TÂM SỞ
(Cetasikas)
Nguyên tác: Cetasikas Chương 25 NIỀM TIN hay ĐỨC TIN (Saddha) Saddha, niềm tin hay đức tin, một sở hữu tịnh hảo, xuất hiện với tâm tịnh hảo cùng với tâm tịnh hảo thuộc tâm dục giới tịnh hảo, tâm sắc giới, tâm vô sắc giới và tâm siêu thế. Niềm tin ở đây không phải là đức tin mù quáng vào một nhân vật nào đó, mà là niềm tin vào điều trọn hảo. Ta còn đặt niềm tin nơi việc bố thí, nơi giới luật và tu tiến, tham thiền. Chú giải Bộ Pháp Tụ gọi niềm tin là “Người báo hiệu” điều trọn lành. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I phần IV chương I, 119) khẳng định về niềm tin như sau: ....Trạng thái của đức tin (Saddha) là tẩy uế và khao khát ước vọng. Giống như bảo ngọc tinh luyện nước của vương hoàng hoàn vũ ném xuống nước khiến cho các vật rắn, đất phù sa, tảo rong và bùn lầy lắng đọng xuống đáy sông và biến nước trở nên trong trẻo, trong suốt nhìn thấy tận đáy. Chính vì thế khi đức tin xuất hiện mọi trở ngại bị loại bỏ, tha hoá lắng đọng xuống, tinh luyện tinh trả lại yên tĩnh cho tâm hồn; tâm được tinh luyện tạo ước muốn một gia đình bậc thánh luôn tựa như bố thí, nắm giữ giới luật, thực hiện những nhiệm vụ “bố tát” (Uposatha),[149] và khởi sự tu tiến, tham thiền. Chính vì vậy trạng thái của đức tin được biết đến như một chất tẩy uế... Chú giải Bộ Pháp Tụ đề cập đến một so sánh nêu ra trong kinh Mi Tiên Vấp Đáp[150] (Questions King Milinda): Vị vương hoàng hoàn vũ băng ngang qua một con suối nhỏ với đoàn tuỳ tùng của ngài. Đoàn quân của ngài đi ngang qua đã làm vẩn đục dòng nước, nhưng viên ngọc tinh luyện của vương hoàng đã khiến nước trở thành trong veo bùn cát và phù sa lắng đọng xuống và dòng nước trở nên trong veo và không bị khuấy đục. Nước bị khuấy đục cũng tương tự như tâm con người do các phiền não làm cho vẩn đục. Niềm tin đã thanh tẩy tâm trở nên trong trẻo, xuyên suốt và không bị quấy đục. Với trạng thái là “khát khao” Chú giải Bộ Pháp Tụ lại dùng một so sánh khác để giải thích như sau: có một đám đông đứng ở hai bờ một sông lớn có đầy cá sấu, quái vật, cá mập và yêu tinh, đoàn người rất hoảng sợ phải vượt qua con sông đó. Có một vị hảo hớn vượt qua sông và dùng cây kiếm đẩy lùi các con vật nguy hiểm đó, và dẫn đám đông vượt qua sông an toàn, Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì 120) khẳng định như sau: ...vì thế cho nên đức tin chính là “người tiên phong”, là điềm báo trước cho bất cứ ai đang thực hiện bố thí, tuân giữ giới luật và thực hiện nghĩa vụ bố tát và khởi sự việc tu tiến, tham thiền (Bhavana). Như vậy ta có thể nói: Trạng thái của đức tin chính là thanh luyện và khát khao. Chú giải Bộ Pháp Tụ lại định nghĩa đức tin theo một cách khác như sau: Đức tin (Saddha) có trạng thái là phó thác, phận sự của đức tin là tinh luyện, giống như viên ngọc tinh luyện nước của vị hoàng vương, hay khao khát niềm tin cũng là một phận sự khác nữa, giống như vượt dòng sông đang cơn lụt lội; giải thoát khỏi ô nhiễm hoặc quyết tâm là cách thành tựu, còn nguyên nhân sâu xa của đức tin lại là một đối tượng đáng tin hay các nhân tố “Nhập lưu” .... Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga XIV, 140) lại định nghĩa đức tin giống như Chú giải Bộ Pháp Tụ đã định nghĩa theo cách thứ nhì. Khi tâm bất thiện xuất hiện, ta không có niềm tin nơi điều thiện. Thí dụ, khi chúng ta chấp thủ với một cảnh dễ chịu hoặc có ác cảm với một cảnh vật xấu xa nào đó, tức khắc ta quên mất mình phải thực hiện điều thiện, khát vọng của ta cũng tan biến hết. Ngược lại, khi có niềm tin hay lòng trông cậy, thì khát vọng điều tốt lại xuất hiện. chỉ khi nào người ta đặt trọn niềm tin nơi bố thí, nơi giới luật hay tu tiến, tham thiền thì ta mới tu luyện cho mình những điều vừa nêu trên. Điều đó còn tuỳ thuộc vào những tích luỹ của mỗi người nơi điều thiện nào họ muốn thực hiện. Một số người đặt niềm tin nơi bố thí, nơi giới luật, nhưng không nhận ra lợi ích do chánh niệm được ngay lúc này những gì họ thấy, nghe, để nhận ra được tất cả những thực tại chỉ là “vô ngã” mà thôi. Như chúng ta đã thấy, nhiệm vụ thanh tẩy của đức tin thành tựu nơi việc giải thoát ta khỏi ô nhiễm đã được đề cập đến ở trên. Khi tâm đi kèm với niềm tin, lúc đó tâm rất trong sáng, không vấn vướng phiền não. Nhưng cho đến khi nào ta chưa tận diệt được các tùy miên, các phiền não đó buộc vẫn xuất hiện luôn. Đức tin nơi bậc thánh nhân thì trong sạch hơn nhiều so với đức tin nơi các phàm phu. Vị thánh Nhập lưu không chút vương vấn với bản ngã, ngài đã tận diệt được tà kiến, như vậy nhữug việc thiện của các ngài thực hiện trong trắng hơn nhiều, giới luật các ngài nắm giữ cũng trong sạch hơn nơi người phàm phu. Các ngài không còn bất kỳ duyên hệ nào để sai phạm năm giới luật nữa. Một cách thành tựu niềm tin khác nữa là quyết định hay là quyết tâm. Khi có quyết định hoàn thành điều thiện nào đó, thật hiển nhiên là ta đặt niềm tin nơi điều thiện đó. Không có “bản ngã” nào quyết định thực hiện điều thiện đó cả, nhưng tuỳ thuộc hoàn toàn vào các duyên hệ tâm thiện có xuất hiện hay không. Khi có những duyên hệ do ác cảm hay ngã lòng thì điều thiện không có cơ hội xuất hiện đâu. Chúng ta không còn tinh tấn thực hiện bất kỳ điều thiện nào khi chúng ta cảm thấy bị quấy nhiễu vì những sai lầm, hay thất vọng về người nào đó, khi ta cảm thấy cô đơn hay thất vọng về người khác. Khi buồn chán chúng ta tự coi mình là trung tâm của vũ trụ, chúng ta chỉ muốn những điều dễ chịu cho chính mình và khi ta không chiếm lãnh được những điều đó thì chúng ta hoàn toàn thất vọng với cuộc sống. Nếu như ta không quá chấp thủ với bản ngã thì những cảm nhận thất vọng ít cơ may xuất và cuối cùng chánh kiến có thể giúp ta tận diệt hết những chấp thủ với bản ngã. Nhưng chấp thủ vẫn có thể xuất hiện. Nếu ta không tỏ ra kiên trì vì chưa nhận ra bất kỳ tiến bộ nào trong việc tu luyện chánh kiến, chúng ta nên nhớ rằng kiên trì và quyết tâm của Đức Phật trong cuộc sống khi ngài vẫn còn là một vị bồ tát, ngài đã quyết tâm tu luyện chánh kiến cả trong cuộc sống hiện tại lẫn trong cuộc sống mai hậu mà không hề ngã lòng, không dừng lại nửa đường. Can đảm và kiên trì rất cần thiết để phát triển trí tuệ về những thực tại xuất hiện trong cuộc sống đời thường. Chúng ta phải có “lòng khát khao niềm tin” như một vị anh hùng vượt qua dòng lũ. Ta chẳng phải lo lắng gì về thiếu chánh niệm, hay những phương thức niềm tin xuất hiện. Một khi ta có trí tuệ nhiều hơn về đối tượng chánh niệm là một thực tại cao siêu, thì những điều thiện khiến chánh niệm được ngay lúc này đối với bất kỳ thực tại nào cũng có thể xuất hiện. “Một đối tượng đáng tin cậy” chính là nguyên nhân sâu xa để cho niềm tin xuất hiện. Đức Phật, Giáo pháp và Tăng già chính là những đối tượng đáng tin cậy đó. Điều này không có nghĩa là người nào đó chưa được nghe Phật Pháp thì không có niềm tin đâu. Niềm tin là một thực tại siêu nhiên. Đó chẳng phải là điều gì đặc biệt chỉ dành riêng cho các Phật tử mà thôi. Vì mỗi tâm thiện đều đi kèm với niềm tin. Điều thiện là điều tốt đối với hết mọi người, bất ký họ thuộc quốc tịch nào, chủng tộc nào, bất kỳ họ đang đặt niềm tin của họ nơi tôn giáo nào. Ngay cả những ai chưa bao giờ nghe Phật Pháp cũng có niềm tin nơi việc thiện như tính quảng đại, và tình thương mến thương chân tình. Cũng vậy những việc tốt cũng đáng để ta đặt niềm tin. Nếu chúng ta lắng nghe Phật Pháp và tu luyện chánh kiến chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều cơ may tận diệt được điều bất thiện và duyên hệ làm điều thiện và phát triển tính hoàn hảo. Những “Yếu tố nhập lưu” rất cần thiết để đạt tới được giác ngộ ở giai đoạn đầu tiên, giai đoạn “Người nhập lưu” hay vị thánh Nhập lưu cũng là nguyên nhân sâu xa đem lại niềm tin. Những yếu tố này bao gồm việc tương giao với bạn tốt, lắng nghe Phật pháp, như lý tác ý và thực thi Phật Pháp[151] tin tưởng nơi Đức Phật, Giáo Pháp và các Tăng già bắt đầu bằng việc lắng nghe Phật pháp do các bạn tri âm diễn giải cho. Chúng ta đọc thấy rất nhiều kinh Phật cho thấy những người đầu tiên lắng nghe giáo pháp, nghiền ngẫm những điều đã nghe và rồi quy y nơi cửa Phật, giáo Pháp và Tăng già. Niềm tin này dựa trên lắng nghe, tìm tòi và hành thiền. Chúng ta đọc thấy trong Kinh Trung Bộ (cuốn I số 4 bài giảng về sợ hãi và khiếp đảm) thấy rằng Đức Phật đang khi lưu lại miền Savatthi gần khu vườn Jeta, ngài đã nói với Brahman Janussoni về cuộc sống của ngài trong rừng sâu, nhưng ngài không thấy sợ sệt và khiếp đảm điều gì cả và ngài đã đạt đến Phật cách ra sao. Sau khi Janussoni đã nghe Đức Phật, đặt trọn niềm tin nơi Ngài, nơi giáo pháp của ngài và nơi Tăng già với những lời lẽ như sau: Thật tuyệt vời, ôi Đức Phật Cồ Đàm! Như thể người ta thu gọm lại những gì ngổn ngang bừa bãi, vén mở được những gì bị che khuất bấy lâu nay, chỉ đường cho người lạc lối, thắp sáng lên ngọn đèn dầu trong đêm tối bao la, để cho những ai trong bóng đêm nhìn thấy sự vật hiện hình rõ ràng. – Thế đó Phật Pháp do Đức Phật Cồ Đàm giảng dạy đã soi chiếu cho nhiều sanh linh nhận ra chánh đạo. Chính vì thế tôi tôn kính quy y Đức Chí Tôn Cồ Đàm, Phật Pháp và các Tăng già Tỳ-khưu. Chớ gì Đức Phật chấp nhận lời con, một người phàm phu Phật tử tới quy y cửa Phật từ nay cho đến hết đời con. Một số người đặt niềm tin nơi đức Phật và đã trở thành một đồ đệ của ngài và nhiều người khác cũng với lòng tin đó đã trở thành một vị Tỳ-khưu. Điều này tuỳ thuộc vào những chiều hướng chúng ta tích lũy được. Cũng có một số người có khuynh hướng lắng nghe, nhưng không có đủ niềm tin để thực hiện những lời chỉ dạy của Đức Phật. Rất có thể đây chưa phải là thời gian thích hợp để họ bắt đầu tu luyện chánh Đạo, nhưng trong cuộc sống mai hậu họ có thể nghe lời Đức Phật dạy và đặt đủ niềm tin vào ngài để thực hiện lời ngài dạy. Chúng ta phải tự tìm hiểu xem niềm tin của ta đã đủ sức mạnh để áp dụng được Phật Pháp chúng ta đã nghe hay chưa. Nếu có đủ niềm tin chúng ta mới có thể tiếp tục phát triển chánh kiến cho đến khi đạt đến giác ngộ và tận diệt mọi nghi ngờ và tà kiến. Lại còn một khía cạnh khác của niềm tin (saddha) và đó chính là khía cạnh “quyền” (indriya), tức là khả năng kiềm chế. Khi “quyền” thực hiện việc thống lãnh trên các Pháp đi kèm. Có đến năm sở hữu tịnh hảo, tức là các quyền thường được gọi là “khả năng siêu nhiên” cần phải được tu luyện. Gồm có: Tín, tấn, định và tuệ. Các khả năng này thắng vượt được các phiền não đi ngược với các khả năng này. Niềm tin thống trị các pháp đi kèm, các tâm và sở hữu với đặc tính thanh tẩy và tin tưởng nơi việc thiện. Niềm tin cũng thắng vượt được thiếu niềm tin vào các điều thiện. Không có niềm tin tâm thiện và các sở hữu đi kèm không thể xuất hiện được. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I, phần IV, chương I 119) khẳng định như sau: “Xuất phát từ việc vượt thắng được thiếu niềm tin. Niềm tin đã trở thành khả năng kiềm chế các giác quan đang chiếm ưu thế, hay trạng thái thực hiện quyết định niềm tin đang thể hiện vai trò lãnh chúa (nơi các hiện trạng tương ứng với nhau). Khi các “khả năng siêu nhiên” được phát triển chúng sẽ trở thành “lực” hay “sức mạnh” (Balas). Khi các sức mạnh này đã trở nên vững vàng và không lay chuyển bởi các phiền não lại nổi lên đối kháng lại các thế lực này, nhưng không thể làm chúng lay chuyển được nữa. Chính các sở hữu được coi như là khía cạnh quyền. Chúng ta đọc thấy trong Pháp Tụ (Dhammasangani) nói về niềm tin như là một nguyên lý, một quyền (Indriya) và như một sức mạnh như sau: Đức tin trong trường hợp này chính là tin tưởng, một niềm tin được tuyên xưng. Mang đặc tính bảo đảm, tin tưởng, niềm tin đó là một khả năng một sức mạnh - đây chính là niềm tin được kết thành trong đó. Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I phần IV, chương II, 145) giải thích đoạn này và khẳng định: Bảo đảm lại chính là bảo đảm dồi dào bằng các ân đức tuyệt vời của Đức Phật. Sự bảo đảm này không dựa trên hiểu biết lý thuyết về những lời dạy của Ngài. Niềm tin chỉ có dồi dào nơi các ân đức sáng chói của Đức Phật mà thôi khi ta tu luyện được chánh kiến về pháp hiện hữu. Ai muốn tu luyện tĩnh chỉ đến mức độ thiền phải tu luyện được năm “quyền”. Chúng ta đọc thấy trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga IV, 45-49) ở đoạn nói về điều kiện cần thiết để đạt đến thiền, các quyền đó phải ở thể “cân bằng”. Khi bất kỳ khả năng nào quá mạnh và các khả năng khác yếu hơn sẽ không thể thực hiện được chức năng của mình. ta cần phải có khả năng đức tin cân bằng với khả năng tuệ: ...Vì khi chúng ta có niềm tin mạnh mẽ, nhưng trí tuệ của ta lại yếu, đức tin của họ thiếu phê và thiếu căn cứ. Một người có hiểu biết mạnh và lại có đức tin yếu thì hay sai lầm do xảo quyệt và khó lòng chữa trị, giống như một người bệnh đã bị lờn thuốc. Một khi đức tin và trí tuệ cân bằng, người đó có niềm tin chỉ khi nào có đủ cơ sở để thể hiện được niềm tin đó mà thôi. Hơn nữa chúng ta lại đọc thấy: Định và đức tin cũng phải được cân bằng: “Một người nào đó tuy luyện thiền định cần phải có đức tin mạnh mẽ, chính vì với đức tin và niềm tin như vậy thì người đó mới đạt đến định trong thiền...” Các “quyền” cũng cần phải được tu luyện để đạt đến giác ngộ và cân bằng nơi các khả năng này cũng là điều hết sức cần thiết. Làm thế nào để có được cân bằng nơi các khả năng này? Cân bằng trong khi luyện thiền hay thiền quán (Vipassana)? Chúng ta có thể đặt trọn niềm tin nơi Đức Phật nhưng vẫn không phát triển được chánh kiến về Pháp và rồi kết quả là niềm tin không được cân bằng với các khả năng khác. Nhưng khi đã có chánh kiến về hiện thực (pháp), thì cũng xuất hiện niềm tin và niềm tin này cân bằng với trí tuệ và các khả năng khác. Khi chúng ta quên các thực tại thì (pháp) lúc đó không còn niềm tin để chánh niệm những sát-na hiện tại. Điều này có thể xảy ra, thí dụ như khi chúng ta đang lắng nghe ai đó kể một câu chuyện hay và ta hoàn toàn bị thu hút vào câu chuyện đó. Nhưng đôi khi ta chỉ chánh niệm được một thực tại duy nhất đang xảy ra vào lúc này. Thí dụ, khi nghe một cảnh thinh, ta nhận ra chỉ có sắc pháp là thực tại duy nhất có thể nghe, chứ không phải là tiếng người nói. Ngay lúc đó niềm tin xuất hiện và nhận ra được giá trị của chánh kiến. Khi chúng ta tu luyện được chánh kiến, chúng ta không cần phải nhắm tới chánh kiến, nhưng chánh kiến đó đã xuất hiện. Niềm tin tiến triển với một chừng mực chánh kiến cũng được phát triển. Qua chánh niệm danh pháp và sắc pháp. Như vậy, thông qua phát triển “Tứ Đại Niệm Xứ” (Satipatthana), cùng lúc đó năm quyền cũng cùng phát triển vậy. Như chúng ta đã thấy, khi tín quyền phát triển nhiều hơn, thì niềm tin trở nên vững không lay chuyển, niềm tin đó trở thành “lực” hay “sức mạnh” (Bala). Cho đến khi nào chúng ta chưa đạt đến giác ngộ thì đức tin vẫn còn có thể bị lung lay. Chúng ta vẫn có thể nghi ngờ giá trị việc phát triển chánh kiến, nghi ngờ cả Bát chánh đạo. Niềm tin của vị thánh Nhập lưu (Sotapanna) không còn bị lay chuyển nữa, vì ngài đã tận diệt được hết nghi ngờ. Ngài đặt trọn niềm tin không hề lay chuyển nơi Đức Phật, nơi Phật Pháp và Tăng già. Ở mỗi giai đoạn giác ngộ thì những quyền và tín quyền cũng được phát triển thêm. Khi ta đạt đến bậc thánh A-la-hán thì đã đạt đến kết thúc. Như chúng ta đã thấy, một trong các nguyên nhân sâu xa của niềm tin chính là các đối tượng đáng cho chúng ta tin tưởng. Đức Phật, Giáo pháp và Tăng già là những đối tượng đáng tin cậy. Đến lúc nào đó chúng ta chưa đạt đến bậc thánh nhân, chúng ta không thể hiểu hết được ý nghĩa giác ngộ là gì; chúng ta chỉ kết thúc được trí tuệ lý thuyết về giác ngộ và như vậy trí tuệ của chúng ta rất giới hạn. Chúng ta đến quy y nơi cửa Phật, nhưng niềm tin của ta nơi các ân đức của Ngài không vững vàng so với niềm tin của vị thánh Nhập lưu. Bảo vật nơi ta quy y chính là giáo Pháp. Từ “Pháp” mang nhiều ý nghĩa, có thể là giáo lý của Đức Phật, hay là pháp Chân đế (Paramatthadhama) có thể là sự thật siêu phàm. Thấy và lòng tham thì có thật, chúng cũng là pháp (Dhamma). Chúng ta không thể đến quy y nơi mỗi “Pháp” được. Níp-bàn là pháp Siêu thế (Lokuttara dhamma) và đó chính là đệ nhị bảo, là Pháp chúng ta phải nương nhờ. Cũng vậy tám loại tâm siêu thế giúp ta cảm nghiệm được Níp-bàn cũng được gồm vào đệ nhị bảo này; như vậy có “chín pháp Siêu thế” chúng ta đang nương nhờ. Lại nữa, trí tuệ của ta về đệ nhị bảo rất giới hạn, cho đến khi nào chúng ta chưa đạt đến giác ngộ. Niềm tin của chúng ta nơi giáo lý Đức Phật dẫn ta đến giác ngộ không mạnh mẽ như niềm tin của vị thánh Nhập lưu; Ngài biết giác ngộ là gì xuất phát từ kinh nghiệm của ngài. Tăng-già là đệ tam bảo, chúng ta đến quy y. Thực sự chúng ta chưa biết được bậc thánh Tăng già mang ý nghĩa gì cho đến khi nào chúng ta chưa tự đạt đến bậc thánh và như thế niềm tin của ta nơi Tăng-già vẫn còn rất yếu. Khi chúng ta phát hiện ra đức tin của mình vẫn còn yếu, chúng ta không nên ngã lòng khi liên tưởng đến ân đức của thánh nhân, nghĩ tới đức tin không lay chuyển của họ nơi điều hoàn hảo. Lòng trong sạch của họ nơi giới luật và lòng từ bi quảng đại của họ, chúng ta không nên quên là tất cả những gì họ đạt được đó đều khởi sự đầu bằng cách lắng nghe và chiêm ngưỡng Phật Pháp và tu luyện chánh kiến. Chúng ta đọc thấy trong kinh Trung Bộ (II, số 70 kinh Kitagiri) khi đức Phật còn lưu Kasi, Ngài đã nói rằng thiếu lòng mẫn cán chúng ta không thể đạt được giác ngộ. Ngài đã nói với Tỳ-khưu về những người đã đạt đến giác ngộ ở những mức độ khác nhau, ngài nói thêm như sau: Này chư Tỳ-khưu, thầy chẳng nói ta có thể đạt đến trí tuệ cao siêu ngay lập tức; tuy nhiên, hỡi này chư Tỳ-khưu, trí tuệ cao siêu chỉ có được qua tu luyện dần dần, công việc này phải tiến hành từng bước một. Hỡi này chư Tỳ-khưu, ta có thể đạt đến trí tuệ cao siêu do tu luyện từ tư, do thực hiện dần dần, và bằng một quá trình tinh tiến mang ý nghĩa gì vậy? Hỡi này chư Tỳ-khưu, đạt được điều này, khi chúng ta tiến tới trong đức tin; đang tiến tới gần đức tin, ngồi kế bên đức tin đó, ngồi sát bên đức tin đó và biết lắng tai nghe; lắng tai nghe đứcPhật; lắng tai nghe giáo pháp rồi lại nhớ lấy Phật pháp đó; kiểm chứng những gì chúng ta đã ghi nhận trong tâm. Đang lúc kiểm chứng những gì đã được chứng thực; thì ước muốn[152] được sanh ra; với ý muốn phát sanh ta sẽ cố gắng, và khi cố gắng ta lại cân nhắc, sau khi đã cân nhắc ta phấn đấu để đạt đến nhất quyết; khi đã nhất quyết rồi thì ta nhận ra chân lý siêu vượt và nhờ tuệ ta thâm nhập được vào chân đế đó qua tuệ, ta nhận ra được.. Níp bàn. Bậc thánh nhân thường được mô tả như một nhân vật lắng nghe nhiều. Người đó đã lắng nghe Phật Pháp và áp dụng những gì đã nghe thấy. Nếu người đó chỉ là người thụ động lắng nghe Pháp, người đó không thể đạt đến giác ngộ. Chúng ta mong muốn đạt đến mục tiêu mà không phải tu luyện chân chánh (Right cause) dẫn ta đến mục tiêu đó. Nếu ta không khởi sự tu luyện trí tuệ ngay từ sát-na này, làm sao chúng ta có thể hy vọng có được trí tuệ siêu phàm? Những thực tại như cứng, cảm thọ hoặc cảnh thinh luôn xuất hiện. Nếu chúng ta bắt đầu chánh niệm được những thực tại nổi lên ngay sát-na này, chúng ta có thể vun trồng được những duyên hệ chánh đáng để phát triển chánh kiến mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng là phải có niềm tin giúp ta can đảm và quyết tâm như vị anh hùng vượt qua cơn lũ. Có rất nhiều sát-na cần đến quyết tâm can đảm như vậy đề nhận ra được điều gì ta chưa phát hiện ra.
Câu hỏi:
[149] Những ngày bố tát là những ngày trai tịnh hay là đêm canh thức (cầu nguyện); ngày bố tát được giữ vào các ngày Rằm và đầu tháng, và đôi khi cũng vào những ngày đầu và cuối giữa kỳ trăng. Trong các quốc gia theo Phật giáo có truyền thống các Phật tử đi chùa và gìn giữ bát giới trong những ngày này. [150] Bao gồm các bài tranh luận về Phật pháp giữa nhà vua Milinda và vị A-la-hán Nagasena. Công trình này không phải là một phần trong Tam Tạng đã được viết trước thời Buddhaghosa, nhưng ngày viết thì không được rõ, đã để lại cho chúng ta những lời giải thích giáo lý Phật giáo quí giá và thường đề cập đến các đoạn kinh trong Tam tạng. [151] Những bài đàm đạo với đức phật (Dialogue of the Buddha), cuốn III, trang 33, kinh Sangiti, 227 [152] Kusalachandha dục thiện chính là muốn làm điều thiện.
Mục lục |
Lời nói đầu | Lời
giới thiệu | |
Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004