Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 18

SÂN, ÁC CẢM (Dosa)

Dosa, sân hay ác cảm, là một sở hữu tâm khác nữa. Khi tâm không thích một đối tượng nào đó nó cảm nhận lập tức sân hay ác cảm xuất hiện. Khi có sân xuất hiện, cảm giác đi kèm với tâm luôn luôn là thọ ưu. Chúng ta không thích thọ ưu và chúng ta muốn loại bỏ những thọ ưu đó. Tuy nhiên chỉ khi nào tâm căn sân có đầy đủ duyên hệ thì nó mới xuất hiện mà thôi. Chúng ta cố gắng trừ khử thọ ưu là bởi vì chúng ta chấp thủ với thọ hỷ; chúng ta thực sự mù tịt về nguyên nhân cững như những thất lợi do điều bất thiện gây ra.

Chúng ta nên nghiên cứu những yếu tố chi phối tâm căn sân. Kinh Phật và các bản chú giải cho chúng ta thấy sân gồm nhiều khía cạnh khác nhau và nếu chúng ta nghiên cứu những khía cạnh này, chúng ta có thể hiểu rõ những thất lợi và nguy cơ sân gây ra. Chánh kiến sẽ nhận ra những nguy cơ do điều bất thiện gây ra cũng chi phối các điều thiện nữa. Tốt hơn là nên am hiểu rõ ràng (có chánh kiến) về sân hơn là chỉ cố gắng trừ khử  mà không có bất kỳ hiểu biết gì về sân cả.

Hình như luôn có muôn vàn lý nguyên nhân tạo ra ác cảm (sân) và hình như những nguyên nhân đó lúc nào cũng từ bên ngoài chúng ta như nơi những hành vi của người khác hay những biến cố bất hạnh xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự lại xuất hiện chính bên trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta đã tích lũy quá nhiều sân, còn sân thì lúc nào cũng tìm ra được đối tượng cho mình. Chúng ta quá chấp thủ với những cảnh tốt và khi ta không cảm nhận được những cảnh tốt đó nữa thì buộc sân phải trổi dậy. Khi sân đã trổi dậy, ta sẽ thấy tham chi phối sân phải rất mạnh.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  II, cuốn I phần IX chương III, 257) đã định nghĩa sân như sau:

Nổi cơn thịnh nộ hoặc trở nên cáu kỉnh là trạng thái của sân, giống như con rắn bị đập; lao mình lên hoặc quằn quại như thể bị thấm độc là phận sự của sân; hoặc giả thiêu rụi điều gì sân lệ thuộc[116], giống như vụ cháy rừng; sân thành tựu cách xúc phạm hoặc gây tổn hại, giống hệt kẻ thù nắm bắt được cơ hội; nguyên nhân sâu xa là nắm được những cơ sở gây phật ý người khác, giống như nước tiểu trộn lẫn với thuốc độc.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XIV, 171) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự về sân[117]. Chúng ta đọc thấy trạng thái của sân là nổi cơn lôi đình, giống như con rắn bị đập. Khi con rắn đã bị đánh nó trở nên hung dữ và bắt đầu tấn công. Sân cũng rất hung hãn, giống như con rắn đã bị đập. Phận sự của sân chính là tự tỏa ra và quằn quại giống như khi nọc độc đã có tác dụng. Khi độc đã có tác dụng liền ảnh hưởng đến toàn cơ thể và gây ra đau đớn. Sân cũng giống như một hậu quả xấu như thế, gây thiệt hại. Phận sự của sân được sánh với một vụ cháy rừng thiêu rụi toàn bộ những gì nhờ vào đó mà sống. Sân cũng gây hại giống như vụ cháy rừng thiêu rụi hết cây cối. Nguyên nhân sâu xa của sân là “những cơ sở gây phiền toái, giống như nước tiểu hòa chung với thuốc độc”. Chẳng ai thích cái hỗn hợp nước tiểu trộn lẫn với thuốc độc đó, cho dù ở Ấn Độ người ta dùng nước tiểu để chữa bệnh. Nghiên cứu kỹ lưỡng nguyên nhân sâu xa sân hiện là điều hết sức ích lợi, nhất là những “nguyên nhân gây phiền toái”. Sân thường xuất hiện do điều người khác đang thực hiện hay đang nói với chúng ta hoặc với người nào đó. Ngay cả việc làm tốt ta đang thực hiện cho ai đó cũng có thể là lý do gây phiền toái nếu chúng ta không ưa gì người đó. Chúng ta đọc thấy trong Sách Phân Tích (Book of Analysis chương 17 § 960) về chín lý do tạo ra sân như sau:

Về mặt này, “đâu là chín cơ sở gây phiền toái?” “Hắn đã làm hại tôi”, thế là phiền toái xuất hiện; “Hắn ấy đang hại tôi”, thế là phiền toái xuất hiện; “Hắn sẽ hại tôi” như thế phiền toái xảy ra. “Hắn đã hại tôi...hắn đang hại tôi... hắn sẽ  hại người tôi hằng yêu mến” như thế phiền toái đã xuất hiện.” Hắn đã làm điều tốt.... hắn đang làm điều tốt... hắn sẽ làm điều tốt cho người tôi không yêu mến”. Và như vậy phiền toái xuất hiện, đây là chín cơ sở gây phiền toái.

Sân xuất hiện với hai loại tâm, trong đó một số là “tâm vô trợ” (Asankharika) và số khác là “tâm hữu trợ” (Sasankharika)[118]. Sân lại có nhiều mức độ khác nhau. Sân có thể chỉ là một ác cảm nhẹ nhàng hay mạnh hơn một chút, xuất hiện như là một trạng thái buồn sầu ủ rũ, bực tức, cáu kỉnh, tức giận hay căm ghét. Khi sân mạnh hơn chúng ta có thể nói ra những lời thô bỉ, hay quăng quật đồ đạc trong nhà. Chúng ta cảm thấy thất vọng và đi đến chỗ tự tử, có thể đánh người khác, và ngay cả giết người nữa. Khi chúng ta nghe thấy án mạng giết người do sân, chúng ta kinh ngạc không hiểu tại sao điều đó lại xảy ra. Khi sân xảy ra với cường độ mạnh mẽ có thể dẫn tới nghiệp bất thiện. Chúng ta không hề  nghĩ đến chính ta đã phạm phải. Sân mạnh hơn còn thôi thúc ta phạm cả tội ác vô gián nghiệp (Anantarika kamma) tức là “tội ác ghê tởm” làm phát sinh tái sanh khổ cảnh ngay sau khi cuộc sống chúng ta đã phạm tội ác kết thúc. Chúng ta đọc thấy năm loại tội ác vô gián nghiệp trong Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn 5, chương 13 §9, những phiền muộn) như sau:

Này chư Tỳ-khưu, có năm loại người phải hư mất nơi địa ngục do phạm phải năm điều phiền não, vô phương cứu chữa. Năm loại người đó là ai vậy?

Một là người giết mẹ; hai là người giết cha, ba là người giết một vị A-la-hán; với ác ý, rồi gây đổ máu cho đức Như Lai; tạo chia rẽ trong cộng đoàn Tăng già.

Đây là năm quả tội ác đáng phải hư mất nơi tầng địa ngục, đối với ai gây ra tội ác trên và đã trở thành vô phương cứu chữa.

Chúng ta nên nhớ rằng sân ở bất kỳ mức độ nào cũng đều nguy hiểm cả. Ngay cả ở mức độ nhẹ hơn cũng vậy. Nếu chúng ta không tu luyện chánh kiến, sân sẽ tích luỹ trong ta ngày càng nhiều hơn không biết chừng. Chính vì thế, nghiên cứu kỹ lưỡng từng loại sân đem lại nhiều ích lợi cho ta.

Sân có thể thúc đẩy nghiệp đạo bất thiện qua thân, khẩu và cả trong ý nữa. Sân thôi thúc nghiệp đạo bất thiện qua thân xác chính là “sát sanh”. Còn đối với với trộm cắp có thể do tham hay sân thôi thúc mà ra. Chính vì sân thôi thúc mà chúng ta muốn làm hại đến người khác. Tham và sân thôi thúc tới ba trong số bốn nghiệp đạo bất thiện qua khẩu, cụ thể là nói láo, vu khống và những chuyện không đâu. Khi chúng ta muốn hại người khác thì cũng do sân thôi thúc mà thôi. Sân còn thôi thúc cả nghiệp đạo bất thiện qua những lời nói thô lỗ. Sân lại thôi thúc nghiệp đạo bất thiện qua ý đó chính là ác ý, tức là ý định muốn hại người khác. Nghiệp bất thiện có thể gây ra đau buồn ngay trên đời này và cả ở đời sau nữa. Người phạm phải nghiệp bất thiện sẽ phải sợ hãi vì quả của nghiệp người đó gây ra và những người như vậy không hề có bình an trong tâm hồn. Sân gây tác hại cho cả thân xác và tâm hồn. Vì sân mà dáng vẻ bề ngoài chúng ta trở nên xấu xí; mặt mũi đỏ gay, nét mặt khó chịu và  miệng chúng ta cụp xuống trông rất thảm hại. Chúng ta nên nhớ rằng tỏ ra cho người khác thấy bộ mặt khó chịu của mình thật không  thận trọng chút  và có thể tạo ra cho họ mất kiên nhẫn thay vì  ác cảm. Sân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, sân có thể làm ta mất ngủ, mất bạn bè, mất danh giá, mất luôn thành công trong làm ăn và mất cả tài sản nữa và sau khi cuộc sống trên đời này kết thúc chúng ta lại phải tái sanh khổ cảnh do sân mà ra.

Rất có thể chúng ta không có sân trầm trọng đến mức độ phạm phải nghiệp đạo bất thiện. Nhưng ngay cả khi sân ở một mức độ nhẹ nhàng hơn cũng có thể gây khó chịu trong hành động và lời nói. Trước  khi nhận ra sân thì chúng ta đã dễ dàng thốt ra những lời nói lỗ mãng cục cằn xúc phạm đến người khác. Khi sân xuất hiện ngay cả ở mức độ gây phiền toái nhẹ nhàng thôi, thì không thể có tình thương mến, hoặc thiếu cân nhắc trước tình cảm đối với người khác. Thí dụ, có những vị khách bất ngờ đến nhà ta, trong lúc chúng ta không muốn bị quấy rầy, chúng ta cảm thấy khó chịu. Trong những lúc như vậy thái độ của ta rất khắt khe và chúng ta không thể thích nghi được với hoàn cảnh mới với tình thương mến và lòng mến khách. Book of Analysis (Chương 17, § 833) đưa ra một lời nhắc nhở ngắn ngủi nhưng rất hiệu quả trong một đoạn nhằm tóm tắt lại cả hai tình huống đó.

Thiếu vắng tính dịu dàng và tính mến khách.

Lời khẳng định trên như là một lời nhắc nhở phải cẩn thận với những tình huống trong cuộc sống đời thường. Thật sự thì lòng không mến khách thường đi đôi với thiếu tính dịu dàng tế nhị và kèm với tính khắt khe. Tuy nhiên, thoạt tiên cho dù ta có ác cảm khi bị người khách bất đắc dĩ quấy rầy, thì chánh kiến có thể làm thay đổi thái độ ngay. Chúng ta có thể nhận ra điểm thất lợi nếu không tỏ ra ân cần đối với vị khách, và thiếu tế nhị và dịu dàng. Thế rồi chúng ta có thể đón tiếp khách của chúng ta với tình thương mến, và chính chúng ta sẽ nhận ra không còn có thái độ cứng cỏi và lỗ mãng xảy ra nữa thay vào đó là tính dễ mến và mềm mại trong lòng.

Sân đôi khi cũng xuất hiện dưới hình thức lo sợ. Khi sợ hãi chúng ta không thích thú trước cảnh vật chúng ta cảm nhận. Sợ hãi gây hại cho cả thân và tâm. Chúng ta có thể sợ người khác, sợ trước một tình huống nào đó, sợ bệnh tật, sợ tuổi già và cả thần chết nữa. Cho đến khi nào chúng ta chưa tận diệt được sân thì sân sẽ luôn tìm ra đối tượng.

Chúng ta thường tích lũy sân bằng nhiều cách khác nhau: có người ác cảm ở một tình huống nào đó, trong khi đó người khác thì không. Sân không chỉ xuất hịên do duyên hệ người những gì người ta thực hiện hay không thực hiện điều gì đó, sân còn xuất hiện với bất kỳ đối tượng nào cảm nghiệm được qua một trong số sáu “môn”. Chúng ta tỏ ra cáu kỉnh vì trời mưa, trời nắng hay bão tố. Chúng ta đọc thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  II, cuốn II, phần II, chương II, 367).

... “hoặc giả khi điều phật ý nổi lên (không có cơ sở)” nghĩa là bực tức vô căn cứ. Thí dụ một vị Tỳ-khưu nào đó nổi cáu lên nói rằng: “mưa gì mà nhiều thế”, “chẳng mưa gì hết”, “trời nắng dữ dội thế” “trời chẳng nắng gì cả”; vị Tỳ-khưu ấy bực tức khi gió thổi mạnh, bực tức vì không quét được lá bồ đề, không thể mặc được áo cà sa, vị Tỳ-khưu đó bực tức với gió, không được tinh táo vị Tỳ-khưu đó bực tức với ngay một gốc cây.

Đức Phật so sánh những người dễ dàng bực tức với một ung nhọt, chỉ cần đụng nhẹ tới ung nhọt ta đã cảm thấy rất đau. Thật hôi hám và khó chịu phải chứng kiến cái cảnh đó. Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (cuốn III, chương III § 25, ung nhọt):

Này chư Tỳ-khưu, thế loại người nào tâm họ được vì như một ung nhọt đây? Theo tài liệu này thì hạng người tỏ ra dễ cáu kỉnh và náo loạn cả lên. Khi nói với họ bất kỳ điều gì, cho dù rất tầm thường, họ đã nổi nóng lên, họ rất  dễ bực tức và hay sinh sự, họ rất dễ phẫn nộ và để lộ ra bực tức, hận thù,và hờn giận. Giống như một ung nhọt, chỉ cần lấy cây hoạc một thứ gì gì đó đụng nhẹ vào đủ làm chảy ra đủ thứ máu mủ ra. Ngay cả như vậy, ôi! này chư Tỳ-khưu, khi  người nào đó để lộ ra bực tức, hận thù và hờn dỗi. Người như vậy được gọi là “người có lòng giống như một ung nhọt.” ...

Thế rồi Đức Phật lại nói về người có “tấm lòng trong sáng”, là người đã nhận ra được Tứ diệu đế, nhưng vẫn chưa đạt đến bậc A-la-hán, rồi người có tấm lòng “sáng như kim cương” tức là vị thánh A-la-hán. Giống như kim cương có thể cắt mọi thứ, ngay cả đá quí hay cục đá cứng, ngay cả như vậy vị A-la-hán cắt đứt, phá hủy hết các “lậu hoặc” (Asavas)[119].

Cho đến khi nào chúng ta quá chấp thủ với “những pháp thế gian” (Loka-dhammas) như lợi lộc, danh vọng, lời tán dương và hạnh phúc, buộc phải có sân xuất hiện mỗi khi những điều đó thay đổi. Tất cả thứ đó thay đổi liên tục. Nhưng chúng ta cố ý quên đi điều này là vạn vật chỉ là “vô thường” mà thôi. Khi ta mất hết tài sản, khi ta không nhận được danh dự, khi ta bị chê bai khiển trách hoặc khi chúng phải đau khổ, thì ác cảm và buồn bã nổi lên trong ta. Chánh kiến về một pháp, nghiệp chướng và dị thục hay quả báo có thể giúp chúng ta có thái độ quân bình hơn trước những điều sảng khoái cũng như khó chịu xảy đến với chúng ta. Khi các căn chúng ta cảm nhận được những cảnh khó chịu do nghiệp bất thiện tạo ra, do những hành động bất thiện chúng ta đã phạm phải và chẳng có người nào tránh được dị thục hay quả báo bất thiện ngay khi có thời cơ thuận tiện để dị thục đó xuất hiện. Khi chúng ta hiểu ra rằng ác cảm đối với dị thục hay quả báo bất thiện không lợi lộc gì, lúc đó ta mới tập trung như lý tác ý thay vì phi như lý tác ý vào những đối tượng ta cảm nghiệm được. Tất cả có thể sẽ xuất hiện trí tuệ sáng suốt về những pháp đó, nhưng sự am hiểu như vậy không thể tận diệt được sân cũng như những phiền não khác. Chỉ có chánh kiến được tu luyện nơi thiền quán mới có thể tận diệt được chúng mà thôi.

Sân có thể bị tạm thời loại bỏ do việc tu luyện tĩnh. Khi chúng ta nhận ra những bất lợi vì chấp thủ với những cảnh dục và khi chúng ta đã có nhiều tích lũy để phát triển tĩnh đạt đến mức độ thiền, tạm thời chúng ta có thể rời khỏi các căn. Các tâm thiện sắc giới có thể tạo ra quả dưới dạng tái sanh nơi cõi Phạm thiên sắc giới và các tâm vô sắc giới thiện lại thể tạo ra quả dưới dạng tái sanh nơi các cõi Phạm thiên vô sắc. Cho dù tham và si có xuất hiện nơi các cõi này[120] là nơi không còn duyên hệ gì để cho sân xuất hiện được nữa. Tuy nhiên, sân vẫn xuất hiện khi có tái sanh nơi cõi dục giới. Như chúng ta đã thấy, thủ chấp với những cảnh trần lại chi phối sân. Chỉ khi nào đạt đến giai đoạn quả thánh A-na-hàm thì sân mới bị tận diệt hoàn toàn. Quả thánh A-na-hàm không chấp thủ với các cảnh dục và như vậy không thể chi phối được sân.

Chỉ khi nào chúng ta tu luyện chánh kiến về pháp thực tại, thì cuối cùng sân mới bị tận diệt. Chánh kiến nhận ra sân như là một thực tại hiện hữu đích thực như là pháp Hành, pháp hữu vi và vô ngã. Thông qua chánh niệm về sân trạng thái của nó mới được nhận ra. Chúng ta tin rằng rất dễ nhận ra sân nhưng chúng ta thường nghĩ đến sân như là một khái niệm “Sân” hay là “ác cảm” và như vậy ta không thể nhận ra được trạng thái của nó. Chúng ta vẫn còn coi điều đó như là “Sân của tôi” thay vì nhận  ra sân chỉ là một loại danh pháp xuất hiện là do đạt được những duyên hệ thích hợp.

Rất có thể xảy ra là chúng ta có nhiều ác cảm đối với ác cảm của chúng ta, cũng như đối với thọ ưu đi kèm với ác cảm đó đến nỗi tin rằng chúng ta không thể chánh niệm được pháp vào ngay sát-na này. Trên nguyên tắc chúng ta chánh niệm được bất kỳ pháp nào xuất hiện, những duyên hệ cần thiết cho chánh niệm xuất hiện, ngay cả khi chúng ta không thấy có chút  “hứng thú” nào cả.

Hình như chúng ta không có hận thù hoặc tức giận, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta đã tận diệt hết sân. Cho đến khi nào vẫn còn khuynh hướng sân tiềm tàng, dứt khoát sân sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào. Chúng ta đọc thấy trong kinh Trung Bộ Kinh (Middle Length Sayings I số 21 dụ ngôn cái cưa) viết về Videhika, một Tỳ-khưu Ni rất điềm tĩnh cho đến khi sân không có cơ hội  để xuất hiện. Hình như Tỳ-khưu Ni không còn sân. Tỳ-khưu Ni đã nổi tiếng khắp vùng, dịu dàng, khiêm tốn và điềm tĩnh. Người tớ gái Kali muốn thử Tỳ-khưu Ni xem sao và mỗi ngày nàng đã đến  làm việc trễ. Chính vì vậy Tỳ-khưu Ni Videhika mất kiên nhẫn: Tỳ-khưu Ni dùng cây chốt cửa đánh vào đầu Kali. Sự việc xảy ra như vậy khiến Tỳ-khưu Ni mang  tiếng xấu. Chúng ta đọc thấy Đức Phật dạy với  Tỳ-khưu của ngài như sau:

Ngay cả điều đó đã xảy ra như vậy. Này chư Tỳ-khưu, một số vị Tỳ-khưu ở đây vẫn rất dịu dàng, khiêm tốn và điềm tĩnh, họ chẳng bao giờ có lời lẽ gây phiền hà với nhau. Nhưng khi trái ý nổi lên thì lúc đó vị Tỳ-khưu mới được coi như là dịu dàng, khiên tốn, và điềm tĩnh....

Đức Phật đã động viên Tỳ-khưu là hãy có “lòng thân thiện” ngay cả khi người khác nói với họ bằng những lời lẽ khó chịu. Ngay cả nếu như những tên trộm đê tiện đập đánh họ túi bụi xẻ thịt phanh thây họ ra từng mảnh.

Những ai đã tận diệt được sân, những vị quả thánh A-na-hàm và bậc thánh A-la-hán không bao giờ còn giận dữ hoặc có chút khó chịu. Ngay trong những hoàn cảnh khó khăn tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi và ngay cả phải chịu đau ốm bệnh tật.

Khi bị đau đớn hoặc ốm đau chúng ta thường hay ác cảm, khi có cảnh xúc khó chịu ảnh hưởng đến thân căn và thân thức của ta đi kèm là các thọ khổ. Thân thức là tâm quả trong trường hợp này thân thức là quả của nghiệp bất thiện. Ngay sau đó trong qui trình tâm căn sân thì tâm cũng xuất hiện và cảm nhận được đối tượng đó với ác cảm. Hầu như không thể tránh khỏi là ác cảm xuất hiện ngay sau thân thức cảm nghiệm được cảnh xúc khó chịu đó cùng với ác cảm. Để có chánh kiến về những pháp khác nhau xảy ra. Cần thiết phải tu luyện chánh niệm danh pháp và sắc pháp. Có nhiều loại danh pháp và sắc pháp khác nhau khi chúng ta bị đau khổ và khi chúng ta có sân hận về đau khổ và chúng có thể là cảnh của chánh niệm. Chánh kiến về danh pháp và sắc pháp sẽ giúp chúng ta chịu đựng đau khổ nhiều hơn và kiên nhẫn trong cơn bệnh hoạn. Nếu chúng ta bắt đầu tu luyện chánh kiến về pháp ngay vào lúc này, chúng ta sẽ tích luỹ được những duyên hệ giúp cho pháp xuất hiện khi chúng ta đau ốm hoặc khi chúng sắp phải ra đi về cõi vĩnh hằng.

  

Câu hỏi:

  1. Loại bỏ thọ ưu có luôn thực hiện được bằng tâm thiện hay không?
  2. Nguyên nhân sâu xa của sân (dosa) là gì ?
  3. Khi có những “duyên hệ khó chịu ngoài đời” ta thường hay bực tức. Bằng cách nào chánh kiến về nghiệp chướng và quả báo giúp ta có được tâm thiện thay vì sân hận?
  4. Tại sao nơi cõi Phạm thiên sắc giới và nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới lại không còn sân (dosa)?
  5. Tại sao ta không tận diệt được sân mà không phải tu luyện chánh kiến về danh pháp và sắc pháp? tại sao ta không thể tận diệt được chỉ bằng tu luyện lòng nhân ái?
  6. Khi chúng ta ốm đau và khi ta sắp đi về cõi vĩnh hằng, điều gì ích lợi nhất có thể thực hiện để thắng được sân?  Chúng ta nên làm gì nếu như sân lại nổi lên trong những tình huống đó?

[116] Vật, như là ý vật. Sắc pháp (Rupa) chính là ý vật của tất cả các tâm khác với ý hay thần kinh nhĩ... điều này được gọi là ý vật (Heart-base) xin xem Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường, chương 17 (Abhidhamma in the daily life chapter 17).

[117] So sánh với  Pháp tụ (Dhammasangani) § 418.

[118] Xem Vi Diệu Pháp trong đời thường (Abhidhamma in the daily life) chương 8.

[119] “Các chất gây nghiện” tức một nhóm phiền não.

[120] Trừ nơi cõi Phạm thiên sắc giới là cõi chúng sanh vô tưởng (Asanna-satta) tức cõi thuộc các “Sinh vật vô thức.” Là nơi chỉ có sắc pháp mà thôi.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004

TAM SO  (Cetasikas)
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 18

SÂN, ÁC CẢM (Dosa)

Dosa, sân hay ác cảm, là một sở hữu tâm khác nữa. Khi tâm không thích một đối tượng nào đó nó cảm nhận lập tức sân hay ác cảm xuất hiện. Khi có sân xuất hiện, cảm giác đi kèm với tâm luôn luôn là thọ ưu. Chúng ta không thích thọ ưu và chúng ta muốn loại bỏ những thọ ưu đó. Tuy nhiên chỉ khi nào tâm căn sân có đầy đủ duyên hệ thì nó mới xuất hiện mà thôi. Chúng ta cố gắng trừ khử thọ ưu là bởi vì chúng ta chấp thủ với thọ hỷ; chúng ta thực sự mù tịt về nguyên nhân cững như những thất lợi do điều bất thiện gây ra.

Chúng ta nên nghiên cứu những yếu tố chi phối tâm căn sân. Kinh Phật và các bản chú giải cho chúng ta thấy sân gồm nhiều khía cạnh khác nhau và nếu chúng ta nghiên cứu những khía cạnh này, chúng ta có thể hiểu rõ những thất lợi và nguy cơ sân gây ra. Chánh kiến sẽ nhận ra những nguy cơ do điều bất thiện gây ra cũng chi phối các điều thiện nữa. Tốt hơn là nên am hiểu rõ ràng (có chánh kiến) về sân hơn là chỉ cố gắng trừ khử  mà không có bất kỳ hiểu biết gì về sân cả.

Hình như luôn có muôn vàn lý nguyên nhân tạo ra ác cảm (sân) và hình như những nguyên nhân đó lúc nào cũng từ bên ngoài chúng ta như nơi những hành vi của người khác hay những biến cố bất hạnh xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự lại xuất hiện chính bên trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta đã tích lũy quá nhiều sân, còn sân thì lúc nào cũng tìm ra được đối tượng cho mình. Chúng ta quá chấp thủ với những cảnh tốt và khi ta không cảm nhận được những cảnh tốt đó nữa thì buộc sân phải trổi dậy. Khi sân đã trổi dậy, ta sẽ thấy tham chi phối sân phải rất mạnh.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  II, cuốn I phần IX chương III, 257) đã định nghĩa sân như sau:

Nổi cơn thịnh nộ hoặc trở nên cáu kỉnh là trạng thái của sân, giống như con rắn bị đập; lao mình lên hoặc quằn quại như thể bị thấm độc là phận sự của sân; hoặc giả thiêu rụi điều gì sân lệ thuộc[116], giống như vụ cháy rừng; sân thành tựu cách xúc phạm hoặc gây tổn hại, giống hệt kẻ thù nắm bắt được cơ hội; nguyên nhân sâu xa là nắm được những cơ sở gây phật ý người khác, giống như nước tiểu trộn lẫn với thuốc độc.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XIV, 171) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự về sân[117]. Chúng ta đọc thấy trạng thái của sân là nổi cơn lôi đình, giống như con rắn bị đập. Khi con rắn đã bị đánh nó trở nên hung dữ và bắt đầu tấn công. Sân cũng rất hung hãn, giống như con rắn đã bị đập. Phận sự của sân chính là tự tỏa ra và quằn quại giống như khi nọc độc đã có tác dụng. Khi độc đã có tác dụng liền ảnh hưởng đến toàn cơ thể và gây ra đau đớn. Sân cũng giống như một hậu quả xấu như thế, gây thiệt hại. Phận sự của sân được sánh với một vụ cháy rừng thiêu rụi toàn bộ những gì nhờ vào đó mà sống. Sân cũng gây hại giống như vụ cháy rừng thiêu rụi hết cây cối. Nguyên nhân sâu xa của sân là “những cơ sở gây phiền toái, giống như nước tiểu hòa chung với thuốc độc”. Chẳng ai thích cái hỗn hợp nước tiểu trộn lẫn với thuốc độc đó, cho dù ở Ấn Độ người ta dùng nước tiểu để chữa bệnh. Nghiên cứu kỹ lưỡng nguyên nhân sâu xa sân hiện là điều hết sức ích lợi, nhất là những “nguyên nhân gây phiền toái”. Sân thường xuất hiện do điều người khác đang thực hiện hay đang nói với chúng ta hoặc với người nào đó. Ngay cả việc làm tốt ta đang thực hiện cho ai đó cũng có thể là lý do gây phiền toái nếu chúng ta không ưa gì người đó. Chúng ta đọc thấy trong Sách Phân Tích (Book of Analysis chương 17 § 960) về chín lý do tạo ra sân như sau:

Về mặt này, “đâu là chín cơ sở gây phiền toái?” “Hắn đã làm hại tôi”, thế là phiền toái xuất hiện; “Hắn ấy đang hại tôi”, thế là phiền toái xuất hiện; “Hắn sẽ hại tôi” như thế phiền toái xảy ra. “Hắn đã hại tôi...hắn đang hại tôi... hắn sẽ  hại người tôi hằng yêu mến” như thế phiền toái đã xuất hiện.” Hắn đã làm điều tốt.... hắn đang làm điều tốt... hắn sẽ làm điều tốt cho người tôi không yêu mến”. Và như vậy phiền toái xuất hiện, đây là chín cơ sở gây phiền toái.

Sân xuất hiện với hai loại tâm, trong đó một số là “tâm vô trợ” (Asankharika) và số khác là “tâm hữu trợ” (Sasankharika)[118]. Sân lại có nhiều mức độ khác nhau. Sân có thể chỉ là một ác cảm nhẹ nhàng hay mạnh hơn một chút, xuất hiện như là một trạng thái buồn sầu ủ rũ, bực tức, cáu kỉnh, tức giận hay căm ghét. Khi sân mạnh hơn chúng ta có thể nói ra những lời thô bỉ, hay quăng quật đồ đạc trong nhà. Chúng ta cảm thấy thất vọng và đi đến chỗ tự tử, có thể đánh người khác, và ngay cả giết người nữa. Khi chúng ta nghe thấy án mạng giết người do sân, chúng ta kinh ngạc không hiểu tại sao điều đó lại xảy ra. Khi sân xảy ra với cường độ mạnh mẽ có thể dẫn tới nghiệp bất thiện. Chúng ta không hề  nghĩ đến chính ta đã phạm phải. Sân mạnh hơn còn thôi thúc ta phạm cả tội ác vô gián nghiệp (Anantarika kamma) tức là “tội ác ghê tởm” làm phát sinh tái sanh khổ cảnh ngay sau khi cuộc sống chúng ta đã phạm tội ác kết thúc. Chúng ta đọc thấy năm loại tội ác vô gián nghiệp trong Tương Ưng Bộ Kinh -  Gradual Sayings (cuốn 5, chương 13 §9, những phiền muộn) như sau:

Này chư Tỳ-khưu, có năm loại người phải hư mất nơi địa ngục do phạm phải năm điều phiền não, vô phương cứu chữa. Năm loại người đó là ai vậy?

Một là người giết mẹ; hai là người giết cha, ba là người giết một vị A-la-hán; với ác ý, rồi gây đổ máu cho đức Như Lai; tạo chia rẽ trong cộng đoàn Tăng già.

Đây là năm quả tội ác đáng phải hư mất nơi tầng địa ngục, đối với ai gây ra tội ác trên và đã trở thành vô phương cứu chữa.

Chúng ta nên nhớ rằng sân ở bất kỳ mức độ nào cũng đều nguy hiểm cả. Ngay cả ở mức độ nhẹ hơn cũng vậy. Nếu chúng ta không tu luyện chánh kiến, sân sẽ tích luỹ trong ta ngày càng nhiều hơn không biết chừng. Chính vì thế, nghiên cứu kỹ lưỡng từng loại sân đem lại nhiều ích lợi cho ta.

Sân có thể thúc đẩy nghiệp đạo bất thiện qua thân, khẩu và cả trong ý nữa. Sân thôi thúc nghiệp đạo bất thiện qua thân xác chính là “sát sanh”. Còn đối với với trộm cắp có thể do tham hay sân thôi thúc mà ra. Chính vì sân thôi thúc mà chúng ta muốn làm hại đến người khác. Tham và sân thôi thúc tới ba trong số bốn nghiệp đạo bất thiện qua khẩu, cụ thể là nói láo, vu khống và những chuyện không đâu. Khi chúng ta muốn hại người khác thì cũng do sân thôi thúc mà thôi. Sân còn thôi thúc cả nghiệp đạo bất thiện qua những lời nói thô lỗ. Sân lại thôi thúc nghiệp đạo bất thiện qua ý đó chính là ác ý, tức là ý định muốn hại người khác. Nghiệp bất thiện có thể gây ra đau buồn ngay trên đời này và cả ở đời sau nữa. Người phạm phải nghiệp bất thiện sẽ phải sợ hãi vì quả của nghiệp người đó gây ra và những người như vậy không hề có bình an trong tâm hồn. Sân gây tác hại cho cả thân xác và tâm hồn. Vì sân mà dáng vẻ bề ngoài chúng ta trở nên xấu xí; mặt mũi đỏ gay, nét mặt khó chịu và  miệng chúng ta cụp xuống trông rất thảm hại. Chúng ta nên nhớ rằng tỏ ra cho người khác thấy bộ mặt khó chịu của mình thật không  thận trọng chút  và có thể tạo ra cho họ mất kiên nhẫn thay vì  ác cảm. Sân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, sân có thể làm ta mất ngủ, mất bạn bè, mất danh giá, mất luôn thành công trong làm ăn và mất cả tài sản nữa và sau khi cuộc sống trên đời này kết thúc chúng ta lại phải tái sanh khổ cảnh do sân mà ra.

Rất có thể chúng ta không có sân trầm trọng đến mức độ phạm phải nghiệp đạo bất thiện. Nhưng ngay cả khi sân ở một mức độ nhẹ nhàng hơn cũng có thể gây khó chịu trong hành động và lời nói. Trước  khi nhận ra sân thì chúng ta đã dễ dàng thốt ra những lời nói lỗ mãng cục cằn xúc phạm đến người khác. Khi sân xuất hiện ngay cả ở mức độ gây phiền toái nhẹ nhàng thôi, thì không thể có tình thương mến, hoặc thiếu cân nhắc trước tình cảm đối với người khác. Thí dụ, có những vị khách bất ngờ đến nhà ta, trong lúc chúng ta không muốn bị quấy rầy, chúng ta cảm thấy khó chịu. Trong những lúc như vậy thái độ của ta rất khắt khe và chúng ta không thể thích nghi được với hoàn cảnh mới với tình thương mến và lòng mến khách. Book of Analysis (Chương 17, § 833) đưa ra một lời nhắc nhở ngắn ngủi nhưng rất hiệu quả trong một đoạn nhằm tóm tắt lại cả hai tình huống đó.

Thiếu vắng tính dịu dàng và tính mến khách.

Lời khẳng định trên như là một lời nhắc nhở phải cẩn thận với những tình huống trong cuộc sống đời thường. Thật sự thì lòng không mến khách thường đi đôi với thiếu tính dịu dàng tế nhị và kèm với tính khắt khe. Tuy nhiên, thoạt tiên cho dù ta có ác cảm khi bị người khách bất đắc dĩ quấy rầy, thì chánh kiến có thể làm thay đổi thái độ ngay. Chúng ta có thể nhận ra điểm thất lợi nếu không tỏ ra ân cần đối với vị khách, và thiếu tế nhị và dịu dàng. Thế rồi chúng ta có thể đón tiếp khách của chúng ta với tình thương mến, và chính chúng ta sẽ nhận ra không còn có thái độ cứng cỏi và lỗ mãng xảy ra nữa thay vào đó là tính dễ mến và mềm mại trong lòng.

Sân đôi khi cũng xuất hiện dưới hình thức lo sợ. Khi sợ hãi chúng ta không thích thú trước cảnh vật chúng ta cảm nhận. Sợ hãi gây hại cho cả thân và tâm. Chúng ta có thể sợ người khác, sợ trước một tình huống nào đó, sợ bệnh tật, sợ tuổi già và cả thần chết nữa. Cho đến khi nào chúng ta chưa tận diệt được sân thì sân sẽ luôn tìm ra đối tượng.

Chúng ta thường tích lũy sân bằng nhiều cách khác nhau: có người ác cảm ở một tình huống nào đó, trong khi đó người khác thì không. Sân không chỉ xuất hịên do duyên hệ người những gì người ta thực hiện hay không thực hiện điều gì đó, sân còn xuất hiện với bất kỳ đối tượng nào cảm nghiệm được qua một trong số sáu “môn”. Chúng ta tỏ ra cáu kỉnh vì trời mưa, trời nắng hay bão tố. Chúng ta đọc thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  II, cuốn II, phần II, chương II, 367).

... “hoặc giả khi điều phật ý nổi lên (không có cơ sở)” nghĩa là bực tức vô căn cứ. Thí dụ một vị Tỳ-khưu nào đó nổi cáu lên nói rằng: “mưa gì mà nhiều thế”, “chẳng mưa gì hết”, “trời nắng dữ dội thế” “trời chẳng nắng gì cả”; vị Tỳ-khưu ấy bực tức khi gió thổi mạnh, bực tức vì không quét được lá bồ đề, không thể mặc được áo cà sa, vị Tỳ-khưu đó bực tức với gió, không được tinh táo vị Tỳ-khưu đó bực tức với ngay một gốc cây.

Đức Phật so sánh những người dễ dàng bực tức với một ung nhọt, chỉ cần đụng nhẹ tới ung nhọt ta đã cảm thấy rất đau. Thật hôi hám và khó chịu phải chứng kiến cái cảnh đó. Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh - Gradual Sayings (cuốn III, chương III § 25, ung nhọt):

Này chư Tỳ-khưu, thế loại người nào tâm họ được vì như một ung nhọt đây? Theo tài liệu này thì hạng người tỏ ra dễ cáu kỉnh và náo loạn cả lên. Khi nói với họ bất kỳ điều gì, cho dù rất tầm thường, họ đã nổi nóng lên, họ rất  dễ bực tức và hay sinh sự, họ rất dễ phẫn nộ và để lộ ra bực tức, hận thù,và hờn giận. Giống như một ung nhọt, chỉ cần lấy cây hoạc một thứ gì gì đó đụng nhẹ vào đủ làm chảy ra đủ thứ máu mủ ra. Ngay cả như vậy, ôi! này chư Tỳ-khưu, khi  người nào đó để lộ ra bực tức, hận thù và hờn dỗi. Người như vậy được gọi là “người có lòng giống như một ung nhọt.” ...

Thế rồi Đức Phật lại nói về người có “tấm lòng trong sáng”, là người đã nhận ra được Tứ diệu đế, nhưng vẫn chưa đạt đến bậc A-la-hán, rồi người có tấm lòng “sáng như kim cương” tức là vị thánh A-la-hán. Giống như kim cương có thể cắt mọi thứ, ngay cả đá quí hay cục đá cứng, ngay cả như vậy vị A-la-hán cắt đứt, phá hủy hết các “lậu hoặc” (Asavas)[119].

Cho đến khi nào chúng ta quá chấp thủ với “những pháp thế gian” (Loka-dhammas) như lợi lộc, danh vọng, lời tán dương và hạnh phúc, buộc phải có sân xuất hiện mỗi khi những điều đó thay đổi. Tất cả thứ đó thay đổi liên tục. Nhưng chúng ta cố ý quên đi điều này là vạn vật chỉ là “vô thường” mà thôi. Khi ta mất hết tài sản, khi ta không nhận được danh dự, khi ta bị chê bai khiển trách hoặc khi chúng phải đau khổ, thì ác cảm và buồn bã nổi lên trong ta. Chánh kiến về một pháp, nghiệp chướng và dị thục hay quả báo có thể giúp chúng ta có thái độ quân bình hơn trước những điều sảng khoái cũng như khó chịu xảy đến với chúng ta. Khi các căn chúng ta cảm nhận được những cảnh khó chịu do nghiệp bất thiện tạo ra, do những hành động bất thiện chúng ta đã phạm phải và chẳng có người nào tránh được dị thục hay quả báo bất thiện ngay khi có thời cơ thuận tiện để dị thục đó xuất hiện. Khi chúng ta hiểu ra rằng ác cảm đối với dị thục hay quả báo bất thiện không lợi lộc gì, lúc đó ta mới tập trung như lý tác ý thay vì phi như lý tác ý vào những đối tượng ta cảm nghiệm được. Tất cả có thể sẽ xuất hiện trí tuệ sáng suốt về những pháp đó, nhưng sự am hiểu như vậy không thể tận diệt được sân cũng như những phiền não khác. Chỉ có chánh kiến được tu luyện nơi thiền quán mới có thể tận diệt được chúng mà thôi.

Sân có thể bị tạm thời loại bỏ do việc tu luyện tĩnh. Khi chúng ta nhận ra những bất lợi vì chấp thủ với những cảnh dục và khi chúng ta đã có nhiều tích lũy để phát triển tĩnh đạt đến mức độ thiền, tạm thời chúng ta có thể rời khỏi các căn. Các tâm thiện sắc giới có thể tạo ra quả dưới dạng tái sanh nơi cõi Phạm thiên sắc giới và các tâm vô sắc giới thiện lại thể tạo ra quả dưới dạng tái sanh nơi các cõi Phạm thiên vô sắc. Cho dù tham và si có xuất hiện nơi các cõi này[120] là nơi không còn duyên hệ gì để cho sân xuất hiện được nữa. Tuy nhiên, sân vẫn xuất hiện khi có tái sanh nơi cõi dục giới. Như chúng ta đã thấy, thủ chấp với những cảnh trần lại chi phối sân. Chỉ khi nào đạt đến giai đoạn quả thánh A-na-hàm thì sân mới bị tận diệt hoàn toàn. Quả thánh A-na-hàm không chấp thủ với các cảnh dục và như vậy không thể chi phối được sân.

Chỉ khi nào chúng ta tu luyện chánh kiến về pháp thực tại, thì cuối cùng sân mới bị tận diệt. Chánh kiến nhận ra sân như là một thực tại hiện hữu đích thực như là pháp Hành, pháp hữu vi và vô ngã. Thông qua chánh niệm về sân trạng thái của nó mới được nhận ra. Chúng ta tin rằng rất dễ nhận ra sân nhưng chúng ta thường nghĩ đến sân như là một khái niệm “Sân” hay là “ác cảm” và như vậy ta không thể nhận ra được trạng thái của nó. Chúng ta vẫn còn coi điều đó như là “Sân của tôi” thay vì nhận  ra sân chỉ là một loại danh pháp xuất hiện là do đạt được những duyên hệ thích hợp.

Rất có thể xảy ra là chúng ta có nhiều ác cảm đối với ác cảm của chúng ta, cũng như đối với thọ ưu đi kèm với ác cảm đó đến nỗi tin rằng chúng ta không thể chánh niệm được pháp vào ngay sát-na này. Trên nguyên tắc chúng ta chánh niệm được bất kỳ pháp nào xuất hiện, những duyên hệ cần thiết cho chánh niệm xuất hiện, ngay cả khi chúng ta không thấy có chút  “hứng thú” nào cả.

Hình như chúng ta không có hận thù hoặc tức giận, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta đã tận diệt hết sân. Cho đến khi nào vẫn còn khuynh hướng sân tiềm tàng, dứt khoát sân sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào. Chúng ta đọc thấy trong kinh Trung Bộ Kinh (Middle Length Sayings I số 21 dụ ngôn cái cưa) viết về Videhika, một Tỳ-khưu Ni rất điềm tĩnh cho đến khi sân không có cơ hội  để xuất hiện. Hình như Tỳ-khưu Ni không còn sân. Tỳ-khưu Ni đã nổi tiếng khắp vùng, dịu dàng, khiêm tốn và điềm tĩnh. Người tớ gái Kali muốn thử Tỳ-khưu Ni xem sao và mỗi ngày nàng đã đến  làm việc trễ. Chính vì vậy Tỳ-khưu Ni Videhika mất kiên nhẫn: Tỳ-khưu Ni dùng cây chốt cửa đánh vào đầu Kali. Sự việc xảy ra như vậy khiến Tỳ-khưu Ni mang  tiếng xấu. Chúng ta đọc thấy Đức Phật dạy với  Tỳ-khưu của ngài như sau:

Ngay cả điều đó đã xảy ra như vậy. Này chư Tỳ-khưu, một số vị Tỳ-khưu ở đây vẫn rất dịu dàng, khiêm tốn và điềm tĩnh, họ chẳng bao giờ có lời lẽ gây phiền hà với nhau. Nhưng khi trái ý nổi lên thì lúc đó vị Tỳ-khưu mới được coi như là dịu dàng, khiên tốn, và điềm tĩnh....

Đức Phật đã động viên Tỳ-khưu là hãy có “lòng thân thiện” ngay cả khi người khác nói với họ bằng những lời lẽ khó chịu. Ngay cả nếu như những tên trộm đê tiện đập đánh họ túi bụi xẻ thịt phanh thây họ ra từng mảnh.

Những ai đã tận diệt được sân, những vị quả thánh A-na-hàm và bậc thánh A-la-hán không bao giờ còn giận dữ hoặc có chút khó chịu. Ngay trong những hoàn cảnh khó khăn tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi và ngay cả phải chịu đau ốm bệnh tật.

Khi bị đau đớn hoặc ốm đau chúng ta thường hay ác cảm, khi có cảnh xúc khó chịu ảnh hưởng đến thân căn và thân thức của ta đi kèm là các thọ khổ. Thân thức là tâm quả trong trường hợp này thân thức là quả của nghiệp bất thiện. Ngay sau đó trong qui trình tâm căn sân thì tâm cũng xuất hiện và cảm nhận được đối tượng đó với ác cảm. Hầu như không thể tránh khỏi là ác cảm xuất hiện ngay sau thân thức cảm nghiệm được cảnh xúc khó chịu đó cùng với ác cảm. Để có chánh kiến về những pháp khác nhau xảy ra. Cần thiết phải tu luyện chánh niệm danh pháp và sắc pháp. Có nhiều loại danh pháp và sắc pháp khác nhau khi chúng ta bị đau khổ và khi chúng ta có sân hận về đau khổ và chúng có thể là cảnh của chánh niệm. Chánh kiến về danh pháp và sắc pháp sẽ giúp chúng ta chịu đựng đau khổ nhiều hơn và kiên nhẫn trong cơn bệnh hoạn. Nếu chúng ta bắt đầu tu luyện chánh kiến về pháp ngay vào lúc này, chúng ta sẽ tích luỹ được những duyên hệ giúp cho pháp xuất hiện khi chúng ta đau ốm hoặc khi chúng sắp phải ra đi về cõi vĩnh hằng.

  

Câu hỏi:

  1. Loại bỏ thọ ưu có luôn thực hiện được bằng tâm thiện hay không?
  2. Nguyên nhân sâu xa của sân (dosa) là gì ?
  3. Khi có những “duyên hệ khó chịu ngoài đời” ta thường hay bực tức. Bằng cách nào chánh kiến về nghiệp chướng và quả báo giúp ta có được tâm thiện thay vì sân hận?
  4. Tại sao nơi cõi Phạm thiên sắc giới và nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới lại không còn sân (dosa)?
  5. Tại sao ta không tận diệt được sân mà không phải tu luyện chánh kiến về danh pháp và sắc pháp? tại sao ta không thể tận diệt được chỉ bằng tu luyện lòng nhân ái?
  6. Khi chúng ta ốm đau và khi ta sắp đi về cõi vĩnh hằng, điều gì ích lợi nhất có thể thực hiện để thắng được sân?  Chúng ta nên làm gì nếu như sân lại nổi lên trong những tình huống đó?

[116] Vật, như là ý vật. Sắc pháp (Rupa) chính là ý vật của tất cả các tâm khác với ý hay thần kinh nhĩ... điều này được gọi là ý vật (Heart-base) xin xem Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường, chương 17 (Abhidhamma in the daily life chapter 17).

[117] So sánh với  Pháp tụ (Dhammasangani) § 418.

[118] Xem Vi Diệu Pháp trong đời thường (Abhidhamma in the daily life) chương 8.

[119] “Các chất gây nghiện” tức một nhóm phiền não.

[120] Trừ nơi cõi Phạm thiên sắc giới là cõi chúng sanh vô tưởng (Asanna-satta) tức cõi thuộc các “Sinh vật vô thức.” Là nơi chỉ có sắc pháp mà thôi.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004