Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 22

CÁC NHÓM PHIỀN NÃO (Kilesa)

Phần II

Các sở hữu bất thiện như tham, tà kiến và vô minh, được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau có: Bốn lậu hoặc (Asava), bốn bộc lưu (Oghas) và bốn phối (Yoga). Mỗi nhóm như vậy lại gồm những phiền não giống nhau, nhưng những cách phân loại này lại chứng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau của các sở hữu này. Các lậu hoặc có đặc tính tuôn trào hoặc “rỉ ra” hay còn tương tự như các chất gây say (nghiện). Các bộc lưu rất nguy hiểm, chúng có thể dìm chết chúng ta, quét sạch chúng ta vào trong đại dương tái sanh bao la. Các phối lại “trói buộc” chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử.

Vẫn còn nhiều nhóm phiền não khác nữa và qua phân loại như vậy chúng lại biết rõ các khía cạnh phiền não khác nhau. Một trong các nhóm đó là các phược (Ganthas) tức là các nút thắt hay dây trói. Thay vì từ các phược dây trói, ta cũng có thể dùng từ thân phược (Kayagantha) dây trói thân xác cũng được sử dụng. Kaya có nghĩa là thân (Kaya) ám chỉ thân thể cũng như là “thân tâm” Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga.XXII. 54) các phược hay dây trói buộc chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử. Chúng ta đọc thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  I phần I chương II, 49) như sau:

Trong nhóm dây trói buộc, là những hiện trạng thắt nút hay trói buộc nơi các vòng luân hồi liên tục qua sanh và tử nhân vật trong đó chúng ta tồn tại được gọi là các “nút thắt”.

Có bốn loại thân phược (Kayaganthas) (Dhammasangan, đoạn 1135- 1140):

1.             Tham ái thân phược  (Abhijjha kayagantha)

2.             Sân  hận thân phược (Vyapada kayagantha)

3.             Giới cấm thủ thân phược (Silabbata paramasa kayagantha)

4.             Thân phược giáo điều (Idam-saccabjinivesa kayagantha)

Loại đầu tiên là tham ái thân phược gồm toàn bộ các loại tham ái, toàn bộ các mức độ tham cho dù là thô thiển hay tinh vi. Chúng ta nên nhớ là cũng còn có tham dưới dạng hy vọng và kỳ vọng nữa: chúng ta hy vọng có sức khoẻ tốt, hy vọng người khác thích chúng ta, hy vọng có được danh vọng và được tán dương, được thành công trong công việc kinh doanh. Tất cả các mức độ và các sắc thái tham đó chính là sợi dây ràng buộc chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử.

Sân hận thân phược (Vyapada) chính là sân. Mọi hình thức dosa như là bực tức, giận dữ, ý xấu hay là thù địch lại là sợi dây ràng buộc hay cột chúng ta vào vòng luân hồi tái sanh.

Sợi dây chấp thủ (Upadana) về luật lệ và nghi thức là Giới cấm thủ thân phược (Silabbatupadana) đây là một loại Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa) một dạng tà kiến. Con người ta chấp thủ vào sợi dây ràng buộc này khi chúng ta tin tưởng một cách sai lạc rằng: để tu luyện được cách thức dẫn đến đường giác ngộ, con người ta phải tuân thủ một số qui luật như là kiêng không dùng một số thực phẩm nào đó, hoặc kiêng không đọc một số sách hay không nói năng bừa bãi. Cho đến khi nào tà kiến đó chưa được tận diệt chúng ta có nhiều sát-na sai phạm đến Giới cấm thủ và chúng ta có thể phạm phải sai lầm giữa Giới cấm thủ. Con người ta có thể  đem lòng chấp thủ với một vài nơi đặc biệt hay những hoàn cảnh thuận lợi để phát triển cho được Niệm Xứ (satipatthana). Họ tin tưởng rằng niệm chỉ có thể xuất hiện ở những chỗ đó hay trong những hoàn cảnh thuận lợi đó mà thôi. Họ đã bị ràng buộc vào Giới cấm thủ. Nếu ta biết được nơi nào thường xảy ra Giới cấm thủ chúng ta có thể sửa chữa được sai phạm này.

Giáo điều thân phược (Idam-saccabjinivesa kayagantha: tức là mê tín: chỉ có niềm tin mới là con đường duy nhất), bao gồm mọi thể loại tà kiến, trừ Giới cấm thủ là sợi dây ràng buộc thứ ba. Sợi dây thứ tư ràng buộc con người ta, khi họ vướng phải cách giải thích sai lạc về chân đế và khi họ tin là chỉ có điều giải thích của họ là chân đế. Thí dụ như, khi ai đó tin là không có nghiệp cũng như kết quả của nghiệp, thì họ bị sợi dây thứ tư này ràng buộc họ. Quan điểm cho là không có nghiệp cũng như kết quả của nghiệp là điều hết sức nguy hiểm, quan niệm như vậy có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các hành động bất hảo của họ. Người đó có thể tin là sau khi chết họ sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn, và cũng không có tái sanh, vì vậy sợi dây thứ tư này sẽ trói buộc họ.

Như chúng ta đã thấy tà kiến được xếp vào loại kiến lậu, như là bộc lưu, và phối và là thân phược: dưới góc độ này thì tà kiến được xếp vào hai loại: tà Giới cấm thủ và tà kiến lệch lạc.

Tâm đạo của vị thánh Nhập lưu sẽ tận diệt sợi dây ràng buộc thứ ba và thứ tư này. Vị thánh Nhập lưu biết được Bát chánh đạo và không thể đi trệch khỏi chánh đạo đó được nữa, người đó không bị Giới cấm thủ chi phối, ông không hề có tà kiến về chân lý. Nhưng ông vẫn còn bị sợi dây thứ nhất tham ái thân phược và sợi dây thứ hai ràng buộc, đó là sân hận thân phược, nhưng cả hai sợi dây này không đến mức độ dẫn người đó đến tái sanh khổ cảnh.

Tâm đạo của bậc A-na-hàm cũng đã tận diệt sợi dây thứ hai, tức là sân hận thân phược. Còn đối với sợi dây thứ nhất, đấng bậc thánh A-na-hàm không hề chấp thủ với các cảnh dục lạc, nhưng vị đó chưa tận diệt được những hình thức thủ chấp vi tế, tức là thủ chấp tái sinh nơi cõi Phạm thiên sắc giới (rupa-brahma plane) và nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới (arupa-brahma-plane) như vậy vị đó vẫn còn chấp thủ với tái sanh, ngài chưa tận diệt được sợi dây thân phược thứ nhất.

Tâm đạo của vị A-la-hán thì tận diệt sạch sợi dây thứ nhất. Ngài không còn chấp thủ nữa, không thủ chấp tái sanh; không còn bị bốn thân phược ràng buộc nữa.

Một nhóm phiền não khác là các cách chấp thủ. Có bốn cách chấp thủ Pháp (Dhammasangani, điều 1213-1217) như sau:

Dục thủ (Kamupadana)
Kiến thủ (Ditthupadana)
Giới cấm thủ (Silabbatupadana)
Ngã chấp thủ, ngã luận thủ (Attavadupadana)

Cách chấp thủ thứ nhất đó là dục thủ, gồm có chấp thủ về tất cả các cảnh dục chúng ta cảm nghiệm được qua các căn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga  XVII, 243). Chúng ta phải tự xem xét kỹ lưỡng ta có bị vướng mắc phải chấp thủ vào lúc này hay không. Chúng ta không thường xuyên nhận ra được mình đang vướng phải chấp thủ đâu, sau khi thấy, nghe được, ngửi được, nếm thấy, đụng chạm được hoặc giả qua cảm nghiệm về một cảnh nào đó thông qua ý môn khi chúng ta ngồi trên một chiếc ghế bành hình như ta đã có chấp thủ với tiện nghi êm ái của chiếc ghế đó rồi vậy, nhưng ta đâu có nhận ra điều đó. Chúng nhìn ngắm chim chóc, chó mèo và chúng ta đâu có nhận ra  ta đã có khuynh hướng chấp thủ với các con vật đó trước khi ta có thể định ra được điều gì ta đã nhìn thấy. Ngay trong sát-na chấp thủ đó chúng ta đã tạo ra hoàn cảnh mới đối với cuộc sống cứ tái tục trong vòng luân hồi tái sanh. Chấp thủ là một trong số các mắt xích Thập nhị nhân duyên là sự  xuất hiện có điều kiện các hiện tượng trong vòng luân hồi tái sanh chính vì ái dục mà ta có chấp thủ. Cho đến khi nào không còn bất kỳ dạng chấp thủ nào nữa, chúng ta vẫn tiếp tục mắc trong vòng luân hồi sanh tử.

Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh-- Kindred Sayings (II, viết về nguyên nhân, chương 5 § 52, chấp thủ)

Khi còn lưu lại Savatthi Đấng Chí Tôn đã phán:

Này chư Tỳ-khưu, nơi người nào chỉ biết tận hưởng các thú vui dẫn đến chấp thủ và ái dục. Chấp thủ lại do ái dục chi phối hữu do thủ chi phối. Sanh lại do hữu chi phối, tan rã và tử lại do sanh chi phối, đau khổ thương tiếc, bực dọc khó chịu thống khổ, buồn chán, thất vọng sinh rồi lại diệt. Đó chính là cách nổi dậy toàn bộ các  nỗi thống khổ.

Đức Phật đã dùng đến cách so sánh với cuộc đốt lửa trại luôn giữ được lửa cháy liên tục bao lâu người ta còn tiếp nhiên liệu cho đám lửa đó. Nếu thiếu nhiên liệu thì ngọn lửa sẽ tắt ngúm. Chúng ta đọc thấy như sau:

Ngay cả sự việc đã xảy ra như vậy, người nào chấp thủ suy tưởng đến nỗi bất hạnh trên đời này tạo nên đủ mọi thứ chấp thủ và như  vậy thủ chấp diệt ái diệt, cả hữu sanh và cả tan rữa rồi đến tử đều tan biến theo và cả đau buồn cũng biến mất. Đó là cách toàn bộ  nỗi thống khổ trên đời này cũng tiêu tan như vậy.

Chúng ta chỉ muốn tiếp tục duy trì cuộc sống và cảm nghiệm các vật qua các căn, điều đó vượt khỏi tầm kiểm soát của ta. Tuy nhiên theo lời Đức Phật đã nói về vô thường nơi tất cả những pháp hành, về tan rữa và chết, những lời đó nhắc nhớ chúng ta thực chất cuộc sống sẽ như thế nào: cuộc sống chỉ là những  pháp hành trôi qua mà thôi.

Ba cách chấp thủ khác nữa lại là  những hình thức tà kiến. Đề cập tới  chấp thủ tà kiến, điều này bao gồm chấp thủ tà kiến về nghiệp chướng và kết quả của nghiệp và các lý thuyết siêu hình khác. Liên quan đến thủ, Giới cấm thủ, khi có người nào đó coi tà kiến khinh thị là chánh kiến khinh thị  thì không còn những duyên hệ để phát triển chánh kiến về thực tại. Và như vậy tà kiến không thể được tận diệt tà kiến khinh thị cũng còn là một trong số các “dây” trói buộc, như chúng ta đã thấy ở trên.

Ngã chấp thủ cũng là một hình thức tà kiến nổi lên khi chúng ta tìm chắc là ngũ uẩn chính là “bản ngã”. Chúng ta có thể liên tưởng đến những khái niệm về “thân” và “tâm” nhưng không nhất thiết phải có tà kiến xuất hiện. Tuy nhiên, khuynh hướng tiềm tàng của tà kiến không được tận diệt khi nào chúng ta chưa trở thành vị thánh Nhập lưu. Chúng ta tất cả đều đã tích tụ quá nhiều ngã chấp thủ và khi các ngã chấp thủ này có duyên hệ thuận lợi thì chúng sẽ xuất hiện. Một số người có thể chấp thủ với tà kiến về sắc uẩn, họ coi thân xác là “bản ngã”. Khi người đó lớn về già và bị bệnh tật hoành hành, điều đó chứng tỏ rõ ràng là thân xác chúng ta biến đổi, nhưng rất có thể thủ chấp về khái niệm thân xác vẫn còn gắn kết với “bản ngã”. Cái được coi như là “thân xác tôi” bao gồm các sắc pháp khác nhau sinh rồi diệt. Khi chúng ta đi dạo, dừng chân lại, ngồi xuống hay nằm nghỉ, không phải chỉ có “thân xác tôi” có thể trực tiếp được cảm nghiệm, mà chỉ có các yếu tố khác nhau được cảm nghiệm mà thôi, đó chỉ là  các sắc pháp như  tính cứng, mềm, nóng hay lạnh mà thôi và những thứ đó chỉ có thể cảm nghiệm được một lần một mà thôi. Khi niệm xuất hiện, nó chỉ có thể tỉnh thức được một thực tại mỗi lần và như vậy chánh kiến được phát triển và tà kiến về bản ngã cuối cùng sẽ bị tận diệt.

Một số nguời có thể coi thọ uẩn là bản ngã, nhưng thọ lại thay đổi luôn. Thọ xuất hiện vào lúc này không giống như thọ chỉ một sát-na trước đó. Tưởng uẩn (Sanna) lại khác nhau ở từng sát-na, nhưng chúng ta hay có hướng coi đó là “bản ngã”. Khi chúng ta nhận ra và nhớ được điều gì đó, không phải bản ngã làm điều đó, nhưng lại chính là tưởng thực hiện chức năng của nó. Hành uẩn, tất cả các sở hữu khác trừ thọ và tưởng đều thay đổi liên tục, đôi khi sở hữu bất thiện xuất hiện, đôi khi sở hữu thiện, nhưng chúng ta vẫn có huynh hướng coi sở hữu là bản ngã. Thức uẩn, tức là tâm thức, cũng thay đổi luôn. Khi có thấy, nghe được, và suy nghĩ đến các quan niệm vào những sát-na khác nhau, nhưng có niềm tin có căn sâu xa về “tôi thấy, tôi nghe và tôi suy nghĩ” trong thực tế tâm nhãn thức thấy, tâm nhĩ thức nghe và tâm khác nữa cũng suy nghĩ được về những khái niệm đó. Chúng chỉ là những tâm khác nhau nhưng không phải là bản ngã. Lại có nhiều tâm sinh và diệt cùng một lúc, và mỗi tâm lại cảm nghiệm được chỉ có một cảnh vật (đối tượng) mà thôi. Rất có thể hiểu biết lý thuyết về sự  thật xuất hiện, nhưng tà kiến chỉ có thể bị diệt tận bằng cách tu luyện (phát triển) chánh kiến về sự  thật đang diễn ra vào sát-na này mà thôi.

Trong nhiều cách chấp thủ thì chấp thủ tà kiến lại được phân thành ba thứ khác nhau sau đây: chấp thủ tà kiến (đó là các lý thuyết siêu hình), Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa) và chấp thủ niềm  tin cá nhân. Mỗi tà kiến trong ba nhóm phân loại này cho thấy những khía cạnh tà kiến khác nhau.

Tâm đạo nơi vị thánh Nhập lưu tận diệt được ba cách chấp thủ tà kiến trên đây. Vị thánh Nhập lưu vẫn còn cách chấp thủ thứ nhất đó là dục thủ (tham dục). Ngay cả bậc thánh Nhất lai và quả thánh A-na-hàm cũng vẫn phải chịu ảnh hưởng của loại chấp thủ đầu tiên này. Bậc thánh A-na-hàm không còn dục chấp thủ. Nhưng vị này vẫn còn chấp thủ tái sanh đó là kết quả do thiền đem lại, và hình thức chấp thủ này trong cách phân loại này được bao gồm cả trong cách chấp thủ đầu tiên. Tâm đạo nơi vị A-la-hán tận diệt được cách chấp thủ thứ nhất này (Visuddhmagga XVII, 245).

Những cản trở hay triền cái (Nivarana) lại là một nhóm phiền não khác. Trong Pháp Tụ (Dhammasangani § 1152- 1163) thì những triền cái lại được phân thành sáu loại:

Tham dục (Kamacchanda)
Sân hận (Vyapada)
Hôn trầm và thụy miên (Thina-Middha) 
Phóng tâm và Hối hận (Uddhacca- Ukkucca)
Hoài nghi (Vicikiccha)
Vô minh (Avijja)
[135] 

Trong các kinh Phật và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IV, 104,105) các triền cái được xếp thành năm loại, vô minh không nằm số năm loại đó. Tuy nhiên, phân loại như vậy không thể coi như là thiếu nhất quán. Các cách phân loại trên không cứng nhắc, và chỉ nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về pháp (thực tại) mà thôi.

Các triền cái là những vật cản, tràn ngập tâm ta, làm suy yếu trực giác hay tư tưởng.[136] Các triền cái cũng ngăn cản việc tu luyện và phát triển điều hoàn hảo. Khi chúng ta chấp thủ với những vật cảnh dễ chịu, âm thanh êm dịu, với người hoặc những nơi chốn đặc biệt, thì những tham dục xuất hiện. Ngay sát-na chấp thủ đó chúng ta không thể nhận ra tâm thiện bị ngăn cản không cho xuất hiện. Nhưng chúng ta phải nhận ra rằng ngay trong sát-na như vậy thì lòng quảng đại là lòng nhân ái không thể nào xuất hiện được.

Sân là một nghiệp bất thiện và cũng là một trong số các triền cái khác. Sân hận triền cái cũng là sở hữu sân và bao gồm toàn bộ tất cả các kiểu dáng và mọi mức độ ác cảm. Ngay cả chỉ một sát-na khó chịu nhẹ nhàng cũng là một triền cái, nó cản trở điều thiện. Khi có sân thì không thể có lòng nhân ái xuất hiện, không có từ bi hỉ xả, không am hiểu được danh pháp và sắc pháp. Tuy nhiên, một ít sát-na sao đó niệm (ý thức) có thể xuất hiện và nhận ra được bất kỳ thực tại nào xuất hiện, ngay cả điều khó chịu nữa.

Hôn trầm và thụy miên là hai sở hữu bất thiện được phân thành một cặp nơi các triền cái. Khi hai sở hữu này xuất hiện ngay tức khắc nổi lên sự khó ở tâm và khó vận dụng. Cả hai đều có nguyên nhân sâu xa là phi như lý tác ý (Ayoni manasikarra), tức là tập trung chú ý thiếu khôn ngoan. Khi có hôn trầm và thụy miên thì không còn có tinh tấn nữa, không còn khí thế để làm điều thiện. Và như vậy chúng cản trở điều thiện. Khi có hôn trầm và thụy miên chúng ta không còn tin tưởng vào sự tu luyện (phát triển) chánh kiến.

Phóng tâm và hối hận lại là một cặp khác nữa trong số các triền cái, khi có phóng tâm và hối hận thì  tâm không được bình an. Như chúng ta đã  thấy, phóng tâm đi kèm với các tâm bất thiện và hối hận lại đi kèm với duy nhất chỉ có tâm căn sân mà thôi. Bỏ qua điều thiện và thực hiện điều bất thiện lại là đối tượng của hối hận. Phóng tâm và hối hận cản trở việc thực hiện điều thiện, và vào những sát-na như vậy ta không còn chánh niệm được danh pháp và sắc pháp là gì  nữa.

Hoài nghi (vicikiccha) là một pháp bất thiện khác và cũng là một triền cái. Hoài nghi về Đức Phật, về Phật Pháp và về Tăng già, hoài nghi về sự  thật, tất cả những loại nghi ngờ kể trên đều gây trở ngại cho việc tu luyện (phát triển) điều thiện, cũng là một trở ngại kiềm hãm phát triển chánh kiến, chúng ta cần có can đảm để tiếp tục tu luyện (phát triển). Đại Niệm Xứ tức là tận diệt được hoài nghi. Hoài nghi là một thực tại (pháp) và như vậy hoài nghi cũng có thể trở thành đối tượng của chánh niệm. Tâm đi kèm theo với chánh niệm lại là tâm thiện. Nhưng niệm lại có thể lấy đối tượng là bất kỳ thực tại nào xuất hịên kể cả pháp bất thiện nữa.

Như chúng ta đã thấy vô minh cũng có thể được xếp vào loại triền cái. Cứ mỗi tâm bất thiện thì lại có vô minh đi kèm. Vô minh làm cho ta mù quáng, vô minh cản trở ta làm điều thiện cũng như cản trở ta đạt đến chánh kiến. Chúng ta có thể thấy mối nguy do tham tham và sân đem lại, nhưng mối nguy vô minh thì không. Nếu ta nhận ra được mối  nguy hiểm nơi vô minh tức khắc chúng ta sẽ phát triển chánh kiến và cuối cùng ta có thể tận diệt được vô minh.

Trong thiền chỉ các triền cái được tạm thời khuất phục bằng các chi thiền đi kèm với các tâm thiền thuộc nhiều giai đoạn thiền khác nhau, nhưng chúng ta không thể tận diệt được hết các triền cái này. Chỉ có chánh kiến được tu luyện nơi thiền quán mới có thể tận diệt được các triền cái mà thôi.

Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings (V Maha-vagga, cuốn II, Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings bàn về limbs of wisdom. Chương IV §5) nói về các duyên hệ để cho các triền cái xuất hiện.

Này chư Tỳ-khưu, những ai tu luyện phi như lý tác ý, thì tham dục, nếu chưa xuất hiện thì thế nào cũng sẽ diễn ra và nếu nó đã xuất hiện thì tức khắc ước tham dục sẽ tích hợp hơn và từ đó sẽ phát triển mạnh mẽ.

Cũng như vậy trong trường hợp ác tâm, hôn trầm và thuỵ miên, trạo cử và hối hận, hoài nghi và vô minh nếu chưa xuất hiện thì chắc sẽ diễn ra, và nếu đã xuất hiện thì tức khắc thèm muốn nhục dục sẽ tích hợp hơn và từ đó sẽ phát triển mạnh mẽ.

Trong kinh Phật sau đây chúng ta đọc thấy như lý tác ý chi phối đến sự  xuất hiện của Thất giác chi như thế nào, nếu chúng đã xuất hiện do tu luyện thì chắc sẽ đạt đến kết quả, “Thất giác chi” cũng được gọi là các “yếu tố giác ngộ” tức là: Thất giác chi gồm có: ý thức hay chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, pháp hỉ, sở hữu tịnh tâm (Citta-passaddhi), định tâm, xả.

Ngoài ra, trong cùng đoạn văn đó (§8) chúng ta cũng đọc được về những triền cái làm thức tỉnh trực giác và Thất giác chi kết quả là dẫn đến thực hiện được giải thoát do trí tuệ. Chúng ta đọc thấy như sau:

Này chư Tỳ-khưu, ở vào thời điểm đồ đệ thánh thiện đã lấy Phật Pháp là đối tượng thiền, chú tâm vào Phật pháp đó, toàn tâm toàn lực nghiên cứu Phật Pháp, sẵn sáng lắng tai  nghe Phật Pháp – Ở vào thời điểm như vậy năm trở ngại không còn tồn tại nơi  đồ đệ này được  nữa; cũng ở vào thời điểm như vậy Thất giác chi do tu luyện mà có sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Kinh này cũng nhắc nhở chúng ta nhớ lại một giá trị lớn lao trong việc lắng nghe Phật Pháp và nghiền ngẫm thấu đáo Phật Pháp đó, để có thể áp dụng Phật Pháp đó vào đời thường.

Các triền cái được tận diệt ở từng giai đoạn giác ngộ khác nhau. Tâm đạo nơi vị thánh Nhập lưu sẽ tận diệt được hoài nghi. Vì vị thánh Nhập lưu không còn tà kiến và nhận ra chân đế đích thực. không còn hoài nghi gì về chân đế đó. Tâm đạo của bậc thánh A-na-hàm sẽ tận diệt hết tham dục, sân và hối hận. Tâm đạo của vị A-la-hán lại tận  diệt được hôn trầm và thụy miên phóng tâm và  si hay vô minh. Vị A-la-hán được giải thoát khỏi mọi cản trở. Các phiền não chỉ có thể tận diệt được ở từng giai đoạn một mà thôi vì chúng ta đã tích tụ quá nhiều  phiền não và bám quá sâu trong tâm khảm mỗi người chúng ta.

Để tận diệt được phiền não, chúng ta phải kiên trì và phát triển chánh kiến dần dần. Điều cơ bản để hiểu rằng sự  khác biệt giữa các sát-na chúng ta đắm chìm trong suy tư về các khái niệm như là người và tài sản, về các hoàn cảnh và các biến cố trong  cuộc sống, và những sát-na chánh niệm chỉ có thể nhận thức được một thực tại mỗi lần mà thôi, như được phơi bầy qua một trong sáu môn. Chúng ta không nên trấn át suy tư, vì suy tư là thực tế; suy tư xuất hiện vì  hội đủ được duyên hệ. Suy tư có thể là đối tượng của chánh niệm, suy tư chỉ có thể được nhận ra dưới dạng một loại danh pháp xuất hiện được là do hội đủ điều kiện để làm thế. chứ không phải do “bản ngã”. Không chỉ có suy tư mà thôi  mà còn có cả thấy cảnh sắc, có nghe cảnh thinh, nhưng hầu như chúng ta quên mất những thực tại này. Chúng thường chỉ lưu ý đến các khái niệm, nhưng dần dà chúng ta sẽ biết cách chú ý đến sự thật (thực tại). Chúng ta không hy vọng hiểu biết được toàn bộ thực tại ngay một lúc. Nếu chúng ta chỉ chú tâm đến những gì xuất hiện ngay sát-na hiện tại này, chúng ta không phải lo lắng về một thực tế đó là hiểu biết sẽ phải được phát triển trong một thời gian dài, ngay cả kéo dài trong nhiều cuộc sống khác nữa. Không có bản ngã nào có được hiểu biết, chính hiểu biết, một sở hữu trí tuệ mới có thể phát triển được và nhận ra vật thể  đích thực. Chúng ta thường hay quên mất trí tuệ này chỉ là một danh pháp hành mà thôi.

Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ kinh - Kindred sayings (II, niddnana-vagga, chương, Kindret nói về các chư huynh § 6, § 11, § 12)  đề cập đến Tỳ-khưu đã đạt đến bậc thánh A-la-hán. Họ đã phải tu luyện chánh kiến ngay từ kiếp này sang kiếp khác. Đức Phật đã liên tục nhắc chúng ta “Đạt được mục tiêu không phải là chuyện dễ”. Thí dụ như nói về Kappina (§ 11) chúng ta đọc thấy Đức Phật đã nói:

Vị Tỳ-khưu đó là một thiên tài, có sức mạnh tâm linh tuyệt vời. Không phải dễ dàng để thắng được điều trước đó ngài chưa thắng nổi ngay cả vì lợi ích của đồng bào, ngài đã từ bỏ cả nhà để dành chỗ ở cho những người vô gia cư, ngay cả chỉ vì  mục tiêu lớn lao nhất trong cuộc sống vĩnh cửu ngài đã nhắm đạt tới, nơi đó ngài đang tồn tại, chính nơi đây và lúc này ngài đã phải tới nhằm để hiểu rõ chi chính bản thân ngài  và để thực hiện được điều đó.

 

Câu hỏi

  1. Khi nào “giáo điều thân phược” xuất hiện?
  2. Những triền cái đôi khi được phân làm năm loại, không kể vô minh, và đôi khi lại phân làm sáu, như vậy có phải là không nhất quán hay không?
  3. Tại sao chỉ một phiền muộn nhỏ thôi cũng cản trở  thực hiện điều thiện?
  4. Tại sao chỉ có huệ (panna) mới có thể loại bỏ được tà kiến về thấy, nghe hay suy tư  khi xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày mà thôi?

[135] Về tham dục xin xem chương 15, về sân hận  xem chương 18, về hôn trầm xem chương 20, về phóng tâm, trạo hối xem chương 14 và 19, về nghi xem chương 20 và về vô minh  xem chương 14.

[136] Chú giải bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì), II, cuốn II, chương II, 382.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004

TAM SO  (Cetasikas)
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 22

CÁC NHÓM PHIỀN NÃO (Kilesa)

Phần II

Các sở hữu bất thiện như tham, tà kiến và vô minh, được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau có: Bốn lậu hoặc (Asava), bốn bộc lưu (Oghas) và bốn phối (Yoga). Mỗi nhóm như vậy lại gồm những phiền não giống nhau, nhưng những cách phân loại này lại chứng tỏ nhiều khía cạnh khác nhau của các sở hữu này. Các lậu hoặc có đặc tính tuôn trào hoặc “rỉ ra” hay còn tương tự như các chất gây say (nghiện). Các bộc lưu rất nguy hiểm, chúng có thể dìm chết chúng ta, quét sạch chúng ta vào trong đại dương tái sanh bao la. Các phối lại “trói buộc” chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử.

Vẫn còn nhiều nhóm phiền não khác nữa và qua phân loại như vậy chúng lại biết rõ các khía cạnh phiền não khác nhau. Một trong các nhóm đó là các phược (Ganthas) tức là các nút thắt hay dây trói. Thay vì từ các phược dây trói, ta cũng có thể dùng từ thân phược (Kayagantha) dây trói thân xác cũng được sử dụng. Kaya có nghĩa là thân (Kaya) ám chỉ thân thể cũng như là “thân tâm” Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga.XXII. 54) các phược hay dây trói buộc chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử. Chúng ta đọc thấy trong Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì  I phần I chương II, 49) như sau:

Trong nhóm dây trói buộc, là những hiện trạng thắt nút hay trói buộc nơi các vòng luân hồi liên tục qua sanh và tử nhân vật trong đó chúng ta tồn tại được gọi là các “nút thắt”.

Có bốn loại thân phược (Kayaganthas) (Dhammasangan, đoạn 1135- 1140):

1.             Tham ái thân phược  (Abhijjha kayagantha)

2.             Sân  hận thân phược (Vyapada kayagantha)

3.             Giới cấm thủ thân phược (Silabbata paramasa kayagantha)

4.             Thân phược giáo điều (Idam-saccabjinivesa kayagantha)

Loại đầu tiên là tham ái thân phược gồm toàn bộ các loại tham ái, toàn bộ các mức độ tham cho dù là thô thiển hay tinh vi. Chúng ta nên nhớ là cũng còn có tham dưới dạng hy vọng và kỳ vọng nữa: chúng ta hy vọng có sức khoẻ tốt, hy vọng người khác thích chúng ta, hy vọng có được danh vọng và được tán dương, được thành công trong công việc kinh doanh. Tất cả các mức độ và các sắc thái tham đó chính là sợi dây ràng buộc chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử.

Sân hận thân phược (Vyapada) chính là sân. Mọi hình thức dosa như là bực tức, giận dữ, ý xấu hay là thù địch lại là sợi dây ràng buộc hay cột chúng ta vào vòng luân hồi tái sanh.

Sợi dây chấp thủ (Upadana) về luật lệ và nghi thức là Giới cấm thủ thân phược (Silabbatupadana) đây là một loại Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa) một dạng tà kiến. Con người ta chấp thủ vào sợi dây ràng buộc này khi chúng ta tin tưởng một cách sai lạc rằng: để tu luyện được cách thức dẫn đến đường giác ngộ, con người ta phải tuân thủ một số qui luật như là kiêng không dùng một số thực phẩm nào đó, hoặc kiêng không đọc một số sách hay không nói năng bừa bãi. Cho đến khi nào tà kiến đó chưa được tận diệt chúng ta có nhiều sát-na sai phạm đến Giới cấm thủ và chúng ta có thể phạm phải sai lầm giữa Giới cấm thủ. Con người ta có thể  đem lòng chấp thủ với một vài nơi đặc biệt hay những hoàn cảnh thuận lợi để phát triển cho được Niệm Xứ (satipatthana). Họ tin tưởng rằng niệm chỉ có thể xuất hiện ở những chỗ đó hay trong những hoàn cảnh thuận lợi đó mà thôi. Họ đã bị ràng buộc vào Giới cấm thủ. Nếu ta biết được nơi nào thường xảy ra Giới cấm thủ chúng ta có thể sửa chữa được sai phạm này.

Giáo điều thân phược (Idam-saccabjinivesa kayagantha: tức là mê tín: chỉ có niềm tin mới là con đường duy nhất), bao gồm mọi thể loại tà kiến, trừ Giới cấm thủ là sợi dây ràng buộc thứ ba. Sợi dây thứ tư ràng buộc con người ta, khi họ vướng phải cách giải thích sai lạc về chân đế và khi họ tin là chỉ có điều giải thích của họ là chân đế. Thí dụ như, khi ai đó tin là không có nghiệp cũng như kết quả của nghiệp, thì họ bị sợi dây thứ tư này ràng buộc họ. Quan điểm cho là không có nghiệp cũng như kết quả của nghiệp là điều hết sức nguy hiểm, quan niệm như vậy có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các hành động bất hảo của họ. Người đó có thể tin là sau khi chết họ sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn, và cũng không có tái sanh, vì vậy sợi dây thứ tư này sẽ trói buộc họ.

Như chúng ta đã thấy tà kiến được xếp vào loại kiến lậu, như là bộc lưu, và phối và là thân phược: dưới góc độ này thì tà kiến được xếp vào hai loại: tà Giới cấm thủ và tà kiến lệch lạc.

Tâm đạo của vị thánh Nhập lưu sẽ tận diệt sợi dây ràng buộc thứ ba và thứ tư này. Vị thánh Nhập lưu biết được Bát chánh đạo và không thể đi trệch khỏi chánh đạo đó được nữa, người đó không bị Giới cấm thủ chi phối, ông không hề có tà kiến về chân lý. Nhưng ông vẫn còn bị sợi dây thứ nhất tham ái thân phược và sợi dây thứ hai ràng buộc, đó là sân hận thân phược, nhưng cả hai sợi dây này không đến mức độ dẫn người đó đến tái sanh khổ cảnh.

Tâm đạo của bậc A-na-hàm cũng đã tận diệt sợi dây thứ hai, tức là sân hận thân phược. Còn đối với sợi dây thứ nhất, đấng bậc thánh A-na-hàm không hề chấp thủ với các cảnh dục lạc, nhưng vị đó chưa tận diệt được những hình thức thủ chấp vi tế, tức là thủ chấp tái sinh nơi cõi Phạm thiên sắc giới (rupa-brahma plane) và nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới (arupa-brahma-plane) như vậy vị đó vẫn còn chấp thủ với tái sanh, ngài chưa tận diệt được sợi dây thân phược thứ nhất.

Tâm đạo của vị A-la-hán thì tận diệt sạch sợi dây thứ nhất. Ngài không còn chấp thủ nữa, không thủ chấp tái sanh; không còn bị bốn thân phược ràng buộc nữa.

Một nhóm phiền não khác là các cách chấp thủ. Có bốn cách chấp thủ Pháp (Dhammasangani, điều 1213-1217) như sau:

Dục thủ (Kamupadana)
Kiến thủ (Ditthupadana)
Giới cấm thủ (Silabbatupadana)
Ngã chấp thủ, ngã luận thủ (Attavadupadana)

Cách chấp thủ thứ nhất đó là dục thủ, gồm có chấp thủ về tất cả các cảnh dục chúng ta cảm nghiệm được qua các căn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga  XVII, 243). Chúng ta phải tự xem xét kỹ lưỡng ta có bị vướng mắc phải chấp thủ vào lúc này hay không. Chúng ta không thường xuyên nhận ra được mình đang vướng phải chấp thủ đâu, sau khi thấy, nghe được, ngửi được, nếm thấy, đụng chạm được hoặc giả qua cảm nghiệm về một cảnh nào đó thông qua ý môn khi chúng ta ngồi trên một chiếc ghế bành hình như ta đã có chấp thủ với tiện nghi êm ái của chiếc ghế đó rồi vậy, nhưng ta đâu có nhận ra điều đó. Chúng nhìn ngắm chim chóc, chó mèo và chúng ta đâu có nhận ra  ta đã có khuynh hướng chấp thủ với các con vật đó trước khi ta có thể định ra được điều gì ta đã nhìn thấy. Ngay trong sát-na chấp thủ đó chúng ta đã tạo ra hoàn cảnh mới đối với cuộc sống cứ tái tục trong vòng luân hồi tái sanh. Chấp thủ là một trong số các mắt xích Thập nhị nhân duyên là sự  xuất hiện có điều kiện các hiện tượng trong vòng luân hồi tái sanh chính vì ái dục mà ta có chấp thủ. Cho đến khi nào không còn bất kỳ dạng chấp thủ nào nữa, chúng ta vẫn tiếp tục mắc trong vòng luân hồi sanh tử.

Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh-- Kindred Sayings (II, viết về nguyên nhân, chương 5 § 52, chấp thủ)

Khi còn lưu lại Savatthi Đấng Chí Tôn đã phán:

Này chư Tỳ-khưu, nơi người nào chỉ biết tận hưởng các thú vui dẫn đến chấp thủ và ái dục. Chấp thủ lại do ái dục chi phối hữu do thủ chi phối. Sanh lại do hữu chi phối, tan rã và tử lại do sanh chi phối, đau khổ thương tiếc, bực dọc khó chịu thống khổ, buồn chán, thất vọng sinh rồi lại diệt. Đó chính là cách nổi dậy toàn bộ các  nỗi thống khổ.

Đức Phật đã dùng đến cách so sánh với cuộc đốt lửa trại luôn giữ được lửa cháy liên tục bao lâu người ta còn tiếp nhiên liệu cho đám lửa đó. Nếu thiếu nhiên liệu thì ngọn lửa sẽ tắt ngúm. Chúng ta đọc thấy như sau:

Ngay cả sự việc đã xảy ra như vậy, người nào chấp thủ suy tưởng đến nỗi bất hạnh trên đời này tạo nên đủ mọi thứ chấp thủ và như  vậy thủ chấp diệt ái diệt, cả hữu sanh và cả tan rữa rồi đến tử đều tan biến theo và cả đau buồn cũng biến mất. Đó là cách toàn bộ  nỗi thống khổ trên đời này cũng tiêu tan như vậy.

Chúng ta chỉ muốn tiếp tục duy trì cuộc sống và cảm nghiệm các vật qua các căn, điều đó vượt khỏi tầm kiểm soát của ta. Tuy nhiên theo lời Đức Phật đã nói về vô thường nơi tất cả những pháp hành, về tan rữa và chết, những lời đó nhắc nhớ chúng ta thực chất cuộc sống sẽ như thế nào: cuộc sống chỉ là những  pháp hành trôi qua mà thôi.

Ba cách chấp thủ khác nữa lại là  những hình thức tà kiến. Đề cập tới  chấp thủ tà kiến, điều này bao gồm chấp thủ tà kiến về nghiệp chướng và kết quả của nghiệp và các lý thuyết siêu hình khác. Liên quan đến thủ, Giới cấm thủ, khi có người nào đó coi tà kiến khinh thị là chánh kiến khinh thị  thì không còn những duyên hệ để phát triển chánh kiến về thực tại. Và như vậy tà kiến không thể được tận diệt tà kiến khinh thị cũng còn là một trong số các “dây” trói buộc, như chúng ta đã thấy ở trên.

Ngã chấp thủ cũng là một hình thức tà kiến nổi lên khi chúng ta tìm chắc là ngũ uẩn chính là “bản ngã”. Chúng ta có thể liên tưởng đến những khái niệm về “thân” và “tâm” nhưng không nhất thiết phải có tà kiến xuất hiện. Tuy nhiên, khuynh hướng tiềm tàng của tà kiến không được tận diệt khi nào chúng ta chưa trở thành vị thánh Nhập lưu. Chúng ta tất cả đều đã tích tụ quá nhiều ngã chấp thủ và khi các ngã chấp thủ này có duyên hệ thuận lợi thì chúng sẽ xuất hiện. Một số người có thể chấp thủ với tà kiến về sắc uẩn, họ coi thân xác là “bản ngã”. Khi người đó lớn về già và bị bệnh tật hoành hành, điều đó chứng tỏ rõ ràng là thân xác chúng ta biến đổi, nhưng rất có thể thủ chấp về khái niệm thân xác vẫn còn gắn kết với “bản ngã”. Cái được coi như là “thân xác tôi” bao gồm các sắc pháp khác nhau sinh rồi diệt. Khi chúng ta đi dạo, dừng chân lại, ngồi xuống hay nằm nghỉ, không phải chỉ có “thân xác tôi” có thể trực tiếp được cảm nghiệm, mà chỉ có các yếu tố khác nhau được cảm nghiệm mà thôi, đó chỉ là  các sắc pháp như  tính cứng, mềm, nóng hay lạnh mà thôi và những thứ đó chỉ có thể cảm nghiệm được một lần một mà thôi. Khi niệm xuất hiện, nó chỉ có thể tỉnh thức được một thực tại mỗi lần và như vậy chánh kiến được phát triển và tà kiến về bản ngã cuối cùng sẽ bị tận diệt.

Một số nguời có thể coi thọ uẩn là bản ngã, nhưng thọ lại thay đổi luôn. Thọ xuất hiện vào lúc này không giống như thọ chỉ một sát-na trước đó. Tưởng uẩn (Sanna) lại khác nhau ở từng sát-na, nhưng chúng ta hay có hướng coi đó là “bản ngã”. Khi chúng ta nhận ra và nhớ được điều gì đó, không phải bản ngã làm điều đó, nhưng lại chính là tưởng thực hiện chức năng của nó. Hành uẩn, tất cả các sở hữu khác trừ thọ và tưởng đều thay đổi liên tục, đôi khi sở hữu bất thiện xuất hiện, đôi khi sở hữu thiện, nhưng chúng ta vẫn có huynh hướng coi sở hữu là bản ngã. Thức uẩn, tức là tâm thức, cũng thay đổi luôn. Khi có thấy, nghe được, và suy nghĩ đến các quan niệm vào những sát-na khác nhau, nhưng có niềm tin có căn sâu xa về “tôi thấy, tôi nghe và tôi suy nghĩ” trong thực tế tâm nhãn thức thấy, tâm nhĩ thức nghe và tâm khác nữa cũng suy nghĩ được về những khái niệm đó. Chúng chỉ là những tâm khác nhau nhưng không phải là bản ngã. Lại có nhiều tâm sinh và diệt cùng một lúc, và mỗi tâm lại cảm nghiệm được chỉ có một cảnh vật (đối tượng) mà thôi. Rất có thể hiểu biết lý thuyết về sự  thật xuất hiện, nhưng tà kiến chỉ có thể bị diệt tận bằng cách tu luyện (phát triển) chánh kiến về sự  thật đang diễn ra vào sát-na này mà thôi.

Trong nhiều cách chấp thủ thì chấp thủ tà kiến lại được phân thành ba thứ khác nhau sau đây: chấp thủ tà kiến (đó là các lý thuyết siêu hình), Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa) và chấp thủ niềm  tin cá nhân. Mỗi tà kiến trong ba nhóm phân loại này cho thấy những khía cạnh tà kiến khác nhau.

Tâm đạo nơi vị thánh Nhập lưu tận diệt được ba cách chấp thủ tà kiến trên đây. Vị thánh Nhập lưu vẫn còn cách chấp thủ thứ nhất đó là dục thủ (tham dục). Ngay cả bậc thánh Nhất lai và quả thánh A-na-hàm cũng vẫn phải chịu ảnh hưởng của loại chấp thủ đầu tiên này. Bậc thánh A-na-hàm không còn dục chấp thủ. Nhưng vị này vẫn còn chấp thủ tái sanh đó là kết quả do thiền đem lại, và hình thức chấp thủ này trong cách phân loại này được bao gồm cả trong cách chấp thủ đầu tiên. Tâm đạo nơi vị A-la-hán tận diệt được cách chấp thủ thứ nhất này (Visuddhmagga XVII, 245).

Những cản trở hay triền cái (Nivarana) lại là một nhóm phiền não khác. Trong Pháp Tụ (Dhammasangani § 1152- 1163) thì những triền cái lại được phân thành sáu loại:

Tham dục (Kamacchanda)
Sân hận (Vyapada)
Hôn trầm và thụy miên (Thina-Middha) 
Phóng tâm và Hối hận (Uddhacca- Ukkucca)
Hoài nghi (Vicikiccha)
Vô minh (Avijja)
[135] 

Trong các kinh Phật và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IV, 104,105) các triền cái được xếp thành năm loại, vô minh không nằm số năm loại đó. Tuy nhiên, phân loại như vậy không thể coi như là thiếu nhất quán. Các cách phân loại trên không cứng nhắc, và chỉ nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về pháp (thực tại) mà thôi.

Các triền cái là những vật cản, tràn ngập tâm ta, làm suy yếu trực giác hay tư tưởng.[136] Các triền cái cũng ngăn cản việc tu luyện và phát triển điều hoàn hảo. Khi chúng ta chấp thủ với những vật cảnh dễ chịu, âm thanh êm dịu, với người hoặc những nơi chốn đặc biệt, thì những tham dục xuất hiện. Ngay sát-na chấp thủ đó chúng ta không thể nhận ra tâm thiện bị ngăn cản không cho xuất hiện. Nhưng chúng ta phải nhận ra rằng ngay trong sát-na như vậy thì lòng quảng đại là lòng nhân ái không thể nào xuất hiện được.

Sân là một nghiệp bất thiện và cũng là một trong số các triền cái khác. Sân hận triền cái cũng là sở hữu sân và bao gồm toàn bộ tất cả các kiểu dáng và mọi mức độ ác cảm. Ngay cả chỉ một sát-na khó chịu nhẹ nhàng cũng là một triền cái, nó cản trở điều thiện. Khi có sân thì không thể có lòng nhân ái xuất hiện, không có từ bi hỉ xả, không am hiểu được danh pháp và sắc pháp. Tuy nhiên, một ít sát-na sao đó niệm (ý thức) có thể xuất hiện và nhận ra được bất kỳ thực tại nào xuất hiện, ngay cả điều khó chịu nữa.

Hôn trầm và thụy miên là hai sở hữu bất thiện được phân thành một cặp nơi các triền cái. Khi hai sở hữu này xuất hiện ngay tức khắc nổi lên sự khó ở tâm và khó vận dụng. Cả hai đều có nguyên nhân sâu xa là phi như lý tác ý (Ayoni manasikarra), tức là tập trung chú ý thiếu khôn ngoan. Khi có hôn trầm và thụy miên thì không còn có tinh tấn nữa, không còn khí thế để làm điều thiện. Và như vậy chúng cản trở điều thiện. Khi có hôn trầm và thụy miên chúng ta không còn tin tưởng vào sự tu luyện (phát triển) chánh kiến.

Phóng tâm và hối hận lại là một cặp khác nữa trong số các triền cái, khi có phóng tâm và hối hận thì  tâm không được bình an. Như chúng ta đã  thấy, phóng tâm đi kèm với các tâm bất thiện và hối hận lại đi kèm với duy nhất chỉ có tâm căn sân mà thôi. Bỏ qua điều thiện và thực hiện điều bất thiện lại là đối tượng của hối hận. Phóng tâm và hối hận cản trở việc thực hiện điều thiện, và vào những sát-na như vậy ta không còn chánh niệm được danh pháp và sắc pháp là gì  nữa.

Hoài nghi (vicikiccha) là một pháp bất thiện khác và cũng là một triền cái. Hoài nghi về Đức Phật, về Phật Pháp và về Tăng già, hoài nghi về sự  thật, tất cả những loại nghi ngờ kể trên đều gây trở ngại cho việc tu luyện (phát triển) điều thiện, cũng là một trở ngại kiềm hãm phát triển chánh kiến, chúng ta cần có can đảm để tiếp tục tu luyện (phát triển). Đại Niệm Xứ tức là tận diệt được hoài nghi. Hoài nghi là một thực tại (pháp) và như vậy hoài nghi cũng có thể trở thành đối tượng của chánh niệm. Tâm đi kèm theo với chánh niệm lại là tâm thiện. Nhưng niệm lại có thể lấy đối tượng là bất kỳ thực tại nào xuất hịên kể cả pháp bất thiện nữa.

Như chúng ta đã thấy vô minh cũng có thể được xếp vào loại triền cái. Cứ mỗi tâm bất thiện thì lại có vô minh đi kèm. Vô minh làm cho ta mù quáng, vô minh cản trở ta làm điều thiện cũng như cản trở ta đạt đến chánh kiến. Chúng ta có thể thấy mối nguy do tham tham và sân đem lại, nhưng mối nguy vô minh thì không. Nếu ta nhận ra được mối  nguy hiểm nơi vô minh tức khắc chúng ta sẽ phát triển chánh kiến và cuối cùng ta có thể tận diệt được vô minh.

Trong thiền chỉ các triền cái được tạm thời khuất phục bằng các chi thiền đi kèm với các tâm thiền thuộc nhiều giai đoạn thiền khác nhau, nhưng chúng ta không thể tận diệt được hết các triền cái này. Chỉ có chánh kiến được tu luyện nơi thiền quán mới có thể tận diệt được các triền cái mà thôi.

Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings (V Maha-vagga, cuốn II, Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings bàn về limbs of wisdom. Chương IV §5) nói về các duyên hệ để cho các triền cái xuất hiện.

Này chư Tỳ-khưu, những ai tu luyện phi như lý tác ý, thì tham dục, nếu chưa xuất hiện thì thế nào cũng sẽ diễn ra và nếu nó đã xuất hiện thì tức khắc ước tham dục sẽ tích hợp hơn và từ đó sẽ phát triển mạnh mẽ.

Cũng như vậy trong trường hợp ác tâm, hôn trầm và thuỵ miên, trạo cử và hối hận, hoài nghi và vô minh nếu chưa xuất hiện thì chắc sẽ diễn ra, và nếu đã xuất hiện thì tức khắc thèm muốn nhục dục sẽ tích hợp hơn và từ đó sẽ phát triển mạnh mẽ.

Trong kinh Phật sau đây chúng ta đọc thấy như lý tác ý chi phối đến sự  xuất hiện của Thất giác chi như thế nào, nếu chúng đã xuất hiện do tu luyện thì chắc sẽ đạt đến kết quả, “Thất giác chi” cũng được gọi là các “yếu tố giác ngộ” tức là: Thất giác chi gồm có: ý thức hay chánh niệm, trạch pháp, tinh tấn, pháp hỉ, sở hữu tịnh tâm (Citta-passaddhi), định tâm, xả.

Ngoài ra, trong cùng đoạn văn đó (§8) chúng ta cũng đọc được về những triền cái làm thức tỉnh trực giác và Thất giác chi kết quả là dẫn đến thực hiện được giải thoát do trí tuệ. Chúng ta đọc thấy như sau:

Này chư Tỳ-khưu, ở vào thời điểm đồ đệ thánh thiện đã lấy Phật Pháp là đối tượng thiền, chú tâm vào Phật pháp đó, toàn tâm toàn lực nghiên cứu Phật Pháp, sẵn sáng lắng tai  nghe Phật Pháp – Ở vào thời điểm như vậy năm trở ngại không còn tồn tại nơi  đồ đệ này được  nữa; cũng ở vào thời điểm như vậy Thất giác chi do tu luyện mà có sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Kinh này cũng nhắc nhở chúng ta nhớ lại một giá trị lớn lao trong việc lắng nghe Phật Pháp và nghiền ngẫm thấu đáo Phật Pháp đó, để có thể áp dụng Phật Pháp đó vào đời thường.

Các triền cái được tận diệt ở từng giai đoạn giác ngộ khác nhau. Tâm đạo nơi vị thánh Nhập lưu sẽ tận diệt được hoài nghi. Vì vị thánh Nhập lưu không còn tà kiến và nhận ra chân đế đích thực. không còn hoài nghi gì về chân đế đó. Tâm đạo của bậc thánh A-na-hàm sẽ tận diệt hết tham dục, sân và hối hận. Tâm đạo của vị A-la-hán lại tận  diệt được hôn trầm và thụy miên phóng tâm và  si hay vô minh. Vị A-la-hán được giải thoát khỏi mọi cản trở. Các phiền não chỉ có thể tận diệt được ở từng giai đoạn một mà thôi vì chúng ta đã tích tụ quá nhiều  phiền não và bám quá sâu trong tâm khảm mỗi người chúng ta.

Để tận diệt được phiền não, chúng ta phải kiên trì và phát triển chánh kiến dần dần. Điều cơ bản để hiểu rằng sự  khác biệt giữa các sát-na chúng ta đắm chìm trong suy tư về các khái niệm như là người và tài sản, về các hoàn cảnh và các biến cố trong  cuộc sống, và những sát-na chánh niệm chỉ có thể nhận thức được một thực tại mỗi lần mà thôi, như được phơi bầy qua một trong sáu môn. Chúng ta không nên trấn át suy tư, vì suy tư là thực tế; suy tư xuất hiện vì  hội đủ được duyên hệ. Suy tư có thể là đối tượng của chánh niệm, suy tư chỉ có thể được nhận ra dưới dạng một loại danh pháp xuất hiện được là do hội đủ điều kiện để làm thế. chứ không phải do “bản ngã”. Không chỉ có suy tư mà thôi  mà còn có cả thấy cảnh sắc, có nghe cảnh thinh, nhưng hầu như chúng ta quên mất những thực tại này. Chúng thường chỉ lưu ý đến các khái niệm, nhưng dần dà chúng ta sẽ biết cách chú ý đến sự thật (thực tại). Chúng ta không hy vọng hiểu biết được toàn bộ thực tại ngay một lúc. Nếu chúng ta chỉ chú tâm đến những gì xuất hiện ngay sát-na hiện tại này, chúng ta không phải lo lắng về một thực tế đó là hiểu biết sẽ phải được phát triển trong một thời gian dài, ngay cả kéo dài trong nhiều cuộc sống khác nữa. Không có bản ngã nào có được hiểu biết, chính hiểu biết, một sở hữu trí tuệ mới có thể phát triển được và nhận ra vật thể  đích thực. Chúng ta thường hay quên mất trí tuệ này chỉ là một danh pháp hành mà thôi.

Chúng ta đọc thấy trong Tương Ưng Bộ kinh - Kindred sayings (II, niddnana-vagga, chương, Kindret nói về các chư huynh § 6, § 11, § 12)  đề cập đến Tỳ-khưu đã đạt đến bậc thánh A-la-hán. Họ đã phải tu luyện chánh kiến ngay từ kiếp này sang kiếp khác. Đức Phật đã liên tục nhắc chúng ta “Đạt được mục tiêu không phải là chuyện dễ”. Thí dụ như nói về Kappina (§ 11) chúng ta đọc thấy Đức Phật đã nói:

Vị Tỳ-khưu đó là một thiên tài, có sức mạnh tâm linh tuyệt vời. Không phải dễ dàng để thắng được điều trước đó ngài chưa thắng nổi ngay cả vì lợi ích của đồng bào, ngài đã từ bỏ cả nhà để dành chỗ ở cho những người vô gia cư, ngay cả chỉ vì  mục tiêu lớn lao nhất trong cuộc sống vĩnh cửu ngài đã nhắm đạt tới, nơi đó ngài đang tồn tại, chính nơi đây và lúc này ngài đã phải tới nhằm để hiểu rõ chi chính bản thân ngài  và để thực hiện được điều đó.

 

Câu hỏi

  1. Khi nào “giáo điều thân phược” xuất hiện?
  2. Những triền cái đôi khi được phân làm năm loại, không kể vô minh, và đôi khi lại phân làm sáu, như vậy có phải là không nhất quán hay không?
  3. Tại sao chỉ một phiền muộn nhỏ thôi cũng cản trở  thực hiện điều thiện?
  4. Tại sao chỉ có huệ (panna) mới có thể loại bỏ được tà kiến về thấy, nghe hay suy tư  khi xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày mà thôi?

[135] Về tham dục xin xem chương 15, về sân hận  xem chương 18, về hôn trầm xem chương 20, về phóng tâm, trạo hối xem chương 14 và 19, về nghi xem chương 20 và về vô minh  xem chương 14.

[136] Chú giải bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì), II, cuốn II, chương II, 382.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004