Buddhasāsana Pāli Hàm Thụ Tỳ
khưu Giác Giới Chùa Siêu Lý, Vĩnh
Long
-ooOoo- CHƯƠNG V
SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ Ðịnh nghĩa: Sơ chuyển hóa ngữ trong tiếng Pāli là hình thức từ ngữ được hình thành do chuyển hóa từ ngữ căn động từ phối hợp với một số tiếp vĩ ngữ (paccaya). Thí dụ:
Gantuṃ
(đi) = gan + tuṃ Các hình thức sơ chuyển hóa ngữ trở thành danh từ, hay tính từ, hoặc phân từ, hoặc là bất biến từ cũng có ... Việc sử dụng các từ ngữ hình thức này, ở đây cũng không mấy khó trong cú pháp tiếng Pāli.
CÁC LOẠI TIẾP VĨ NGỮ TRONG SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ Các hình thức từ ngữ sơ chuyển hóa ngữ được lập thành với 2 loại tiếp vĩ ngữ:
- Loại tiếp vĩ
ngữ kita. 1- Loại kiṭa gồm những tiếp vĩ ngữ dùng để lập nên các danh động từ và phân từ năng động thể. Gồm có 23 tiếp vĩ ngữ là: nta, nāma, taṃ, tavan-tu, tāvī, na, a, aka, ana, āvī, ti, tu, ṇa, ṇī, ra, ramma, tuṃ, tave, tvā, tvāna, tunā, ya, tya. 2- Loại kicca gồm những tiếp vĩ ngữ dùng để lập nên những danh động từ hoặc phân từ thụ động. Gồm có 6 tiếp vĩ ngữ là tabba, anīya, ṇya, ṇiya, ricca và tayya.
THÀNH PHẦN DO 2 LOẠI TIẾP VĨ NGỮ LẬP NÊN Những hình thức sơ chuyển hoá ngữ như: hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, danh động từ, vị biến cách (nguyên mẫu), bất biến quá khứ phân từ ... được hình thành với loại tiếp vĩ ngữ "kiṭa". Hai tiếp vĩ ngữ nta và māna lập nên những hiện tại phân từ. Bốn tiếp vĩ ngữ ta, tavantu, tāvī và na lập nên những quá khứ phân từ. Mười tiếp vĩ ngữ: a, aka, ana, āvī, ti, tu, ṇa, nī, ra và ramma lập nên những danh động từ. Hai tiếp vĩ ngữ: tuṃ và tave lập nên những phân từ vị biến cách (nguyên mẫu). Năm tiếp vĩ ngữ: tvā, tvāna, tunā, ya, tya lập nên những bất biến quá khứ phân từ. Ở tiếng Pāli, các hiện tại phân từ, quá khứ phân từ và danh động từ được sử dụng văn phạm theo phương thức của danh tự loại; nghĩa là chúng cũng được xếp theo ngữ tính (liṅga), ngữ cách (vibhatti) và ngữ số (vacana). Các vị biến cách (nguyên mẫu) và các bất biến quá khứ phân từ ở tiếng Pāli được dùng như là những bất biến từ, vì chúng không có biến cách theo văn phạm. Những hình thức sơ chuyển hóa ngữ như là phân từ khả năng cách và danh động từ thụ động thể được hình thành với loại tiếp vĩ ngữ "kicca". Hai tiếp vĩ ngữ tabba và anīya lập nên những phân từ khả năng cách. Bốn tiếp vĩ ngữ: ṇya, ṇiya, tayya và ricca lập những danh động từ thụ động thể. Tất cả những phân từ khả năng cách và danh động từ thụ động thể này luôn luôn được sử dụng theo phương thức của danh tự loại, tức là chúng vẫn theo ngữ tính (liṅga), ngữ cách (vibhatti) và ngữ số (vacana).
HIỆN TẠI PHÂN TỪ Hiện tại phân từ là hình thức sơ chuyển hóa ngữ được lập thành do gốc động từ (động từ cơ bản) ghép với một trong hai tiếp vĩ ngữ nta và nāma. A- Các hình thức hiện tại phân từ - Hiện tại phân từ năng động thể: là hình thức được lập thành do gốc cơ bản năng động thể ghép với tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Khāda + nta
= khādanta (đang khi ăn). - Hiện tại phân từ thụ động thể: là hình thức được lập thành do gốc cơ bản thụ động thể ghép với tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Khādiya +
nta = khādiyanta (đang bị
ăn). - Hiện tại phân từ truyền động thể: là hình thức được lập thành do gốc cơ bản truyền động thể (thể sai bảo) ghép với tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Kāraya +
māna = kārayamāna (đang
sai làm). B- Ý nghĩa sử dụng - Hiện tại phân từ tiếng Pāli được sử dụng như một tính từ khi chúng phụ thuộc vào một danh từ để giúp diễn tả cho danh từ ấy. Ðôi khi chúng được dùng như một danh từ trong trường hợp chúng đứng độc lập để thay thế cho danh từ, mà làm chủ từ hay túc từ; lại nữa hiện tại phân từ còn được xem là một động từ vì chúng diễn tả hành động và có thể đòi hỏi túc từ theo nó. Sau đây là những thí dụ: 1. Hiện tại phân từ dùng như một tính từ khi phụ thuộc vào một danh từ có đồng tính, đồng cách và đồng số. Thí dụ:
* Khette /tiṭṭhanto/
goṇo tiṇaṃ khādati (Con bò đang đứng tại thửa
ruộng, nó ăn cỏ). 2. Hiện tại phân từ dùng như một danh từ khi đứng độc lập để làm chủ từ hoặc túc từ. Thí dụ:
* Na
bhuñjamāno sabbaṃ hatthaṃ mukhe pakkhipissati. (Khi
đang ăn, sẽ không cho trọn tay vào miệng). 3. Hiện tại phân từ dùng như một động từ diễn đạt hành động và đòi hỏi túc từ theo nó. Thí dụ:
* Gāmaṃ
gacchanto dārako ekaṃ goṇaṃ pas-sati. (Ðứa bé
đang đến làng, nó thấy một con bò). C- Phương thức sử dụng Về phương thức sử dụng văn phạm cho các hiện tại phân từ, cũng như danh tự loại, nghĩa là các hiện tại phân từ cũng được dùng theo 3 tính (liṅga), 8 ngữ cách (vibhatti) và 2 ngữ số (vacana). (Xin xem lại phương thức sử dụng ở chương II, phần tính từ, mục nói về cách sử dụng tính từ tiếng Pāli). Từ vựng một số hiện tại phân từ thường dùng:
Āharanta
: đang mang lại. Toát yếu: Các hiện tại phân từ tiếng Pāli được hình thành với 2 tiếp vĩ ngữ là nta và māna. Hai tiếp vĩ ngữ ấy ghép vào thành phần cơ bản năng động thể để lập nên những hiện tại phân từ năng động thể; ghép vào thành phần cơ bản thụ động thể để lập nên những hiện tại phân từ thụ động thể; ghép vào thành phần cơ bản năng truyền động thể (thể sai bảo) để lập nên những hiện tại phân từ năng truyền động thể. Các hiện tại phân từ trong tiếng Pāli có thể được dùng như một tính từ, khi nó phụ thuộc một danh từ; được dùng như một danh từ, khi nó đứng độc lập để thay làm chủ từ hoặc túc từ; được dùng như một động từ, khi nó có đòi hỏi túc từ theo nó. Hiện tại phân từ có phương thức sử dụng văn phạm cũng như danh tự loại là theo 3 tính, dùng 8 ngữ cách và chia theo 2 số.
QUÁ KHỨ PHÂN TỪ A- Các phương cách hình thành Quá khứ phân từ trong tiếng Pāli được hình thành với bốn hình thức tiếp vĩ ngữ: ta, tavantu, tāvī và na. Thí dụ:
Pacita
: đã nấu, đã được nấu. Về sự hình thành của các quá khứ phân từ thì phức tạp hơn hiện tại phân từ. Các tiếp vĩ ngữ sẽ được trực tiếp ghép vào ngữ căn hay phân từ cơ bản động từ. Vì tiếp vĩ ngữ "tavantu" và "tāvī" rất ít gặp, nên ở đây chỉ nói nhiều đến tiếp vĩ ngữ "ta" và "na" thôi! I- Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "ta" 1. Một cách rất thông thường để lập nên những quá khứ phân từ, là dùng tiếp vĩ ngữ "ta" ghép vào phần cơ bản động từ và có nguyên âm "i" xen giữa làm trung gian. Thí dụ:
Kathe + ta =
kathita : đã nói. 2. Tiếp vĩ ngữ "ta" cũng có thể trực tiếp ghép hợp với ngữ căn động từ để lập thành những quá khứ phân từ như sau: a) Ghép hợp với ngữ căn đa âm Phụ âm cuối của ngữ căn đôi khi bị đồng hóa với tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Tap + ta =
tatta : đã thiêu đốt. - Ðôi khi phụ âm cuối của ngữ căn không bị đồng hóa mà bị lược bỏ trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Kar + ta =
kaṭa : đã được làm. - Có vài trường hợp ngoại lệ, khi phụ âm cuối của ngữ căn bị xóa, thì nguyên âm đầu biến thành trường âm. Thí dụ: Jan + ta = jāta: đã phát sanh. - Mặt khác đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn cùng với "t" của tiếp vĩ ngữ, có sự biến dạng. Thí dụ: "J + t => gg"
Bhaj + ta =
bhagga: đã phân tán. "Dha + t => ddh"
Budh + ta =
buddha: đã giác ngộ. "Bh + t => ddh"
Labh + ta =
laddha: đã nhận được. "M + t => nt"
Kham + ta =
khanta : đã chịu đựng. "S + t => ṭṭh"
Kas + ta =
kaṭṭha : đã cày xới. Biến dạng bất thường
Duh + ta =
duddha : đã nặn bóp. b) Trường hợp nếu là ngữ căn đơn âm, thì tiếp vĩ ngữ "ta" trực tiếp ghép vào. Thí dụ:
Ci + ta =
cita: đã thâu nhặt. Biến dạng bất thường
Pā + ta =
pita : đã uống. II- Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "na" Tiếp vĩ ngữ "na" chỉ dùng ghép với ngữ căn động từ. a) Với những ngữ căn đa âm, thì phụ âm cuối của ngữ căn được đồng hóa với "n" của tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Chad + na
= channa : được che đậy. (Chú ý: "n" của tiếp vĩ ngữ, khi có "r" của ngữ căn đứng trước thì thành "ṇ", và phụ âm "r" của ngữ căn cũng bị đồng hóa theo). - Trường hợp bất thường: Thí dụ:
Ās + na =
āsīna : đã ngồi. b) Mặt khác, đối với những ngữ căn đơn âm; thì tiếp vĩ ngữ "na" có thể được trực tiếp ghép vào. Thí dụ:
Ji + na =
jina : chiến thắng, người
thắng. - Trường hợp bất thường: Thí dụ:
Dā + na =
dinna : được cho. Thí dụ về một số ngữ căn dẫn đến quá khứ phân từ
Kas (cày
xới) => kasita, kaṭṭha.
B- Về phương thức sử dụng văn phạm Các quá khứ phân từ được xếp vào danh tự loại, nghĩa là được sử dụng theo 3 tính (liṅga), 8 ngữ cách (vibhatti) và 2 ngữ số (vacana), (xin xem lại phương thức sử dụng ở chương II, phần tính từ, mục phương thức sử dụng các tính từ đơn giản). C- Về ý nghĩa 1. Quá khứ phân từ tiếng Pāli được dùng như một tính từ vì nó phải đồng tính, đồng cách và đồng số với danh từ mà nó phụ thuộc. Thí dụ: Khādita itthī hīyo kālaṃ akāsi. (Hôm qua, người đàn bà khi ăn rồi, đã chết). 2. Quá khứ phân từ còn được dùng thay thế cho danh từ diễn đạt, để làm chủ từ hay túc từ: Thí dụ: Indriyesu suvaṃvutaṃ na pasahati māro. (Ác-ma chẳng uy hiếp được vị khéo thu thúc các căn). 3. Quá khứ phân từ cũng được dùng như một bổ túc từ cho động từ. Thí dụ:
Mayhaṃ pitā
kālakāto ahosi.
(Cha tôi đã chết) 4. Quá khứ phân từ dù là hình thức danh tự loại, nhưng vẫn có thể đòi hỏi túc từ theo nó như là một động từ vậy. Thí dụ: Ekadā araññaṃ gato puriso arinā mārīyi. (Một lúc nọ, người đàn ông khi đến rừng đã bị kẻ thù giết). 5. Quá khứ phân từ đôi khi được dùng trong nghĩa thụ động. Thí dụ: Purisehi chinnā rukkhā. (Các cây bị những người đàn ông chặt đốn). Toát yếu: Quá khứ phân từ tiếng Pāli được hình thành từ những ngữ căn động từ hoặc những thành phần cơ bản của động từ ghép với tiếp vĩ ngữ kiṭa. Có 4 tiếp vĩ ngữ dùng để thành lập nên những quá khứ phân từ là ta, tavantu, tāvī và na. Hai tiếp vĩ ngữ tavantu và tāvī rất ít dùng. Tiếp vĩ ngữ na chỉ dùng ghép với ngữ căn động từ. Tiếp vĩ ngữ ta rất thường dùng để thành lập quá khứ phân từ. Ðược sử dụng ghép với ngữ căn hoặc thành phần cơ bản của động từ. Quá khứ phân từ hình thành bằng cách ghép các tiếp vĩ ngữ với ngữ căn, thật ra rất phức tạp; chỉ đơn giản khi ghép với thành phần cơ bản của động từ, nghĩa là bằng cách xen một chữ "i" làm trung gian. Quá khứ phân từ tiếng Pāli được sử dụng như danh tự loại, tức là vẫn dùng theo 3 tính, 8 ngữ cách và 2 ngữ số. Quá khứ phân từ được dùng như một tính từ của danh từ; đôi khi được dùng thay thế danh từ diễn đạt để làm chủ từ hay túc từ; quá khứ phân từ còn dùng như bổ túc của động từ; có khi vẫn đòi hỏi túc từ cho nó; trong vài trường hợp quá khứ phân từ dùng với ý nghĩa thụ động.
DANH ÐỘNG TỪ HÓA A- Ý nghĩa danh động từ hóa Danh từ trong tiếng Pāli không phải hoàn toàn là danh từ thuần túy. Có một số danh từ phát xuất từ sự chuyển hóa của ngữ căn động từ. Như là: yācaka (người hành khất) do "Yāc"; kattu (tác giả) do "kar"; bhojana (vật thực) do "bhuj" v.v... Những danh từ mà được hình thành do ngữ căn động từ ghép hợp với tiếp vĩ ngữ như thế gọi là danh động từ hóa hay danh từ chuyển hóa. Những danh từ chuyển hóa này thuộc năng động thể vì chúng được sử dụng với những tiếp vĩ ngữ "kiṭa". Những danh từ chuyển hóa này vẫn được sử dụng như mọi danh từ khác, nghĩa là vẫn có xếp loại tính, chia theo ngữ cách và ngữ số. - Hình thức tiếp vĩ ngữ lập thành danh từ chuyển hóa: Trong kiṭapaccaya, có 10 tiếp vĩ ngữ dùng để hình thành những danh từ chuyển hóa thuộc năng động thể. Ðó là: a, aka, ana, āvī, ti, tu, ṇa, ṇī, ra và ramma. Mỗi dạng tiếp vĩ ngữ đều có thể thức để ghép hợp với ngữ căn, tạo thành tiếng danh từ. B- Cách hình thành 1. Tiếp vĩ ngữ "a" Tiếp vĩ ngữ "a" dùng ghép với ngữ căn để tạo thành một danh từ chỉ ý nghĩa sự vật, hành động. Thí dụ:
Kar + a =
kara (sự tạo ra, vật làm
ra). Chú ý: Những từ ngữ do căn đơn âm ghép với tiếp vĩ ngữ "a", như ṭha, da, pa ... luôn luôn đi kèm một phức hợp ngữ với túc từ của nó, chứ không thể đứng riêng như các từ ngữ khác được. Thí dụ:
Jalaṭṭha
(vật trú trong nước) =>
jala + ṭha. 2. Tiếp vĩ ngữ "aka" Tiếp vĩ ngữ "aka" được trực tiếp ghép vào ngữ căn động từ để lập nên những danh từ, có ý nghĩa chỉ tác nhân. Trong khi ghép hợp, nguyên âm đầu của ngữ căn bao giờ cũng thành trường âm; mặt khác, đối với những ngữ căn đơn âm: nếu là "ā" thì "y" được xen vào trước tiếp vĩ ngữ, nếu là "i" hay "ī" sẽ biến thành "ya" trước tiếp vĩ ngữ; và nếu là "u" hay "ū" sẽ biến thành "ava" trước tiếp vĩ ngữ . Thí dụ:
Kar + aka =
kāraka:người thợ, người
tạo ra. 3. Tiếp vĩ ngữ "ana" Tiếp vĩ ngữ "ana" cũng được trực tiếp ghép vào ngữ căn để lập nên những danh từ có ý nghĩa nói đến tình trạng của hành động. Các ngữ căn nếu có âm đầu là "i" hay "ī" sẽ thành "e"; nếu là "u" hay "ū" sẽ thành "o". Tuy nhiên đối với ngữ căn đơn âm thì "i" hay "ī" sẽ biến dạng thành "aya"; và "u" hay "ū" sẽ biến dạng thành "ava". Thí dụ:
Gah + ana =
gahana : sự cầm lấy. 4. Tiếp vĩ ngữ "āvī" Tiếp vĩ ngữ "āvī" cũng được ghép hợp với ngữ căn động từ để lập nên những danh từ chỉ tác nhân (hình thức này ít thấy). Thí dụ: Dis + āvī = dassāvī (sự trông thấy người quan sát). 5. Tiếp vĩ ngữ "ti" Tiếp vĩ ngữ "ti" được dùng ghép với một số ngữ căn để lập nên những danh từ. Những danh từ hình thức này đặc biệt chỉ là hình thức nữ tính. Về sự hình thành với dạng tiếp vĩ ngữ này có xảy ra nhiều trường hợp như sau: a) Ðối với ngữ căn đa âm: - Phụ âm cuối của ngữ căn bị đồng hóa với tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Gup + ti =
gutti : sự giữ gìn,
sự trông nom). - Phụ âm cuối của ngữ căn cùng với phụ âm "t" của tiếp vĩ ngữ bị biến dạng:
Thí dụ:
Budh + ti =
buddhi: sự giác ngộ. - Phụ âm cuối của ngữ căn bị loại bỏ trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Gam + ti =
gati: sự đi đến, cảnh tái
sanh. Trường hợp bất thường:
Jan + ti =
Jāti sự sanh ra, chủng
tộc. b) Ðối với ngữ căn đơn âm: Khi có tiếp vĩ ngữ "ti" ghép hợp, thì có thể trực tiếp hoặc có khi xảy ra bất thường. Thí dụ:
Ci + ti =
citi: sự chất đống. Trường hợp bất thường:
Ñā + ti =
ñatti: sự cho biết, tuyên
ngôn. 6. Tiếp vĩ ngữ "tu" Tiếp vĩ ngữ "tu" cũng được ghép hợp với ngữ căn để hình thành những danh từ chỉ tác nhân. Sự hình thành này cũng có một vài điểm phức tạp. a) Tiếp vĩ ngữ "tu" sẽ trực tiếp ghép vào ngữ căn đơn âm. Nếu đơn nguyên âm không phải là "ā" thì đòi hỏi có sự tăng cường. Thí dụ:
Ji + tu =
jetu (người chiến thắng). b) Ðối với ngữ căn đa âm: Phụ âm cuối trước tiếp vĩ ngữ có thể bị đồng hóa; và đôi khi có sự tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn. Thí dụ:
Kar + tu =
kattu: người làm. - Tiếp vĩ ngữ "tu" lại trực tiếp ghép với các động từ cơ bản. Nếu có tận cùng bằng "a" thì được thay thế bằng "i". Thí dụ:
Kāre + tu =
kāretu (người sai làm, cai
đốc). 7. Tiếp vĩ ngữ "ṇa" Tiếp vĩ ngữ "ṇa" cũng có thể ghép vào những ngữ căn để hình thành những danh từ chỉ sự hành động. "Ṇ" của tiếp vĩ ngữ là dấu hiệu tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn và sẽ bị loại bỏ. Thí dụ:
Kam + ṇa =
kāma : sự mong cầu, ước
muốn. (Ngữ căn có phụ âm cuối là "c" và "j" sẽ được thay thế bằng 2 khẩu cái âm tương xứng là "k" và "g" ở trước tiếp vĩ ngữ). Mặt khác, đối với ngữ căn đơn âm, nếu là đơn âm "ā", thì khi ghép hợp với tiếp vĩ ngữ "ṇa", sẽ có "y" xen vào trung gian; nếu là nguyên âm "i" hay "ī" thì đổi dạng thành "aya" trước tiếp vĩ ngữ; nếu là "u" hay "ū" thì sẽ đổi dạng thành "ava" trước tiếp vĩ ngữ. Luật tăng cường nguyên âm đầu vẫn xảy ra bình thường ở đây. Thí dụ:
Dā + ṇa =
dāya: sự cho. 8. Tiếp vĩ ngữ "ṇī" Tiếp vĩ ngữ "ṇī" được tiếp sau một số ngữ căn, lập nên những danh từ chỉ tác nhân. "Ṇ" của tiếp vĩ ngữ cũng là dấu hiệu chỉ sự tăng nguyên âm đầu của ngữ căn, và sẽ bị bỏ đi khi ghép hợp. Thí dụ:
Kar + ṇī =
kārī: người làm, sự hành
động. Mặt khác, những ngữ căn đơn âm "ā", khi ghép hợp tiếp vĩ ngữ, thì "y" được xen vào làm trung gian. Thí dụ:
Dā + ṇī =
dāyī: người cho, sự bố
thí. 9. Tiếp vĩ ngữ "ra" Tiếp vĩ ngữ "ra" dùng ghép vào ngữ căn để hình thành từ ngữ chỉ tác nhân; nhưng cần hiểu rằng những từ hình thành với dạng này không thể đứng độc lập, mà luôn luôn đứng làm thành phần của một phức hợp ngữ (danh từ ghép). "R" của tiếp vĩ ngữ cùng với phụ âm cuối của ngữ căn sẽ bị loại bỏ. Thí dụ: * Gam + ra = ga
(Uraga:
vật bò sát, con rắn). * Jan + ra =ja
(Andaja:
loài sanh từ trứng). * Ram + ra = ra (Kuñjara : vật thích lung đầm, con voi). * Kar + ra = ka. (Antaka : sự hấp hối, sự lâm chung) ... 10. Tiếp vĩ ngữ "ramma" Tiếp vĩ ngữ "ramma" cũng dùng ghép với một vài ngữ căn để lập nên những danh từ. "R" của tiếp vĩ ngữ cùng với phụ âm cuối của ngữ căn cũng sẽ bị loại bỏ. Thí dụ:
Kar + ramma
= kamma (sự hành vi). Toát yếu: Danh động từ hóa là những danh từ được hình thành do ngữ căn động từ kết hợp với một số tiếp vĩ ngữ kiṭa mà tạo nên. Có mười tiếp vĩ ngữ để hình thành những danh động từ là a, aka, ana, āvī, ti, tu, ṇa, ṇī, ra, ram-ma. Sự hình thành các danh động từ sẽ có phương thức tùy theo mỗi tiếp vĩ ngữ. Các danh động từ này có loại là danh từ nam tính, có loại là danh từ nữ tính, có loại là danh từ trung tính; có loại là danh từ nữ tính hoặc nam tính; có loại là danh từ nam tính hoặc trung tính; có loại là danh từ hoặc tính từ. Các danh động từ này vẫn được sử dụng theo phương thức danh tự loại là xếp tính, ngữ cách và ngữ số. Một vài hình thức trong số này trở thành danh từ dị-biệt ngữ, có hình thức biến cách khác thường, như các danh từ tận cùng bằng tiếp vĩ ngữ "tu" ...
VỊ BIẾN CÁCH Vị biến cách (nguyên mẫu) trong tiếng Pāli là thành phần bất biến từ chuyển hóa; chúng được sử dụng không biến cách văn phạm. Các vị biến cách tiếng Pāli được hình thành bằng cách đặt hai dạng tiếp vĩ ngữ là tuṃ và tave vào các ngữ căn động từ hay những thành phần cơ bản của động từ . Tuy nhiên, dạng tiếp vĩ ngữ "tave" rất ít thấy, hầu như chỉ được dùng trong thể thơ. Riêng hình thức "tuṃ" thì dùng thông dụng để lập nên những vị biến cách. A- Phương thức hình thành 1. Tiếp vĩ ngữ ghép với ngữ căn. a) Ðối với ngữ căn đơn âm, tiếp vĩ ngữ được trực tiếp ghép vào; nhưng nếu là ngữ căn đơn âm "i" hay "ī" sẽ đổi thành "e", và nếu là "u" hay "ū" sẽ đổi thành "o" trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Ji
(thắng) + tuṃ = jetuṃ. b) Ðối với ngữ căn đa âm, tiếp vĩ ngữ cũng có thể trực tiếp ghép vào, nhưng sẽ xảy ra nhiều trường hợp: - Phụ âm cuối của ngữ căn có thể bị đồng hóa với "t" của tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Kar
(làm) + tuṃ = kattuṃ. - Ðôi khi phụ âm cuối của ngữ căn cùng với "t" của tiếp vĩ ngữ sẽ biến đổi như sau:
s + t =>
ṭṭh Thí dụ:
Dis
(thấy) + tuṃ = daṭṭhuṃ (ngoại lệ i thành
a) - Vài trường hợp phụ âm cuối của ngữ căn bị loại bỏ và tăng cường nguyên âm đầu. Thí dụ:
Kar
(làm) + tuṃ = kātuṃ. 2. Tiếp vĩ ngữ ghép với cơ bản động từ. Tiếp vĩ ngữ "tuṃ" có thể được ghép vào các thành phần cơ bản động từ để lập nên những vị biến cách. Trường hợp này sẽ có một chữ "i" xen vào làm trung gian, thay thế nguyên âm cuối của cơ bản động từ. Thí dụ:
Kiṇā
(mua) + tuṃ = kiṇituṃ. Ðối với các cơ bản động từ có tận cùng là "e", như thành phần cơ bản năng động thể nhóm đệ thất và thành phần cơ bản năng truyền động thể (thể sai bảo) ... thì tiếp vĩ ngữ "tuṃ" được trực tiếp ghép vào, không cần xen "i" làm trung gian, Thí dụ:
Kāre
(khiến làm) + tuṃ = gāhetuṃ. Thí dụ về một số ngữ căn thành vị biến cách:
Kar
(làm) => kattuṃ, kātuṃ, kātave. B- Ý nghĩa sử dụng Các vị biến cách tiếng Pāli không thuộc thì nào, cũng không sử dụng theo ngữ cách, ngữ số gì cả, vì chúng là hình thức bất biến từ. 1. Các vị biến cách được dùng như một bổ túc từ cho động từ. Thí dụ:
* So kālaṃ
kattuṃ sakkoti. (Nó có thể chết). 2. Các vị biến cách được xem giống như một động từ vì chúng diễn đạt hành động và có thể đòi hỏi túc từ sự vật. Thí dụ:
* Sā bhattaṃ
pacituṃ aggiṃ jālesi. (Cô ấy đã nhóm lửa để
nấu cơm). Toát yếu: Vị biến cách (nguyên mẫu) trong tiếng Pāli là thành phần bất biến từ chuyển hóa. Chúng được hình thành từ những ngữ căn động từ hay thành phần cơ bản của động từ ghép hợp với hai dạng tiếp vĩ ngữ là tuṃ và tave. "Tuṃ" rất thường dùng; "tave" ít dùng đến, chỉ thấy trong thơ kệ. Cách thức hình thành các vị biến cách có nhiều trường hợp phức tạp. Các vị biến cách sử dụng không biến cách văn phạm, chúng được dùng như một bổ túc của động từ và có vai trò như một động từ.
BẤT BIẾN QUÁ KHỨ PHÂN TỪ Bất biến quá khứ phân từ cũng là thành phần bất biến từ chuyển hóa trong tiếng Pāli. Các bất biến quá khứ phân từ tiếng Pāli được hình thành từ những ngữ căn động từ hay thành phần cơ bản của động từ ghép với nhiều dạng tiếp vĩ ngữ kiṭa. Có 5 dạng tiếp vĩ ngữ để lập thành những bất biến quá khứ phân từ là tvā, tvāna, tūna, ya, tya. A- Cách thức hình thành Những bất biến quá khứ phân từ hình thành với các tiếp vĩ ngữ, có xảy ra nhiều trường hợp phức tạp tùy mỗi dạng tiếp vĩ ngữ. Trước hết trình bày về sự hình thành với 3 tiếp vĩ ngữ: tvā, tvāna, tūna; vì với chúng có cách thức giống nhau. Tuy nhiên tvā dùng thông dụng hơn tvāna và tūna. 1. Tvā, tvāna, tūna có thể ghép với ngữ căn động từ để lập thành những bất biến quá khứ phân từ. a) Nếu là ngữ căn đa âm thì tiếp vĩ ngữ có thể trực tiếp ghép hợp, đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị loại bỏ cũng có trường hợp thay đổi bất thường. - Ghép trực tiếp. Thí dụ:
Gam + tvā =
gantvā: sau khi đi đến. - Phụ âm ngữ căn bị loại bỏ. Thí dụ:
Kar + tvā =
katvā : sau khi làm. Chú ý: "i" của ngữ căn biến thành "e". - Thay đổi bất thường. Thí dụ:
Dis + tvā =
disvā (sau khi thấy). b) Nếu là ngữ căn đơn âm thì tiếp vĩ ngữ có thể trực tiếp ghép hợp, đôi khi nguyên âm ngữ căn đổi dạng, cũng có trường hợp xảy ra bất thường. - Ghép trực tiếp: Thí dụ:
Nī + tvā =
nītvā: sau khi dẫn dắt.
- Âm ngữ căn đổi dạng:
Ñā + tvā =
ñatvā : sau khi hiểu. - Xảy ra bất thường: Pā-ap+ tvā = patvā (sau khi đắc)... 2. Tiếp vĩ ngữ tvā, tvāna, tūna có thể ghép hợp với các thành phần cơ bản động từ để hình thành những bất biến quá khứ phân từ. Nguyên âm tận cùng của thành phần cơ bản sẽ được thay thế bằng một chữ "i" . Thí dụ:
Karo + tvā =
karitvā : sau khi làm. Nhưng với những cơ bản động từ có tận cùng là "e", thì tiếp vĩ ngữ trực tiếp ghép vào, không thay đổi nguyên âm "e" thành "i" . Thí dụ:
Kāre + tvā =
kāretvā : sau khi sai làm.
Thứ đến, trình bày sự hình thành với tiếp vĩ ngữ ya. Tiếp vĩ ngữ ya chỉ dùng ghép với ngữ căn động từ, chớ không dùng cho thành phần cơ bản. Song ngữ căn được dùng với tiếp vĩ ngữ ya phải là ngữ căn có tiếp đầu ngữ (upasagga) dẫn đầu. a) Ya được trực tiếp ghép vào những ngữ căn đơn âm, đôi khi y của tiếp vĩ ngữ được gấp đôi. Thí dụ:
Ā-dā + ya =
ādāya : sau khi cầm lấy. Chú ý: "i" của ngữ căn thành "e" trước tiếp vĩ ngữ. b) Ya cũng được ghép vào những ngữ căn đa âm. Nhưng "ya" của tiếp vĩ ngữ có thể bị đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn, hoặc đôi khi cả hai cùng biến dạng, riêng những ngữ căn có phụ âm tận cùng là "h", thì "h" và "y" sẽ đổi vị trí cho nhau. - Ðồng hóa: Thí dụ:
Ā-kam + ya =
akkamma : sau khi dẫm lên.
- Biến dạng: Thí dụ:
Ā-rabh + ya
= ārabbha : sau khi khởi
sự. - Ðổi vị trí: Thí dụ:
Ā-ruh + ya =
āruyha : sau khi trèo lên.
Sau cùng là trình bày sự hình thành với tiếp vĩ ngữ tya. Tiếp vĩ ngữ này cũng chỉ dùng cho ngữ căn động từ và cũng đòi hỏi chính những ngữ căn có tiếp đầu ngữ dẫn đầu. Tya khi ghép vào ngữ căn, luôn luôn biến dạng là "cc", với những ngữ căn đơn âm thì tiếp vĩ ngữ sẽ trực tiếp ghép vào, và nếu là ngữ căn đa âm thì phụ âm cuối sẽ bị loại bỏ trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
An-vid + tya
= anuvicca : sau khi nâng
lên. Một số ngữ căn tạo thành bất biến quá khứ phân từ với sự đa dạng: Thí dụ:
Ava-kam
=> okkamitvā, okkamma
(vào đến).
B- Về ý nghĩa và cách dùng Giống nội dung đã được đề cập trong chương IV Bất biến từ, phần nói về các phân từ (nipāta), mục bất biến quá khứ phân từ. Toát yếu: Bất biến quá khứ phân từ trong tiếng Pāli cũng thuộc thành phần bất biến từ chuyển hóa. Các bất biến quá khứ phân từ tiếng Pāli được hình thành từ những ngữ căn động từ hay các thành phần cơ bản động từ, ghép với năm dạng tiếp vĩ ngữ kiṭa là tvā, tvāna, tūna, ya, tya. Về cách thức hình thành những bất biến quá khứ phân từ với các tiếp vĩ ngữ, có xảy ra nhiều trường hợp phức tạp tùy theo tiếp vĩ ngữ. Sự hình thành với tvā, tvāna và tūna có cách thức giống nhau. Nhưng tvāna và tūna ít thấy dùng, riêng về "tvā" thì rất thông dụng. Sự hình thành với ya có cách thức khác hơn, tương đối phức tạp và chỉ dùng đối với ngữ căn. Sự hình thành với tya cũng chỉ dùng với ngữ căn và tya sẽ biến thành cca khi ghép hợp. Tiếng bất biến quá khứ phân từ dùng để diễn đạt hành động trong một câu nói, mà có xảy ra liên đới với thuật từ một cách thứ lớp. Tiếng bất biến quá khứ phân từ dùng như một tiếng động từ, vì có thể đòi hỏi túc từ theo nó.
KHẢ NĂNG PHÂN TỪ Khả năng phân từ hay phân từ khả năng cách là những tiếng diễn đạt ý nghĩa thụ động trong tư thế chủ định hoặc nhìn nhận, công nhận ... Thí dụ:
* Na kenaci
bālo sevitabbo paṇḍito pana sevi-tabbo.
(Kẻ ngu không đáng thân cận, mà người trí thì đáng được
thân cận). Khả năng phân từ trong tiếng Pāli là thành phần sơ chuyển hóa ngữ được hình thành từ những ngữ căn động từ hay các thành phần cơ bản động từ kết hợp với những dạng tiếp vĩ ngữ kicca là tabba và anīya. A- Cách thức hình thành I- Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "tabba" Tiếp vĩ ngữ "tabba" có thể dùng ghép với ngữ căn động từ hay các thành phần cơ bản động từ để hình thành những khả năng phân từ. 1. Ðối với ngữ căn: a) Nếu là ngữ căn đơn âm, tabba có thể trực tiếp ghép hợp. Trường hợp này ngữ căn đơn âm "i" hay "ī" sẽ thành "e", và "u" hay "ū" sẽ thành "o". Thí dụ:
Dā + tabba =
dātabba: đáng được cho. - Xảy ra ngoại lệ: Yā + tabba = yāyitabba: đáng nên đi. b) Nếu là ngữ căn đa âm, tabba cũng có thể trực tiếp ghép hợp. Trường hợp này đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị đồng hóa với tiếp vĩ ngữ, đôi khi phụ âm cuối ấy cùng với "t" của tiếp vĩ ngữ bị biến dạng; cũng có khi xảy ra ngoại lệ. Thí dụ: - Ðồng hóa:
Kar + tabba
= kattabba : đáng được
làm. - Biến dạng:
Dis + tabba
= daṭṭhabba : đáng được
thấy. - Ngoại lệ:
Kar + tabba
= kātabba : đáng được làm. 2. Ðối với cơ bản động từ: Tabba có thể được ghép hợp với các thành phần cơ bản động từ. Trường hợp này nguyên âm cuối của thành phần cơ bản luôn luôn được thay thế bằng nguyên âm "i". Thí dụ:
Uggaṇhā
+ tabba = uggaṇhitabba
: đáng được học. Riêng những thành phần cơ bản có tận cùng là "e" thì không cần thay thế bằng "i". Thí dụ:
Code + tabba
= codetabba : cần được kêu
nài. II- Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "anīya" Tiếp vĩ ngữ anīya có thể được ghép hợp với ngữ căn động từ hay với một số thành phần cơ bản năng truyền động thể (thể sai khiến) để hình thành những khả năng phân từ. 1. Ðối với ngữ căn: a) Nếu là ngữ căn đơn âm, anīya được trực tiếp ghép hợp; nhưng nếu ngữ căn đơn âm tận cùng là "u" hay "ū" sẽ được đổi thành "ava" trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Pā + anīya =
pānīya (thức nên uống).
b) Nếu là ngữ căn đa âm, anīya được trực tiếp ghép hợp, đôi khi xảy ra sự tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn. Thí dụ:
Kar + anīya
= karanīya (sự cần phải
làm). 2. Ðối với cơ bản động từ: Anīya được trực tiếp ghép vào các thành phần cơ bản thể sai khiến. Nguyên âm cuối của thành phần cơ bản sẽ bị loại bỏ trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Kārāpe +
anīya = kārāpanīya (đáng
sai làm). B- Phương thức sử dụng Các khả năng phân từ tiếng Pāli được xếp vào danh tự loại. Do đó, chúng có phương thức sử dụng theo danh từ, nghĩa là được dùng theo 3 ngữ tính (liṅga), 8 ngữ cách (vibhatti) và 2 ngữ số (vacana). (Xem lại phương thức sử dụng này ở chương II, phần tính từ). C- Ý nghĩa sử dụng Cũng xin nhắc lại, khả năng phân từ tiếng Pāli được dùng như tính từ của danh từ; và cũng có thể dùng như một danh từ diễn đạt để làm chủ từ hoặc túc từ. 1. Dùng như tính từ của danh từ. Thí dụ:
* So aññaṃ
kattabbaṃ adisvā sayi. (Khi không thấy việc nào khác
đáng làm, nó đã ngủ). * Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī' ti sik-khā karaṇīyā. (Ðiều học đáng hành là "ta sẽ thọ thực nghiêm chỉnh"). Chú ý: khả năng phân từ khi làm tính từ cho một danh từ thì phải có đồng tính, đồng cách và đồng số với danh từ ấy. 2. Dùng như một danh từ làm chủ từ hay túc từ. Thí dụ:
*
Vattabbaṃ ca vadeyyātha kattabbaṃ ca
kareyyātha. (Nên nói điều đáng nói và làm điều đáng
làm).
Toát yếu: Khả năng phân từ tiếng Pāli là thành phần sơ chuyển hóa ngữ được hình thành từ những ngữ căn động từ hay thành phần cơ bản động từ ghép với hai dạng tiếp vĩ ngữ kicca là tabba và anīya . Sự hình thành của chúng cũng có một vài điểm phức tạp, cũng như thông thường mọi trường hợp sơ chuyển hóa ngữ khác. Các khả năng phân từ tiếng Pāli có phương thức như danh tự loại, nghĩa là dùng theo 3 tính, 8 ngữ cách và 2 ngữ số. Khả năng phân từ tiếng Pāli được dùng như một tính từ của danh từ khi chúng phụ thuộc vào một danh từ, phải có đồng tính, đồng cách và đồng số. Ðôi khi chúng được dùng như một danh từ khi đứng độc lập làm chủ từ hay túc từ. Ngoài ra khả năng phân từ còn làm bổ túc từ cho động từ nữa.
DANH ÐỘNG TỪ THỤ ÐỘNG THỂ Trong tiếng Pāli còn có một hình thức danh tự loại chuyển hóa nữa, đó là những danh động từ có khi dùng như một tính từ. Thí dụ:
Gamma
(điều được hiểu, sự thông thường). Những danh từ thụ động thể này là những thành phần thuộc sơ chuyển hóa ngữ được hình thành từ ngữ căn động từ ghép hợp với một vài tiếp vĩ ngữ kicca. Có 4 tiếp vĩ ngữ để hình thành những danh từ thụ động thể là ṇya, ṇiya, ricca và tayya. A- Sự hình thành I- Ðối với tiếp vĩ ngữ "ṇya" Tiếp vĩ ngữ ṇya được ghép vào các ngữ căn để lập nên những danh từ thụ động thể, ("ṇ" của tiếp vĩ ngữ là dấu hiệu chỉ sự tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn; "ṇ" sẽ bị loại bỏ khi ghép hợp). 1. Nếu là ngữ căn đơn âm, ṇya sẽ đổi dạng cùng với đơn nguyên âm của ngữ căn thành "eyya". Thí dụ:
Ci + ṇya =
ceyya : vật đáng tích trữ.
2. Nếu là ngữ căn đa âm, ṇya được ghép hợp và một vài trường hợp xảy ra: khi "ṇ" bị loại bỏ, có thể "y" bị đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn; hay có thể "y" cùng với phụ âm cuối của ngữ căn bị biến dạng; hoặc đối với ngữ căn có tận cùng là "h", thì "y" và "h" sẽ được thay đổi vị trí; cũng có khi xảy ra ngoại lệ ... Sau đây là những thí dụ: - Bị đồng hóa:
Dam + ṇya =
damya => damma:
sự thuần hóa. - Cùng biến dạng:
Khād +
ṇya = khādya => khajja :
vật nên
ăn nhai. - Thay đổi vị trí: Garah + ṇya = gayha: cái nên cầm lấy... - Xảy ra ngoại lệ:
Bhaj + ṇya =
bhājya => bhāgya:
vật đáng chia. II- Tiếp vĩ ngữ "ṇiya" Tiếp vĩ ngữ này cũng chỉ dùng với ngữ căn và được trực tiếp ghép vào ngữ căn. ("ṇ" của tiếp vĩ ngữ cũng sẽ bị loại bỏ khi ghép hợp; "ṇ" là dấu hiệu cho biết có thể có tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn). Thí dụ:
Kar +
ṇiya = kātiya => vākya
(sự nên
làm, công việc). ... III- Tiếp vĩ ngữ "ricca" Ricca chỉ dùng ghép hợp với ngữ căn "kar" (làm). Trường hợp này thành phần cuối của ngữ căn cùng với "r" của tiếp vĩ ngữ đều bị loại bỏ: Kar + ricca = kicca (việc phải làm, phận sự) ... Riêng về ngữ căn "kar" (làm) còn được hình thành với một dạng tiếp vĩ ngữ nữa là "ririya". Thành phần cuối của ngữ căn cùng "r" của tiếp vĩ ngữ cũng bị loại bỏ khi ghép hợp:
Kar +
ririya = kiriya
(sự
hành vi, cách hành động). IV- Tiếp vĩ ngữ "tayya" Tayya dùng ghép hợp với một số ngữ căn. Ở đây cũng có xảy ra một vài điểm đáng chú ý. Thí dụ:
Ñā + tayya =
ñātayya (sự nên được
biết). B- Phương thức sử dụng Như phương thức của mọi danh từ tính từ thông thường, nghĩa là dùng theo tính, cách và số. Những danh từ nam tính thì theo phương thức danh từ nam tính; danh từ trung tính thì theo phương thức danh từ trung tính; nếu là tính từ thì theo phương thức như các tính từ miêu tả vậy.
Toát yếu: Danh động từ thụ động thể là những danh từ hay tính từ chỉ ý nghĩa thụ động, được hình thành từ những ngữ căn động từ ghép hợp với những tiếp vĩ ngữ kicca như là ṇya, ṇiya, ricca và tayya. Sự hình thành với những tiếp vĩ ngữ này xảy ra khác nhau tùy theo mỗi tiếp vĩ ngữ . Những từ ngữ được hình thành theo loại chuyển hóa ngữ cách này trở thành danh từ nam tính cũng có, trở thành danh từ trung tính cũng có, và trở thành tính từ cũng có. Về phương thức sử dụng, chúng được dùng như mọi danh tự loại, tùy theo danh từ hay tính từ. * * *
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG V A- Câu hỏi lý thuyết: Trả lời những câu hỏi sau đây: 1. Trong tiếng Pāli, những thành phần từ-ngữ nào thuộc sơ chuyển hóa ngữ? 2. Có bao nhiêu tiếp vĩ ngữ để hình thành các phân từ và bao nhiêu tiếp vĩ ngữ để hình thành các danh từ, tính từ sơ chuyển hóa ngữ? 3. Những tiếp vĩ ngữ nào chỉ hình thành với ngữ căn mà không được dùng với thành phần cơ bản động từ? 4. Những thành phần sơ chuyển hóa ngữ nào dùng như bất biến từ, không có biến cách văn phạm. 5. Tại sao các thành phần sơ chuyển hóa ngữ như hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, vị biến cách, bất biến quá khứ phân từ ... có thể xem chúng tương đương như một động từ? 6. Các thành phần sơ chuyển hóa ngữ mà được dùng như tính từ của danh từ, thì phải hòa hợp thế nào với danh từ liên hệ? B- Bài tập dịch I- Dịch câu tiếng Pāli sang tiếng Việt: 1. Vānaro kodhanaṃ luddakaṃ disvā aññaṃ uccaṃ rukkhaṃ āruyha tattha nisīdi. 2. Mayhaṃ pitā gehaṃ karonto aṭaviyaṃ ruk-khe chinditvā ānesi. 3. Hīyo mayaṃ kuddhena luddakena hataṃ daharaṃ migaṃ passimhā. 4. Seṭṭhino putto udakaṃ me dethā' ti vatvā dukkhaṃ mīyati (1). 5. Ahaṃ tayo māse nagare janapadassa rājaṃ passituṃ vasissāmi. 6. Dāsena hariyamāno asso vāṇijassa vikkini-tabbo hoti. 7. Bhattaṃ pacantīnaṃ tissannaṃ itthīnaṃ du-tiyā nahāyituṃ nadiṃ gamissati. 8. Bhikkhū bhagavato santikaṃ gantvā taṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. 9. Bhagavatā dhammo desito amhehi suṇitvā cariyimha (2). 10. Sace tumhe khādituṃ odanaṃ paceyyātha mayaṃ pātuṃ udakaṃ āhareyyāma. 11. Te sattūnaṃ yodhetvā jetvā imamhi ratham-hi sukhaṃ vasantu. 12. Tumhe vāḷukāyaṃ gacchamānā snikaṃ gacchatha. 13. Kattabbaṃ katvā vattabbaṃ vatvā mayaṃ sukhāni labhituṃ sakkoma. 14. Ye dukkhaṃ vuṭṭhā te khamitvā (3) dhiti-mantā (4) bhavissanti. 15. Yo pana bhikkhū vikāle khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā so gāray-haṃ āpajji (5). II- Dịch câu tiếng Việt sang tiếng Pāli: 1. Những người thợ mộc sau khi đốn (6) gỗ trong khu rừng già, đã mang về và làm các chiếc giường. 2. Pháp được Ðức Phật thuyết, đáng cho chúng sanh nghe và thực hành. (7) 3. Hãy để đứa bé này học để hiểu biết những điều đáng hiểu biết (8). 4. Sau khi nô đùa trong khu rừng này, những con khỉ đã ăn những trái cây không đáng ăn do các thợ săn ném ra (9), chúng đã chết. 5. Những con bò khi đang bị đánh trở thành hung dữ (10) đã giết chết người nông dân ấy. 6. Xin đừng để chúng ta chết (11) vì những kẻ thù độc ác (12). 7. Những người thương buôn kia sau khi rời khỏi thành phố bèn dùng thuyền vượt biển để đến một quốc độ (13) nọ, tại đấy họ đã bán nhiều hàng hóa. 8. Chúng tôi không làm những điều ác không đáng làm, bởi thế (14) chúng tôi đã sống một cách an vui. 9. Họ sống và làm nhiều điều ác, do đó họ không thể sống an lạc. 10. Vào ngày 26 tháng 4 này, các anh hãy đi đến thành phố lớn kia, sau khi đã rời khỏi khu làng nọ . 11. Tôi nghe pháp để hiểu, hiểu pháp để thực hành và thực hành pháp để sống an lạc. 12. Nếu khi đứng đây mà sợ hãi (15) các anh hãy đến đứng tại chỗ kia. 13. 5000 dân chúng sống tại thành phố này, sau khi nghe Ðức Thế Tôn thuyết pháp, họ đã trở thành (16) những môn đệ của Ngài. 14. Tôi và anh sau khi ăn và ngủ xong, sẽ đi đến hầu (17) vị ẩn sĩ đang ngụ tại khu rừng cùng với đồ chúng. 15. Nếu chúng ta ngụ trong hang núi này, thì các thú vật sau khi đến sẽ không làm hại (18) chúng ta được.
Chú thích từ vựng:
(1) Mīyati:
chết (đt) -ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004