Buddhasāsana Pāli Hàm Thụ Tỳ
khưu Giác Giới Chùa Siêu Lý, Vĩnh
Long
-ooOoo- CHƯƠNG IX CÚ PHÁP VÀ MỆNH ÐỀ CÚ PHÁP Ðịnh nghĩa: Cú pháp là phép dùng câu hay cách lập thành câu văn của một ngôn ngữ. Cú pháp tiếng Pāli rất phức tạp, tuy vậy cũng có hệ thống nguyên tắc. A- THÀNH PHẦN CÚ PHÁP TIẾNG PĀLI Một câu thường gồm có 3 thành phần, gọi là những đơn vị cú pháp, đó là:
* Chủ từ
(Kattu) Một câu đơn giản tối thiểu cũng phải có hai thành phần là chủ từ (kattu) và thuật từ (kiriyā). Chú ý: Một câu không có túc từ vì câu ấy sử dụng thuật từ là tự động từ, tự nó đã làm đủ nghĩa của câu rồi; ngược lại một câu có túc từ vì câu ấy sử dụng thuật từ là tha động từ, tự nó chưa thể làm đủ nghĩa của câu... Cũng có trường hợp một câu chỉ gồm túc từ (kamma) và thuật từ (kiriyā) hay chỉ có thuật từ (kiriyā). Trong trường hợp này chủ từ (kattu) phải được hiểu ngầm. Sau đây là những thí dụ: - Câu gồm 3 đơn vị cú pháp:
*
Byaggho
migaṃ māresi.
(Con hổ đã giết con nai) - Câu thiếu túc từ:
*
Ahaṃ sayāmi.
(Tôi ngủ) - Câu thiếu chủ từ:
*
Seṭṭhino Yaso nāma putto ahosi.
(Có con trai của
trưởng giả tên là Yasa).
*
Mā pāpaṃ
karotha.
(Các anh chớ làm điều ác)
*
Gāme vasati.
(Nó sống trong
làng). 1- Chủ từ (kattu) Chủ từ là thành phần đứng làm chủ trong một câu hay một mệnh đề; nói cách khác, là tiếng chủ động của thuật từ (nhiều chủ từ có thể có cùng một thuật từ). Chủ từ trong một câu có thể là một danh từ, hay một tính từ dùng như danh từ, hoặc là một đại danh từ, một danh động từ, một hợp từ, một đoản cú, hoặc cũng có thể là một mệnh đề danh từ. Thí dụ: a) Chủ từ là một danh từ: Kumāro odanaṃ bhuñjati. (Cậu bé ăn cơm). b) Chủ từ là một tính từ dùng như danh từ:
Dvisu
itthīsu ekā vatthaṃ dhovi.
(Trong
hai người đàn bà, một bà đã giặt y phục). c) Chủ từ là một đại danh từ:
So
sunakhaṃ pahari.
(Nó đã đánh đập con chó). d) Chủ từ là một danh động từ:
Karaṇīyāni tumhehi
kattabbāni honti.
(Các
việc nên làm, cần được các anh làm). e) Chủ từ là một hợp từ (phức hợp ngữ): Byagghadīpacchādayo mahallakesu vanesu avasuṃ. (cọp, beo, gấu v.v... đã sống tại những khu rừng già). f) Chủ từ là một đoản cú:
Māgadho
Bimbisāro rājā attano
pāsādassa uparimatale ṭhito (hoti).
(Ðức vua
Bimbisāra
xứ
Magadha
đứng trên sân thượng lâu đài của mình). g) Chủ từ là một mệnh đề danh từ: Saccaṃ kira tvaṃ Nanda sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi. (Có thật chăng, này Nanda, người đã trình bày như vậy cho nhiều vị Tỳ kheo). 2- Túc từ (kamma) Túc từ là thành phần bổ túc ý nghĩa cho động từ, cũng gọi là đối từ của động từ. Có hai loại túc từ: gián tiếp túc từ và trực tiếp túc từ. Thí dụ: Ahaṃ yācakāya āhāraṃ demi. (Tôi cho vật thực đến người hành khất). Trong thí dụ trên thì "yācakāya" (người hành khất) là gián tiếp túc từ của động từ. Tiếng gián tiếp túc từ thường là chỉ định cách (catutthī) hay định sở cách (sattamī). Tiếng "āhāraṃ" (vật thực) là trực tiếp túc từ của động từ. Tiếng trực tiếp túc từ thường là đối cách (dutiyā). Túc từ trong câu có thể là một danh từ, một tính từ dùng như danh từ, một đại danh từ, một danh động từ, một hợp từ, một đoản cú, hoặc có thể là một mệnh đề danh từ. Thí dụ: a) Túc từ là một danh từ: Kassako khettaṃ kasati. (Người nông phu cày ruộng). b) Túc từ là một tính từ dùng như danh từ: Corā dhanavantaṃ māresuṃ. (Những kẻ cướp đã giết chết người phú gia). c) Túc từ là một đại danh từ: Kumāro maṃ pahari. (Cậu bé đã đánh tôi). d) Túc từ là một danh động từ: Thero tassa āgamanaṃ paccāsiṃsati. (Vị trưởng lão trông đợi sự đi đến của ông ấy). e) Túc từ là một hợp từ (phức hợp ngữ): So pattacīvaraṃ ādāya piṇḍaya carati. (Vị ấy cầm lấy y bát rồi đi khất thực). f) Túc từ là một đoản cú: Ahaṃ Jetavane viharantaṃ Bhagavantaṃ passiṃ. (Tôi đã yết kiến Ðức Thế Tôn khi Ngài trú tại Jetavana). g) Túc từ là một mệnh đề danh từ: Satthā ... tattha maṃ nethā' ti āha. (Bậc đạo sư đã nói rằng: "Hãy đưa ta đến đấy"). 3. Thuật từ (kiriyā) Thuật từ là tiếng diễn tả hành động của câu, hay là tiếng diễn đạt cái dụng của chủ từ . Thuật từ thường là động từ và cũng có thể là một thành ngữ động từ. Thí dụ: a) Thuật từ là một động từ: Tvaṃ yācakassa āhāraṃ dadasi. (Anh cho vật thực đến kẻ hành khất). b) Thuật từ là một thành ngữ động từ: So paribhuñjitvā tatth' eva divāvihāraṃ akāsi. (Vị ấy sau khi thọ thực đã nghỉ trưa ngay tại chỗ đó). Một thuật từ trong câu có thể có một hay nhiều chủ từ. Thí dụ:
Migo
aṭaviyaṃ dhāvati.
(Con nai chạy trong rừng).
B- SỰ KHUẾCH TRƯƠNG ÐƠN VỊ CÚ PHÁP Khuếch trương là sự mở rộng, làm cho câu được phong phú về từ ngữ và ý nghĩa. Sự khuếch trương phổ biến có 3 trường hợp:
- Khuếch trương
chủ từ. 1. Sự khuếch trương chủ từ: Khuếch trương chủ từ là sự mở rộng thành phần chủ ngữ trong một câu cho ý nghĩa thêm phong phú. Chủ từ trong một câu có thể được khuếch trương bằng một hay nhiều bổ túc từ, như là bằng những tính từ hoặc danh từ đồng cách, hoặc bằng một từ ngữ ở sở thuộc cách hay định sở cách, cũng có thể bằng một hợp từ, một đoản cú, hoặc một mệnh đề liên kết. Sau đây là những thí dụ (tiếng khuếch trương trong dấu / * / ): a) Bằng tiếng tính từ:
/Dve /
kassakā khettaṃ kasanti.
(Hai nông dân
đang cày thửa ruộng). b) Bằng tiếng danh từ đồng cách:
Rājā /
Ajātasattu / Vedehīputto
/ Devadattas-sa bhikkhuno upaṭṭhāsi. (Vua
Ajātasattu,
con bà Vedehī,
đã hộ độ Tỳ kheo
Devadatta). c) Bằng một từ ngữ ở sở thuộc cách hay định sở cách:
/Gahapatino/ putto
kālam-akāsi.
(Con trai của gia chủ đã chết). d) Bằng một hợp từ: /Sabbālaṅkarapaṭimandito/ Kāliṅgo cakka-vattī nagarā nikkhami. (Vị Chuyển Luân Vương Kāliṅga được trang điểm với mọi trang sức, đã rời khỏi thành phố). e) Bằng một đoản cú: /Gāmaṃ gacchanto kumāro/ goṇaṃ disvā bhāyi. (Ðứa bé khi đang đến làng, thấy con bò, nó đã sợ). f) Bằng một mệnh đề liên kết: /Yo pana dhammānudhammappaṭipanno vi-harati sāmīcipaṭipanno anudhammacārī/ so Tathā-gataṃ sakkaroti garu karoti. (Ai sống có hạnh tùy pháp trong pháp, hạnh kiểm chân chánh, hành thuận pháp, là người ấy kính lễ, tôn trọng Như Lai). 2. Sự khuếch trương túc từ: Khuếch trương túc từ là sự mở rộng từ ngữ và ý nghĩa của thành phần túc từ trong một câu để làm cho phong phú thêm. Túc từ trong một câu, cũng như chủ từ, có thể được khuếch trương bằng một hay nhiều bổ túc từ là những tiếng tính từ, hoặc những tiếng danh từ đồng cách, hoặc bằng một từ ngữ ở sở thuộc cách hay định sở cách, hoặc một hợp từ, một đoản cú, hay một mệnh đề liên kết. Thí dụ: a) Bằng tiếng tính từ: Puriso /mahantaṃ / rukkhaṃ chindati. (Gã đàn ông đốn cội cây lớn) b) Bằng tiếng danh từ đồng cách: So rājā attano / pitaraṃ seniyaṃ / Bimbi-sāraṃ jīvitā voropesi. (Vị vua ấy đã đoạt mạng sống đức Bình Sa Vương, vị lãnh tụ quân, cha của mình). c) Bằng từ ngữ ở sở thuộc cách hay định sở cách:
Rājā /
seṭṭhino/ puttaṃ māresi.
(Ðức vua đã giết chết
người con trai của ông trưởng giả). d) Bằng một hợp từ: Kāliṅgo cakkavattī /Keḷāsekūtapaṭibhāga-gaṃ/ gajaratanaṃ āruyha agamāsi. (vị Chuyển Luân Vương Kāliṅga sau khi ngự lên tượng báu to bằng đỉnh núi Keḷāsa, ngài đã ra đi). e) Bằng một đoản cú: Rājā Pasenadi Kosalo /dhammaṃ desentaṃ/ Bhagavantaṃ passi. (Ðức vua Pasenadi xứ Kosala đã yết kiến Ðức Thế Tôn khi Ngài đang thuyết pháp). f) Bằng một mệnh đề liên kết: /Yo me ñāṇaṃ pakittesi pasannena cetasā / taṃ ahaṃ kittayissāmi. (Ai tán dương trí tuệ của ta bằng tâm thanh tịnh, ta khen ngợi kẻ ấy). 3. Sự khuếch trương thuật từ: Khuếch trương thuật từ là gia tăng từ ngữ bổ túc thêm cho thuật từ trong câu được phong phú. Thuật từ có thể được khuếch trương bằng một trạng từ, hay một từ ngữ, một đoản cú tương đương trạng từ, hoặc bằng một mệnh đề trạng từ. Sau đây là những. Thí dụ: a) Bằng một trạng từ:
Ahaṃ
/sukhaṃ / sayāmi.
(Tôi
ngủ được an lạc). b) Bằng từ ngữ hay đoản cú tương đương trạng từ:
Puriso
rukkhaṃ /pharasunā chindati:
(Người đàn ông đốn cây bằng chiếc
búa). c) Bằng một mệnh đề trạng từ:
/Sace
yujjhitukāmo' si/ jayaṃ samma dadāmi te.
(Này bạn, nếu bạn muốn chiến đấu, tôi
sẽ dành cho bạn phần chiến thắng).
C- SỰ HÒA HỢP GIỮA CÁC ÐƠN VỊ CÚ PHÁP Sự hòa hợp giữa các đơn vị cú pháp là nói đến sự phù hợp tương xứng giữa:
- Chủ từ và
thuật từ trong câu. Sự hòa hợp giữa các đơn vị cú pháp trong câu sẽ giúp dễ dàng phân tích câu và nhận định được ý nghĩa cùng vai trò của các từ ngữ trong câu. 1. Sự hòa hợp giữa chủ từ và thuật từ trong câu a) Tiếng chủ từ và thuật từ trong cùng một câu, hay một mệnh đề, phải được đồng nhất về ngôi vị (purisa) và ngữ số (vacana). Thí dụ:
*
Puriso rukkhaṃ chindati. (Người đàn
ông đốn cây). b) Trong một câu có hai hay nhiều tiếng chủ từ cùng diễn tả một hành động và có nối nhau bằng liên từ "ca" thì thuật từ luôn luôn ở số nhiều. Thí dụ:
* Sunakho
ca babbu ca gehe vasiṃsu. (Chó và mèo đã sống
trong nhà). c) Tuy nhiên trong một câu có hai tiếng chủ từ mà liên kết nhau bằng liên từ "vā" (hoặc, hoặc là) thì thuật từ không bị buộc ở số nhiều. Thí dụ:
* Puriso
vā itthī vā pāpaṃ vā pāpaṃ katvā dukkhaṃ vindati.
(Nam nhân hoặc nữ nhân khi đã làm điều ác thì phải
chịu sự khổ đau). d) Một câu có nhiều chủ từ cùng diễn tả một hành động, mà trong những chủ từ ấy có một thuộc ngôi thứ nhất (uttamapurisa) thì thuật từ của câu sẽ là ngôi thứ nhất. Thí dụ:
* Ahañca
tvañca nagaraṃ gacchāma. (Tôi và anh, chúng ta
sẽ đi đến thành phố). e) Nếu có nhiều chủ từ cùng một thuật từ, mà trong đó có một thuộc ngôi thứ hai (majjhimapurisa) và một thuộc ngôi thứ ba (paṭhamapurisa) thì thuật từ được đặt ở ngôi thứ hai. Thí dụ: Tvaṃ ca so ca sindhumhi nahāyittha. (Anh và nó đã tắm ở biển). f) Trong một câu nghi vấn thể, có chủ từ là một nghi vấn đại danh từ, cho dù tiếng chủ từ ấy có tiếng khuếch trương ở ngôi vị nào chăng nữa, thì thuật từ vẫn đặt ở ngôi thứ ba. Thí dụ: Ahaṃ ca tvaṃ ca ko balavā ahosi? (Tôi và anh, ai có sức mạnh?) ... 2. Sự hòa hợp giữa thành phần tính từ khuếch trương và danh từ liên hệ a) Các tính từ (cả những phân từ) khi làm thành phần khuếch trương cho một danh từ hay đại danh từ, thì phải hòa hợp với danh từ hay đại danh từ ấy về ngữ tính (liṅga), ngữ cách (vibhatti) và ngữ số (vacana). Thí dụ:
* Daharo/
migo /mahantamhi/ vanamhi vasi. (Con nai
tơ đã sống trong khu rừng lớn). b) Các tính từ số đếm khi làm khuếch trương cho một danh từ, thì chỉ cần đồng ngữ cách, còn về ngữ tính (liṅga) và ngữ số (vacana) thì tùy theo những con số có cách thức riêng. Thí dụ:
* Eko kumāro
(một cậu bé). 3. Sự hòa hợp giữa tiếng chỉ thị đại danh từ và phiếm chỉ đại danh từ trong câu có mệnh đề liên kết a) Tiếng phiếm chỉ đại danh từ trong một mệnh đề tính từ, khuếch trương cho tiếng chỉ thị đại danh từ, thì phải đồng nhất với tiếng chỉ thị đại danh từ ấy về ngữ tính (liṅga) và ngữ số (vacana). Thí dụ:
Ye
puññaṃ karonti te sagge nibbattanti.
(Những ai làm phước, những người ấy
sẽ sanh vào cõi trời).
D- VỊ TRÍ CỦA ÐƠN VỊ CÚ PHÁP TRONG CÂU 1. Trong văn cú tiếng Pāli không có sự nhất định về vị trí của chủ từ, túc từ và thuật từ trong một câu, vì đã có sự hòa hợp cách vị, nên tìm cũng dễ dàng. Thí dụ: câu "Puriso rukkhaṃ chindati". (Người đàn ông đốn cây), có thể gặp là: "Puriso chindati rukkhaṃ" hay "Rukkhaṃ chindati puriso" hoặc "Chindati rukkhaṃ puriso", thế mà vẫn không lệch nghĩa. Trong thí dụ trên, chủ từ là "puriso", túc từ "rukkhaṃ" và thuật từ là "chindati". 2. Những tiếng định tính cho danh từ hay từ tương đương, thường được đặt trước danh từ hay từ tương đương ấy. Thí dụ:
* /Mahallako/
puriso /appakaṃ/ odanaṃ bhuñji. (Người
đàn ông già cả đã ăn một ít cơm). 3. Từ ngữ sở thuộc cách hoặc định sở cách khuếch trương cho một danh từ ... được đặt trước danh từ ấy. Thí dụ:
* /Rañño/
parijanā /gāme/ jane pīlesuṃ. (Những tùy
tùng của vua đã áp chế dân trong làng). 4. Mệnh đề tính từ khuếch trương cho một tiếng, cũng thường đặt trước tiếng ấy. Thí dụ: * /Yaṃ nissitā jagatiruhaṃ vihaṅgamā/ svāyaṃ aggiṃ pamuñcati. (Cây mà các loại chim nương ở, cây ấy bốc lửa). 5. Cũng có khi mệnh đề tính từ được đặt ở sau. Thí dụ: * Sukhaṃ supanti munayo/ ye itthīsu na baj-jhare/ . (Các vị tu sĩ ngủ được an lạc, là những vị mà không bị buộc ràng đối với phụ nữ). 6. Trong câu đàm thoại, hô khởi ngữ (tiếng hô cách) có thể được đặt ở đầu câu hay ở vào vị trí nào trong câu cũng được. Thí dụ:
* Bhante
imasmiṃ sāmane kati dhurāni honti. (Bạch ngài, trong
giáo lý này có bao nhiêu phận sự?). 7. Câu nghi vấn thể được diễn đạt bằng cách sử dụng những nghi vấn từ. Tùy theo câu, có thể là sử dụng tiếng nghi vấn tính từ, hoặc nghi vấn đại danh từ, nghi vấn trạng từ hay nghi vấn bất biến từ. a) Tiếng nghi vấn tính từ thường được đặt trước danh từ mà nó định tính. Thí dụ: * Tattha katamo rūpakkhandho. (Ở đây sắc uẩn là thế nào?) b) Tiếng nghi vấn đại danh từ được đặt ở đầu câu. Tuy nhiên, có khi nghi vấn đại danh từ làm tính từ định tính cho một danh từ, thì lại đặt trước danh từ ấy. Thí dụ:
* Ko
tattha vasati? (Ai sống ở đấy?). c) Tiếng nghi vấn trạng từ cũng thường được đặt ở đầu câu hay mệnh đề. Thí dụ:
*
Kittāvatā nu kho bhante upāsakohotī' ti. (Bạch
tôn giả, đến mức độ nào mới là người cận sự nam? ) d) Một vài nghi vấn trạng từ trong vai trò làm bổ túc từ cho động từ, thì có thể được đặt trước động từ. Thí dụ:
* Kiṃ/
kathesi bhātika? (Thưa hiền huynh, anh nói gì?) e) Tiếng nghi vấn bất biến từ cũng thường đặt ở đầu câu. Thí dụ:
* Kacci
nu kho' haṃ suññāgāre abhiramāni. (Ta có thích ở
nơi tĩnh lặng không?) f) Cũng có khi tiếng nghi vấn bất biến từ đặt ở vị trí thứ hai trong câu. Thí dụ:
* Gato nu
Cittakūtaṃ vā Keḷāsaṃ vā Yugan-dharaṃ vā? (Có phải
nó đã đến núi Cittakūta hay Keḷāsa hoặc
Yugandhara?) g) Câu nghi vấn thể đôi khi không sử dụng nghi vấn từ, mà lại diễn tả bằng cách đặt tiếng hô khởi ngữ ở đầu câu. Thí dụ: Bho pabbajita amhākaṃ gehaṃ agamatthā'ti? (Hỡi vị xuất gia! Ngài đã đến nhà chúng tôi chưa?) 8. Những tiếng trạng từ chỉ thời gian và trạng từ chỉ ý kiến, rất thường được đặt ở đầu câu hay mệnh đề. Thí dụ:
* Aciraṃ
vat' ayaṃ kāyo paṭhaviṃ adhisessati. (Ôi! chẳng bao
lâu, thân này sẽ nằm dài dưới đất). 9. Những cảm thán từ cũng thường được đặt ở đầu câu. Thí dụ:
* Aho
imasmiṃ loke ayuttaṃ vattati. (Than ôi! sự bất công
dẫy đầy trong thế gian này). 10. Các bất biến từ như "sace", "yadi" (nếu) cũng thường được đặt ở đầu câu. Thí dụ:
* Sace
me antarāyo natthi sattāhabbhantare ahaṃ puna
nivattissāmi. (Nếu không có sự tai hại đến tôi, thì
tôi sẽ trở lại trong khoảng bảy ngày). 11. Các bất biến từ "ce" (nếu), "ca" (và, với), "vā" (hoặc là, hay là) không được đặt ở đầu câu. Thí dụ:
* Pāpañ
ce puriso kayirā na taṃ kayirā punappunaṃ. (Nếu
người có làm điều ác rồi, thì chẳng nên làm điều ấy thêm
nữa). 12. a) Một câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, thì mệnh đề phụ thường được đặt trước mệnh đề chính. Thí dụ:
* /Yathā
me dhanacchedo na hoti/ tathā karis-sāmi. (Như
thế nào mà không mất mát tài sản của tôi, thì tôi sẽ làm
theo thế ấy). b) Ðôi khi cũng có trường hợp mệnh đề phụ đứng sau mệnh đề chính. Thí dụ: * Apasakka tāva bhagini/ yāva bhikkhū bhuñjanti/. (Này bà chị, hãy tránh đi cho đến khi chư Tỳ kheo thọ thực xong). Toát yếu: Cú pháp là phép xếp đặt thành câu văn hay lời nói. Thành phần cú pháp tiếng Pāli có ba đơn vị chính, là chủ từ, túc từ và thuật từ. Một câu có thuật từ là tự động từ, thì câu ấy không cần có túc từ (nếu có chỉ là gián tiếp đối từ); ngược lại câu có thuật từ là tha động từ thì đòi hỏi có túc từ. Ðôi khi câu có chủ từ được hiểu ngầm. Về sự khuếch trương đơn vị cú pháp: chủ từ và túc từ trong câu có thể được khuếch trương bằng một hay nhiều bổ túc từ như tính từ, hoặc danh từ đồng cách, hoặc từ ngữ ở sở thuộc cách hay định sở cách, hoặc một hợp từ, một đoản cú, một mệnh đề liên kết. Thuật từ có thể được khuếch trương bằng một trạng từ hay một từ ngữ, một đoản cú tương đương trạng từ, hay một mệnh đề trạng từ. Các đơn vị cú pháp tiếng Pāli có sự đòi hỏi hòa hợp nhau: như là chủ từ và thuật từ thường phải đồng nhất về ngôi vị và ngữ số; tiếng tính từ định tính cho danh từ phải phù hợp với danh từ ấy về tính, cách và số (nhất thiết là ngữ cách ...); tiếng phiếm chỉ đại danh từ trong mệnh đề khuếch trương phải hòa hợp với tiếng chủ yếu chỉ thị đại danh từ về tính và số. Các đơn vị cú pháp tiếng Pāli không có luật nhất định về vị trí trong câu, nhờ có sự hòa hợp đơn vị, nên sự tìm hiểu ý nghĩa cũng không khó. * * *
MỆNH ÐỀ Ðịnh nghĩa: Mệnh đề là một câu mà nó là thành phần của một câu lớn. Mệnh đề là một câu mà tự nó không tạo thành một ý nghĩa đầy đủ. Mệnh đề là một nhóm từ ngữ tạo nên thành phần của một câu và trong đó có một động từ giới hạn. Tóm lại, mệnh đề là một thành phần câu rộng rãi, trong đó hàm chứa một động từ đã chia. Một câu đơn giản (chỉ gồm một chủ từ và một thuật từ) không được gọi là một mệnh đề.
A- CÁC LOẠI MỆNH ÐỀ I- Nói theo hình thức Mệnh đề tiếng Pāli nói theo hình thức thì có 2 loại là: mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Trong một câu phức, ít ra phải có một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ. Một câu khi có mệnh đề phụ, thì phần câu còn lại sẽ là mệnh đề chính. 1- Mệnh đề chính là mệnh đề tạo thành ý nghĩa chính cho câu; nó có thể đứng riêng mà vẫn có ý nghĩa đầy đủ và còn được gọi là mệnh đề độc lập. 2- Mệnh đề phụ là mệnh đề có ý nghĩa làm phụ thuộc cho mệnh đề chính. Mệnh đề phụ không thể đứng độc lập để tạo thành câu có ý nghĩa xác đáng. Thí dụ: Sace me antarāyo natthi sattāhabbhantare ahaṃ puna nivattissāmi. (Nếu không có sự tai hại đến tôi, tôi sẽ trở lại trong khoảng bảy ngày). Trong thí dụ trên, câu có hai mệnh đề: chính và phụ. Mệnh đề chính của câu là: Sattāhabbhantare ahaṃ puna nivattissāmi. (Tôi sẽ trở lại trong khoảng bảy ngày). Mệnh đề phụ của câu là: Sace me antarāyo natthi. (Nếu không có sự tai hại đến tôi). II- Nói theo ý nghĩa Mệnh đề tiếng Pāli nói theo ý nghĩa thì gồm có 3 loại: - Mệnh đề danh từ (nāmavakyaṅga). - Mệnh đề tính từ (guṇavakyaṅga). - Mệnh đề trạng từ (lakkhakavakyaṅga). 1- Mệnh đề danh từ là một mệnh đề có vai trò như một danh từ, nó thay thế danh từ để làm chủ từ hay túc từ. Thí dụ: a) Saccaṃ kira tvaṃ Nanda sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi? (Này Nanda, có thật chăng ngươi đã trình bày như vậy với nhiều vị Tỳ kheo?) Trong thí dụ trên, mệnh đề danh từ là "Tvaṃ Nanda sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi" Cả mệnh đề này thay thế danh từ, làm chủ từ của câu. Nếu hỏi: sự việc gì mà bị chất vấn, có thật chăng, thì tất phải nói: sự việc mà ngươi đã trình bày như vậy đến nhiều vị Tỳ kheo" (tvaṃ Nanda sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi). Vì vậy đoạn này là mệnh đề danh từ. Và ở đây từ ngữ "Saccaư kira (hoti) " (có thật chăng) là thuật từ của câu vậy. b) Satthā tato pi Jīvakambavanaṃ gantu-kāmo tattha maṃ nethā' ti āha. (Bậc đạo sư sau đó muốn đi đến rừng xoài của Jìvaka, đã nói rằng: "Hãy đưa ta đến đấy). Nếu đặt vấn đề: Bậc đạo sư nói gì? thì sẽ được trả lời: đã nói "Hãy đưa ta đến đấy". (Tattha maṃ netha). Vậy đoạn: "tattha maṃ netha" là mệnh đề danh từ vì thay thế danh từ làm túc từ cho thuật từ "āha" (đã nói). 2 - Mệnh đề tính từ là một mệnh đề có vai trò như một tính từ, nó thay thế tính từ để bổ nghĩa hay khuếch trương cho chủ từ hoặc túc từ hoặc một từ nào trong câu. Thí dụ: a) Sukhaṃ supanti munayo ye itthīsu na bajjhare. (Những vị tu sĩ ngủ được an lạc, là những vị mà không bị buộc ràng với phụ nữ). Thí dụ trên, đoạn "ye itthīsu na bajjhare" (là những vị mà không bị buộc ràng với phụ nữ) là mệnh đề tính từ, vì nó bổ túc ý nghĩa cho chủ từ "munayo" (các tu sĩ). Nếu hỏi: "Các vị tu sĩ là người thế nào mà ngủ được an lạc", thì sẽ được trả lời: "là những vị mà không bị buộc ràng đối với phụ nữ" (ye itthīsu na bajjhare). b) Yaṃ nissitā jagatiruhaṃ vihaṅgamā svā-yaṃ aggiṃ pamuñcati. (Các loài chim nương ở cây nào, cây ấy bốc lửa). Thí dụ trên, đoạn "yaṃ nissitā jagatiruhaṃ vihaṅgamā" (các loài chim nương ở cây nào) là một mệnh đề tính từ, vì nó khuếch trương cho chủ từ "svāyaṃ" (cây ấy). Nếu đặt vấn đề: cây ấy bốc lửa, là cây gì?, sẽ được đáp: "cây mà các loài chim nương ở" (yaṃ nissitā jagatiruhaṃ vihaṅ-gamā). c) Yo me ñāṇaṃ pakittesi pasannena cetasā taṃ ahaṃ kittayissāmi. (Ai tán dương trí tuệ của ta với tâm thanh tịnh, ta khen ngợi kẻ ấy). Thí dụ trên, đoạn "yo me ñāṇaṃ pakittesi pasannena cetanā". (Ai tán dương trí tuệ của ta với tâm thanh tịnh), ấy là mệnh đề tính từ vì đó khuếch trương cho túc từ "taṃ" (kẻ ấy). Nếu hỏi: khen ngợi kẻ ấy là ai? ", sẽ được trả lời: là người mà tán dương trí tuệ của ta với tâm thanh tịnh (yo me ñāṇaṃ pakittesi pasannena cetasā". 3- Mệnh đề trạng từ là một mệnh đề có vai trò như một trạng từ, nó thay thế trạng từ để khuếch trương cho thuật từ trong câu. Mệnh đề trạng từ có nhiều hình thức, tùy theo ý nghĩa vai trò của nó. Gồm có:
- Mệnh đề trạng
từ chỉ thời gian. a) Mệnh đề trạng từ chỉ thời gian là một đoản cú thay thế trạng từ trong ý nghĩa chỉ thời điểm đã xảy ra hành động. Mệnh đề này được giới hạn bằng một trạng từ chỉ thời gian, cũng có thể bằng một bất biến quá khứ phân từ, hay bằng một từ ngữ ở đối cách, sở dụng cách, định sở cách, trong ý nghĩa chỉ thời gian. Thí dụ: * Purā āgacchante etaṃ anāgataṃ mahab-bhayaṃ subacā hotha sakhilā aññamaññaṃ sagāravā. (Trước khi xảy đến nỗi đại kinh hoàng vị lai đó, các ngươi hãy nhu thuận, hiền hòa và tôn trọng lẫn nhau). * Ahaṃ odanaṃ pacitvā bhuñjiṃ. (Sau khi nấu cơm, tôi đã ăn). * Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati. (Vào một thuở, Ðức Thế Tôn trú ngụ tại Sāvatthi). * Tena kho pana samayena Nigrodho pari-bbājako mahatiyā paribbājakaparisāya saddhiṃ nisinno hoti. (Vào lúc ấy, du sĩ Nigrodha đang ngồi với đại hội chúng du sĩ). * Rājūsu attano attano raṭṭhesu carantesu bahusevakā setacchattādīni gahetvā te anugacchanti. (Trong khi các vị vua du ngoạn trong xứ sở của chính họ thì có nhiều kẻ hầu cận cầm lấy những tàn lọng trắng đi theo các vị ấy). b) Mệnh đề trạng từ chỉ nơi chốn là một đoản cú thay thế trạng từ trong ý nghĩa chỉ về địa điểm xảy ra hành động ... Mệnh đề trạng từ chỉ nơi chốn được giới hạn bằng một trạng từ chỉ nơi chốn hay một bất biến từ, hoặc cũng có thể được giới hạn bằng từ ngữ ở định sở cách trong ý nghĩa chỉ nơi chốn. Thí dụ: * Maññe sovaṇṇayo rāsī soṇṇamālā ca Nan-dako yattha dāso āmajāto ṭhito thullāni gajjati. (Tôi nghĩ rằng, Nandaka có đống vàng và vòng hoa vàng, tại nơi mà tên nô lệ thuở sơ sanh đã đứng gào lên những tiếng thô bỉ). * Tassa gamanamagge ... supaṇṇapotakā sa-muḍḍapiṭṭhe parivattantā mahāravaṃ raviṃsu. (Trên đường bôn tẩu của vị ấy ... các con chim supaịịa đang nhào lộn trên mặt biển đã kêu lên tiếng kêu lớn). c) Mệnh đề trạng từ chỉ sự so sánh là một đoản cú được giới hạn bằng một tiếng tỷ giảo bất biến từ, chỉ ý nghĩa so sánh. Thí dụ: * Tato naṃ dukkhaṃ anveti cakkam' va vahato padaṃ. (Rồi đó, sự khổ đau theo nó, ví như bánh xe theo chân con vật kéo). * Vassikā viya pupphāni maddavāni pamuñ-cati evaṃ rāgañca dosañca vippamuñcetha bhik-khavo. (Giống như hoa lài lìa bỏ những cánh tàn úa, cũng thế, hỡi chư Tỳ kheo, các ngươi hãy lìa bỏ tham và sân). d) Mệnh đề trạng từ chỉ cách thức là một đoản cú với ý nghĩa trình bày cách thức của hành động. Mệnh đề này được giới hạn bằng một trạng từ hay bất biến từ, hoặc có thể bằng từ ngữ ở hình thức sở dụng cách ... Thí dụ: * Yathā me dhanacchedo na hoti tathā karis-sāmi. (Theo cách nào mà không hư hoại tài sản của tôi, thì tôi sẽ làm theo cách ấy). * Dānaveyyāvaṭiko pi paṇṇe āropitaniyāmen' eva tesaṃ tesaṃ gehāni bhikkhū pahini. (Người quản đốc thí đã gởi các vị Tỳ kheo đến những tư gia của họ tùy theo sự đăng ký trong bảng). e) Mệnh đề trạng từ chỉ lý do hay mục đích là một đoản cú có ý nghĩa chỉ nguyên nhân mà hành động xảy ra. Mệnh đề này được giới hạn bằng một trạng từ hay bất biến từ, cũng có thể bằng một vị biến cách, hay bằng từ ngữ ở hình thức chỉ định cách với ý nghĩa "vì, để ..." Thí dụ: * "Yato ca so bahutaraṃ bhojanaṃ ajjhu-pāhari tato tatth' eva samsīdi amattaññū hi so ahu" (Vì rằng nó đã ăn quá nhiều vật thực nên nó đã quỵ tại đấy. Nó thật là người vô độ). * Ahaṃ odanaṃ pacituṃ aggiṃ jālemi. (Tôi đun lửa để nấu cơm). * Ayaṃ seṭṭhī bhagavantaṃ dassanāya icchati. (Ông trưởng giả này mong yết kiến Ðức Thế Tôn). * Kiṃ atthāya āgato'si. (Anh đến vì mục đích gì). f) Mệnh đề trạng từ chỉ mức độ là một đoản cú mang ý nghĩa giới hạn một sự kiện của hành động. Mệnh đề này được dẫn nhập bằng một trạng từ hay bất biến từ. Thí dụ: * Yāva so mattaṃ aññāsi bhojanasmiṃ vihaṅgamo tāva addhānaṃ āpādi mātarañca apasayī. (Chừng nào con chim ấy biết tiết độ trong vật thực, chừng ấy nó đã chịu đựng được đường xa và nuôi mẹ được). g) Mệnh đề trạng từ chỉ điều kiện hay hậu quả, được giới hạn bằng một trạng từ hay bất biến từ chỉ điều kiện ... Thí dụ: * Sace yujjhitukāmo' si jayaṃ samma dadāmi te. (Này bạn, nếu bạn muốn chiến đấu, thì tôi dành cho bạn phần chiến thắng). * Khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. (Ðược bằng lòng đến Tăng rồi, do đó mới im lặng).
B- SỰ DẪN NHẬP CỦA MỆNH ÐỀ Mệnh đề có 3 loại như đã được nói đến. Muốn nắm vững để phân tích, cần phải hiểu sự dẫn nhập của mệnh đề. Qua những thí dụ đã nêu trên, ta thấy rằng: 1. Mệnh đề danh từ được dẫn nhập bằng bất biến từ "iti" (rằng, như vầy), đôi khi cần được hiểu ngầm. Thí dụ: * Satthā tato pi Jīvakambavanaṃ gantukāmo tattha maṃ nethā' ti āha. (Bậc đạo sư sau đó muốn đi đến rừng xoài của Jìvaka, ngài đã nói rằng: Hãy đưa ta đến đấy). * Saccaṃ kira tvaṃ Nanda sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi. (Có thật chăng, này Nanda, (là) ngươi đã trình bày như vậy cho nhiều vị Tỳ kheo). Ở thí dụ trên, câu mệnh đề được dẫn nhập bằng tiếng "iti" (là) hiểu ngầm. 2. Mệnh đề tính từ được dẫn nhập bằng tiếng liên quan đại danh từ (hay phiếm chỉ đại danh từ). Thí dụ: * Sukhaṃ supanti munayo ye itthīsu na bajjhare. (Các vị tu sĩ ngủ được an lạc, là những vị mà không bị ràng buộc đối với phụ nữ). * Yo me ñāṇaṃ pakittesi pasannena cetasā taṃ ahaṃ kittayissāmi. (Ai tán dương trí tuệ của ta với tâm thanh tịnh, ta khen ngợi kẻ ấy). 3. Mệnh đề trạng từ được dẫn nhập bằng tiếng trạng từ hay bất biến từ, đôi khi cần được hiểu ngầm. Thí dụ: * Yathā me dhanacchedo na hoti tathā karis-sāmi. (Như thế nào mà không mất mát tài sản của tôi, tôi sẽ làm theo thế ấy). Ở đây tiếng "yathā" (cặp: yathā tathā) là tiếng dẫn nhập cho mệnh đề trạng từ trong câu này. * Yadà te vivadissanti tadà chindati me vasaṃ. (Khi nào chúng còn tranh chấp, khi ấy chúng còn chịu ở dưới quyền hạn của ta). Ở đây tiếng "yadā" (cặp: yadā tadā) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ của câu này. * Yattha bhagavā dhammaṃ deseti tattha mahājano sannipatati. (Tại đâu Ðức Thế Tôn thuyết pháp, thì tại ấy đại chúng tụ họp lại). Ở đây tiếng "yattha" (cặp: yattha ... tattha) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. * Yato ca so bahutaraṃ bhojanaṃ ajjhupāhari tato tatth' eva saṃsīdi mattaññū hi so ahu. (Vì rằng nó đã ăn quá nhiều vật thực, do đó nó đã quỵ tại đấy. Nó thật là người vô độ). Ở đây tiếng "yato" (cặp: yato ... tato) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. * Yāvā' haṃ āgamissāmi tāva idh'eva tiṭṭhāhi. (Hãy đứng ở đây cho đến khi tôi trở lại). Ở đây tiếng "yāva" (cặp: yāva tāva) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ của câu này. * Yāvatihaṃ jānaṃ paṭicchādeti tāvatihaṃ tena bhikkhunā akāmāparivatthabbaṃ. (Vì biết mà che giấu cho đến bao nhiêu ngày, thì với vị Tỳ kheo ấy cần được biệt trú bấy nhiêu ngày, dù không muốn). Ở đây "yāvatihaṃ" (cặp: yāvatihaṃ ... tāvati-haṃ) và tiếng "yāvatihaṃ" (tāvatihaṃ) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. * Sabbe saṅkhārā aniccā' ti yadā paññāya passati atha nibbindati dukkhe ... (Khi nào với trí tuệ thấy rõ rằng: "mọi pháp hành là vô thường", thì sẽ chán ngán trong sự khổ). Ở đây tiếng "yadā" (cặp: yadā ... atha) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. * Sace yujjhitukāmo'si jayaṃ samma dadāmi te. (Này bạn, nếu bạn muốn chiến đấu, tôi sẽ dành cho bạn phần chiến thắng). Ở đây tiếng "sace" là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. * Tato naṃ dukkhaṃ anveti cakkaṃ' va vahato padaṃ. (Từ đó đau khổ theo nó ví như bánh xe theo chân con vật kéo). Ở đây là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. * Vassikā viya pupphāni maddavā ni pamuñcati evaṃ rāgañca dosañca vippamuñcetha bhikkhavo. (Như hoa lài rời bỏ những cánh hoa tàn úa, cũng thế ấy, hỡi các Tỳ kheo, hãy lìa bỏ tham và sân). Ở đây tiếng "viya" (cặp: viya ... evaṃ) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. * Seyyathāpi nāma puriso sīsacchinno abhabbo tena sarīrabandhanena jīvituṃ evameva bhikkhu methunaṃ dhammaṃ paṭisevitvā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. (Cũng ví như người bị đứt đầu không thể còn sống với phần thân thể còn lại, cũng thế ấy, vị Tỳ kheo khi đã hành điều dâm dục thì thành phi Sa-môn, phi Thích tử). Ở đây tiếng "seyyathāpi" (cặp: seyyathāpi ... evameva) là tiếng dẫn nhập mệnh đề trạng từ trong câu này. *Bhagavantamhi Jetavanavihāre viharante sam-bahulā kulaputtā arahattaṃ pāpuṇiṃasu. (Khi Ðức Thế Tôn trú tại Tịnh xá Jetavana, có nhiều nam tử đã đạt thành quả vị A-la-hán). Ở đây trong câu có mệnh đề trạng từ là "Bhagavantamhi Jetavanavihāre viharante" được dẫn nhập bằng tiếng trạng từ "yadā" (khi mà) hiểu ngầm.
C- MỆNH ÐỀ KHUẾCH TRƯƠNG Có 3 loại mệnh đề như đã nói ở trên. 1. Ở đây mệnh đề danh từ không là thành phần khuếch trương cho đơn vị cú pháp nào cả, vì nó chỉ có phận sự thay thế danh từ để làm chủ từ hoặc túc từ của câu. 2. Về mệnh đề tính từ thì trở thành khuếch trương cho chủ từ hay túc từ ... 3. Phần mệnh đề trạng từ luôn luôn là khuếch trương cho thuật từ. Toát yếu: Mệnh đề là một đoản cú có vai trò phụ trợ trong một câu. Mệnh đề tự nó không thể đứng độc lập. Trong một câu phức phải có từ hai mệnh đề, một chính và một phụ ... Mệnh đề nói theo hình thức gồm có 2 là mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Nếu nói theo ý nghĩa thì gồm có 3 là mệnh đề danh từ, mệnh đề tính từ và mệnh đề trạng từ. Mệnh đề phụ không đứng độc lập và thiếu mệnh đề chính. Mệnh đề danh từ có vai trò như một danh từ, nó thay thế danh từ để làm chủ từ hay túc từ. Mệnh đề danh từ không làm thành phần khuếch trương. Mệnh đề tính từ có vai trò như một tính từ, dùng để khuếch trương, bổ nghĩa thêm cho tiếng chủ từ hay túc từ. Mệnh đề trạng từ có vai trò như trạng từ, dùng để khuếch trương, cho thuật từ của câu. Mệnh đề danh từ được dẫn nhập bằng tiếng "iti" (rằng, là, như vầy), đôi khi phải hiểu ngầm. Mệnh đề tính từ được dẫn nhập bằng tiếng phiếm chỉ đại danh từ "ya" (ai, cái nào, người mà, cái mà). Mệnh đề trạng từ được dẫn nhập bằng tiếng trạng từ hay bất biến từ "yathā", "yadā" v.v... có khi phải hiểu ngầm. * * *
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IX A- Câu hỏi lý thuyết I- Hãy trả lời các câu hỏi: 1. Cú pháp là gì? 2. Có bao nhiêu đơn vị cú pháp? 3. Chủ từ và thuật từ trong cùng một câu phải hòa hợp như thế nào? 4. Thế nào là sự khuếch trương các đơn vị cú pháp? 5. Mệnh đề là gì? 6. Có mấy loại mệnh đề? Và mỗi loại mệnh đề có vai trò thế nào? 7. Mệnh đề có dùng làm khuếch trương cho đơn vị cú pháp được chăng? 8. Mệnh đề được dẫn nhập ra sao? II- Câu hỏi trắc nghiệm: (Ðánh chéo vào vòng tròn bên cạnh mục từ Ðúng hoặc Sai để chọn câu trả lời đúng) 1. Trong một câu gọi là đầy đủ, ít ra cũng gồm có một thuật từ và một chủ từ. => Ðúng => Sai 2. Chủ từ trong một câu có thể có nhiều thuật từ và thuật từ trong một câu cũng có thể có nhiều chủ từ. => Ðúng => Sai 3. Một câu đơn giản (chỉ gồm một chủ từ và một thuật từ) được gọi là mệnh đề. => Ðúng => Sai 4. Một mệnh đề được dẫn nhập bằng tiếng phiếm chỉ đại danh từ thì gọi là:
a- Mệnh đề danh
từ. B- Dịch ra tiếng Việt và chỉ rõ đơn vị cú pháp cùng phân tích mệnh đề (nếu có thể): 1. Athakho pāyāsi rājañño (1) uttaraṃ māṇavaṃ āmantāpetvā etad-a-voca saccaṃ kira tvaṃ tāta Uttara (2) evaṃ anuddisasi (3) iminā' haṃ dānena pāyāsiṃ rājaññaṃ imasmiṃ yeva loke samāgacchiṃ (4) mā parasmiṃ' ti. 2. Kosalarājā (5) mahantena balena āgantvā Bārāṇasiṃ gahetvā taṃ rājānaṃ māretvā tass' eva aggamahesiṃ (6) attano aggamahesiṃ akāsi. 3. Evaṃ mahāsatto (7) khuddakamakkhikāya (8) pivanamattaṃ pi lohitaṃ anuppādetvā sattarājāno palāpetvā (9) kaṇiṭṭhabhātaraṃ oloketvā kāme pahāya isipabbajjaṃ (10) pabbajitvā abhiññā ca samāpattiyo ca nibbattetvā jīvitapariyosāne (11) brahmalokūpago (12) ahosi. 4. Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viha-rati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi bhikkhavo' ti. 5. Sā vejjen' āgantvā kīdisaṃ (13) bhadde' ti puṭṭhā pubbe me akkhīni thokaṃ rujiṃsu (14) idāni atirekataraṃ rujantī' ti āha. 6. Tathāgatassa tattha hatthināgena (15) upaṭ-ṭhiyamānassa vasanabhāvo (16) sakalajampudīpe pākaṭo (17) ahosi. 7. Tasmiṃ samaye Bārāṇasīvāsino devatāmaṅ-galikā (18) honti bahū ajeḷakakukkuṭasūkarādayo honti bahū ajeḷakakukkuṭasūkarādayo (19) va dhitvā nānappakārehi pupphagandhehi c' eva maṃsalohite-hi ca balikammaṃ (20) karonti. 8. Puṇṇo theraṃ disvā va kasiṃ ṭhapetvā pañcapatiṭṭhitena (21) theraṃ vanditvā dantakaṭṭhaṃ kappiyaṃ katvā (22) adāsi. 9. Imehi lakkhaṇehi samannāgato (23) nāma agāramajjhe vasanto rājaà hoti cakkavattī pabbajanto loke vivaṭacchado (24) sabbaññū buddho hoti. 10. Pāṭaliputtassa kho Ānanda tayo antarāyā bhavissanti aggito vā udakato vā mithubhedā (25) vā. 11. Mahājano attano attano puttadhītuñātīnaṃ atthāya (26) paridevamāno mahāsaddaṃ akāsi. 12. Athakho Bhagavā Kapilavatthusmiṃ yathā-bhirantaṃ viharitvā yena Sāvatthī tena cārikaṃ (27) pakkāmi anupubbena cārikaṃ caramāno yema sāvatthī tad-avasari (28). 13. Seyyathāpi mahārāja puriso iṇaṃ (29) ādāya kammante payojeyya (30) tassa te kammantā samij-jheyyuṃ so tatonidānaṃ (31) labhetha pamojjhaṃ adhigaccheyya somanassaṃ. 14. So ce bhikkhūnaṃ santike dūtaṃ pahineyya ahaṃ hi gilāno āgacchantu bhikkhū icchāmi bhik-khūnaṃ āgatan' ti gantabbaṃ bhikkhave sattāha-karaṇīyena (32). 15. Imāni bhante asītigāmikasahassāni (33) idh'ūpasaṅkantāni bhagavantaṃ dassanāya (34) sādhu mayaṃ bhante labheyyāma bhagavantaṃ dassa-naàyā' ti. Chú thích từ vựng:
(1)
Mājañña:
người
trong vương tộc, hoàng thân (nam). -ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004