nào ta nghe được tiếng động đó? Ngay tại giây phút đó ta cảm nhận được đối tượng gì vậy? Qua nhĩ-môn ta có cảm nhận được thực tại nào khác ngoài tiếng động không?

9.      Tại sao hiểu được xúc chỉ tiếp diễn với một đối tượng duy nhất là lại giúp ích cho ta?

10.  Khái niệm có phải là đối tượng để xúc có thể tiếp cận xúc được không?

11.  Tại sao lại phải có xúc xuất hiện với bất kỳ tâm nào?

 

[7] Xin đọc tác phẩm Expeditor  I, phần II, chương I, 65.

[8] Xin đọc tác phẩm  Abhidhamma in Daily life, chương 20

[9] Như trên, chương 19.

[10] Xin đọc Pháp tụ (Dhammasangani  cuốn sách đầu tiên viết về Vi Diệu Pháp) số 2, cuốn sách này đã được hội Paly Text Society chuyển ngữ sang tiếng Anh với tựa đề Tâm lý và Đạo đức Phật giáo. (Buddhist Psychological Ethics.

[11]  Xin đọc lời giới thiệu.

[12] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 17.

[13] Như trên, đây là sự hỗ trợ thuộc về thân cho tất cả các tâm khác với ngũ thức. Không cần phải xác định rõ vị trí chính xác.

[14] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 13.

[15] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 17.

[16] Tâm hộ kiếp xuất hiện trong suốt cuộc sống, trong các qui trình ý thức (tâm) khác nhau.

[17] Xin đọc Vi Diệu Pháp trong đời sống thường nhật (Abhidhamma in the daily life) chương 15.

[18] Trong tất cả các trường hợp ý thức khác trong qui trình nhãn môn xúc chỉ là “ý xúc” tức là mano-samphassa mà thôi.

[19] Xúc đi kèm theo tất cả các tâm ngoại trừ các năm giác quan được gọi với tên là namo-samphassa.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004