Buddhasāsana Pāli Hàm Thụ Tỳ
khưu Giác Giới Chùa Siêu Lý, Vĩnh
Long
-ooOoo- CHƯƠNG VII
THỨ CHUYỂN HÓA NGỮ Ðịnh nghĩa: Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) là phép hình thành từ ngữ danh tự loại chuyển hóa trong tiếng Pāli. Loại chuyển hóa ngữ này không giống như loại sơ chuyển hóa ngữ (kiṭaka). Loại sơ chuyển hóa ngữ, như ta đã biết, các từ ngữ được hình thành trực tiếp từ gốc ngữ căn động từ phối hợp với một số tiếp vĩ ngữ kiṭa và kicca; các phân từ cũng được hình thành từ loại đó. Về loại thứ chuyển hóa ngữ lại là những từ ngữ được hình thành từ một tiếng danh tự loại trong đó gồm danh từ, tính từ, đại danh từ và có thể là một danh từ sơ chuyển hóa ngữ. Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) đối với phức hợp ngữ (samāsa) có liên hệ thế nào, và có khác nhau không? Phức hợp ngữ (samāsa) là phép thu gọn hai hay nhiều từ thành một hợp từ, bằng cách xóa đi hình thức biến cách của những thành phần đầu (hoặc không xóa). Thí dụ: Dhamme niyutto = dhammaniyutto (sự hợp theo pháp); kāyena kammaṃ = kāyakammaṃ (thân nghiệp) v.v... Về thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) thì lại dùng tiếp vĩ ngữ (paccaya) mà ghép vào một tiếng để lập thành một từ ngữ thay thế một hợp từ; nhưng vẫn có ý nghĩa tương đương. Thí dụ:
Dhamma +
ṇika = dhammika hợp theo
pháp; Như vậy, nên hiểu rằng phức hợp ngữ (samāsa) là những hợp từ được tạo nên bởi hai hay nhiều thành phần danh từ đã có mà ghép hợp lại, không cần dùng đến tiếp vĩ ngữ; ngược lại, thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) là tiếng được tạo nên bởi dùng tiếp vĩ ngữ thay thế tiếng khác rồi ghép hợp với từ gốc; ý nghĩa của một thứ chuyển hóa ngữ có thể tương đương với một hợp từ phức hợp ngữ. PHÂN LOẠI: Thứ chuyển hóa ngữ trong tiếng Pāli, tóm tắt theo ý nghĩa, chia thành 3 loại là:
1- Tổng quát
thứ chuyển hóa ngữ (Sāmañña-taddhita). Mỗi loại thứ chuyển hóa ngữ được hình thành với nhiều dạng tiếp vĩ ngữ khác nhau.
TỔNG QUÁT THỨ
CHUYỂN HÓA NGỮ Loại thứ nhất gồm nhiều dạng tiếp vĩ ngữ dùng lập nên những danh từ, tính từ có ý nghĩa bao quát. Do đó được gọi là tổng quát thứ chuyển hóa ngữ. Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ gồm 4 trường hợp tiếp vĩ ngữ là:
a- Tiếp vĩ ngữ
chỉ dòng dõi (apaccattha). I- Tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi (apaccattha) gồm có: ṇa, ṇāna, ṇāyana, ṇava, ṇeyya, ṇera. "Ṇ" của tiếp vĩ ngữ sẽ bị xóa bỏ khi ghép hợp; và nếu cần, dấu hiệu "ṇ" sẽ làm cho nguyên âm đầu của từ gốc được tăng cường, như "a" thành "ā"; "i" và "ī" thành "e"; "u" và "ū" thành "o". Nhưng nếu nguyên âm đầu của từ gốc đã là "ā", "e" hay đi với phụ âm kép thì không cần sự tăng cường. 1. Ṇa, ṇāna, ṇāyana được ghép sau một số danh từ riêng để chỉ dòng dõi. Thí dụ:
Vasiṭṭha +
ṇa = Vāsiṭṭha (thuộc dòng
Vasiṭṭha). 2. Ṇava, ṇeyya, ṇera được ghép sau một vài danh từ để chỉ về con cháu. Thí dụ:
Upagu + ṇava
= Opagava (con của Upagu). II- Tiếp vĩ ngữ chỉ đa dạng (anekattha) gồm có ālu, ima, iya, ka, ṇa, ṇika, tā, maya. 1. Ālu được ghép sau một vài danh từ để chỉ sự khuynh hướng hay sự đượm nhuần, tràn trề ... Thí dụ:
Abhijjhā +
ālu = abhijjhālu (thói
tham lam). 2. Ima và iya được ghép sau một số danh từ để chỉ sự liên hệ, vị trí. Thí dụ:
Anta + ima =
antima (tận cùng, sau
rốt). 3. a) Ka được ghép sau một số từ ngữ để chỉ ý nghĩa sự nhỏ bé, hèn hạ ... Thí dụ:
Ghaṭa
(bình)
+ ka = ghaṭa ka (cái bình nhỏ). b) Ghép ka vào vẫn không thêm nghĩa. Thí dụ:
Mudu
(mềm mại) + ka = muduka (mềm mại). c) Ka còn được ghép vào các tính từ địa danh để chỉ ý nghĩa nơi sanh hay nơi sống. Thí dụ:
Kusiṇāra +
ka = Kosiṇāraka (sanh,
sống tại Kusinārā). d) Tình trạng phức hợp ngữ loại bahubbīhi, có những hình thức mang thành phần cuối là nữ tính kết thúc bằng "i", "ī", "u" hay "ū" như bahunadī, bahuvadhū v.v... sẽ được tiếp vĩ ngữ "ka" ghép sau cuối. Thí dụ:
Bahunadī +
ka = bahunadika (nơi có
nhiều sông). Những từ ngữ hình thành với "ālu" như abhijjhālu, dayālu v.v... được tiếp vĩ ngữ "ka" ghép vào để hình thành trong ý nghĩa tính từ. Thí dụ:
Abhijjhā +
ka = abhijjhāluka (sự tham
lam). 4. Ṇa được ghép sau một số danh từ để chỉ những ý nghĩa như sự xuất xứ, sự biết đến, sự thuộc về, sự nhuộm màu, thịt của vật ... "Ṇ" của tiếp vĩ ngữ sẽ bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên đầu của từ gốc. a) Nơi chốn người nào đang sống hay được sinh ra Thí dụ:
Nagara + ṇa
= nāgara (người phố thị,
thị dân). (Trong 3 thí dụ sau có xen "s", vì từ gốc là những danh từ thuộc nhóm "mana"). b) Nghĩa biết đến
Abhijjhā +
ka = abhijjhāluka (sự tham
lam). c) Nghĩa thuộc về
Purisa + ṇa
= porisa (thuộc về con
người). d) Nghĩa nhuộm màu
Kasāva + ṇa
= kāsāva (vải nhuộm nước
chát, y cà-sa). e) Nghĩa thịt của vật
Mahisa + ṇa
= māhisa (thịt trâu). 5. Ṇika được ghép sau một số danh từ để chỉ ý nghĩa như là sự trộn lẫn, bận rộn, phương tiện sống, phương tiện đi, liên hệ đến, chơi nhạc khí, buôn bán, mang vác, sống ở, học hỏi, được thi hành v.v... tùy theo nghĩa mới. "Ṇ" của tiếp vĩ ngữ sẽ bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc. a) Nghĩa trộn lẫn
Ghaṭa + ṇika
= ghātika (có trộn bơ). b) Nghĩa bận rộn công việc
Nāvā + ṇika
= nāvika (người làm việc
trên tàu, thủy thủ). c) Phương tiện sống
Nāvā + ṇika
= nāvika (người làm việc
trên tàu: thủy thủ). d) Nghĩa phương tiện đi
Pada + ṇika
= pādika (người đi bộ, bộ
hành). e) Nghĩa liên hệ đến hay sở hữu
Raṭṭha +
ṇika = raṭṭhika (thuộc về
xứ sở)... f) Nghĩa chơi nhạc khí
Vaṃsa + ṇika
= vaṃsika (người thổi
sáo). g) Nghĩa buôn bán
Taṇḍula +
ṇika = taṇḍulika (người
buôn bán gạo). h) Nghĩa mang vác
Khandha +
ṇika = khadhika (người
mang trên vai, người gánh)... i) Nghĩa sanh sống ở
Magadha +
ṇika = Māgadhika (người
sanh ở Magadha). j) Nghĩa học hỏi
Takka + ṇika
= takkika (người học lý
luận). k) Nghĩa được thi hành
Kāya + ṇika
= kāyika (do thân tạo ra).
Hai thí dụ sau, vì từ gốc thuộc nhóm "mana", nên khi ghép hợp với tiếp vĩ ngữ có xen phụ âm "s" vào). l) Nghĩa dính dấp
Dvāra + ṇika
= dovārika (người giữ
cửa). 6. Ta được ghép sau một vài danh từ để chỉ một tổng hợp. Những danh từ chuyển hóa ngữ hình thức này luôn luôn là nữ tính (itthiliṅga); và nên hiểu rằng mặc dầu ý nghĩa là một tổng hợp, nhưng những danh từ tổng hợp này vẫn được sử dụng chia theo số ít hoặc số nhiều. Thí dụ:
Gāma + tā =
gāmatā (vùng làng mạc).
7. Maya được ghép sau một số danh từ để hình thành những tính từ chỉ nghĩa "làm bằng", "phát sanh do" ... Thí dụ:
Dāru + maya
= dārumaya (làm bằng gỗ).
"Mana" và những danh từ đi cùng, khi ở trong một hợp từ, tức là ghép với chữ khác, thì tận cùng của chúng mang dạng là "o" nếu từ đứng sau có dẫn đầu là phụ âm). C- Tiếp vĩ ngữ chỉ sở hữu (atthyattha) gồm có: ava, ala, ika, ila, ī, vī, ssī, vantu, a, mantu, tana, tara, tama. 1. Ava, ala, ika, ila, ī, vī, ssī, được ghép vào các danh từ khác nhau để chỉ sự sở hữu hay phú bẩm. Thí dụ: "AVA" Kesa + ava = kesava (có nhiều tóc). "ALA" Vācā + ala = vācala (lắm lời, có nhiều lời). "IKA"
Gaṇa + ika =
gaṇika (có đồ chúng). "Ī"
Kuṭṭha + ī =
kuṭṭhī (người có bệnh
cùi). "I"
Māyā + ika =
mālika (có tài ảo thuật
múa rối, nhà ảo thuật). "SSĪ"
Tapa + ssī =
tapassī (có hạnh thiêu
đốt, vị khổ hạnh). Những danh từ có tiếp vĩ ngữ "ī", "vī" và "ssī" sẽ mang hình thức nữ tính bằng cách thêm vào một tiếp vĩ ngữ là "inī". Thí dụ: Tapassinī (vị nữ khổ hạnh), mantinī (nữ bộ trưởng), malinī (người nữ có tràng hoa), medhavinī (vị nữ minh triết) ... 2. Vantu và mantu được ghép vào một số danh từ để lập nên những sở hữu tính từ, ("vantu" chỉ ghép sau những danh từ tận cùng bằng "a" hay "ā"; "mantu" chỉ ghép sau những danh từ tận cùng bằng "i", "ī", "u", "ū"). Thí dụ:
Guṇa +
vantu = guṇavantu (có
ân đức, người hữu ân). (Hình thức āyasmantu là trường hợp ngoại lệ "āyu + mantu = āyusmantu" rồi mới thành āyasmantu). Nói rằng đây là những hình thức tính từ; thật ra chúng cũng có thể là danh từ, khi chúng đứng độc lập và thay thế danh từ diễn đạt. Mặt khác để lập nên hình thức nữ tính của những tính từ dạng tiếp vĩ ngữ "vantu" và "mantu" này, người ta thêm "ī" vào tận cùng của chúng. Thí dụ:
Guṇavantu +
ī = guṇavantī (người nữ ân
đức). Ðôi khi không những "u" mà cả "n" của "vantu", và "mantu" cũng bị bỏ.
Guṇavantu +
ī = guṇavatī (nữ ân đức). Xin xem thêm những hình thức tính từ dạng "vantu", "mantu" cùng phương thức dùng của chúng ở chương II, phần tính từ. 3. A được ghép sau một vài danh từ để chỉ nghĩa tính chất hay bản năng. Thí dụ:
Pañña + a =
pañña (có trí tuệ). 4. Tana được ghép vào một vài bất biến từ để hình thành những tính từ chỉ thời gian. Thí dụ:
Ajja + tana
= ajjatana (thuộc về hôm
nay). 5. Tara được ghép sau những tính từ để hình thành những tính từ so sánh hơn, "tama" thì để lập nên những tính từ so sánh tột. Thí dụ: a) Pāpa (tội lỗi).
=>
Pāpatara (tội lỗi hơn). b) Sundara (tốt).
=>
Sundaratara (tốt hơn). c) Kāḷa (màu đen).
=>
Kāḷatara (đen hơn). D- Tiếp vĩ ngữ chỉ số bậc (saṅkhyattha) gồm có ma, ttha, tiya, ṭṭha, ṇa, ka, ī. 1. Ma được ghép sau phần lớn số đếm để hình thành những tính từ số thứ tự. Thí dụ:
Pañca + ma =
pañcama (thứ năm). 2. Ttha chỉ được ghép vào "catu" (số 4, bốn) để hình thành số thứ tự:
Catu + ttha
= catuttha (thứ tư). 3. Tiya được ghép sau hai số đếm "dvi" (2, hai) và "ti" (3, ba) để hình thành tính từ số thứ tự. Trường hợp này "dvi" đổi thành "du", và "ti" đổi thành "ta". Thí dụ:
Dvi + tiya =
dutiya (thứ hai). 4. Ṭṭha chỉ được ghép sau số đếm "cha" (6, sáu) để hình thành số thứ tự:
Cha + ṭṭha =
chaṭṭha (thứ sáu). 5. Ṇa đôi khi được ghép với một vài số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp. Thí dụ:
Dvi + ṇa =
dvaya (một đôi) 6. Ka cũng được ghép sau những số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp chỉ số lượng. Thí dụ:
Eka + ka =
ekaka (độc nhất, đơn độc). 7. Ī được ghép vào những số đếm để hình thành ngày âm lịch. Thí dụ:
Ekādasa + ī
= ekādasī (ngày11). Ī còn được ghép vào tận cùng của những số thứ tự để hình thành những tính từ nữ tính chỉ thứ bậc. Thí dụ:
Catuttha + ī
= catutthī (cách thứ tư). Ngoài ra, tiếp vĩ ngữ "ī" còn được ghép sau một số từ ngữ để chỉ hình thức nữ tính, Thí dụ:
Gotamī + ī =
Gotamī (người nữ dòng
Gotama). Toát yếu: Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ lập nên những danh từ, tính từ có ý nghĩa hàm xúc bao quát. Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ gồm có 4 trường hợp tiếp vĩ ngữ là:
1- Tiếp vĩ ngữ
chỉ dòng dõi, như ṇa, ṇāna, ṇāyana, ṇava, ṇeyya,
ṇera. Các dạng tiếp vĩ ngữ có "ṇ" dẫn đầu thì phụ âm "ṇ" ấy phải bị bỏ khi ghép hợp và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc.
TÌNH TRẠNG THỨ
CHUYỂN HÓA NGỮ Loại thứ hai này chỉ có một trường hợp tiếp vĩ ngữ. Gồm có 6 dạng tiếp vĩ ngữ là tā, tta, ttana, ṇa, ṇya vā ṇeyya. Những tiếp vĩ ngữ này được ghép sau một số danh từ hay tính từ để chỉ trạng thái hay bản chất hoặc tính cách sự vật. Sau đây là những thí dụ về loại thứ chuyển hóa ngữ: 1. Tiếp vĩ ngữ "tā"
Lahu + tā =
lahutā (cách nhẹ nhàng). 2. Tiếp vĩ ngữ "tta"
Bahussuta +
tta = bahussutatta (sự đa
văn). 3. Tiếp vĩ ngữ "ttana"
Jāyā +
ttana = jāyattana (thái
độ người vợ). 4. Tiếp vĩ ngữ "ṇa"
Paṭu + ṇa =
pātava (sự thiện xảo). 5. Tiếp vĩ ngữ "ṇya"
Aroga + ṇya
= ārogya (tình trạng vô
bệnh). Mặt khác, đối với tiếp vĩ ngữ "ṇya", khi "ṇ" bị bỏ thì trong vài trường hợp "y" bị đồng hóa với phụ âm cuối của từ gốc; hoặc đôi khi "y" sẽ cùng với phụ âm cuối của từ gốc bị biến dạng. Thí dụ: Trường hợp đồng hóa
Kusala
+ ṇya = kosalya => kosalla (sự
khôn khéo). Trường hợp biến dạng:
Adhipati +
ṇya = ādhipatya => ādhipacca (sự
cai trị, chủ tể). 6. Tiếp vĩ ngữ "ịeyya"
Adhipati +
ṇeyya = ādhipateyya (sự
làm chủ). Chú ý: Những chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ tā là hình thức nữ tính; các chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ tta, ttana, ṇya, ṇeyya là hình thức trung tính; những chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ ṇa là hình thức nam tính. Ðôi khi một chữ được hình thành với 3 dạng tiếp vĩ ngữ tùy theo tính, nhưng ý nghĩa không thay đổi. Thí dụ:
Paṭu
(khéo léo), garu (nặng
nề). Toát yếu: Tình trạng thứ chuyển hóa ngữ là sự hình thành những từ ngữ có ý nghĩa chỉ trạng thái hay tính chất của sự vật. Loại này chỉ có một trường hợp tiếp vĩ ngữ gồm 6 dạng là tā, tta, ttana, ṇa, ṇya, vā ṇeyya. Ba tiếp vĩ ngữ là ṇa, ṇya vā ṇeyya khi ghép hợp, "ṇ" sẽ bị loại bỏ và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn.
BẤT BIẾN THỨ
CHUYỂN HÓA NGỮ Loại chuyển hóa ngữ thứ ba này gồm có những tiếp vĩ ngữ để lập nên các bất biến từ như trạng từ v.v... Các từ ngữ chuyển hóa thuộc hình thức này không có biến cách văn phạm nên được gọi là bất biến thứ chuyển hóa ngữ. Dạng tiếp vĩ ngữ của loại này gồm có kkhat-tuṃ, to, so, thaṃ, thā, dhā, tha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ, jja, jju, dā, dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi. Ngoại trừ kkhattuṃ, to, so; còn lại thì mỗi dạng tiếp vĩ ngữ chỉ dùng ghép với một số từ ngữ giới hạn, chứ không ghép được với tất cả. Mặt khác, các đại danh từ như "ima", "ka" ... khi có tiếp vĩ ngữ ghép hợp thì thường biến dạng khác. Sau đây là những thí dụ về các hình thức thứ chuyển hóa ngữ loại này: 1. Kkhattuṃ được ghép sau những số lượng tính từ để hình thành những trạng từ cấp số nhân. Thí dụ:
Eka +
kkhattuṃ = ekakkhattuṃ (một
lần). 2. To được ghép vào các danh từ, tính từ và đại danh từ để hình thành những bất biến từ có ý nghĩa tương đương sở dụng cách (tatiyavibhatti) hay xuất xứ cách (pañcamīvibhatti) của danh từ. Thí dụ: a) Ghép với danh từ
Gāma + to =
gāmato (từ khu làng, phía
làng). b) Ghép với tính từ
Adhara + to
= addharato (từ phía tối) c) Ghép với đại danh từ
Aññatara +
to = aññatarato (từ cái
đó). 3. So được ghép sau một số từ để hình thành những trạng từ có nghĩa phân phối ... Thí dụ:
Ṭhāna + so =
thānaso (tùy mỗi nơi, tùy
địa vị). 4. Thaṃ, thā được ghép sau một số đại danh từ để hình thành những trạng từ chỉ ý định. Thí dụ:
Ima + thaṃ =
itthaṃ (thế này). 5. Dhā được ghép sau một số tính từ để hình thành những trạng từ chỉ cách thức, mức độ. Thí dụ:
Kati + dhā =
katidhā (bằng bao nhiêu
cách). 6. Ttha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ được ghép sau một số ít đại danh từ đặc biệt để lập nên những trạng từ chỉ nơi chốn. Thí dụ:
Añña + ttha
= aññattha (ở nơi khác,
chỗ khác) 7. Jja, jju, dā, dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi được ghép sau một vài đại danh từ để lập nên những trạng từ chỉ thời gian. Thí dụ:
Ima + jja =
ajja (hôm nay). Toát yếu: Bất biến thứ chuyển hóa ngữ là phép chuyển hóa từ ngữ lập nên các bất biến từ như trạng từ v.v... những tiếng bất biến từ chuyển hóa này không có biến cách văn phạm. Loại này gồm có 22 dạng tiếp vĩ ngữ là kkhattuṃ, to, so, thaṃ, thā, dhā, ttha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ, jja, jju, dā, dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi. Có những tiếp vĩ ngữ chỉ dùng ghép với một hoặc một vài từ ngữ đặc biệt; cũng có một số tiếp vĩ ngữ chỉ được dùng ghép với đại danh từ hoặc với tính từ. Những tiếng đại danh từ như ima, ka ... thường bị đổi dạng trước tiếp vĩ ngữ. * * *
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VII A- Câu hỏi lý thuyết I- Trả lời các câu hỏi sau: 1. Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) khác với sơ chuyển hóa ngữ (kiṭaka) như thế nào? 2. Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) với phức hợp ngữ (samāsa) có khác nhau không? 3. Có bao nhiêu loại thứ chuyển hóa ngữ? 4. Ý nghĩa mỗi loại thứ chuyển hóa ngữ ấy ra sao? 5. Các thứ chuyển hóa ngữ có phải là những thành phần danh tự loại (nāmasabda) trong tiếng Pāli chăng? II- câu hỏi trắc nghiệm: 1. Các tiếp vĩ ngữ loại bất biến thứ chuyển hóa ngữ luôn luôn dùng ghép với các tiếng đại danh từ. => Ðúng => Sai 2. Các tiếng danh từ khi bị chuyển hóa ngữ thì luôn luôn trở thành những tính từ. => Ðúng => Sai B- Bài tập dịch I- Dịch câu tiếng Pāli ra tiếng Việt và nhận xét cách chuyển hóa ngữ: 1. Ayaṃ māṇavo mayi manaṃ pasādetvā kālaṅ-katvā tāvatiṃsadevaloke (1) tiṃsayojanike (2) kama-navimāne (3) nibattissati. 2. Ekūnatiṃsavasso bodhisatto attano ekaṃ eva puttaṃ sabbasampattiñca pahāya gantvā kāsāva-nivaṭṭho (4) mattikāpattaṃ ādāya aññahi dinnā-hārena jīvikaṃ kappesi (5). 3. Bhaṇḍāgāriko raññā dhanaṃ labhitvā ma-hantaṃ pāsādaṃ kāretvā dvāre dovārikaṃ ṭhapetvā uparipāsādagato (6) kāyikamānasikaṃ sukhaṃ vin-dati. 4. Māṇava, ahaṃ te suvaṇṇamayaṃ vā maṇi mayaṃ vā ratanamayaṃ vā lohamayaṃ (7) vā cak-kayugaṃ (8) dassāmī'ti brāhmaṇo vadi. 5. Dalāyu bhagavā mahājanataṃ anukampanto sabbadā ekattha avasitvā tattha tattha vicaranto (9) nandiṭṭhikaṃ (10) dhammaṃ desesi. 6. Assosuṃ kho Vesālikā Licchavī bhagavā kira koṭigāmaṃ anuppatto' ti Athakho Vesālikā Licchavī bhadrāni (11) yānāni (12) yojāpetvā Vesālikā nīyiṃ-su Bhagavantaṃ dassanāya. 7. Tena kho pana samayena Rājagahikassa seṭṭhissa sattavassiko sīsābādho (13) ahosi. Bahū ma-hantā disāpāmokkhā (14) vejjā āgantvā n' āsakkhiṃsu (15) arogaṃ kātuṃ. 8. Athakho Jīvako Komārabhacco seṭṭhiṃ gaha-patiṃ mañcake nipājjāpetvā (16) mañcakena samban-dhitvā sīsacchaviṃ phāletvā (17) ... dve pāṇake nīharitvā janassa dassesi. 9. N'eva kho asakkhi Vāseṭṭho mānavo Bhāra-dvājaṃ māṇavaṃ saññāpetuṃ (18) na pana asakkhi Bhāradvājo māṇavo pi Vāseṭṭhaṃ mānavaṃ sañ-ñāpetuṃ. 10. Mayhaṃ bhāgineyyo imassa rajjassa sāmiko' va dhītaraṃ etass' eva detvā abhisekaṃ (19) assa karissāmīti. 11. Atīte Bārāṇasiyaṃ Brāmadatte rajjaṃ kā-rente (20) Bodhisatto bhātikasatassa kaṇiṭṭho (21) ahosi. 12. Bārāṇasiyaṃ yoso nāma kulaputto seṭṭhi-putto sukhumālo (22) hoti tassa tayo pāsādā honti eko hemantiko (23) eko gimhiko eko vassiko. 13. Āyasmā Ānandatthero Bhagavato sāvakesu bāhusaccena paṇḍiccena ca aggo ahosi. 14. Eogī vejjena dinnabhesajjaṃ (24) upasevitvā (25) ārogyaṃ paṭilabhitvā attano somanassaṃ pakā-sesi. 15. Adhanānaṃ (26) dhane anamuppadiyamāne (27) dāḷiddiyaṃ (28) Vepullaṃ agamāsi dāḷiddiye Vepullaṃ gate adinnādānaṃ Vepullaṃ agamāsi.
II- Dịch câu tiếng Việt sang tiếng Pāli: 1. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda đã báo tin (29) đến các người Malla, thị dân Kusināra (30) rằng: "Này các vị Vāseṭṭha, hôm nay vào canh (31) cuối của đêm, đức Như Lai sẽ diệt độ (32)". 2. Trưởng lão Mahāmaggallāna, vị ưu thắng (33) trong các vị có thần thông đã diệt độ (34) trước sự diệt độ (35) của đức Thế Tôn. 3. Ðức vua Bimbisāra, vị lãnh tụ (36) người Magadha đã nghe rằng: "Ðích thật, Sa-môn Gotama, vị Thích tử đã xuất gia từ tộc Thích Ca (37), đã ngự đến Rājagaha". 4. Ðức vua Bimbisāra xứ Magadha đứng trên sân thượng (38) tòa cung điện của mình, khi thấy những thị dân đi theo đức Bồ Tát đang khất thực (39), bèn hỏi rằng: "Việc gì đó?" 5. Thế rồi, các người cận sự (40) dân sinh Pātaligāma, sau khi rửa (41) chân, bèn đi vào ngôi phước xá (42) rồi ngồi xuống đối diện phía tây (43) dựa (44) tường phía đông, có trước mặt (45) là đức Thế Tôn. 6. Trong lúc ấy bảy mươi bốn ngàn vị khổ hạnh tóc rối (46) sau khi mang lấy những trái và không phải trái (47) có chất bổ thượng vị, bèn đi đến nơi vị giáo thọ sư của họ. 7. Một lúc nọ, Trưởng lão Mahākassapa bị chứng bệnh hành hạ (48), Ngài đã trú tại hang động Pipphali, ở không xa (49) Rājagaha. 8. Tâu đại vương, Sa-môn quả (50) thiết thực (51) này thù thắng hơn (52), thanh lương hơn (53) đối với các Sa môn quả thiết thực trước. 9. Người thanh nữ minh triết khi được làm kiếp người vốn khó được (54) bèn tích tựu nhiều việc phước. 10. Cái mũi của nó khi hắt hơi (55) bị va nhằm (56) bề lưỡi (57) của thanh gươm, đã bị đứt ra làm hai. 11. Vị ấy an trú sau khi biến mãn (58) một phương với tâm câu hữu từ (59); cũng thế, phương thứ hai; cũng thế, phương thứ ba; cũng thế, phương thứ tư. 12. Bắt đầu từ đó (60), họ nói rằng những nơi nào (61) có các vị Sa-môn, Bà-la-môn trí thức, thì tại những nơi ấy (62), họ đi đến và tạo ra cuộc đàm luận (63). 13. Những người học trò khôn ngoan, khi biểu lộ (64) sự kính trọng đối với các vị thầy dạy, thì họ đạt được sự tinh xảo (65) trong các học nghệ sai khác (66). 14. Ðức Thế Tôn đắp y (67) cầm bát đi với chư Tỳ kheo đến giảng đường (68) rồi rửa chân bước vào giảng đường và đã ngồi trên chỗ ngồi được soạn sẵn ngang chính giữa đối diện phía đông (69). 15. Người bán dầu (70) đã đánh người gác cổng của người buôn gạo (71) bằng một khí giới (72) bằng sắt. Chú thích từ vựng:
(1)
Tāvatiṃsadevaloka: cõi
trời Ðao lợi (nam). -ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004