Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Buddhasāsana

Pāli Hàm Thụ

Tỳ khưu Giác Giới
(Bodhisīla Bhikkhu)

Chùa Siêu Lý, Vĩnh Long
PL. 2548 - TL. 2004


Xin lưu ý: Ðọc với phông chữ Unicode Việt Phạn VU-Times

-ooOoo-

CHƯƠNG VIII

TIẾP HỢP ÂM
(SANDHI)

Ðịnh nghĩa: Tiếp hợp âm trong văn phạm tiếng Pāli là phép nối ghép hai chữ cái của hai từ với nhau để thuận tiện trong phát âm.

CÁC CÁCH TIẾP HỢP ÂM

Khi hai từ ghép với nhau (trong phức hợp ngữ hay ngoài phức hợp ngữ), một từ có tận cùng bằng nguyên âm hoặc phụ âm "ṃ", và một từ kia có khởi đầu bằng nguyên âm hay phụ âm, để dễ dàng phát âm cho hai từ ấy, người ta có thể tiếp âm giữa chữ tận cùng của một từ với chữ khởi đầu của một từ, bằng nhiều cách, như:

a) Bỏ chữ (lopa), tức là bỏ âm trước, giữ âm sau; hay bỏ âm sau giữ âm trước.
b) Ðổi chữ (ādesa), tức hai chữ cái tiếp nhau, có thể được thay dạng để thuận âm.
c) Biến dạng chữ (vikāra), là khi nguyên âm "i" hoặc "ī", hay "u" hoặc "ū" gặp một nguyên âm khác, thì có thể được biến dạng thành chữ khác.
d) Làm thành trường âm (dīgha), là khi một đoản nguyên âm gặp một âm khác, thì trở thành trường âm.
e) Làm thành đoản âm (rassa), là khi một trường nguyên âm gặp một phụ âm, lại trở thành đoản âm.
f) Xen chữ (āgama), là khi muốn tránh tình trạng kẽ hở giữa hai âm kề nhau, thì có một chữ khác xen vào làm trung gian.
g) Ghép chữ (saṃyoga), là khi một phụ âm đứng sau một nguyên âm tận cùng của từ khác, thì phụ âm ấy có thể thành phụ âm kép.
h) Ðể tự nhiên (pakati), là cũng có trường hợp các âm kề nhau mà không xảy ra tình trạng tiếp âm nào, vẫn để bình thường.

Nên chú ý phân biệt cho tường tận từng cách tiếp âm, để khi gặp các trường hợp xảy ra trong cú pháp, ta có thể tách rời và định đoán được nghĩa dịch một cách dễ dàng.

Sau đây là phần dẫn giải và thí dụ của từng trường hợp tiếp âm (sandhi):

1- Tiếp âm theo cách bỏ chữ (Lopasandhikiriyopakaṇa)

- Nguyên âm tận cùng của một từ, đứng trước nguyên âm của một từ khác, thì đôi khi bị loại bỏ. Ðây gọi là tiếp âm bỏ âm trước.

Thí dụ:

Vandi aggaṃ = vandiy' aggaṃ.
Na eva = n'eva.
Amanussa + upaddavo = amanussupaddavo.
Paññā + indriya = paññindriya.
Sametu āyasmā = samet' āyasmā.
Bhikkhunī + ovādo = bhikkhunovādo.
Sabba eva = sabbe' eva.
Sabbehi eva = sabbeh' eva ...

- Cũng đôi khi từ ngữ có nguyên âm dẫn đầu, mà đứng sau từ ngữ khác thì nguyên âm ấy bị loại bỏ. Ðây gọi là tiếp âm bỏ âm sau.

Thí dụ:

Chāyā iva = chāyā' va
Iti api = iti'pi
Upāsako iti = upāsako'ti
Sikkhā iti = sikkhā'ti
Vande ahaṃ = vande'haṃ
So ahaṃ = so'haṃ
Cakkhu + indriya = cakkhundriya
Āgato amhi = āgato'mhi.
akkaṃ iva = cakkaṃ' va ...

- Phụ âm "ṃ" tận cùng của một từ ghép với một từ đứng sau, thì "ṃ" đôi khi bị loại bỏ. Ðây gọi là tiếp âm bỏ "ṃ". Chú ý: nếu "ṃ" bị bỏ mà có hai nguyên âm gặp nhau, thì có thể xảy ra trường âm cho âm đầu hoặc âm đứng sau và âm còn lại sẽ bị bỏ ... Thí dụ:

Tāsaṃ ahaṃ = tasā' haṃ.
Evaṃ ahaṃ = evā'haṃ
Vidūnaṃ aggaṃ = vidūn' aggaṃ
Adāsiṃ ahaṃ = adās' āhaṃ .
Ariyasaccānaṃ dassanaṃ = ariyasaccāna das-sanaṃ buddhānaṃ sāsanaṃ = buddhāna sāsa-naṃ.

2- Tiếp âm theo cách đổi dạng chữ (Ādesasandhikiriyopakaraṇa)

a) Khi một từ có tận cùng là nguyên âm "i", "ī" hay "e"; hoặc tận cùng là nguyên âm "u", "ū" hay "o". Nếu đứng trước một từ khác có nguyên âm dẫn đầu thì "i", "ī" hay "e" có thể bị đổi dạng là "y"; và "u", "ū" hay "o" có thể bị đổi dạng là "v". Trong trường hợp này nguyên âm đứng sau rất có thể trở thành trường âm.

Thí dụ:

- Ðổi dạng thành "y"

Aggi + āgāro = aggyāgaro
Sotthi + atthu = sotthyatthu
Dāsī ahosiṃ = dāsy-āhosiṃ
Sattāmī atthe = sattamy-atthe
Te ahaṃ = ty-āhaṃ
Me ayaṃ = my-āyaṃ

- Ðổi dạng thành "v"

Anu + eti = anveti
Su + akkhāto = svākkhāto
Su + āgataṃ = svāgataṃ
Anu + addhamāsaṃ = anvaddhamāsaṃ
Yo ayaṃ = yv-āyaṃ
So ahaṃ = sv-āhaṃ
Yāvatako assa = yāvatakv-assa .

b) Từ ngữ "so""eso" đứng trước từ khác, thì "o" của chúng có thể bị đổi dạng là "a".

Thí dụ:

So muni = sa muni
So silavā = sa sīlavā
Eso idāni = esa' dāni
Eso dhammo = esa dhammo.

c) Một từ có tận cùng là "ṃ", khi gặp một chữ cái khác đứng kề sau thì "ṃ" có thể bị đổi đa dạng.

- "Ṃ" gặp nguyên âm khác kề sau, đôi khi đổi dạng thành "d" hay "m".

Thí dụ:

Etaṃ avoca = etad-avoca
Etaṃ ahosi = etad-ahosi
Etaṃ atthaṃ = etamatthaṃ
Taṃ ahaṃ = tam-ahaṃ
Yaṃ ahaṃ = yam-ahaṃ ...

- "Ṃ" gặp nguyên âm "e" và phụ âm "h", thì bị đổi dạng thành "ñ" (nhưng trước "e", "ñ" lại được gấp đôi).

Thí dụ:

Yaṃ eva = yañ-ñ-eva
Taṅkhaṇaṃ eva = taṅkhaṇañ-ñ-eva
Paccattaṃ eva = paccattañ-ñ-eva
Evaṃ hi vo = evañ hi vo
Taṃ hi tassa = tañ hi tassa ...

- "Ṃ" gặp phụ âm "y", cũng bị đổi thành "ñ"; nhưng trường hợp này "y" lại được đồng hóa.

Thí dụ:

Saṃ + yogo = saññogo
Saṃ + yojanaṃ = saññojanaṃ
Ānantarikaṃ yaṃ āhu = ānantarikañ-ñam-āhu.

- "Ṃ" gặp tiếng phụ âm cùng nhóm (vagga) thì nó có thể đổi dạng thành tiếng tỷ âm cùng nhóm với phụ âm ấy.

Thí dụ:

Dīpaṃ + karo = Dīpaṅkaro
Saṃ + gaho = saṅgaho
Dhammaṃ ca = dhammañca
Saṃ + jāto = sañjāto
Saṃ + ṭhānaṃ = saṇṭhānaṃ
Amataṃ dado = amatandado
Taṃ dhanaṃ = tandhanaṃ
Taṃ phalaṃ = tamphalaṃ
Evaṃ me sutaṃ = evamme sutaṃ ...

- "Ṃ" gặp một từ có nguyên âm dẫn đầu, khi mà nguyên âm ấy bị bỏ rồi thì "ṃ" đổi với phụ âm tiếp diện, nó sẽ đổi dạng ra tiếng tỷ âm cùng nhóm với phụ âm ấy.

Thí dụ:

Kataṃ iti = katam' ti.
Idaṃ api = idam' pi ...

- "Ṃ" gặp tiếng phụ âm trong hợp từ, thì nó bị đổi dạng đồng hóa.

Thí dụ:

Saṃ + lahuko = sallahuko
Puṃ + liṅga = pulliṅga
Saṃ + lāpo = sallāpo
Paṭisaṃ + līno = paṭisallīno ...

d) Trong tiếng Pāli vẫn thường xảy ra tình trạng 2 phụ âm kề nhau, thì cùng nhau đổi dạng.

Thí dụ:

- "J + t đổi thành gg "

Bhaj + ta = bhagga ...

- "Dh + t đổi thành ddh"

Budh + ta = buddha ...

- "Bh + t đổi thành ddh"

Labh + ta = laddha ...

- "M + t đổi thành nt"

Kham + ta = khanta ...

- "S + t đổi thành ṭṭh"

Das + ta = ḍaṭṭha ...

- "Ty đổi thành cc"

Aty (ati) + antaṃ = accantaṃ
Ity (iti) + evaṃ = iccevaṃ
Jāty (jāti) + andho = jaccandho
Paty (pati) + ayo + paccayo ...

- "D + y đổi thành jj"

Khād + ya = khajja
Nady (nadi) + ā = najjā
Yady (yadi) + evaṃ = yajjevaṃ ...

- "Dh + y đổi thành jjh "

Badh + ya = bajjha
Bodhy (bodhi) + aṅga = bojjhaṅga
Adhy (adhi) + okāso = ajjhokāso ...

- "Py đổi thành pp"

Apy (api) + ekacce = appekacce
Apy (api) + ekadā = appekadā ...

- "Bh+ y đổi thành bbh"

Labh + ya = labbha
Abhy (abhi) + ācikkhanaṃ = abbhācikkha- naṃ.
Abhy (abhi) + uggacchati = abbhuggacchati.

-"N + y đổi thành ññ"

Han + ya = hañña ...

- "V +y đổi thành bb"

Div + ya = dibba
Siv + ya = sibba ...

Ngoài ra cũng còn một vài trường hợp biến đổi bất thường giữa các phụ âm kề nhau, nhưng vì rất ít xảy ra, nên ở đây không trình bày.

3 - Tiếp âm theo cách biến dạng chữ (Vikàrasandhikiriyopakaraịa)

- Có trường hợp hai nguyên âm gặp nhau, khi một trong hai nguyên âm ấy bị loại bỏ, thì nguyên âm còn lại có thể bị biến dạng khác. Trường hợp này nếu là nguyên âm "i" hay "ī" sẽ biến thành "e"; và "u" hay "ū" sẽ biến thành "o".

Thí dụ:

Muni + ālayo = munelayo
Su + atthi = sotthi
Upa + ikkhati = upekkhati
Jina + īritaṃ = jineritaṃ
Canda + udayo = candadayo
Yathā udake = yath' odake
Na upeti = n' opeti
Udadhi + ūmi = udadhomi ...

4- Tiếp âm theo cách làm thành trường âm (Dīghasandhikiriyopakaraṇa)

a) Có trường hợp hai nguyên âm gặp nhau, khi một trong hai nguyên âm ấy bị loại bỏ, thì nguyên âm còn lại có thể trở thành trường âm.

Thí dụ:

Karoti iti = karotī' ti
Vijju iva = vijjū' va
Vi + atināmeti = vītināmeti
Sādhu iti = sādhū' ti
Kiṃsu idha = kiṃsū' dha
Lokassa iti = lokassā'ti
Tatra ayaṃ = tatr' āyaṃ
Idāni ahaṃ = idān' āhaṃ
Sace ayaṃ = sac' āyaṃ
Tathā upamaṃ = tath' ūpamaṃ
Appassuto ayaṃ = appassut' āyaṃ ...

b) Có trường hợp do âm luật, một đoản nguyên âm đứng kề một phụ âm lại trở thành trường âm.

Thí dụ:

Khanti paramaṃ = khantī paramaṃ
Jāyati soko = jāyatī soko
Maññati bālo = maññatī bālo
Nibbatti dukkhaṃ = nibbattī dukkhaṃ ...

5- Tiếp âm theo cách làm thành đoản âm (Rassasandhikiriyopakaraṇa)

a) Một trường nguyên âm khi đứng trước phụ âm kép, thì trở thành đoản âm.

Thí dụ:

Ā + khāto = akkhāto
Taṇhā + khayo = taṇhakkhayo
Mahā + phalaṃ = mahapphalaṃ
Parā + kāmo = parakkāmo ...
(
Trường hợp ngoại lệ)

Paññā + khandho = paññākkhandho
Vedanā + khandho = vedanākkhandho
Yathā + kamaṃ = yathākkamaṃ ...

b) Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng kề một phụ âm lại trở thành đoản âm. Trường hợp này ít khi xảy ra.

Thí dụ:

Bhovādī nāma = bhovādi nāma
Yiṭṭhaṃ vā hutaṃ vā loke: yiṭṭhaṃ va hutaṃ va loke.
Buddhe yadi vā sāvaka: buddhe yadi va sāvake.
Yathā + r + eva = yathariva
Pā + g + eva = pageva
Tathā + r + eva = tathariva
Puthā + g + eva = puthageva ...

6- Tiếp âm theo cách xen chữ (Āgamasandhikiriyopakaraṇa)

a) Có trường hợp hai nguyên âm kề nhau, để tránh kẽ hở nên có một trong những tiếng phụ âm xen vào giữa làm trung gian; ấy là g, t, d, n, m, y, r, v, ḷ, h.

Thí dụ:

-Thêm "g":

Pā + eva = pageva
Puthā + eva = puthageva ...
(đặc biệt trường âm thành đoản âm)

- Thêm "t":

Tasmā ihi = tasmā-t-iha
Ajja agge = ajja-t-agge ...

- Thêm "d":

Yāva + atthaṃ = yāva-d-atthaṃ
Yāva + eva = yāva-d-eva
Tāva + eva = tāva-d-eva
Atta + attho = attadattho ...

-Thêm "n":

Ito āyati = Ito-n-āyati ...

- Thêm "m":

Idha ijjhati = idha-m-ijjhati.
Lahu essati = lahu-messati ...

- Thêm "y":

Na idaṃ = na-y-idaṃ
Vuṭṭhi eva = vuṭṭhi-y-eva .

- Thêm "r":

Du + akkhāto = durakkhāto
Pātu + ahosi = pāturahosi
Ni + uttaro = niruttaro
Yathā + eva = yathariva
Tathā + eva = tathariva ...
(Hai thí dụ cuối là ngoại lệ, "e" đổi thành "i"; trường nguyên âm "ā" trở thành đoản âm).

- Thêm "v":

Ti aṅgulaṃ = ti-v-aṅgulaṃ
Pa + uccati = pavuccati ..

- Thêm "ḷ":

Cha + abhiññā = chaḷabhiññā
Cha + aṃso = chaḷaṃso ...

- Thêm "h": su + uju = suhuju ...

b) Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng trước một phụ âm, lại được xen vào phụ âm "ṃ" làm trung gian.

Thí dụ:

Cakkhu udpādi = cakkhuṃ udapādi
Aṇu + thūlāni = anuṃ thūlāni
Manopubba + gamā = manopubbaṅgamā
Yāva c' idha = yāvañc' idha .
Ava + siro = avaṃsiro ....

c) Ðối với nhóm danh từ "mana"

- Những từ ngữ thuộc nhóm danh từ "mana" (managaṇasabda) khi ghép với từ khác trong phức hợp ngữ thì có một nguyên âm "o" xen vào thay thế nguyên âm tận cùng.

Thí dụ:

Aya + patta = ayopatta
Sira + ruha = siroruha
Raha + gata = rahogata
Teja + dhātu = tejodhātu.

- Lại nữa, những từ ngữ thuộc nhóm danh từ "mana" khi có tiếp vĩ ngữ phối hợp (trong chuyển hóa ngữ) thì sẽ có một phụ âm "s" xen vào giữa chúng và tiếp vĩ ngữ.

Thí dụ:

Sara + ṇa = sārasa
Ura + ṇa = orasa
Mana + ṇa = mānasa
Mana + ṇika = mānasika.

7- Tiếp âm theo cách ghép chữ (Saṃyogasandhikiriyopakaraṇa)

Trường hợp khi một từ ngữ ghép hợp với một từ ngữ, nguyên âm đứng kề phụ âm thì có thể phụ âm ấy trở thành gấp đôi lên, gọi là ghép phụ âm hay phụ âm kép. Và nên nhớ phụ âm kép trong tiếng Pāli, tiếng ghép ở phía trước chỉ là vô khí âm (kk, kkh, gg, ggh ...).

Thí dụ:

Du + karaṃ = dukkaraṃ
Anu + gaho = anuggaho
Pari + cajati = pariccajati
Vi + ñāṇaṃ = viññānaṃ
Upa + davo = upaddavo
Su + patiṭṭhito = suppatiṭṭhito
Ni + malo = nimmalo
Appa + suto = appassuto
Rūpa + khandha = rūpakkhandha
Seta + chattaṃ = setacchattaṃ
Paṭhama + jhānaṃ = paṭhamajjhānaṃ
Ni + dhana = niddhana
Ni + phalaṃ = nipphalaṃ
Du + bhikkha = dubbhikkha ...

8- Tiếp âm dạng tự nhiên (Pakaṭisandhikiriyopakaraṇa)

Cũng có trường hợp các từ đứng kề nhau hoặc ghép với nhau, mà các chữ cái gặp nhau vẫn để tự nhiên, không xảy ra tình trạng tiếp âm theo bảy cách trước.

Thí dụ:

Ko imaṃ = ko imaṃ
Purisa + ubhātobyañjanaka: purisa-ubhato-byañjanaka.
Mani + kāra = manikāra
Yāva + jīvaṃ = yāvajīvaṃ
Paṭi + neti = paṭineti
Bhikkhu vā bhikkhunī vā = bhikkhu vā bhikkhunī vā.
Samathaṃ + gato = samathaṃgato
Ekaṃ + api = ekaṃpi
Saraṇaṃ gato = saraṇaṃ gato ....

Toát yếu:

Tiếp hợp âm là nói về cách hòa hợp giữa hai chữ cái đứng kề nhau, một là tiếng tận cùng của từ đứng trước và một là dẫn đầu của từ đứng sau, để làm cho thuận tiện trong việc phát âm.

Luật tiếp âm tiếng Pāli được áp dụng với 8 cách:

1. Tiếp âm theo cách bỏ chữ (lopasandhikiri-yopakaraṇa).
2. Tiếp âm theo cách đổi dạng chữ (ādesasan-dhikiriyopakaraṇa).
3. Tiếp âm theo cách biến dạng chữ (vikāra-sandhikiriyopakaraṇa).
4. Tiếp âm theo cách làm thành trường âm (dīghasandhikiriyopakaraṇa).
5. Tiếp âm theo cách làm thành đoản âm (ras-sasandhikiriyopakaraṇa).
6. Tiếp âm theo cách ghép chữ (saṃyogasan-dhikiriyopakaraṇa).
8. Tiếp âm dạng tự nhiên (pakatisandhikiriyo-pakaraṇa).

Sự tiếp âm trong tiếng Pāli là phép làm cho thuận tiện việc phát âm chứ không làm thay đổi ý nghĩa văn phạm.

Cần lưu ý và phân biệt rõ từng cách.

* * *

 

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VIII

A- Câu hỏi lý thuyết

I- Hãy trả lời các câu hỏi:

1. Phép tiếp hợp âm trong tiếng Pāli là gì?

2. Khi hai nguyên âm kề nhau sẽ xảy ra những tình trạng tiếp âm cách nào?

3. Một phụ âm khi có tiếng nguyên âm đứng kề trước nó thì sẽ xảy ra tình tạng tiếp âm cách nào?

4. Phụ âm "ṃ" khi tiếp cận với một nguyên âm hay phụ âm, có xảy ra cách tiếp âm chi không?

5. Trường hợp hai nguyên âm kề nhau mà không xảy ra tình trạng tiếp hợp âm, nghĩa là vẫn bình thường, thì đó gọi là trường hợp gì?

II- Câu hỏi trắc nghiệm:

1. Nguyên âm "u""ū" khi gặp âm khác đứng kề, thì có thể thành dạng "v". Trường hợp này gọi là tiếp âm:

a) Theo cách đổi dạng chữ (ādesa).
b) Theo cách biến dạng chữ (vikāra).
c) Theo cách xen chữ (āgama).
d) Theo cách ghép chữ (saṃyoga).
e) Cả 4 điều trên sai.

2. Phụ âm "s" có thể dùng làm trung gian xen giữa hai âm kề nhau để tránh kẽ hở.

=> Ðúng => Sai

B- Bài tập dịch

I- Dịch câu tiếng Pāli ra tiếng Việt và tách rời tiếp âm khi gặp:

1. Dārakāpupphān' ocinituṃ vanaṃ gantvā sethāni' pi nīlāni' pi pupphān' āhariṃsu.

2. Anāthapiṇḍiko' pi visākhā' pi Mahā-upāsikā (1) nibaddhaṃ divassa dve vāre (2) tathāgatass' upaṭ-ṭhānaṃ (3) gacchanti.

3. Uggaṇhitukāmā dārakā pāto 'v' uṭṭhāya (4) kiñci bhuñjitvā satthasālaṃ (5) gacchanti.

4. Sac' āyaṃ kumāro agāraṃ ajjhāvasati (6) rājā bhavissati cakkavattī (7).

5. "Samma, idān' āhaṃ vihāraṃ gantvā theraṃ tayā katapaṇṇasālāyaṃ (8) nisinnaṃ (9) disvā disvā āgato' mhi.

6. "Ko' si tvaṃ bhante' ti?".
"Therassa bhāgineyyo' mhīti".

7. Yathā hi mūle anupaddave (10) daḷhe chinno' pi rukkho puna-r-eva rūhati (11) evaṃ pi taṇhānusaye (12) anūhate (13) nibbattī (14) dukkhaṃ idaṃ punappunaṃ.

8. Tasmā-t-iha bhikkhave evaṃ sikkhitabbaṃ: paññāvuḍḍhiyā (15) vaḍḍhissāmā' ti.

9. Pemato (16) jāyatī soko
Pemato jāyatī bhayaṃ
Pemato vippamuttassa
Natthi soko kuto bhayaṃ.

10. Na hi verena verāni
Sammantī' dha kudācanaṃ (17)
Averena ca sammanti
Esa dhammo sanantano (18) .

11. Sabbe saṅkhārā aniccā' ti
Yadā paññāya passati
Atha nibbindatī dukkhe
Esa maggo visuddhiyā (19).

12. Tassa attano ca tāsañca devatānaṃ sīlañca sutañca cāgañca paññañca anussarato (20) cittaṃ pasīdati.

13. Evā' haṃ cintayitvāna (21)
Nekakoṭisataṃ (22) dhanaṃ
Nāthānāthānaṃ (23) datvāna
Himavantaṃ upāgamiṃ (24) .

14. Aññāya (25) ca pan'āhaṃ samaṇāṇaṃ sak-yaputtiyānaṃ dhammaṃ evā'haṃ tasmā dhamma-vinayā apakkanto (26).

15. Imāni cattāri ariyasaccānī' ti bhikkhave ... yantaṃ vutaṃ idaṃ etaṃ paṭicca (27) vuttaṃ.

II- Dịch câu tiếng Việt sang tiếng Pāli và áp dụng tiếp âm khi cần:

1. Một trong những người bạn của tôi đã cho tôi một quyển sách (28) khi tôi đã đến khu làng.

2. Những cô gái đã mang lại những hoa xanh cùng hoa đỏ và dâng những hoa ấy đến cha mẹ của họ.

3. 10 quả cây do người cha mang lại đã được người mẹ phân chia (29) cho những đứa con trai và những đứa con gái.

4. Có nhiều chỗ ngồi được sửa soạn (30) cho nhiều vị Tỳ kheo trong đại tịnh xá Jetavana.

5. Ngày trước có một đại nạn bệnh tật phát sanh trong dân chúng ở Tích Lan (31).

6. Tôn giả Sàriputta đã nói với chư Tỳ kheo rằng: "Không phải thế, này chư hiền!".

7. Người đàn ông nói rằng: "Này cậu trai, người mong muốn một điều không thể có được,(32) người là kẻ điên rồ".

8. "Thưa vâng, tâu đại vương", vị đại thần sau khi đáp lời (33) đức vua, bèn ra khỏi hoàng cung (34).

9. Những vị chư thiên đi đến đức Phật, đảnh lễ Ngài và hỏi một vấn đề (35).

10. Những vị ẩn sĩ trong rừng đã nỗ lực (36) để đạt đến bậc thiền (37) thứ ba và bậc thiền thứ tư.

11. Sau khi suy nghĩ (38) như vậy, tôi đã phân phát (39) của bố thí đến hai trăm người ăn xin.

12. Ðức Phật đã thuyết rằng: "Sắc uẩn là vô thường, ví dụ như bọt nước (40) ".

13. Ông ấy đã quy y Phật, Pháp và Tăng.

14. Bấy giờ tôi đi đến chùa với những đứa con trai của tôi và sau khi nghe thời pháp (41) xong, đã trở về.

15. Nếu hoàng tử này từ bỏ đời sống gia đình(42), xuất gia (43), thì Ngài sẽ trở thành một bậc Toàn Tri.

Chú thích từ vựng:

(1) Mahā-upāsikā: người đại cận sự, đại Thiện tín (nữ) .
(2) Vāra: dịp, lần (nam) .
(3) Upaṭṭhāna: sự cung phụng, sự chăm sóc, sự hộ độ (trung).
(4) Uṭṭhāya: sau khi trở dậy, sau khi thức dậy (bbqkpt của uṭṭhāti) .
(5) Satthasālā: trường học (nữ) .
(6) Ajjhāvasati: định cư, sống tại gia (đt).
(7) Cakkavatī: vị Chuyển Luân Vương (nam).
(8) Katapaṇṇasālā: tịnh thất lá được tạo ra (nữ).
(9) Nisinnaka: ngồi tại, ngồi ở (tt).
(10) Anupaddava: không bị tổn thất, chưa bị thiệt hại (tt).
(11) Rūhati: mọc lên (đt).
(12) Taṇhānusaya: ái tiềm miên, ái ngủ ngầm (nam).
(13) Anubata: không tận diệt, chưa đoạn tận (tt).
(14) Nibbattatī: sanh ra, phát sanh lên (nibbattati - động) .
(15) Paññāvisuddhi: sự phát triển trí tuệ, tuệ tăng trưởng (nữ) .
(16) Pemato: (pema + to) từ sự thương yêu, sự luyến mến.
(17) Kudācanaṃ: có khi, có lúc. "Na ku-dācanaṃ" không khi nào (b.bṭ) .
(18) Sanantana: cổ xưa, đời đời, cố nhiên (tt).
(19) Visuddhi: sự trong sạch, sự thanh tịnh (nữ).
(20) Anussaranta: (htpt của anussarati) đang nhớ tưởng, niệm tưởng, nhớ ghi (tĩnh), người tưởng niệm.
(21) Cintayitvāna: sau khi suy nghĩ. (bbqkpt của cintayati)
(22) Nekakoṭisata: nhiều hàng trăm koỉi, nhiều hàng tỷ (tt).
(23) Nāthānātha: "nātho ca anātho ca" kẻ có chỗ nương tựa và người không chỗ nương tựa (nam) .
(24) Upāgamiṃ: tôi đã đi vào, lẫn vào (đtqk) .
(25) Aññāya: sau khi hiểu được, biết được rồi (bbqkpt của ñā) .
(26) Apakkanta: bỏ đi, rời xa, đi khỏi (htpt của apakkamati) .
(27) Paṭicca: bởi do, duyên vì (bbt và bbqkpt).
(28) Quyển sách: potthaka (nam, trung)
(29) Phân chia: bhājita (qkpt của bhājeti).
(30) Ðược sửa soạn: paññatta (qkpt của paññāpeti).
(31) Dân chúng Tích Lan: Laṅkāvāsī (nam).
(32) Một điều không thể có được: alabbhaneyya (tt).
(33) Sau khi đáp lời: paṭissuṇitvā (bbqkpt của paṭis-suṇāti).
(34) Hoàng cung: Rājabhavana (trung).
(35) Một vấn đề: paññā (nữ).
(36) Nỗ lực: ussahati (đt).
(37) Bậc thiền: jhāna (trung)
(38) Sau khi suy nghĩ: cintetvā (bbqkpt của cinteti).
(39) Phân phát: bhājeti (đt).
(40) Ví dụ như bọt nước: Pheṇapiṇdū (tt).
(41) Thời pháp: dhammakathā (nữ)
(42) Ðời sống gia đình: agāriya (tỉnh, trung).
(43) Xuất gia: pabbajati (đt).

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004