Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 15

THAM (Lobha)

Các pháp bất thiện hoàn toàn khác so với pháp thiện. Pháp bất thiện không tinh khiết, rất nguy hiểm và thường dẫn đến buồn khổ. Như chúng ta đã thấy, có bốn loại sở hữu xuất hiện với bất kỳ tâm bất thiện nào như si, vô tàm, vô quí và phóng dật. Ngoài bốn loại sở hữu bất thiện kể trên còn có nhiều sở hữu bất thiện khác đi kèm với tâm bất thiện.

Tham, tức tham lam hay thói tham muốn lại là một loại sở hữu bất thiện khác. Tham không xuất hiện với mọi tâm bất thiện. Tham chỉ có thể xuất hiện với tám loại tâm, tám loại tâm tham căn.[91] Tham (Lobha) là một căn, tức là nhân (Hetu). Tâm tham căn gồm có cả si lẫn tham như là căn của hai sở hữu này.

Dhammasangani (§1059) trong đoạn nói về tham như một nhân, đã đưa một danh sách dài gồm những tên đặt cho tham để minh họa sự khác biệt trong hình thù và diện mạo. Tham được so sánh với một giống cây leo, có thể bóp nghẹt nạn nhân tương tự như một loại cây bò làm nghẹt cây trồng, nó cũng giống như đại dương, không thể thỏa mãn ước muốn. Tham có thể coi như điều lỗ mãng hoặc dâm đãng hay tinh tế hơn tương tự như kỳ vọng và hy vọng vậy. Tham lại là một “triền phược” vì tham trói buộc chúng sinh trong cái vòng luân hồi sanh tử. Nó chính là sự đồi bại, trụy lạc vì tham biến tâm thành đồi bại[92].

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhamagga- XIV, 162) đưa ra một định nghĩa về tham (lobha) như sau:

...tính tham lam có trạng thái là bám chặt lấy cảnh giống như “nhựa bẫy khỉ”. Phận sự là bám lấy, giống như thịt bám chặt vào mặt chảo đang sôi. Tính tham lam thành tựu bằng cách không muốn buông tha, giống như loại thuốc nhuộn chế bằng muội đèn. Nguyên nhân sâu xa của tham là vui sướng với cảnh vật khi tóm gọn được, căng phồng lên với triều sóng tham lam, được ví như bắt được (chúng sinh) dẫn tới hiện trạng tiêu diệt, như dòng sông tràn bờ đổ vào đại dương bao la.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II,Ph IX, ch, I, 249) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy[93].

Tham muốn có trạng thái đó là bắt hay bám chặt lấy giống như keo bẫy khỉ. Các thợ săn dùng keo bẫy khỉ để bắt khỉ. Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh-- Kindred Sayings (V, Maha-vagga. Cuốn III, ch. I § 7, nói về con khỉ) đó là cái bẫy dùng keo dính, bọn thợ săn đặt để bắt khỉ. Những con khỉ nào không “ngu xuẩn và tham dục” mới thoát khỏi dính bẫy. Chúng ta đọc thấy như sau:

...thế là một con khỉ tham dục, khờ dại tiến lại gần cái bẫy, lấy tay túm lấy cái bẫy và bị dính chặt vào đấy. Thế rồi, nó suy nghĩ: Tôi sẽ gỡ cẳng ra, nó lại túm lấy cẳng bị dính, nhưng cẳng đó lại dính chặt vào bẫy. Để gỡ hai cánh tay ra nó lại dùng một chân, nhưng rồi chân đó cũng bị dính luôn vào bẫy. Để gỡ hai tay và chân ra con khỉ lại lấy chân còn lại nắm lấy hai tay và chân bị dính vào bẫy thế là chân còn lại cũng bị dính nốt. Để gỡ hai chân hai tay ra nó dùng đến mồn và thế là mồn  nó cũng lại dính chặt vào bẫy.

Thế là con khỉ bị dính chặt vào bẫy bằng năm cách, nó nằm vật xuống và rú lên thẳm thiết, và như vậy nó rơi vào chốn bất hạnh....

Thế là người đi săn dễ dàng bắt được con khỉ và nướng trên đống lửa. Đức Phật giải thích cho Tỳ-khưu rằng một vị Tỳ-khưu không chú tâm sẽ bị mắc bẫy do năm “dục lạc” đó là: Cảnh sắc, âm thanh, hương thơm, hương vị và cảnh xúc. Một khi chúng ta bị vướng vào những đối tượng đó, Ma-vương sẽ ra tay” [94]. Chấp thủ là điều rất nguy hiểm, nó dẫn con người ta đến chỗ tự hủy diệt. Vào lúc này chúng ta có bị vướng mắc vào “năm dục lạc” nào không? Nếu có thì chúng ta đang bị “mắc bẫy” đó. Khi lòng tham nổi lên, chúng ta thích chấp thủ đối tượng tham lam đó, chúng ta không nhận ra lòng tham đang nô dịch chúng ta, chúng ta không nhận ra mối nguy của tham. Chính vì vậy mà người ta gọi nguyên nhân sâu xa của tham là nhận ra điều vui thú nơi các đối tượng dẫn ta đến tù túng. Lặn ngụp trong dòng sông ái dục, tham sẽ dẫn ta đến những “tình trạng tiêu diệt”. Tham có thể thúc đẩy chúng ta làm những điều bất thiện có thể dẫn ta đến tái sanh khổ cảnh. Cho đến khi nào ta chưa nhổ sạch hết mầm mống tham chúng ta phải chịu: Sanh, lão, bệnh tật và tử.

Tham (lobha) dính mắc với rất nhiều đối tượng khác nhau, và có nhiều mức độ khác nhau. Có nhiều tên khác nhau để chỉ rõ sở hữu có thể là tham. Tham dục (Raga) tham ái  (Abhijja) và ái dục (Tanha) là các tên khác nhau đặt cho tham (Lobha). Khi tham thuộc loại lỗ mãng, dâm đãng nó thúc đẩy nghiệp đạo bất thiện qua thân, khẩu hay ý. Chính do tham mà chúng ta có thể mắc phải nhiều loại hành vi bất chánh để đạt được điều chúng ta ước muốn. Nếu như mức độ bất thiện chỉ đến độ thúc đẩy được việc xấu, thì kết quả việc đó có thể dẫn đến tái sanh khổ cảnh hay là những cảm nhận không dễ chịu qua giác quan trong quá trình cuộc sống. Tham có thể thúc đẩy nghiệp đạo bất thiện qua thân[95], đó là trộm cắp và tà dâm, và nghiệp đạo bất thiện qua thân chính là nói láo, vu khống và những câu chuyện vô bổ. Tham cũng có thể thúc đẩy sự thèm khát hay tham ái, tức là ước muốn lấy tài sản của người khác đó chính là nghiệp đạo bất thiện qua ý. Hơn nữa, khi tham đi kèm với tà kiến, nó có thúc đẩy một số tà kiến, lại chính là nghiệp đạo bất thiện qua ý[96]. Liên quan đến thèm khát, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II, phần IX, chương. I, 249) cũng khẳng định tham, được coi như cánh tay tâm trải rộng ra để vươn tới thành công của người khác. Nếu chúng ta chỉ đơn giản ước ao chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng không phương án để đánh cắp, lòng tham không phải là nghiệp đạo bất thiện. Có nhiều mức độ tham lam và chỉ thực sự khi chúng ta dự định chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới là nghiệp đạo bất thiện thông qua ý vậy[97].

Rất có thể chúng ta chưa có ý định ăn cắp, nhưng ý định của chúng ta muốn chiếm đoạt điều gì đó cho chính mình có thể ảnh hưởng đến hành vi và lời nói của chúng ta khiến cho lời nói và hành vi đó không trung thực. Bộ Phân Tích (the Book of Analysis, Vibhanga, chương 17 § 851) đề cập đến những ai những người có “ác ý”, nghĩa là những người giả vờ có những đức tính mà họ không có bao giờ; họ giả vờ nhân đức, giả vờ khôn ngoan và giả vờ như thể mình không mắc phải bất kỳ phiền não. Vị Tỳ-khưu có thể giả vờ hành động để nhận những gì thiếu. Bộ kinh Vibhanga (§ 861, § 862) đã nêu ra những ví dụ nổi bật về tật  “lừa đảo” và “lời nói bóng gió” như sau:

Về mặt này, thế nào là “lừa đảo”? Đó là người nào đó quá lệ thuộc vào của cải, danh dự và tiếng tăm, là người có ý muốn sằng bậy, là người gặp rắc rối do ước muốn: Qua cái gọi là cần sử dụng những vật dụng cần thiết, bằng nói bóng nói gió. Bằng cách dàn xếp hay thiết lập dự định hoặc qua những giàn xếp trong thái đo mà tỏ ra cau có, có hành vi cau có, lừa đảo, trở thành lừa đảo, có mánh khoé lừa đảo, tất cả những thứ đó đều là lừa đảo cả.

Về mặt này, thế nào là “lời nói bóng gió”? Người nào đó muốn lệ thuộc quá độ vào của cải, danh vọng và tiếng tăm. Thì tức khắc người đó tức khắc đã có ý định xấu xa, người nào có lời nói bóng gió, lời nói diễu cợt, lời nói tán dương quá đáng, lời nói phỉnh gạt, lời nói tâng bốc, suy luận quá đang, hay suy luận  liên tục, đê tiện biện luận có thái độ sai  khiến. Những điều này được gọi là có lời nói bóng gió.”

“Tán phét” (Beansoupery cháo đậu) là câu chuyện có rất ít sự thật trong đó, những gì còn lại hoàn toàn sai sự thật, giống như trong bát cháo đậu chỉ một ít đậu được bỏ vào nấu còn  phần lớn toàn là nước.[98]

Những đoạn văn trên đây cũng là những lời cảnh tỉnh cho cả người đời (Phật tử) nữa: Rất có thể cách cư xử của chúng ta quá bặt thiệp, nhưng thực tế chỉ là giả hình và giả đò cả. Những lời nói ngon ngọt dễ dàng có những động cơ ích kỷ. Chúng ta không muốn nổi tiếng, hay được người khác mến mộ hay sao?  Để được như vậy, chúng ta sẵn sàng nói dối hay vu khống. Khi ta chánh niệm được pháp Hành (thực tại) ngay lúc này, chúng ta dễ dàng nhận ra những lời nói đó có nịnh hót hay phỉnh phờ hay không. Với chánh niệm mọi hành vi và lời nói của chúng ta sẽ trở nên chân tình hơn.

Tham (lobha) không chỉ xuất hiện ở những lúc ta muốn chiếm đoạt của cải gì đó, nhưng cả những lúc chúng ta cảm thấy thú vị trước những cảnh đẹp, những tiếng nói, mùi thơm, hương vị, những cảnh sắc và những cảnh của ý. Ai trong chúng ta lại không muốn ngồi thiền hay nằm nghỉ thoải mái trên những chiếc ghế êm ái. Khi ngồi thiền trên sàn nhà ráp rúa, chúng ta thấy ác cảm nổi lên ngay tức khắc, ngược lại khi ngồi thiền trên ghế bành êm ái, ta cảm thấy khoan khoái và rồi tham xuất hiện ngay. Ai trong chúng ta không muốn có thời tiết thích hợp: Không nóng không lạnh nhỉ? Khi uống trà hay cà phê, chúng ta đều muốn uống trà và cà-phê đó ở nhiệt độ chúng ta thích. Khi dùng bữa, không những chúng ta muốn có đồ ăn thơm ngon mà còn muốn đồ ăn phải ở nhiệt độ đúng mức nữa. Và ai lại không thích đồ ăn thơm ngon, cách trình bày hấp dẫn, và ăn ngon miệng hay sao? Tham buộc lúc nào cũng xuất hiện qua từng “môn” một trong số sáu” môn” của chúng ta.

Tham (lobha) có thể đi kèm với thọ hỷ hay thọ xả (phi khổ phi lạc). Khi đi kèm với thọ hỷ thì  lập tức có pháp hỷ xuất hiện. Với thọ hỷ đó chúng ta thấy dễ chịu và rồi cảm giác đó biến thành đối tượng tham lam khác. Khi tham đã xuất hiện tức khắc si, vô tàm, vô quý và phóng tâm cũng sẽ xuất hiện. Si không nhận ra được bản chất thực đối tượng ta chấp thủ, chẳng nhận ra được thực tại đó chỉ là pháp hành không thể tồn tại được. Vô tàm, không thấy áy náy chi cả trước những gì bất thiện và vô quý đâu có nhận rõ được nguy cơ tiềm tàng trong đó. Phóng tâm chính là điều bất ổn do điều bất thiện gây ra, nó còn ngăn cản tâm không chuyên tâm vào điều thiện nữa.

Tham (lobha) cũng đi kèm với thọ xả nữa và không mấy căng thẳng như trong trường hợp đi kèm với thọ hỷ. Khi chúng ta muốn đi đâu hay thực hiện bất cứ điều gì. Tham có khả năng xuất hiện ngay, nhưng không nhất thiết tham phải đi kèm với thọ hỷ, rất có thể cảm giác phi khổ phi lạc (trung hoà) xuất hiện không chừng. Tâm tham căn với cảm giác phi khổ phi lạc xuất hiện liên tục, nhưng chúng ta quá u mê nên chẳng còn nhận ra được gì cả.

Tham ở mọi mức độ đều nguy hiểm cả, ngay cả dưới dạng tinh tế hơn. Khi ta thực hiện những hành vi bất hảo hại đến người khác, điều đó chứng tỏ tham nguy hiểm quá hiển nhiên. Nhưng khi tham chỉ đơn giản là thưởng thức một cảnh đẹp hay một âm thanh dễ chịu không hại đến bất kỳ ai, lúc đó ta khó lòng nhận ra tham nguy hiểm ở chỗ nào. Cho dù có hiển nhiên hay tinh tế. Tham đều nô dịch người ta. Khi có tham chúng ta liền bám lấy đối tượng chúng ta cảm nghiệm được ngay sát-na đó và coi đó là hạnh phúc. Sát-na tiếp theo đối tượng sảng khoái diệt và rồi rất có thể ác cảm lại nổi lên trong ta. Đức Phật đã nhắc nhở chúng sinh cảm giác dục lạc là phù phiếm đến chừng nào. Chúng ta đọc trong tác phẩm Dhammapada ( câu 146-149) như sau:

Tiếng cười là chi, vui thú là gì khi trần gian đang bừng cháy?

Trong bóng tối bủa vây, tôi, bạn ta  không tìm nguồn sáng?

Hãy nhìn kỹ tấm thân kiều diễm, ôi đống vết thương, lở lói ghê tởm!

Ôi kinh hoàng! bệnh tật ốm đau... không có gì tồn tại, chẳng có gì trường sinh.

Thân xác này, ôi hoàn toàn rã rời kiệt sức, ổ bệnh tật, đủ điều tiêu tan.

Khối thịt này tan rữa thối tha, ôi ! thần chết kết thúc cuộc sống quá rõ ràng.

Tận diệt được tham không phải là chuyện dễ dàng, do ta đã tích luỹ quá nhiều, ngay cả ở kiếp trước; tham đã bén rễ quá sâu trong ta. Ngay cả khi chúng ta đã nghiên cứu kỹ lưỡng Phật Pháp cũng như ta đã được cảnh giác trước những nguy cơ tham tạo ra, chúng ta vẫn muốn những gì sảng khoái cho mình. Chúng ta muốn sở hữu của cải và muốn gắn bó với người này người nọ. Ngay sát-na tham muốn đó ta đâu có nhận ra tất cả những gì chúng ta ước muốn, chúng ta gắn bó đó đều rất dễ đổi thay và chẳng có gì tồn tại cả.

Chúng ta đọc trong kinh Trung Bộ  (Middle length Sayings I, số. 26) trong bài nói chuyện về “Cuộc chinh phục thánh đức” Đức Phật dạy với Tỳ-khưu của ngài về việc truy lùng của bậc thánh và truy lùng phi thánh nhân. Cuộc truy lùng phi thánh nhân là công việc tìm kiếm những gì “vô thường” phù phiếm. Đức Phật đã đề cập đến những gì “khả sanh”. Sanh tiếp theo sau là thối rữa và chết. Bất kể điều gì được sanh, sanh do có thời cơ thuận tiện, đều phải diệt, tất nhiên đó chẳng phải là hạnh phúc đích thực. chúng ta đọc thấy như sau:

... Này chư Tỳ-khưu, cuộc Chinh Phục Thánh Đức là chi vậy? Về vấn đề này, này chư Tỳ-khưu, người nào, do “bản chất” khả sanh, lại tìm kiến những gì khả sanh như thế; bất kỳ ai do “bản chất” có khả năng già yếu đi, lại tìm kiếm những gì sẽ già yếu; do “bản ngã” là sẽ tan rữa…. Do bản chất khả tử...do bản chất hay buồn khổ... do bản chất hay gây hại, lại tìm kiếm điều gay hại.

Và này chư Tỳ-khưu, điều gì bạn cho là  khả sanh đây? Con trai và vợ chăng? Này chư Tỳ-khưu, cũng khả sanh, đầy tớ trai và đầy tớ giai chúng khả sanh, heo gà cúng khả sanh, voi bò và chiên cừu cũng khả sanh, vàng và bạc cũng khả sanh. Này chư Tỳ-khưu, tham lam những thứ khả sanh như vậy... Người này sẽ bị nô bộc, say đắm mải mê, nghiện ngập, do bản chất con người là khả sanh, họ tìm kiếm điều khả sanh như thế đó...

Thế rồi ngài giải thích tất cả những gì ngài đề cập đến đều phải “sanh, bệnh, già, tử, đau khổ và biến đổi. Chúng ta gắn bó với gia đình, của cải, vàng bạc, và tất cả những gì đem lại cho ta vui sựớng. Chúng mong đợi những gì mang lại cho ta sảng khoái và sung sựớng và thấy ác cảm nổi lên khi không chiếm đoạt được những gì ta muốn. Tham là nguồn mọi thất vọng vô tận. Hơn thế nữa trong kinh Phật chúng ta đọc thấy rằng: Kẻ nào nhận thấy hiểm họa nơi vạn vật tất cả đều là “vô thường” thì người ấy tìm thấy được “điều vô sanh, điều an toàn tuyệt đối xuất phát từ Níp-bàn.” Đó chính cuộc “Truy lùng thánh đức”. Chúng ta có khả năng nhận ra những thất lợi do tham mà ra, ta không thể tận diệt tham ngay được. Cuối cùng kinh Phật trên lại nhắc nhở chúng ta hãy tu luyện pháp chánh kiến, vì cuối cùng chánh kiến sẽ dẫn đến tận diệt được tham.

Đức Phật đã dạy chúng sinh phải chú ý đến bất kỳ pháp nào xuất hiện. Khi pháp bất thiện xuất hiện rất có thể pháp đó cũng trở thành đối tượng cho chánh kiến và niệm vậy. Một số người cảm thấy mình có lỗi khi gắn bó với những gì sảng khoái và thường ngả theo cách suy nghĩ không cần phải chú ý đến tham làm gì. Nếu chúng ta tích lũy nhiều khả năng nghệ thuật như hội hoạ âm nhạc liệu chúng ta có nên từ bỏ đi chỉ vì muốn tu luyện thiền quán hay không? Điều đó chẳng phải là thực hành chân chánh. Chúng ta nên ý thức rõ những pháp trong cuộc sống đời thường. Có người đã tích tụ nghệ thuật, người khác có tài nấu nướng hay viết lách, tất cả chúng ta đều có những tích luỹ khác nhau. Một Phật tử ngoài đời không thể sống cuộc đời vị Tỳ-khưu được. người đó không thể ép mình sống như thể một vị Tỳ-khưu. Chúng ta phải biết tu luyện trí tuệ trong cuộc sống đời thường. Chính vì vậy ta mới nhận ra được những gì đang xuất hiện được như vậy là do những điều kiện thật cá biệt nơi từng việc một.

Ta chỉ nhận ra những trạng thái của tham khi tham xuất hiện mà thôi. Khi ta giúp đỡ ai đó nhiều sát-na chúng ta cảm thấy dính mắc trong sát-na với lòng độ lượng đích thực. Chúng ta chẳng có cảm thấy sung suớng được gần gũi với người chúng ta giúp đỡ  và gắn bó với hắn đó sao? Chúng ta có hài lòng với “chính công việc thiện” của ta và có mong đợi được đáp trả lại điều gì chăng? Chánh niệm được pháp là cách duy nhất để nhận ra rõ ràng hơn những sát-na hoàn hảo và bất hảo. Chánh niệm giúp ta tránh tự lừa dối mình.

Tham lam có thể xuất hiện ngay cả với thiện, tĩnh hay niệm. Với  niệm, chúng ta muốn có nhiều niệm và chúng ta muốn cho niệm đó luôn tồn tại. Nhưng muốn có niệm lại không phải là niệm, mà đó là “chấp thủ”. Chúng ta không nên tránh chấp thủ kiểu đó nó xuất hiện, vì chỉ khi nào chúng ta ý thức được pháp đó chúng ta mới tận diệt được tận gốc chấp thủ đó.

Ta luôn thấy xuất hiện những kinh nghiệm qua các “môn” khác nhau. Có thấy, lắng nghe, tức cảnh xúc và cả tư  tưởng nữa. Hình như tất cả kinh nghiệm đó chỉ xảy ra từng cái liên tiếp nhau mà thôi. Tuy nhiên chúng lại xuất hiện trong những qui trình khác biệt và trong những quy trình này có những tốc lực tâm[99] cũng có thể là tâm thiện hay tâm bất thiện. Thí dụ, ngay sau khi hành động nghe, là “quả” của nghiệp tâm quả (Vipakacitta) đã sinh và diệt, thì sẽ có tham gắn bó với âm thanh đó, và rồi lại xuất hiện tâm tham căn thực hiện nhiệm vụ đổng lực. Ngay cả trong qui trình “căn môn”, trước đối tượng được cảm nghiệm qua “ý-môn”, thì tham cũng xuất hiện. Tâm đổng lực xuất hiện trong những qui trình tâm khác nhau, cảm nghiệm những đối tượng đó qua sáu “môn” thường lại là các tâm bất thiện rồi mới tới tâm thiện, nhưng cứ sự thường chúng ta vô minh các tâm đó. Sau khi trần cảnh như cảnh thinh được cảm nghiệm qua nhĩ môn, thì các tâm xuất hiện lại cảm nghiệm được đối tượng đó trong qui trình ý-môn. Các tâm đang xuất hiện trong qui trình ý môn tiếp theo sau qui trình căn môn, trong trường hợp này lại là qui trình nhĩ môn, chỉ cảm nghiệm được cảnh thinh mà thôi, các tâm này không hề suy tưởng đến cảnh thinh này, và không biết được là loại tiếng động gì. Sau qui trình đó còn có những qui trình ý môn thuộc các tâm khác liên tưởng đến nguồn gốc, ý nghĩa cũng như khái niệm của cảnh thinh đó tức là các khái niệm. Liên tưởng đến những khái niệm sau khi thấy, nghe hoặc những kinh nghiệm qua các căn môn khác, thường chỉ được thực hiện với tham mà thôi, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy sảng khoái đặc biệt. Thí dụ như, sau khi nghe một cảnh thinh, chúng ta biết được đó là tiếng chim hót, thì đây chẳng phải là nghe song là suy nghĩ, và điều này thường được thực hiện với tham. Chúng ta muốn biết ý nghĩa những gì chúng ta nghe. Chúng ta muốn biết ý nghĩa của tất cả những gì chúng ta cảm nhận được qua các căn. Khi chúng ta chú ý đến nội dung và hình thức của đối tượng, sau khi đã thấy tiếp theo sau là suy nghĩ đến các khái niệm, các khái niệm này thường do chấp thủ thực hiện. Chúng ta thường rất thích nhận ra những gì quen thuộc xảy ra chung quanh ta, chúng ta không muốn bỏ mất cơ hội để nhận ra  những gì quen thuộc đó. Thế nên, có rất nhiều sát-na để cho thủ chấp xuất hiện trong các qui trình căn môn cũng như ý môn. Chúng ta có quá nhiều sát-na tham xuất hiện hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Và điều này rất có lợi nếu như ta tỉnh thức được. Đây có thể là điều nhắc nhở chúng ta phải tỉnh thức đến các pháp xuất hiện để có thể biết rõ từng pháp một.

Đức phật đã nhắc nhở chúng sinh về rất nhiều hình thức tham đã xuất hiện để giúp chúng ta tu luyện chánh kiến. Đây chính là mục tiêu ta phân pháp thành nhiều loại khác nhau như chúng ta đã tìm thấy trong kinh Phật. Thí dụ từ Ái dục (Tanha), là một từ khác để chỉ tham, vậy Tanha thường được dịch sang tiếng Anh là craving, tức là thèm muốn khao khát. Ái dục được phân loại như sau[100] :

- Dục ái (Kama-tanha)
- Hữu ái dục (Bhava-tanha)
- Vô hữu ái dục (Vibhava-tanha)

Dục ái (Kama-tanha) chính là thèm khát trước những cảnh trần được cảm nhận qua sáu “môn” cũng như sự thèm khát đối với các tâm dục giới (tâm thuộc cõi căn trần và các sở hữu đi kèm theo). Chúng ta không chỉ có thủ chấp với cảnh sắc hay là cảnh thinh nhưng còn có thủ chấp với thấy, nghe. Chúng ta muốn thấy và nghe chúng ta muốn tiến hành cảm nghiệm các cảnh thông qua căn. Dục ái có thể đi kèm với tà kiến hay không đi kèm với tà kiến cũng được.

Hữu ái dục (Bhava-tanha) chính là khát vọng được tồn tại. Loại thủ chấp này có thể đi kèm với tà kiến hay không cũng còn tùy thuộc. Loại hữu ái đi kèm với tà kiến, chính là “thường kiến” tin rằng thực tại tồn tại luôn. Chính do thường kiến này mà chúng ta tin là có “bản ngã” sẽ tiếp tục tồn tại đến muôn đời.

Cũng tồn tại thủ chấp tái sanh không kèm với tà kiến về bản ngã tồn tại vĩnh cửu. Chấp thủ với  quả thuộc thiền sắc giới, đó chính là tái sanh nơi cõi Phạm thiên sắc giới (Rupa-brahma) và chấp thủ đến kết quả thuộc thiền vô sắc là tái sanh nơi cõi Phạm thiên vô sắc, cả hai loại đều là những hình thức thủ chấp được nêu trong hữu ái.

Vô hữu ái (Vibhava-tanha) là khát vọng không tồn tại, một niềm tin vô hữu kiến (Natthika-ditthi), đây là một loại tà kiến, một niềm tin cho là có bản ngã và bản ngã này sẽ bị đoạn diệt sau khi chết. Những người theo quan niệm này không nhận ra rằng bao lâu còn có nhân duyên để cho danh pháp và sắc pháp xuất hiện thì cả hai sẽ xuất hiện liên tục, vì họ không hiểu điều này nên họ tin là không có tái sanh.

Có nhiều cách phân loại ái dục. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XVII, 234-236) đề cập đến một trăm lẻ tám loại ái dục. Có sáu loại khát vọng đối với các đối tượng cảm nghiệm được qua sáu “môn”, và mỗi loại trên được kể thêm ba lần nữa tuỳ cách xuất hiện ra sao: Dục ái, hữu dục ái, và vô hữu dục ái. Liên quan đến hữu ái, là thường kiến có thể xuất hiện liên quan đến điều được cảm nhận qua mỗi giác quan trong sáu “môn”, lại có người tin là những vật thể này tồn tại trường cửu. Liên quan đến vô hữu ái tức đoạn kiến hay đoạn diệt kiến có thể xuất hiện liên quan đến những gì cảm nghiệm được qua “lục môn” bằng cách đó chúng ta có thể đếm được mười tám loại  thèm khát. Hơn thế nữa, còn có thèm khát đối với mầu sắc của “chính ta” hay màu sắc bên ngoài ta và ngay cả như vậy cũng liên quan đến các đối tượng khác nữa kể cả những đối tượng đối với hữu ái và các đối tượng đối với vô hữu ái. Bằng cách này chúng ta có thể đếm được có tới ba mươi sáu loại ái dục, nếu chúng ta kể đến các ái dục trong quá khứ, hiện tại và tương lai, có cả thấy một trăm lẽ tám loại ái dục. những phân loại khác nhau về ái dục nhắc nhở chúng ta là có nhiều loại thủ chấp đối với các đối tượng khác nhau.

Bậc thánh Nhập lưu (là người đã đạt đến giác ngộ bậc thứ nhất) đã tận diệt được hết các thủ chấp đi kèm với tà kiến, nhưng các hình thức thủ chấp khác vẫn có thể chỗi dậy. Bậc thánh A-na-hàm là người đã đạt đến giác ngộ đã tận diệt được tất cả các loại thủ chấp về dục ái, vị này không còn thủ bất kỳ lại tái sanh nào. Đối với các ngài sẽ chẳng còn duyên hệ (Paccayas) nào để phải tái sanh nữa.

Khi có chánh niệm về các đối tượng hiện hữu thường xuyên hơn, chúng ta sẽ nhận thấy rõ ràng hơn thủ chấp của chúng ta đã bén rễ sâu đến chừng nào. Chúng ta có thể chứng minh bằng cách này đó là điều Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đã giải thích cho chúng ta về pháp. Chúng ta sẽ biết được thủ chấp xuất hiện với tất cả các đối tượng chúng ta cảm nghiệm được qua sáu “môn”.

Cho đến khi nào thủ chấp vẫn tồn tại lúc đó vẫn còn sanh, lão bệnh và tử. Tham ái là diệu đế thứ nhì, là nguồn gốc đau khổ. Chúng ta đọc thấy trong Trung Bộ kinh (III số 141 phân tích về chân lý) Sariputta đã nói với Tỳ-khưu về chân lý thứ nhì này như sau:

Này chư Tỳ-khưu, chân đế thánh nói về nguồn gốc đau khổ là gì vậy? Bất kỳ tham ái nào cũng có liên quan đến tái sanh, đi kèm với hỷ và tham tìm kiến khoái cảm đây đó, cụ thể như dục ái, hữu ái dục, vô hữu ái dục – Này chư Tỳ-khưu, điều này được gọi là chân đế thánh về nguồn gốc đau khổ.

Tham ái là một mối nối với “Thập nhị nhân duyên”. Vô minh và tham ái chính là căn của “bánh xe luân hồi” tức là vòng luân hồi sinh tử. (Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga XVII, 285).

Trong tập Trưởng lão tăng kệ Thera-gàthà (57, Kutiviharin 2) thì nghiệp tạo ra tái sinh được tượng trưng cho xây dựng một nơi cư ngụ, một cái chòi. Người nào vẫn còn khát khao xây thêm sẽ bị tái sanh. Vị Thượng tọa thực hiện nghiên cứu trong một căn chòi tồi tàn, ngài đã ngẫm nghĩ như sau : “căn chòi cũ kỹ hiện đã  chưa hư nát, tôi phải làm cái mới”. Chính vì thế mà ngài đã nghĩ đến một hành động mới đó là nghiệp (kamma). Một vị thiên thần đang tìm kiếm giải thoát đã nói với ngài như sau:

Đây căn chòi cũ kỹ theo lời ngài nói phải không?

Xây môt căn khác một căn chòi mới, ý định của ngài sao?

Ôi  dẹp ngay đi ước mơ xây dựng  một căn chòi mới!

Căn chòi mới mang theo đau khổ mới, Tỳ-khưu biết không.

Khi vị ấy nghe những lời này, ngài rất giao động. Tu luyện thiền quán và đã đạt đến bậc A-la-hán. Đối với ngài không còn duyên hệ tái sanh, chỉ vì ngài đã được giải thoát khỏi thủ chấp.

 

Câu hỏi:

  1. Tại sao tâm tham căn (lobha-mula-citta) lại nguy hiểm, ngay cả khi tâm này không có cường độ đủ mạnh để thôi thúc được hành vi xấu?
  2. Cảnh sắc là điều xuất hiện ra trước mắt ta, chứ không phải là một “đồ vật”. Vậy tham (lobha) có thể xuất hiện trong qui trình nhãn môn hay không?
  3. Ngay cả vị thánh Nhập lưu (Sotapanna) đã xác định được “Pháp” thì vô thường và không có bản ngã nào có lòng tham đối với các đối tượng khoái cảm cả. Điều đó xảy ra thế nào được?
  4. Hữu ái (Bhava-tanha) luôn đi kèm theo với tà kiến có phải không?
  5. Ai đã tận diệt được toàn bộ mọi hình thức Hữu ái (Bhava-tanha)?
  6. Đấng thánh Nhập lưu (sotapanna) có được Vô hữu ái hay không?
  7. Đấng quả thánh A-na-hàm có thủ chấp thấy hay không?
  8. Đấng quả thánh A-na-hàm có lòng tham nơi thiền hay không?
  9. Khi giúp đỡ người khác lòng tham có thể nổi lên hay không?
  10. Tham chánh niệm có phải là một trở ngại cho tu luyện Bát chánh đạo hay không?
  11. Tham (lobha) âm nhạc là bất thiện. các vị Tỳ-khưu không được chuyên tâm vào âm nhạc liệu người đời thường có phải từ bỏ âm nhạc để tu luyện thiền quán hay không?
  12. Tham (lobha) có thể là đối tượng cho chánh niệm được hay không?

[91] Xem tác phẩm Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường (Abhidhamma in the daily life) của cùng tác giả.

[92] Xem Atthasàlinì  II, cuốn II ch. II, 362-367.

[93] Xem Dhammasagga điều 389.

[94] Ma vương là điều xấu, điều bất thiện,và theo một nghĩa rộng hơn tất cả những gì  có liên quan đến khổ (dukkha).

[95] Một số quan điểm sai lạc không phải tất cả, lại là nghiệp đạo bất thiện (Akusala-kamma-patha) thông qua trí tuệ chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương 16.

[96] Chú giải bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì)  I, ph.III ch. V. 101

  Chú giải bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì)  I, ph.III ch. V. 101

[98] Xem Visuddhimagga I, 75.

[99] Xin xem Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường  (Abhidhamma in the daily life.) chương 14, thường có đến bảy tâm trong một qui trình thực hiện nhiệm vụ thiền “thông qua một cảnh”.

[100] sách phân tích, vibhanga, chương 17, phân tích nhứng vật nhỏ b, điều 916.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004

TAM SO  (Cetasikas)
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 15

THAM (Lobha)

Các pháp bất thiện hoàn toàn khác so với pháp thiện. Pháp bất thiện không tinh khiết, rất nguy hiểm và thường dẫn đến buồn khổ. Như chúng ta đã thấy, có bốn loại sở hữu xuất hiện với bất kỳ tâm bất thiện nào như si, vô tàm, vô quí và phóng dật. Ngoài bốn loại sở hữu bất thiện kể trên còn có nhiều sở hữu bất thiện khác đi kèm với tâm bất thiện.

Tham, tức tham lam hay thói tham muốn lại là một loại sở hữu bất thiện khác. Tham không xuất hiện với mọi tâm bất thiện. Tham chỉ có thể xuất hiện với tám loại tâm, tám loại tâm tham căn.[91] Tham (Lobha) là một căn, tức là nhân (Hetu). Tâm tham căn gồm có cả si lẫn tham như là căn của hai sở hữu này.

Dhammasangani (§1059) trong đoạn nói về tham như một nhân, đã đưa một danh sách dài gồm những tên đặt cho tham để minh họa sự khác biệt trong hình thù và diện mạo. Tham được so sánh với một giống cây leo, có thể bóp nghẹt nạn nhân tương tự như một loại cây bò làm nghẹt cây trồng, nó cũng giống như đại dương, không thể thỏa mãn ước muốn. Tham có thể coi như điều lỗ mãng hoặc dâm đãng hay tinh tế hơn tương tự như kỳ vọng và hy vọng vậy. Tham lại là một “triền phược” vì tham trói buộc chúng sinh trong cái vòng luân hồi sanh tử. Nó chính là sự đồi bại, trụy lạc vì tham biến tâm thành đồi bại[92].

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhamagga- XIV, 162) đưa ra một định nghĩa về tham (lobha) như sau:

...tính tham lam có trạng thái là bám chặt lấy cảnh giống như “nhựa bẫy khỉ”. Phận sự là bám lấy, giống như thịt bám chặt vào mặt chảo đang sôi. Tính tham lam thành tựu bằng cách không muốn buông tha, giống như loại thuốc nhuộn chế bằng muội đèn. Nguyên nhân sâu xa của tham là vui sướng với cảnh vật khi tóm gọn được, căng phồng lên với triều sóng tham lam, được ví như bắt được (chúng sinh) dẫn tới hiện trạng tiêu diệt, như dòng sông tràn bờ đổ vào đại dương bao la.

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II,Ph IX, ch, I, 249) cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy[93].

Tham muốn có trạng thái đó là bắt hay bám chặt lấy giống như keo bẫy khỉ. Các thợ săn dùng keo bẫy khỉ để bắt khỉ. Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh-- Kindred Sayings (V, Maha-vagga. Cuốn III, ch. I § 7, nói về con khỉ) đó là cái bẫy dùng keo dính, bọn thợ săn đặt để bắt khỉ. Những con khỉ nào không “ngu xuẩn và tham dục” mới thoát khỏi dính bẫy. Chúng ta đọc thấy như sau:

...thế là một con khỉ tham dục, khờ dại tiến lại gần cái bẫy, lấy tay túm lấy cái bẫy và bị dính chặt vào đấy. Thế rồi, nó suy nghĩ: Tôi sẽ gỡ cẳng ra, nó lại túm lấy cẳng bị dính, nhưng cẳng đó lại dính chặt vào bẫy. Để gỡ hai cánh tay ra nó lại dùng một chân, nhưng rồi chân đó cũng bị dính luôn vào bẫy. Để gỡ hai tay và chân ra con khỉ lại lấy chân còn lại nắm lấy hai tay và chân bị dính vào bẫy thế là chân còn lại cũng bị dính nốt. Để gỡ hai chân hai tay ra nó dùng đến mồn và thế là mồn  nó cũng lại dính chặt vào bẫy.

Thế là con khỉ bị dính chặt vào bẫy bằng năm cách, nó nằm vật xuống và rú lên thẳm thiết, và như vậy nó rơi vào chốn bất hạnh....

Thế là người đi săn dễ dàng bắt được con khỉ và nướng trên đống lửa. Đức Phật giải thích cho Tỳ-khưu rằng một vị Tỳ-khưu không chú tâm sẽ bị mắc bẫy do năm “dục lạc” đó là: Cảnh sắc, âm thanh, hương thơm, hương vị và cảnh xúc. Một khi chúng ta bị vướng vào những đối tượng đó, Ma-vương sẽ ra tay” [94]. Chấp thủ là điều rất nguy hiểm, nó dẫn con người ta đến chỗ tự hủy diệt. Vào lúc này chúng ta có bị vướng mắc vào “năm dục lạc” nào không? Nếu có thì chúng ta đang bị “mắc bẫy” đó. Khi lòng tham nổi lên, chúng ta thích chấp thủ đối tượng tham lam đó, chúng ta không nhận ra lòng tham đang nô dịch chúng ta, chúng ta không nhận ra mối nguy của tham. Chính vì vậy mà người ta gọi nguyên nhân sâu xa của tham là nhận ra điều vui thú nơi các đối tượng dẫn ta đến tù túng. Lặn ngụp trong dòng sông ái dục, tham sẽ dẫn ta đến những “tình trạng tiêu diệt”. Tham có thể thúc đẩy chúng ta làm những điều bất thiện có thể dẫn ta đến tái sanh khổ cảnh. Cho đến khi nào ta chưa nhổ sạch hết mầm mống tham chúng ta phải chịu: Sanh, lão, bệnh tật và tử.

Tham (lobha) dính mắc với rất nhiều đối tượng khác nhau, và có nhiều mức độ khác nhau. Có nhiều tên khác nhau để chỉ rõ sở hữu có thể là tham. Tham dục (Raga) tham ái  (Abhijja) và ái dục (Tanha) là các tên khác nhau đặt cho tham (Lobha). Khi tham thuộc loại lỗ mãng, dâm đãng nó thúc đẩy nghiệp đạo bất thiện qua thân, khẩu hay ý. Chính do tham mà chúng ta có thể mắc phải nhiều loại hành vi bất chánh để đạt được điều chúng ta ước muốn. Nếu như mức độ bất thiện chỉ đến độ thúc đẩy được việc xấu, thì kết quả việc đó có thể dẫn đến tái sanh khổ cảnh hay là những cảm nhận không dễ chịu qua giác quan trong quá trình cuộc sống. Tham có thể thúc đẩy nghiệp đạo bất thiện qua thân[95], đó là trộm cắp và tà dâm, và nghiệp đạo bất thiện qua thân chính là nói láo, vu khống và những câu chuyện vô bổ. Tham cũng có thể thúc đẩy sự thèm khát hay tham ái, tức là ước muốn lấy tài sản của người khác đó chính là nghiệp đạo bất thiện qua ý. Hơn nữa, khi tham đi kèm với tà kiến, nó có thúc đẩy một số tà kiến, lại chính là nghiệp đạo bất thiện qua ý[96]. Liên quan đến thèm khát, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì II, phần IX, chương. I, 249) cũng khẳng định tham, được coi như cánh tay tâm trải rộng ra để vươn tới thành công của người khác. Nếu chúng ta chỉ đơn giản ước ao chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng không phương án để đánh cắp, lòng tham không phải là nghiệp đạo bất thiện. Có nhiều mức độ tham lam và chỉ thực sự khi chúng ta dự định chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới là nghiệp đạo bất thiện thông qua ý vậy[97].

Rất có thể chúng ta chưa có ý định ăn cắp, nhưng ý định của chúng ta muốn chiếm đoạt điều gì đó cho chính mình có thể ảnh hưởng đến hành vi và lời nói của chúng ta khiến cho lời nói và hành vi đó không trung thực. Bộ Phân Tích (the Book of Analysis, Vibhanga, chương 17 § 851) đề cập đến những ai những người có “ác ý”, nghĩa là những người giả vờ có những đức tính mà họ không có bao giờ; họ giả vờ nhân đức, giả vờ khôn ngoan và giả vờ như thể mình không mắc phải bất kỳ phiền não. Vị Tỳ-khưu có thể giả vờ hành động để nhận những gì thiếu. Bộ kinh Vibhanga (§ 861, § 862) đã nêu ra những ví dụ nổi bật về tật  “lừa đảo” và “lời nói bóng gió” như sau:

Về mặt này, thế nào là “lừa đảo”? Đó là người nào đó quá lệ thuộc vào của cải, danh dự và tiếng tăm, là người có ý muốn sằng bậy, là người gặp rắc rối do ước muốn: Qua cái gọi là cần sử dụng những vật dụng cần thiết, bằng nói bóng nói gió. Bằng cách dàn xếp hay thiết lập dự định hoặc qua những giàn xếp trong thái đo mà tỏ ra cau có, có hành vi cau có, lừa đảo, trở thành lừa đảo, có mánh khoé lừa đảo, tất cả những thứ đó đều là lừa đảo cả.

Về mặt này, thế nào là “lời nói bóng gió”? Người nào đó muốn lệ thuộc quá độ vào của cải, danh vọng và tiếng tăm. Thì tức khắc người đó tức khắc đã có ý định xấu xa, người nào có lời nói bóng gió, lời nói diễu cợt, lời nói tán dương quá đáng, lời nói phỉnh gạt, lời nói tâng bốc, suy luận quá đang, hay suy luận  liên tục, đê tiện biện luận có thái độ sai  khiến. Những điều này được gọi là có lời nói bóng gió.”

“Tán phét” (Beansoupery cháo đậu) là câu chuyện có rất ít sự thật trong đó, những gì còn lại hoàn toàn sai sự thật, giống như trong bát cháo đậu chỉ một ít đậu được bỏ vào nấu còn  phần lớn toàn là nước.[98]

Những đoạn văn trên đây cũng là những lời cảnh tỉnh cho cả người đời (Phật tử) nữa: Rất có thể cách cư xử của chúng ta quá bặt thiệp, nhưng thực tế chỉ là giả hình và giả đò cả. Những lời nói ngon ngọt dễ dàng có những động cơ ích kỷ. Chúng ta không muốn nổi tiếng, hay được người khác mến mộ hay sao?  Để được như vậy, chúng ta sẵn sàng nói dối hay vu khống. Khi ta chánh niệm được pháp Hành (thực tại) ngay lúc này, chúng ta dễ dàng nhận ra những lời nói đó có nịnh hót hay phỉnh phờ hay không. Với chánh niệm mọi hành vi và lời nói của chúng ta sẽ trở nên chân tình hơn.

Tham (lobha) không chỉ xuất hiện ở những lúc ta muốn chiếm đoạt của cải gì đó, nhưng cả những lúc chúng ta cảm thấy thú vị trước những cảnh đẹp, những tiếng nói, mùi thơm, hương vị, những cảnh sắc và những cảnh của ý. Ai trong chúng ta lại không muốn ngồi thiền hay nằm nghỉ thoải mái trên những chiếc ghế êm ái. Khi ngồi thiền trên sàn nhà ráp rúa, chúng ta thấy ác cảm nổi lên ngay tức khắc, ngược lại khi ngồi thiền trên ghế bành êm ái, ta cảm thấy khoan khoái và rồi tham xuất hiện ngay. Ai trong chúng ta không muốn có thời tiết thích hợp: Không nóng không lạnh nhỉ? Khi uống trà hay cà phê, chúng ta đều muốn uống trà và cà-phê đó ở nhiệt độ chúng ta thích. Khi dùng bữa, không những chúng ta muốn có đồ ăn thơm ngon mà còn muốn đồ ăn phải ở nhiệt độ đúng mức nữa. Và ai lại không thích đồ ăn thơm ngon, cách trình bày hấp dẫn, và ăn ngon miệng hay sao? Tham buộc lúc nào cũng xuất hiện qua từng “môn” một trong số sáu” môn” của chúng ta.

Tham (lobha) có thể đi kèm với thọ hỷ hay thọ xả (phi khổ phi lạc). Khi đi kèm với thọ hỷ thì  lập tức có pháp hỷ xuất hiện. Với thọ hỷ đó chúng ta thấy dễ chịu và rồi cảm giác đó biến thành đối tượng tham lam khác. Khi tham đã xuất hiện tức khắc si, vô tàm, vô quý và phóng tâm cũng sẽ xuất hiện. Si không nhận ra được bản chất thực đối tượng ta chấp thủ, chẳng nhận ra được thực tại đó chỉ là pháp hành không thể tồn tại được. Vô tàm, không thấy áy náy chi cả trước những gì bất thiện và vô quý đâu có nhận rõ được nguy cơ tiềm tàng trong đó. Phóng tâm chính là điều bất ổn do điều bất thiện gây ra, nó còn ngăn cản tâm không chuyên tâm vào điều thiện nữa.

Tham (lobha) cũng đi kèm với thọ xả nữa và không mấy căng thẳng như trong trường hợp đi kèm với thọ hỷ. Khi chúng ta muốn đi đâu hay thực hiện bất cứ điều gì. Tham có khả năng xuất hiện ngay, nhưng không nhất thiết tham phải đi kèm với thọ hỷ, rất có thể cảm giác phi khổ phi lạc (trung hoà) xuất hiện không chừng. Tâm tham căn với cảm giác phi khổ phi lạc xuất hiện liên tục, nhưng chúng ta quá u mê nên chẳng còn nhận ra được gì cả.

Tham ở mọi mức độ đều nguy hiểm cả, ngay cả dưới dạng tinh tế hơn. Khi ta thực hiện những hành vi bất hảo hại đến người khác, điều đó chứng tỏ tham nguy hiểm quá hiển nhiên. Nhưng khi tham chỉ đơn giản là thưởng thức một cảnh đẹp hay một âm thanh dễ chịu không hại đến bất kỳ ai, lúc đó ta khó lòng nhận ra tham nguy hiểm ở chỗ nào. Cho dù có hiển nhiên hay tinh tế. Tham đều nô dịch người ta. Khi có tham chúng ta liền bám lấy đối tượng chúng ta cảm nghiệm được ngay sát-na đó và coi đó là hạnh phúc. Sát-na tiếp theo đối tượng sảng khoái diệt và rồi rất có thể ác cảm lại nổi lên trong ta. Đức Phật đã nhắc nhở chúng sinh cảm giác dục lạc là phù phiếm đến chừng nào. Chúng ta đọc trong tác phẩm Dhammapada ( câu 146-149) như sau:

Tiếng cười là chi, vui thú là gì khi trần gian đang bừng cháy?

Trong bóng tối bủa vây, tôi, bạn ta  không tìm nguồn sáng?

Hãy nhìn kỹ tấm thân kiều diễm, ôi đống vết thương, lở lói ghê tởm!

Ôi kinh hoàng! bệnh tật ốm đau... không có gì tồn tại, chẳng có gì trường sinh.

Thân xác này, ôi hoàn toàn rã rời kiệt sức, ổ bệnh tật, đủ điều tiêu tan.

Khối thịt này tan rữa thối tha, ôi ! thần chết kết thúc cuộc sống quá rõ ràng.

Tận diệt được tham không phải là chuyện dễ dàng, do ta đã tích luỹ quá nhiều, ngay cả ở kiếp trước; tham đã bén rễ quá sâu trong ta. Ngay cả khi chúng ta đã nghiên cứu kỹ lưỡng Phật Pháp cũng như ta đã được cảnh giác trước những nguy cơ tham tạo ra, chúng ta vẫn muốn những gì sảng khoái cho mình. Chúng ta muốn sở hữu của cải và muốn gắn bó với người này người nọ. Ngay sát-na tham muốn đó ta đâu có nhận ra tất cả những gì chúng ta ước muốn, chúng ta gắn bó đó đều rất dễ đổi thay và chẳng có gì tồn tại cả.

Chúng ta đọc trong kinh Trung Bộ  (Middle length Sayings I, số. 26) trong bài nói chuyện về “Cuộc chinh phục thánh đức” Đức Phật dạy với Tỳ-khưu của ngài về việc truy lùng của bậc thánh và truy lùng phi thánh nhân. Cuộc truy lùng phi thánh nhân là công việc tìm kiếm những gì “vô thường” phù phiếm. Đức Phật đã đề cập đến những gì “khả sanh”. Sanh tiếp theo sau là thối rữa và chết. Bất kể điều gì được sanh, sanh do có thời cơ thuận tiện, đều phải diệt, tất nhiên đó chẳng phải là hạnh phúc đích thực. chúng ta đọc thấy như sau:

... Này chư Tỳ-khưu, cuộc Chinh Phục Thánh Đức là chi vậy? Về vấn đề này, này chư Tỳ-khưu, người nào, do “bản chất” khả sanh, lại tìm kiến những gì khả sanh như thế; bất kỳ ai do “bản chất” có khả năng già yếu đi, lại tìm kiếm những gì sẽ già yếu; do “bản ngã” là sẽ tan rữa…. Do bản chất khả tử...do bản chất hay buồn khổ... do bản chất hay gây hại, lại tìm kiếm điều gay hại.

Và này chư Tỳ-khưu, điều gì bạn cho là  khả sanh đây? Con trai và vợ chăng? Này chư Tỳ-khưu, cũng khả sanh, đầy tớ trai và đầy tớ giai chúng khả sanh, heo gà cúng khả sanh, voi bò và chiên cừu cũng khả sanh, vàng và bạc cũng khả sanh. Này chư Tỳ-khưu, tham lam những thứ khả sanh như vậy... Người này sẽ bị nô bộc, say đắm mải mê, nghiện ngập, do bản chất con người là khả sanh, họ tìm kiếm điều khả sanh như thế đó...

Thế rồi ngài giải thích tất cả những gì ngài đề cập đến đều phải “sanh, bệnh, già, tử, đau khổ và biến đổi. Chúng ta gắn bó với gia đình, của cải, vàng bạc, và tất cả những gì đem lại cho ta vui sựớng. Chúng mong đợi những gì mang lại cho ta sảng khoái và sung sựớng và thấy ác cảm nổi lên khi không chiếm đoạt được những gì ta muốn. Tham là nguồn mọi thất vọng vô tận. Hơn thế nữa trong kinh Phật chúng ta đọc thấy rằng: Kẻ nào nhận thấy hiểm họa nơi vạn vật tất cả đều là “vô thường” thì người ấy tìm thấy được “điều vô sanh, điều an toàn tuyệt đối xuất phát từ Níp-bàn.” Đó chính cuộc “Truy lùng thánh đức”. Chúng ta có khả năng nhận ra những thất lợi do tham mà ra, ta không thể tận diệt tham ngay được. Cuối cùng kinh Phật trên lại nhắc nhở chúng ta hãy tu luyện pháp chánh kiến, vì cuối cùng chánh kiến sẽ dẫn đến tận diệt được tham.

Đức Phật đã dạy chúng sinh phải chú ý đến bất kỳ pháp nào xuất hiện. Khi pháp bất thiện xuất hiện rất có thể pháp đó cũng trở thành đối tượng cho chánh kiến và niệm vậy. Một số người cảm thấy mình có lỗi khi gắn bó với những gì sảng khoái và thường ngả theo cách suy nghĩ không cần phải chú ý đến tham làm gì. Nếu chúng ta tích lũy nhiều khả năng nghệ thuật như hội hoạ âm nhạc liệu chúng ta có nên từ bỏ đi chỉ vì muốn tu luyện thiền quán hay không? Điều đó chẳng phải là thực hành chân chánh. Chúng ta nên ý thức rõ những pháp trong cuộc sống đời thường. Có người đã tích tụ nghệ thuật, người khác có tài nấu nướng hay viết lách, tất cả chúng ta đều có những tích luỹ khác nhau. Một Phật tử ngoài đời không thể sống cuộc đời vị Tỳ-khưu được. người đó không thể ép mình sống như thể một vị Tỳ-khưu. Chúng ta phải biết tu luyện trí tuệ trong cuộc sống đời thường. Chính vì vậy ta mới nhận ra được những gì đang xuất hiện được như vậy là do những điều kiện thật cá biệt nơi từng việc một.

Ta chỉ nhận ra những trạng thái của tham khi tham xuất hiện mà thôi. Khi ta giúp đỡ ai đó nhiều sát-na chúng ta cảm thấy dính mắc trong sát-na với lòng độ lượng đích thực. Chúng ta chẳng có cảm thấy sung suớng được gần gũi với người chúng ta giúp đỡ  và gắn bó với hắn đó sao? Chúng ta có hài lòng với “chính công việc thiện” của ta và có mong đợi được đáp trả lại điều gì chăng? Chánh niệm được pháp là cách duy nhất để nhận ra rõ ràng hơn những sát-na hoàn hảo và bất hảo. Chánh niệm giúp ta tránh tự lừa dối mình.

Tham lam có thể xuất hiện ngay cả với thiện, tĩnh hay niệm. Với  niệm, chúng ta muốn có nhiều niệm và chúng ta muốn cho niệm đó luôn tồn tại. Nhưng muốn có niệm lại không phải là niệm, mà đó là “chấp thủ”. Chúng ta không nên tránh chấp thủ kiểu đó nó xuất hiện, vì chỉ khi nào chúng ta ý thức được pháp đó chúng ta mới tận diệt được tận gốc chấp thủ đó.

Ta luôn thấy xuất hiện những kinh nghiệm qua các “môn” khác nhau. Có thấy, lắng nghe, tức cảnh xúc và cả tư  tưởng nữa. Hình như tất cả kinh nghiệm đó chỉ xảy ra từng cái liên tiếp nhau mà thôi. Tuy nhiên chúng lại xuất hiện trong những qui trình khác biệt và trong những quy trình này có những tốc lực tâm[99] cũng có thể là tâm thiện hay tâm bất thiện. Thí dụ, ngay sau khi hành động nghe, là “quả” của nghiệp tâm quả (Vipakacitta) đã sinh và diệt, thì sẽ có tham gắn bó với âm thanh đó, và rồi lại xuất hiện tâm tham căn thực hiện nhiệm vụ đổng lực. Ngay cả trong qui trình “căn môn”, trước đối tượng được cảm nghiệm qua “ý-môn”, thì tham cũng xuất hiện. Tâm đổng lực xuất hiện trong những qui trình tâm khác nhau, cảm nghiệm những đối tượng đó qua sáu “môn” thường lại là các tâm bất thiện rồi mới tới tâm thiện, nhưng cứ sự thường chúng ta vô minh các tâm đó. Sau khi trần cảnh như cảnh thinh được cảm nghiệm qua nhĩ môn, thì các tâm xuất hiện lại cảm nghiệm được đối tượng đó trong qui trình ý-môn. Các tâm đang xuất hiện trong qui trình ý môn tiếp theo sau qui trình căn môn, trong trường hợp này lại là qui trình nhĩ môn, chỉ cảm nghiệm được cảnh thinh mà thôi, các tâm này không hề suy tưởng đến cảnh thinh này, và không biết được là loại tiếng động gì. Sau qui trình đó còn có những qui trình ý môn thuộc các tâm khác liên tưởng đến nguồn gốc, ý nghĩa cũng như khái niệm của cảnh thinh đó tức là các khái niệm. Liên tưởng đến những khái niệm sau khi thấy, nghe hoặc những kinh nghiệm qua các căn môn khác, thường chỉ được thực hiện với tham mà thôi, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy sảng khoái đặc biệt. Thí dụ như, sau khi nghe một cảnh thinh, chúng ta biết được đó là tiếng chim hót, thì đây chẳng phải là nghe song là suy nghĩ, và điều này thường được thực hiện với tham. Chúng ta muốn biết ý nghĩa những gì chúng ta nghe. Chúng ta muốn biết ý nghĩa của tất cả những gì chúng ta cảm nhận được qua các căn. Khi chúng ta chú ý đến nội dung và hình thức của đối tượng, sau khi đã thấy tiếp theo sau là suy nghĩ đến các khái niệm, các khái niệm này thường do chấp thủ thực hiện. Chúng ta thường rất thích nhận ra những gì quen thuộc xảy ra chung quanh ta, chúng ta không muốn bỏ mất cơ hội để nhận ra  những gì quen thuộc đó. Thế nên, có rất nhiều sát-na để cho thủ chấp xuất hiện trong các qui trình căn môn cũng như ý môn. Chúng ta có quá nhiều sát-na tham xuất hiện hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Và điều này rất có lợi nếu như ta tỉnh thức được. Đây có thể là điều nhắc nhở chúng ta phải tỉnh thức đến các pháp xuất hiện để có thể biết rõ từng pháp một.

Đức phật đã nhắc nhở chúng sinh về rất nhiều hình thức tham đã xuất hiện để giúp chúng ta tu luyện chánh kiến. Đây chính là mục tiêu ta phân pháp thành nhiều loại khác nhau như chúng ta đã tìm thấy trong kinh Phật. Thí dụ từ Ái dục (Tanha), là một từ khác để chỉ tham, vậy Tanha thường được dịch sang tiếng Anh là craving, tức là thèm muốn khao khát. Ái dục được phân loại như sau[100] :

- Dục ái (Kama-tanha)
- Hữu ái dục (Bhava-tanha)
- Vô hữu ái dục (Vibhava-tanha)

Dục ái (Kama-tanha) chính là thèm khát trước những cảnh trần được cảm nhận qua sáu “môn” cũng như sự thèm khát đối với các tâm dục giới (tâm thuộc cõi căn trần và các sở hữu đi kèm theo). Chúng ta không chỉ có thủ chấp với cảnh sắc hay là cảnh thinh nhưng còn có thủ chấp với thấy, nghe. Chúng ta muốn thấy và nghe chúng ta muốn tiến hành cảm nghiệm các cảnh thông qua căn. Dục ái có thể đi kèm với tà kiến hay không đi kèm với tà kiến cũng được.

Hữu ái dục (Bhava-tanha) chính là khát vọng được tồn tại. Loại thủ chấp này có thể đi kèm với tà kiến hay không cũng còn tùy thuộc. Loại hữu ái đi kèm với tà kiến, chính là “thường kiến” tin rằng thực tại tồn tại luôn. Chính do thường kiến này mà chúng ta tin là có “bản ngã” sẽ tiếp tục tồn tại đến muôn đời.

Cũng tồn tại thủ chấp tái sanh không kèm với tà kiến về bản ngã tồn tại vĩnh cửu. Chấp thủ với  quả thuộc thiền sắc giới, đó chính là tái sanh nơi cõi Phạm thiên sắc giới (Rupa-brahma) và chấp thủ đến kết quả thuộc thiền vô sắc là tái sanh nơi cõi Phạm thiên vô sắc, cả hai loại đều là những hình thức thủ chấp được nêu trong hữu ái.

Vô hữu ái (Vibhava-tanha) là khát vọng không tồn tại, một niềm tin vô hữu kiến (Natthika-ditthi), đây là một loại tà kiến, một niềm tin cho là có bản ngã và bản ngã này sẽ bị đoạn diệt sau khi chết. Những người theo quan niệm này không nhận ra rằng bao lâu còn có nhân duyên để cho danh pháp và sắc pháp xuất hiện thì cả hai sẽ xuất hiện liên tục, vì họ không hiểu điều này nên họ tin là không có tái sanh.

Có nhiều cách phân loại ái dục. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XVII, 234-236) đề cập đến một trăm lẻ tám loại ái dục. Có sáu loại khát vọng đối với các đối tượng cảm nghiệm được qua sáu “môn”, và mỗi loại trên được kể thêm ba lần nữa tuỳ cách xuất hiện ra sao: Dục ái, hữu dục ái, và vô hữu dục ái. Liên quan đến hữu ái, là thường kiến có thể xuất hiện liên quan đến điều được cảm nhận qua mỗi giác quan trong sáu “môn”, lại có người tin là những vật thể này tồn tại trường cửu. Liên quan đến vô hữu ái tức đoạn kiến hay đoạn diệt kiến có thể xuất hiện liên quan đến những gì cảm nghiệm được qua “lục môn” bằng cách đó chúng ta có thể đếm được mười tám loại  thèm khát. Hơn thế nữa, còn có thèm khát đối với mầu sắc của “chính ta” hay màu sắc bên ngoài ta và ngay cả như vậy cũng liên quan đến các đối tượng khác nữa kể cả những đối tượng đối với hữu ái và các đối tượng đối với vô hữu ái. Bằng cách này chúng ta có thể đếm được có tới ba mươi sáu loại ái dục, nếu chúng ta kể đến các ái dục trong quá khứ, hiện tại và tương lai, có cả thấy một trăm lẽ tám loại ái dục. những phân loại khác nhau về ái dục nhắc nhở chúng ta là có nhiều loại thủ chấp đối với các đối tượng khác nhau.

Bậc thánh Nhập lưu (là người đã đạt đến giác ngộ bậc thứ nhất) đã tận diệt được hết các thủ chấp đi kèm với tà kiến, nhưng các hình thức thủ chấp khác vẫn có thể chỗi dậy. Bậc thánh A-na-hàm là người đã đạt đến giác ngộ đã tận diệt được tất cả các loại thủ chấp về dục ái, vị này không còn thủ bất kỳ lại tái sanh nào. Đối với các ngài sẽ chẳng còn duyên hệ (Paccayas) nào để phải tái sanh nữa.

Khi có chánh niệm về các đối tượng hiện hữu thường xuyên hơn, chúng ta sẽ nhận thấy rõ ràng hơn thủ chấp của chúng ta đã bén rễ sâu đến chừng nào. Chúng ta có thể chứng minh bằng cách này đó là điều Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đã giải thích cho chúng ta về pháp. Chúng ta sẽ biết được thủ chấp xuất hiện với tất cả các đối tượng chúng ta cảm nghiệm được qua sáu “môn”.

Cho đến khi nào thủ chấp vẫn tồn tại lúc đó vẫn còn sanh, lão bệnh và tử. Tham ái là diệu đế thứ nhì, là nguồn gốc đau khổ. Chúng ta đọc thấy trong Trung Bộ kinh (III số 141 phân tích về chân lý) Sariputta đã nói với Tỳ-khưu về chân lý thứ nhì này như sau:

Này chư Tỳ-khưu, chân đế thánh nói về nguồn gốc đau khổ là gì vậy? Bất kỳ tham ái nào cũng có liên quan đến tái sanh, đi kèm với hỷ và tham tìm kiến khoái cảm đây đó, cụ thể như dục ái, hữu ái dục, vô hữu ái dục – Này chư Tỳ-khưu, điều này được gọi là chân đế thánh về nguồn gốc đau khổ.

Tham ái là một mối nối với “Thập nhị nhân duyên”. Vô minh và tham ái chính là căn của “bánh xe luân hồi” tức là vòng luân hồi sinh tử. (Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga XVII, 285).

Trong tập Trưởng lão tăng kệ Thera-gàthà (57, Kutiviharin 2) thì nghiệp tạo ra tái sinh được tượng trưng cho xây dựng một nơi cư ngụ, một cái chòi. Người nào vẫn còn khát khao xây thêm sẽ bị tái sanh. Vị Thượng tọa thực hiện nghiên cứu trong một căn chòi tồi tàn, ngài đã ngẫm nghĩ như sau : “căn chòi cũ kỹ hiện đã  chưa hư nát, tôi phải làm cái mới”. Chính vì thế mà ngài đã nghĩ đến một hành động mới đó là nghiệp (kamma). Một vị thiên thần đang tìm kiếm giải thoát đã nói với ngài như sau:

Đây căn chòi cũ kỹ theo lời ngài nói phải không?

Xây môt căn khác một căn chòi mới, ý định của ngài sao?

Ôi  dẹp ngay đi ước mơ xây dựng  một căn chòi mới!

Căn chòi mới mang theo đau khổ mới, Tỳ-khưu biết không.

Khi vị ấy nghe những lời này, ngài rất giao động. Tu luyện thiền quán và đã đạt đến bậc A-la-hán. Đối với ngài không còn duyên hệ tái sanh, chỉ vì ngài đã được giải thoát khỏi thủ chấp.

 

Câu hỏi:

  1. Tại sao tâm tham căn (lobha-mula-citta) lại nguy hiểm, ngay cả khi tâm này không có cường độ đủ mạnh để thôi thúc được hành vi xấu?
  2. Cảnh sắc là điều xuất hiện ra trước mắt ta, chứ không phải là một “đồ vật”. Vậy tham (lobha) có thể xuất hiện trong qui trình nhãn môn hay không?
  3. Ngay cả vị thánh Nhập lưu (Sotapanna) đã xác định được “Pháp” thì vô thường và không có bản ngã nào có lòng tham đối với các đối tượng khoái cảm cả. Điều đó xảy ra thế nào được?
  4. Hữu ái (Bhava-tanha) luôn đi kèm theo với tà kiến có phải không?
  5. Ai đã tận diệt được toàn bộ mọi hình thức Hữu ái (Bhava-tanha)?
  6. Đấng thánh Nhập lưu (sotapanna) có được Vô hữu ái hay không?
  7. Đấng quả thánh A-na-hàm có thủ chấp thấy hay không?
  8. Đấng quả thánh A-na-hàm có lòng tham nơi thiền hay không?
  9. Khi giúp đỡ người khác lòng tham có thể nổi lên hay không?
  10. Tham chánh niệm có phải là một trở ngại cho tu luyện Bát chánh đạo hay không?
  11. Tham (lobha) âm nhạc là bất thiện. các vị Tỳ-khưu không được chuyên tâm vào âm nhạc liệu người đời thường có phải từ bỏ âm nhạc để tu luyện thiền quán hay không?
  12. Tham (lobha) có thể là đối tượng cho chánh niệm được hay không?

[91] Xem tác phẩm Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường (Abhidhamma in the daily life) của cùng tác giả.

[92] Xem Atthasàlinì  II, cuốn II ch. II, 362-367.

[93] Xem Dhammasagga điều 389.

[94] Ma vương là điều xấu, điều bất thiện,và theo một nghĩa rộng hơn tất cả những gì  có liên quan đến khổ (dukkha).

[95] Một số quan điểm sai lạc không phải tất cả, lại là nghiệp đạo bất thiện (Akusala-kamma-patha) thông qua trí tuệ chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương 16.

[96] Chú giải bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì)  I, ph.III ch. V. 101

  Chú giải bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì)  I, ph.III ch. V. 101

[98] Xem Visuddhimagga I, 75.

[99] Xin xem Vi Diệu Pháp trong cuộc sống đời thường  (Abhidhamma in the daily life.) chương 14, thường có đến bảy tâm trong một qui trình thực hiện nhiệm vụ thiền “thông qua một cảnh”.

[100] sách phân tích, vibhanga, chương 17, phân tích nhứng vật nhỏ b, điều 916.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004