Buddhasāsana Pāli Hàm Thụ Tỳ
khưu Giác Giới Chùa Siêu Lý, Vĩnh
Long
-ooOoo- CHƯƠNG II (tt) II- TÍNH TỪ (GUṆANĀMA) Ðịnh nghĩa: Tính từ tiếng Pāli là tiếng phụ họa với danh từ sự vật để chỉ thể chất hay tính chất của danh từ sự vật ấy cho được rõ ràng và khiến linh động thêm ý nghĩa. Thí dụ:
"Thūlo goṇo
mahantaṃ rathaṃ ākaddhati" (con bò mập
kéo cỗ xe to). A- CÁC LOẠI TÍNH TỪ Tính từ tiếng Pāli được phân loại theo hai cách: theo hình thức và theo ý nghĩa. A.1 Theo hình thức: Tính từ tiếng Pāli phân theo hình thức thì có 2 loại là thuần túy tính từ và chuyển hóa tính từ. 1- Thuần túy tính từ: Gồm những tiếng tính từ thực chất có nội dung miêu tả về màu sắc, hình dáng. Thí dụ: kāḷa (màu đen), odāta (màu trắng), nīla (màu xanh) ratta (màu đỏ), mahanta (to lớn), khudda (nhỏ nhít), ucca (cao), nīca (thấp) ... 2- Chuyển hóa tính từ: Gồm những tiếng nguyên không phải là tính từ mà có hình thức như tính từ khi chúng đứng phụ nghĩa cho một danh từ. Thí dụ: so puriso (người đàn ông ấy), ayaṃ kaññā (cô gái này), balavā hatthī (con voi lực lưỡng). A.2 Theo ý nghĩa: Tính từ tiếng Pāli phân theo ý nghĩa thì có 6 loại là tính từ miêu tả, tính từ riêng, tính từ sở thuộc, tính từ số mục, tính từ chỉ thị và tính từ nghi vấn. 1- Tính từ miêu tả là từ diễn tả tính chất, thể chất hay phẩm chất của sự vật. Thí dụ: kāḷo kāko (con quạ đen), ucco pītho (cái ghế cao), mahantaṃ nagaraṃ (thành phố lớn) ... 2- Tính từ riêng là tên của một nhân vật, một địa phương ... đi kèm theo một danh từ. Thí dụ: Gotama buddho (Ðức Phật Gotama), Sārīputto āyasmā (tôn giả Sāriputta), Tisso bhikkhu (Tỳ kheo Tissa), Nerañjarā nadī (sông Nerañjarā), Sāvatthī nagaraṃ (thành phố Sāvatthī) ... 3- Tính từ sở thuộc là từ đi theo một danh từ, chỉ quyền sở hữu, tình trạng của danh từ đó... Thí dụ: Sīlavā bhikkhu (vị Tỳ kheo có giới), dhanavanto purisā (những người đàn ông giàu có), dhammikaṃ kammaṃ (việc làm hợp pháp) ... 4- Tính từ số mục là những từ thuộc về số đếm và số thứ tự, dùng để chỉ lượng số hay chỉ thứ bậc của sự vật mà danh từ nói đến. Thí dụ: dve purisā (hai người đàn ông), dasa gehā (10 căn nhà), pathamo patthako (quyển sách thứ nhất), pañcamo divaso (ngày thứ năm) 5- Tính từ chỉ thị là một đại danh từ chỉ thị đi theo một danh từ, và trở thành tính từ chỉ thị. Thí dụ: ayaṃ kumāro (đứa bé này), so puriso (người đàn ông ấy), etaṃ sāsanaṃ (giáo lý đó) ... 6- Tính từ nghi vấn là loại tính từ có ý nghĩa chỉ sự nghi vấn. Thí dụ: kataṃ kusalaṃ dhammaṃ (pháp thiện là sao?) ... Khi một đại danh từ nghi vấn đi theo một danh từ, cũng trở thành tính từ nghi vấn. Thí dụ: ko puriso? (người đàn ông nào?), ko eso? (ai đó)? ...
B- CÁCH SỬ DỤNG TÍNH TỪ Trong tiếng Pāli, tính từ được sử dụng như phương thức của danh từ; tính từ Pāli không phải là thành phần bất biến (avyaya). Phần lớn tính từ có hình thức uyển chuyển theo ba tính, nghĩa là sẽ được sử dụng tùy thuộc vào danh từ mà chúng đi theo. Riêng về tính từ số đếm có một số mang hình thức nữ tính hoặc trung tính, một số thì có hình thức ở cả ba tính. Những tính từ số thứ tự cũng có hình thức thuần nữ tính. Tất cả tính từ Pāli đều được sử dụng biến hóa theo 8 cách (vibhatti). Lại nữa, tính từ Pāli cũng được chia theo 2 số (vacana) như ở danh từ ... Tính từ Pāli khi phụ thuộc danh từ thì nhất thiết phải đồng cách (vibhatti) với danh từ ấy. Phần lớn tính từ Pāli còn phải đồng tính (liṅga) và đồng số (vacana) với danh từ nữa; chỉ trừ một số tính từ số đếm thì không cần sự đồng nhất về tính và số với danh từ mà nó phụ thuộc. B.1 Cấu tạo loại tính từ đơn giản Những tính từ có cấu tạo đơn giản là những tính từ thuộc loại miêu tả thuần túy, hay là những tính từ thuộc loại chuyển hóa như hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, khả năng phân từ ... Chúng đều có cách thức sử dụng thống nhất như nhau, và gọi là những tính từ có cấu tạo đơn giản. 1- Một số tính từ miêu tả thuần túy
Appa, appaka
: kém, ít 2- Một số tính từ chuyển hóa như hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, khả năng phân từ a) Hiện tại phân từ: Có hai dạng tận cùng là nta (gacchanta ...) và māna (gacchamāna ...). Hiện tại phân từ với dạng tận cùng "māna" có cấu tạo đơn giản như các tính từ thông thường; còn dạng "nta" sẽ có cách thức cấu tạo riêng. Ở đây ta nói đến cách thức cấu tạo tính từ đơn giản. Ví dụ dạng hiện tại phân từ với tận cùng là "māna".
Olokayamāna
: đang nhìn Các hiện tại phân từ trở thành tính từ khi chúng phụ họa cho một danh từ. Thí dụ: "Gacchamāno" puriso bhūpiyaṃ pati" (người đàn ông đang đi đã ngã xuống đất)... b) Quá khứ phân từ:
Kata
: đã làm Các quá khứ phân từ trở thành tính từ khi chúng phụ họa cho một danh từ . Thí dụ: "kumāro ahinā daṭṭho mari" (đứa bé bị rắn cắn đã chết) c) Khả năng phân từ:
Kattabba,
kātabba : đáng phải làm Các khả năng phân từ được dùng như tính từ khi chúng đứng phụ thuộc vào một danh từ. Thí dụ: "So kiccaṃ kattabbaṃ adisvā sayi" (khi không thấy công việc đáng làm nó đã ngủ) ... 3- Một số tính từ thuộc danh từ hóa
Antima
: tận cùng
Các tính từ dạng này vốn không phải là tính từ, mà gốc là danh từ chuyển hóa thành. Chúng đi kèm với danh từ và có cách thức sử dụng như mọi tính từ hình thức đơn giản khác. Những loại tính từ đơn giản đã kể trên đây đều có cách thức sử dụng giống nhau, và chúng luôn luôn lệ thuộc vào danh từ mà chúng đi kèm. Chúng sẽ mang hình thức nam tính khi đi kèm danh từ nam tính; sẽ mang hình thức nữ tính khi đi kèm danh từ nữ tính; và sẽ mang hình thức trung tính khi đi kèm danh từ trung tính. Về biến cách, chúng sẽ được biến cách như danh từ. Các tính từ có hình thức vĩ ngữ "a", nếu theo nam tính sẽ biến cách như danh từ nam tính vĩ ngữ "a", nếu theo trung tính sẽ biến cách như danh từ trung tính vĩ ngữ "a"; còn như theo nữ tính thì chúng sẽ biến dạng vĩ ngữ "a" thành "ā" rồi biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ "ā". Thí dụ:
Ratto goṇo
tinaṃ khādi (con bò ăn
cỏ). Những tính từ hình thức vĩ ngữ "u", như bahu, mudu ... nếu theo nam tính thì biến cách như danh từ nam tính vĩ ngữ "u"; nếu theo nữ tính sẽ biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ "u", và nếu theo trung tính thì sẽ biến cách như danh từ trung tính vĩ ngữ "u". Thí dụ:
Bahavo
bhikkhū vihāramhi vasiṃsu
(nhiều vị Tỳ kheo đã ngụ trong tịnh xá). Tính từ có vĩ ngữ "ī", như mālī ... chỉ có hình thức ở nữ tính và sẽ biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ "ī". Thí dụ: Ahaṃ māliyā kumāriyā maṇiṃ adāsiṃ (tôi đã cho thiếu nữ có tràng hoa một viên ngọc). Tất cả tính từ cấu tạo đơn giản sẽ phụ thuộc danh từ đi kèm về ngữ số, nghĩa là nếu đi kèm danh từ số ít thì tính từ sẽ là số ít; nếu đi kèm danh từ số nhiều thì tính từ sẽ là số nhiều. Thí dụ: - "Ratto goṇo tiṇaṃ khādi" (con bò đỏ đã ăn cỏ). "Goṇo" là danh từ số ít, do đó "ratto" là tính từ ở số ít. - "Bahavo bhikkhū vihāramhi vasiṃsu" (Nhiều vị Tỳ kheo đã ngụ trong tịnh xá). "Bhikkhū" là danh từ số nhiều, do đó tính từ "bahavo" là số nhiều. Các tính từ "ekacca" "ekacciya" và "ekatiya " cùng có nghĩa là "một số, một ít". Chúng có dạng biến cách giống như mọi tính từ đơn giản. Nhưng đặc biệt là chúng không có hô cách (ālapana). Tóm lại, các tính từ hình thức đơn giản phải phù hợp với danh từ mà chúng đi kèm về tính (liṅga), ngữ cách (vibhatti) và ngữ số (vacana). B.2 Cấu tạo các tính từ đặc biệt Tính từ đặc biệt là những tính từ có điểm khác biệt, được sử dụng theo phương thức riêng, không giống các tính từ đơn giản. Tính từ đặc biệt, bao gồm một vài tính từ miêu tả, tính từ chuyển hóa, tính từ số đếm, tính từ số thứ tự . 1- Một vài tính từ miêu tả Tính từ miêu tả "mahanta" (to lớn, vĩ đại) có biến cách khác thường như sau: Nam tính
Nữ tính
Trung tính
(Các cách còn lại giống như ở nam tánh) Danh từ "arahanta" (bậc Ưng Cúng) và tính từ brahanta (to rộng) có biến cách tương tự như mahanta. 2- Loại tính từ chuyển hóa có hình thức tận cùng là "vantu" và "mantu"
Kulavantu
: có gia phả. Thí dụ: "kulavantu" (có gia phả) ... Nam tính
Nữ tính
Ở hình thức nữ tính, dạng tiếp vĩ ngữ "vantu" và "mantu" của tính từ sẽ đổi thành "vantī, vatī" hay "mantī, matī", rồi mới biến cách như trên.
Trung tính
(Các cách còn lại giống như ở nam tính). Những tính từ đồng hình thức với "kulavantu" cũng có biến cách tương tự. Các tính từ hình thức tận cùng là "mantu" như cakkhumantu ... ād, cũng có biến cách tương tự như hình thức tận cùng "vantu" (kulavantu ...). Ðó là:
Cakkhumā
cakkhumanto cakkhumantā
... Mặt khác, các tính từ có hình thức tận cùng là "vantu", "mantu" này, đôi khi được sử dụng như một danh từ, chứ không còn là tính từ nữa. Ðó là trường hợp chúng đứng độc lập, thay thế danh từ để làm chủ từ hay túc từ. Thí dụ:
"Seṭṭhī
sīlavataṃ āhāraṃ pūjesi" (ông trưởng giả cúng dường
vật thực đến các bậc giới hạnh). 3- Loại tính từ chuyển hóa hay hiện tại phân từ có hình thức tận cùng "nta" Các hiện tại phân từ có hai hình thức tận cùng là "nta" và "māna" (như khādanta - đang ăn, gaccha-māna - đang đi); Hình thức hiện tại phân từ tận cùng "māna" có cách thức biến cách đơn giản như các tính từ phổ thông (đã nói ở phần trước). Về hình thức hiện tại phân từ tận cùng "nta" thì có phương thức biến cách khác thường. Một số hiện tại phân từ có hình thức tận cùng "nta" như sau:
Olokenta
: đang nhìn Các hiện tại phân từ tận cùng bằng "nta" có hình thức biến cách ở ba tính như sau: Thí dụ: "khādanta" (đang ăn) ... Nam tính
Nữ tính Khi theo hình thức nữ tính thì các hiện tại phân từ này được thêm vào tận cùng bằng một chữ "ī":
Trung tính
(Các cách còn lại giống như ở nam tính). Các hiện tại phân từ được sử dụng như tính từ khi chúng đi kèm một danh từ khác. Lúc đó ta gọi là tính từ chuyển hóa. Thí dụ:
"Tinaṃ
khādanto goṇo byagghaṃ apassi" (con bò đang ăn
cỏ đã nhìn thấy con hổ). 4- Tính từ số đếm Số đếm ở tiếng Pāli được sử dụng như một tính từ. Các tính từ số đếm này có phương thức hình thành khác biệt với những tính từ thông thường. * Các số đếm tiếng Pāli:
Eka : 1 (*) Nahutaṃ (1 và 29 số 0) cũng còn là con số 10.000. * Hình thức của các số lẻ trong tiếng Pāli: Số lẻ trong tiếng Pāli gồm có hai dạng:
a) Số có số lẻ
từ 1 đến 99 Có hai dấu hiệu để chỉ trường hợp số lẻ là "uttara" (thừa) và "adhika" (úa)."Uttara" dùng để chỉ số có số lẻ từ 1 đến 99; và "adhika" dùng để chỉ số có số lẻ từ 100 trở lên. Số nguyên luôn luôn đặt phía sau, số lẻ đặt phía trước, còn dấu hiệu đặt giữa hai số. Thí dụ: - Số có lẻ dưới 100
101:
ekuttarasataṃ (eka + uttara + sata) - Số có lẻ từ 100 trở lên
1100:
ekūnasatuttarasataṃ (ekūnasata + uttara + sata). Chú ý: Phép nối dấu hiệu vào số lẻ. a) Với dấu hiệu "uttara": Nếu số lẻ ở trước có vĩ ngữ không phải "i" hay "ī", thì sẽ bỏ đi khi ghép với "uttara". Thí dụ: Eka + uttara + sata => ekuttarasata (101) ... Nếu số lẻ ở trước có vĩ ngữ là "i" hay "ī", thì "i" hay "ī" sẽ đổi thành "y", rồi mới ghép vào "uttara". Thí dụ: Ti + uttara + sata => tyuttarasata (103). b) Với dấu hiệu "adhika": Nguyên âm cuối của số lẻ được loại bỏ và nguyên âm đầu của dấu hiệu sẽ biến thành trường âm. Thí dụ: Sata + adhika + sahassa => satādhi-kasahassa (1.100) ... Nếu nguyên âm cuối của số lẻ là "i" hay "ī" thì sẽ được đổi thành "y", rồi ghép với dấu hiệu. Thí dụ: Koṭi + adhika + dasakoṭi => koṭyadhi-kadasakoṭi (110.000.000) ... * Cách thức hình thành những con số: Cần nói thêm về cách thức hình thành những con số trong tiếng Pāli. a) Các số thập phân như sata (100), sahassa (1000) ... bất luận khi có con số nào khác đi kèm phía trước mà không thấy dấu hiệu "uttara" hay "adhika" thì cứ việc tính nhân lên cho thành con số nguyên. Thí dụ:
Pañcasata
: 500 (5 lần 100) b) Các số thập phân như sata (100), sahassa (1000) ... đôi khi đi kèm với chúng là những phân số, như diyaḍḍha 11/2 aḍḍha-teyya hay aḍḍhatiya 21/2, aḍḍhuḍḍha 31/2, aḍḍha-telasa 12 1/ 2 ... Những trường hợp này cũng được tính nhân ra cho thành số nguyên . Thí dụ:
Diyaḍḍhasata:
150 (1 lần 100 và thêm nửa trăm). Phụ chú: Các số cặp phân số như diyaḍḍha 11/2, aḍḍhateyya (aḍḍhatiya) 21/2, aḍḍhuḍḍha 31/2, aḍḍhatelasa 121/2 ... còn được dùng với ý nghĩa như sau:
Diyaḍḍha
nghĩa là 1 cái rưỡi. Thí dụ: "Pamāṇaṃ dīghaso dve vidatthiyo tiriyaṃ diyaḍḍhaṃ" (kích thước chiều dài 2 gang tay, chiều ngang 1 gang rưỡi). "Pamāṇaṃ dīghaso cha vidatthiyo tiriyaṃ aḍ-ḍhateyyaṃ" (kích thước chiều dài 6 gang tay, chiều ngang 2 gang rưỡi) ... * Phép dùng các số đếm Pāli Trong tiếng Pāli, các số đếm được dùng như là tính từ của danh từ; chúng được xếp tính (liṅga), chia cách (vibhatti) và dùng số (vacana) như mọi trường hợp danh từ, tính từ khác ... Tuy vậy, phương thức sử dụng của số đếm Pāli cũng khá phức tạp. - Về tính (liṅga) Từ số eka (1) đến aṭṭhārasa (18) có hình thức ở cả ba tính . Từ số ekūnavīsati (19) đến navanavuti (99) và những con số có kết thúc là "i", "ī" kể cả những con số có kết thúc là "ā", thì chỉ có hình thức nữ tính . Sata (100), sahassa (1000) và những con số lớn hơn có kết thúc là "a", chỉ có hình thức trung tính. - Về ngữ cách (vibhatti) Tính từ số đếm tiếng Pāli chỉ sử dụng theo 7 ngữ cách, trừ ra hô cách (ālapana). Khi tính từ số đếm kết hợp với danh từ dùng cách nào, thì chúng sẽ được dùng theo cách đó. - Về ngữ số (vacana) Eka (1) chỉ dùng ở số ít. Tuy vậy, đôi khi cũng được dùng ở số nhiều để chỉ ý nghĩa "một vài, một ít" (eke) ... Những con số từ dve (2) đến atthārasa (18) chỉ dùng ở số nhiều. Những con số từ ekūnavīsati (19) đến navana-vuti (99), luôn cả koṭi (1.000.000) và akkhohinī (1 và 43 số 0) đều chỉ dùng hình thức số ít. Những con số: sata (100), sahassa (1000), lakkha (100.000) ... và những hợp từ kết thúc bằng những con số này đều dùng số ít. Tuy vậy, trong vài trường hợp cũng được dùng theo số nhiều, như để chỉ lượng số riêng; cattāri satāni (400), dve sahassāni (2.000) ... * Phép biến cách các số đếm Pālī - Số eka (1) dùng khác nhau ở ba tính, thường chỉ có số ít. Biến cách như sau:
(Nếu cần dùng ở số nhiều, thì được chia theo như số nhiều của đại danh từ "ya"). - Số dvi (2) dùng giống nhau ở ba tính, chỉ có số nhiều. Biến cách như sau:
- Số ti (3) dùng khác nhau ở 3 tính và chỉ có số nhiều. Biến cách như sau:
- Số catu (4) dùng khác nhau ở 3 tính và chỉ có số nhiều. Biến cách như sau:
- Số pañca (5) dùng giống nhau ở 3 tính và chỉ có số nhiều. Biến cách như sau:
- Những con số từ cha (6) đến aṭṭhārasa (18) cũng dùng giống nhau ở 3 tính và chỉ có số nhiều. Biến cách của chúng tương tự số pañca (5). - Những con số như ekūnavīsati (19), vīsati (20) ... cùng những con số mang vĩ ngữ "i", đều có hình thức như sau:
- Con số akkhohinī (số 1 và 43 số 0) cũng là hình thức nữ tính và chỉ dùng ở số ít. Có biến cách tương tự con số vīsati (20) nhưng ở chủ cách là akkhohinī ... - Những con số mang vĩ ngữ "ā", như vīsā (20), tiṃsā (30) v.v ... là một hình thức khác của vīsati, tiṃsati ... chúng cũng là hình thức nữ tính và cũng chỉ dùng ở số ít. Biến cách như sau:
(Những con số có dạng vĩ ngữ "ā" này, khi chúng đứng trong một hợp từ, thì vĩ ngữ "ā" bị biến dạng thành "a". Thí dụ; tiṃsā + vassa + sahassa => tiṃsavas-sasahassāni (30.000 năm) ... - Những con số từ hàng trăm trở lên có vĩ ngữ là "a", như sata (100), sahassa (1000) v.v ... đều là hình thức trung tính và thường chỉ dùng ở số ít. Biến cách của chúng như sau:
(Những con số này đôi khi cũng được dùng ở số nhiều, trường hợp để nêu lên một lượng số riêng). Thí dụ: Cattāri satāni (400), pañcasahassāni (5000) v.v... trường hợp cần dùng số nhiều, chúng sẽ có biến cách như số nhiều của danh từ trung tính vĩ ngữ "a".
Kết luận về hình thức số đếm: - Các số đếm trong tiếng Pāli vì được dùng như tính từ của danh từ, nên phải phù hợp với danh từ chúng đi kèm. Sự phù hợp này thể hiện ở sự đồng cách (vibhatti). - Hầu hết các tính từ số đếm tiếng Pāli chỉ cần phù hợp với danh từ đi kèm về cách, mà không cần phù hợp về tính và số. Tính và số của chúng được sử dụng theo cách thức riêng. Thí dụ:
"Vīsati
kumārā pathasālāya uggaṇhanto aho-suṃ" (có 20 thiếu
niên học trong trường). - Những con số như eka (1), ti (3), catu (4) ... được xem như cần phù hợp với danh từ chẳng những về cách mà còn cả về tính và số nữa. Thí dụ: Eko kumāro (1 cậu bé), ekā kaññā (1 cô gái), ekaṃ purisā (4 người đàn ông), catasso vanitāyo (4 người đàn bà), cattāri kammāni (4 việc làm) ... - Những con số như dvi (2), pañca (5), cha (6) ... ở 3 tính chỉ có chung một hình thức, với lại chỉ dùng ở số nhiều. Do đó cũng có thể xem là phù hợp với danh từ về cả ngữ cách, tính và ngữ số. Thí dụ: Dve migā (2 con nai), pañca itthiyo (5 người phụ nữ), cha ambāni (6 trái xoài) ...
5- Tính từ số thứ tự Các số thứ tự trong tiếng Pāli cũng được dùng như tính từ của danh từ. Về phương thức hình thành cũng đáng chú ý, nhưng về phương thức sử dụng thì không có gì khác lạ.
* Các số thứ tự tiếng Pāli:
Paṭhama
: thứ nhất
* Sự hình thành số thứ tự tiếng Pāli: Có 4 dấu hiệu để hình thành số thứ tự tiếng Pāli là ma, tiya, ttha và ṭṭha. - Hầu hết số thứ tự tiếng Pāli được hình thành bằng cách thêm vào cuối những số đếm một tiếp vĩ ngữ "ma". Thí dụ:
Pañca
(5) + ma = pañcama (thứ năm) - Chỉ một vài số thứ tự được hình thành với tiếp vĩ ngữ "tiya". Thí dụ:
Dvi
(2) + tiya = dutiya (thứ hai) - Chỉ duy nhất một số thứ tự được hình thành với tiếp vĩ ngữ "ttha" là: Catu (4) + ttha = catuttha (thứ tư). - Chỉ duy nhất một số thứ tự được hình thành với tiếp vĩ ngữ "ṭṭha" là: Cha (6) + ṭṭha = chaṭṭha (thứ sáu).
* Cách sử dụng tính từ số thứ tự: Cách sử dụng các tính từ số thứ tự cũng tương tự như các tính từ loại cấu tạo đơn giản. Nghĩa là chúng luôn luôn lệ thuộc vào danh từ mà chúng đi kèm (về tính, ngữ cách và ngữ số). Lại nữa về phép biến cách, các tính từ số thứ tự nếu thuộc nam tính, chúng sẽ biến cách như danh từ nam tính vĩ ngữ "a"; nếu khi thuộc trung tính, thì chúng biến cách như danh từ trung tính vĩ ngữ "a"; còn nếu khi thuộc nữ tính, chúng sẽ biến dạng vĩ ngữ "a" thành "ā" hoặc sẽ biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ "ā" hay vĩ ngữ "ī" . Thí dụ:
* "Tassa
catuttho putto" (người con trai thứ tư của ông ta). Toát yếu: Tính từ là tiếng phụ nghĩa cho danh từ và lệ thuộc vào danh từ đó. Tính từ tiếng Pāli không phải là thành phần từ ngữ bất biến. Các tính từ tiếng Pāli phải phù hợp với danh từ mà nó đi kèm, thường là phải đồng ngữ cách (vibhatti). Hầu hết các tính từ cấu tạo đơn giản, cùng một vài số đếm, còn phải phù hợp với danh từ về tính (liṅga) và ngữ số (vacana) nữa. Tính từ tiếng Pāli, ngoại trừ phần lớn số đếm, còn lại sẽ có hình thức tính (liṅga) tùy theo danh từ mà chúng đi kèm. Về ngữ số cũng vậy, các tính từ sẽ tùy vào danh từ quan hệ mà chúng được dùng ở số ít hay số nhiều; Nhưng về các tính từ số đếm thì hầu hết có cách dùng ngữ số riêng. Ðối với ngữ cách (vibhatti), phần lớn các tính từ đều được sử dụng theo 8 ngữ cách; chỉ riêng các tính từ số đếm đặc biệt không dùng hô cách. Về phép biến cách, một vài tính từ miêu tả và tính từ số đếm có phép biến cách khác thường, ngoài ra hầu hết các tính từ đều có phép biến cách tương tự như danh từ ở 3 tính. -ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004