Buddhasāsana Pāli Hàm Thụ Tỳ
khưu Giác Giới Chùa Siêu Lý, Vĩnh
Long
-ooOoo- CHƯƠNG III
ÐỘNG TỪ Ðịnh nghĩa: Ðộng từ là tiếng diễn đạt hành động hay cái dụng của chủ từ trong một câu. Thí dụ:
* "So odanaṃ bhuñjati"
(Nó ăn cơm). A- SỰ HÌNH THÀNH CỦA ÐỘNG TỪ Ðộng từ tiếng Pāli được cấu tạo bởi một ngữ căn (dhātu) hiệp với tiếp vĩ ngữ (paccaya) và chia theo vĩ ngữ của các thì. Một số động từ còn được tạo nên với tiếp đầu ngữ (upasagga) nữa. Thí dụ:
B- PHƯƠNG THỨC CỦA ÐỘNG TỪ Ðộng từ tiếng Pāli có 8 phương thức để phân định là:
- Cách (vibhatti). Phương thức của động từ tiếng Pāli cũng khá phức tạp. B.1- Cách của động từ (Vibhatti) Cách của động từ liên quan đến tác dụng diễn đạt của động từ. Ðộng từ tiếng Pāli có đến 8 cách như sau: 1- Tiến hành cách (Vattamānā): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện đang xảy ra trong hiện tại. Thí dụ: "So odanaṃ bhuñjati" (Nó ăn cơm) ... 2- Hiện khứ cách (Ajjattanī): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện đã xảy ra trong ngày hôm nay. Thí dụ: "Thero agami" (Vị trưởng lão vừa mới ra đi) 3- Quá khứ cách (Hīyattanī): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện đã xảy ra trong ngày hôm qua. Thí dụ: "Te agamū" (Họ đã ra đi) ... Trước đây, cách ajjattanī dùng để diễn đạt quá khứ, việc vừa xảy ra trong ngày hôm nay; cách hīyattanī dùng để diễn đạt quá khứ, việc đã xảy ra trong ngày hôm qua, nhưng nay đã mất đi sự phân biệt đó; cách ajjattanī dùng để chỉ sự kiện quá khứ nhất định, và cách hīyattanī cũng để chỉ sự kiện quá khứ, nhưng rất ít dùng. 4- Bất định khứ cách (Pārokkhā): là cách của động từ diễn đạt quá khứ bất định thời gian. Thí dụ: "So bhagavanetad-avoca " (Vị ấy đã nói lời này với Ðức Thế tôn)... 5- Tương lai cách (Bhavissantī): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện sẽ hoặc sắp xảy ra. Thí dụ: "So gāmaṃ gacchissati (Nó sẽ đi đến làng) ... 6- Ðiều kiện cách (Kālātipatti): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện có thể xảy ra. Cách này mang ý nghĩa một hình thức vị lai của quá khứ. Thí dụ: * "So ce yānaṃ labhissā āgacchissā" (Nếu họ có xe, họ đi rồi) ... 7- Mệnh lệnh cách (Pañcamī): là cách của động từ diễn đạt một mệnh lệnh, một lời khẩn cầu, một lời khuyên, hay một ước vọng ... Thí dụ:
* "Tvaṃ bahūnaṃ poṭṭhakānaṃ
paṭhāhi" (Anh hãy đọc nhiều sách) Cách này gọi là Pañcamī, bởi vì cách này phải đến ý nghĩa thứ năm mới trọn vẹn nghĩa. Năm ý nghĩa đây là trước 3 tình trạng thì hiện tại (paccuppanna), một trình trạng nữa là mệnh lệnh (ānatti) và tình trạng thứ năm là sự ước vọng (āsittha). 8- Khả năng cách (Sattamī): là cách của động từ diễn đạt ý nghĩa công nhận, cho phép, chủ định, khuyến khích hoặc khả năng có thể ... Thí dụ:
* "Yadi so katheyya aham pi
katheyyāmi" (Nếu hắn nói, tôi cũng nói) Cách này được gọi là sattamī, bởi phải đến ý nghĩa thứ bảy mới trọn vẹn ý nghĩa. Ðó là: trước 3 tình trạng thì hiện tại (paccuppanna), một tình trạng mệnh lệnh (ānatti), một tình trạng ước vọng (āsiṭṭha), một tình trạng nữa là sự công nhận (anumati) và tình trạng thứ 7 là sự chủ định (parik-kappa). B.2- Thì của động từ (Kāla) Thì của động từ là thời điểm mà động từ diễn đạt sự kiện xảy ra. Trong tiếng Pāli, động từ có 3 thì:
- Thì hiện tại (Paccuppannakāla).
1- Thì hiện tại, là động từ diễn tả sự kiện đang xảy ra. Thí dụ:
* "Ahaṃ pāṭhasālaṃ gacchāmi"
(Tôi đi đến trường học). Trong tám cách của động từ tiếng Pāli, tiến hành cách (vattamānā) thuộc về thì hiện tại. 2- Thì quá khứ, là động từ diễn tả sự kiện đã qua, đã xảy ra rồi ... Thí dụ:
* "Isi
girimhi vasi" (Vị ẩn sĩ đã sống trên núi) Trong tám cách của động từ, có 3 cách là hiện khứ cách (ajjattanī), quá khứ cách (hīyattanī) và bất định khứ cách (pārokkhā) thuộc về thì quá khứ . 3- Thì vị lai, là động từ diễn tả sự kiện sẽ xảy ra, một hành động chưa tới, chưa đến ... Thí dụ:
* "Suve ahaṃ sindhumhi mahāyissāmi"
(Ngày mai tôi sẽ tắm biển) Trong tám cách của động từ, có hai cách là tương lai cách (bhavissanti) và điều kiện cách (kālātipatti) thuộc về thì vị lai. Riêng về hai cách là mệnh lệnh cách (pañcamī) và khả năng cách (sattamī) trong tám cách, thì không nhất định thuộc thì nào, chúng được dùng trong cả 3 thì, nên gọi là thì vô định (anuttakāla). B.3- Thể của động từ (Pada) Trước kia, động từ được xếp theo hai thể là parassapada và attanopada. Loại parassapada, được dùng để thành lập động từ năng động thể. Thí dụ: "Puriso rukkhaṃ chindati" (Người đàn ông chặt cây) ... Loại attanopada được dùng để thành lập động từ thụ động thể. Thí dụ: "Rukkho purisena chindati" (Cây bị người đàn ông chặt) ... Tuy nhiên, ngày nay không còn sự phân biệt đó nữa, người ta có thể dùng loại Attanopada cùng với loại Parassapada để lập nên động từ với ý nghĩa hoàn toàn thuộc năng động thể. Theo câu "Puriso rukkhaṃ chindati", có thể viết lại là "Puriso rukkhaṃ chindate", có cùng nghĩa "Người đàn ông đốn cây". Ngày nay, để thành lập dạng động từ thụ động thể, người ta đã hình thành động từ dưới dạng tiếp vĩ ngữ khác với năng động thể. Thí dụ:
"Chid + ṃ-a" => chindati
(chặt, đốn), là năng động thể. Câu "Rukkho purisena chindate" ngày nay được viết lại là "Rukkho purisena chijjati". Bây giờ nó mang ý nghĩa thụ động thể: "Cây bị người đàn ông chặt". B.4- Số của động từ (Vacana) Ðộng từ được chia theo 2 số:
- Số ít (ekavacana) 1- Ðộng từ được dùng ở số ít khi tình trạng chủ từ là số ít. Thí dụ:
* "So bhattaṃ khādati" (Nó ăn
cơm) 2- Ðộng từ được dùng ở số nhiều khi tình trạng chủ từ ở số nhiều. Thí dụ:
* "Te bhattaṃ khādanti
" (Chúng nó ăn cơm). Ðộng từ trong một câu hay một mệnh đề phải phù hợp về số với chủ từ quan hệ. B.5- Ngôi của động từ (Purisa) Ðộng từ được chia theo 3 ngôi là:
- Ngôi sơ (paṭhamapurisa). 1- Ngôi sơ trong tiếng Pāli tức là ngôi thứ ba thường gọi ở các ngôn ngữ khác. Ðộng từ ngôi sơ được dùng khi chủ từ quan hệ là ngôi thứ ba. Thí dụ:
* "So gāmaṃ gacchati
" (Nó đến làng). 2- Ngôi trung trong tiếng Pāli tức là ngôi thứ hai thường gọi ở các ngôn ngữ khác. Ðộng từ ngôi trung được dùng khi chủ từ quan hệ là ngôi thứ hai. Thí dụ:
* "Tvaṃ nagare vasasi" (Anh
sống tại thành phố). 3- Ngôi thượng trong tiếng Pāli tức là ngôi thứ nhất thường gọi ở các ngôn ngữ khác. Ðộng từ ngôi thượng được dùng khi chủ từ quan hệ là ngôi thứ nhất. Thí dụ:
* "Ahaṃ buddhassa dhammaṃ
uggaṇhāmi" (Tôi học giáo pháp của Ðức Phật). Trong tiếng Pāli, thuật từ (tức động từ) phải hợp nhất với chủ từ quan hệ, chẳng những về số, mà phải hợp cả về ngôi nữa. B.6- Ngữ căn của động từ (Dhātu) Ngữ căn là tiếng gốc của động từ khi chưa được hình thành, nghĩa là chưa có tiếp vĩ ngữ (paccaya) ghép hợp, chưa được minh định theo thì (kāla), theo thể (pada), theo số (vacana), theo ngôi (purisa) ... Nói cách khác, ngữ căn là thành phần để cấu trúc một động từ. Ngữ căn là tiếng chỉ mới diễn đạt ý nghĩa sơ khởi. Nó chưa được sử dụng thành đơn vị văn phạm trong cú pháp tiếng Pāli. Ngữ căn tiếng Pāli xếp thành 8 nhóm, gọi là dhātugaṇa. Như sau:
- Bhavādigaṇa, nhóm căn bhū
... Ðể dễ nhận, người ta đã lấy tiêu biểu một ngữ căn trong nhóm mà đặt tên gọi cho nhóm ấy. Mỗi nhóm ngữ căn có mang dạng tiếp vĩ ngữ (paccaya) riêng, làm dấu hiệu căn bản. Gọi những dấu hiệu này là động từ tướng. Sau đây là các nhóm ngữ căn cùng với dấu hiệu động từ tướng của chúng: 1- Nhóm căn Bhū (Bhavādigaṇa): Nhóm đệ nhất ngữ căn này có dấu hiệu động từ tướng là "a". Thí dụ:
Bhavati
(có, trở thành) => sī + a. 2- Nhóm căn Rudh (Rudhādigaṇa): Nhóm đệ nhị ngữ căn này có dấu hiệu động từ tướng là "ṃ-a". Thí dụ:
Rundhati
(bít, ngăn ) => rudh + ṃ-a. 3- Nhóm căn Div (Divādigaṇa): Nhóm đệ tam ngữ căn này có dấu hiệu động từ tướng là: "ya". Thí dụ:
Dibbati
(chơi đùa) => div + ya. 4- Nhóm căn Su (Svādigaṇa): Nhóm đệ tứ ngữ căn này có dấu hiệu động từ tướng là "ṇo, ṇā, uṇā" Thí dụ:
Suṇoti
(nghe) => budh + ṇo. 5- Nhóm căn Ki (Kiyādigaṇa): Nhóm đệ ngũ ngữ căn này có dấu hiệu động từ tướng là "nā". Thí dụ:
Kināti
(mua) => ki + nā. 6- Nhóm căn Tan (Tanādigaṇa): Nhóm đệ lục ngữ căn này có dấu hiệu động từ tướng là "o", "yira". Thí dụ:
Tanoti
(nới rộng) => tan + o. 7- Nhóm căn Cur (Curādigaṇa): Nhóm đệ thất ngữ căn này có dấu hiện động từ tướng là "ṇe", "ṇaya". Thí dụ:
Coreti
(cướp, trộm) => cur + ṇe. 8- Nhóm căn Gah (Gahādigaṇa): Nhóm đệ bát ngữ căn này có dấu hiệu động từ tướng là "ṇhā", "ppa". Thí dụ:
Gaṇhāti
(cầm lấy) => gah + ṇhā. Phần lớn ngữ căn tiếng Pāli được tìm thấy thuộc nhóm đệ nhất và đệ thất. Ngữ căn thuộc các nhóm khác ít tìm thấy. Ngữ căn hợp với tiếp vĩ ngữ động từ tướng lập thành đơn vị văn phạm gọi là động từ cơ bản. B.7- Lối nói của động từ (Vācāka) Lối nói của động từ là cách động từ biểu thị vị thể của chủ từ trong một câu nói. Ở tiếng Pāli, động từ có bốn lối nói chính:
- Lối nói năng động (kattuvācaka). 1- Một động từ ở lối nói năng động là khi chính chủ từ làm tác nhân gây ra hành động để qui ảnh hưởng cho túc từ (nếu có). Thí dụ:
* "Sūdo odanaṃ padati" (Người
đầu bếp nấu cơm). 2- Một động từ ở lối nói thụ động là khi chủ từ chịu sự tác động (bị, được). Thí dụ:
* "Odano sūdena pacīyati"
(Cơm được người đầu bếp nấu). 3- Một động từ ở lối nói năng truyền động là khi hành động do chủ từ khiến đối tượng khác tác động. Thí dụ:
* "Sāmī sūdena odanaṃ pācāpeti"
(Ông chủ sai người đầu bếp nấu cơm). 4- Một động từ ở lối nói thụ truyền động là khi một hành động có qui ảnh hưởng cho chủ từ A, mà do đối tượng B khiến đối tượng C tác động. Thí dụ:
* "Odano sāminā sūdaṃ pācāpiyati"
(Cơm được ông chủ sai đầu bếp nấu). Ở tiếng Pāli, các lối nói của động từ được hình thành bởi những dấu hiệu tiếp vĩ ngữ (paccaya) khác nhau.
B.8- Tiếp vĩ ngữ của động từ (Paccaya) Tiếp vĩ ngữ của động từ là dấu hiệu để ghép với ngữ căn, hoặc động từ cơ bản của tám nhóm, mà lập nên các thể hay lối nói của động từ (vāca-ka). Tiếp vĩ ngữ động từ luôn luôn đặt sau ngữ căn hay thành phần cơ bản. Thí dụ:
Pac + a = paca (pacati:
nó nấu). a, ya, ṇe, ṇāpe trong các thí dụ chính là những tiếp vĩ ngữ động từ. Ðộng từ tiếng Pāli có đến 25 tiếp vĩ ngữ, đó là: a, ala, āya, āra, āla, i, ī, īya, uṇā, e, o, kha, cha, ṇaya, ṇā, ṇāpaya, ṇāpe, ṇe, ṇo, ṇhā, nā, ppa, ya, yira, sa. Trong 25 tiếp vĩ ngữ động từ đó, có 15 tiếp vĩ ngữ là a, i, ī, uṇā, e, o, ṇaya, ṇā, ṇe, ṇo, ṇhā, nā, ppa, ya, yira, được ghép vào ngữ căn để lập thành hình thức năng động thể (kattuvācaka); Ngoài ra còn có thêm 8 tiếp vĩ ngữ nữa là ala, āya, āra, āla, iya, kha, cha, sa cũng được xem là hình thức tiếp vĩ ngữ lập nên động từ năng động thể; nhưng 8 tiếp vĩ ngữ này thuộc hình thức đặc biệt. Tiếp vĩ ngữ ya còn là một hình thức để lập nên động từ thụ động thể (kammavācaka) nữa. Nhưng về sự hình thành có khác với ya trong cách lập nên động từ năng động thể. Tiếp vĩ ngữ ṇaya và ṇe còn là hình thức cùng với ṇāpaya và ṇāpe để lập nên động từ năng truyền động thể (hetukattuvācaka); nhưng ṇaya và ṇe chỉ dùng để lập thể sai bảo với các ngữ căn thuộc nhóm khác ngoài nhóm đệ thất ngữ căn. Tiếp vĩ ngữ ya sẽ phối hợp với các tiếp vĩ ngữ ṇaya, ṇe, ṇāpaya và ṇāpe để lập nên hình thức thụ truyền động thể (hetukammavācaka).
Toát yếu: - Ðộng từ là tiếng diễn tả cái dụng của chủ từ trong một câu. - Sự cấu trúc hình thức của động từ tiếng Pāli rất phức tạp. Một động từ tiếng Pāli được hình thành do một ngữ căn (dhātu), phối hợp với tiếp vĩ ngữ (paccaya), đôi khi mang thêm một tiếp đầu ngữ (upasagga), rồi chia theo vĩ ngữ ở các ngôi (purisa), thì (kāla) ... - Ðộng từ có phương thức sử dụng theo 8 cách (vibhatti), 3 thì (kāla), 2 thể (pada), 2 số (vacana), 3 ngôi (purisa), 4 lối nói (vācaka); Ðộng từ gồm 8 nhóm ngữ căn (dhātugaṇa) và có 25 tiếp vĩ ngữ (paccaya). Tám cách của động từ là: tiến hành cách (vatta-mānā), hiện khứ cách (ajjattanī), quá khứ cách (pārokkhā), tương lai cách (bhavissanti), điều kiện cách (kālātipatti), mệnh lệnh cách (pañcamī) và khả năng cách (sattamī). Ba thì là: thì hiện tại (paccuppannakāla), thì quá khứ (atītakāla) và thì vị lai (anāgatakāla). Hai thể là: thể năng động (parassapada) và thể thụ động (attanopada). Ngày xưa căn cứ vào hai lối vĩ ngữ này mà lập nên năng động thể và thụ động thể của động từ; nhưng ngày nay đã mất đi sự phân biệt đó. Người ta chỉ phân biệt thể động từ theo lối nói (vācaka) được hình thành do những tiếp vĩ ngữ (paccaya) khác nhau. Hai số là số ít (ekavana) và số nhiều (bahuva-cana). Ba ngôi là ngôi sơ (paṭhamapurisa), ngôi trung (majjhimapurisa) và ngôi thượng (uttamapurisa). Bốn lối nói là lối nói năng động (kattuvācaka), lối nói thụ động (kammavācaka), lối nói năng truyền động (hetukattuvācaka), lối nói thụ truyền động (hetukammavācaka). Tám nhóm ngữ căn của động từ là: nhóm căn bhū (bhavādigana), nhóm căn rudh (rudhādigaṇa), nhóm căn div (divādigaṇa), nhóm căn su (svādigaṇa), nhóm căn ki (kiyādigaṇa), nhóm căn tan (tanādiga-ṇa), nhóm căn cur (curādigaṇa), nhóm căn gah (gahā- digaṇa). Hai mươi lăm tiếp vĩ ngữ của động từ tiếng Pāli là a, ala, āya, āra, āla, i, ī, īya, uṇā, e, o, kha, cha, ṇaya, ṇā, ṇāpaya, ṇāpe, ṇe, ṇo, ṇhā, ṇā, ppa, ya, yira, sa. -ooOoo-
I- ÐỘNG TỪ
NĂNG ÐỘNG THỂ Ðịnh nghĩa: Ðộng từ năng động thể là động từ diễn tả hành động mà tác nhân chính gây ra là chủ từ. Thí dụ:
"Sā alaṅkaroti" (Cô ta đang
trang điểm). Các tiếng alaṅkaroti, ahiṇḍasi pathāmi trong các thí dụ, là những động từ năng động thể vì do chủ từ Sā, tvaṃ, ahaṃ hành động. A- TIẾP VĨ NGỮ NĂNG ÐỘNG THỂ (PACCAYA) Ở tiếng Pāli, động từ năng động thể sử dụng được 15 tiếp vĩ ngữ (paccaya) là: a, i, ī, uṇā, e, o, ṇaya, ṇā, ṇe, ṇo, ṇhā, nā, ppa, ya, yira. Ngoài ra còn có 8 tiếp vĩ ngữ đặc biệt khác nữa cũng được xem là hình thức tạo nên một số động từ năng động thể, 8 tiếp vĩ ngữ ấy là: ala, āya, āra, āla, īya, kha, cha và sa.
B- SỰ HÌNH THÀNH ÐỘNG TỪ CƠ BẢN NĂNG ÐỘNG THỂ Ðộng từ cơ bản năng động thể thành phần gồm có ngữ căn (dhātu) ghép với tiếp vĩ ngữ năng động thể (kattuvācakapaccaya). Ðộng từ cơ bản năng động thể được hình thành do 8 nhóm ngữ căn (dhātugaṇa) cùng với các tiếp vĩ ngữ của chúng như sau: 1- Nhóm đệ nhất ngữ căn (Bhāvādigaṇa): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "a" và "e". Nhóm này lấy "a" làm gốc động từ tướng. a) "A" có thể trực tiếp ghép vào tiếng ngữ căn đa âm. Thí dụ:
* Pac (nấu) + a =
paca (pacati). b) Với ngữ căn đơn âm, "a" có thể cùng nguyên âm của ngữ căn biến dạng. Thí dụ:
* Bhū (có, là) + a = bhava
(bhavati). c) Ðôi khi toàn bộ ngữ căn bị biến dạng trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
* Gam (đi) + a = gaccha
(gacchati). d) Tiếp vĩ ngữ "e" được trực tiếp ghép vào ngữ căn. Thí dụ:
* Then (lấy trộm) + e =
thene (theneti). 2- Nhóm đệ nhị ngữ căn (Rudhādigana): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với năm tiếp vĩ ngữ là a, i, ī, e và o. Nhóm này lấy tiếp vĩ ngữ "a" làm gốc động từ và đối với nhóm đệ nhị ngữ căn này khi hiệp với tiếp vĩ ngữ thì luôn luôn phải xen "ṃ" vào làm trung gian. a) "ṃ-a" được ghép trực tiếp với ngữ căn. Cần chú ý "ṃ" trong trường hợp này sẽ hoán đổi vị trí với phụ âm tận cùng của ngữ căn, đồng thời nó sẽ được đồng hóa với phụ âm tận cùng ấy. Thí dụ:
Rudh
(ngăn, bít) + ṃ-a = bhuñja (bhuñjati). b) "ṃ-i" ghép với ngữ căn. Thí dụ: Rudh (ngăn, bít) + ṃ-i = rundhi (rundhitī). c) "ṃ-ī" ghép với ngữ căn. Thí dụ: Rudh (ngăn, bít) + ṃ-ī = rundhī (rundhīti) ... d) "ṃ-e" ghép với ngữ căn. Thí dụ:
Rudh
(ngăn, bít) + ṃ-e = rundhe (rundheti). e) "ṃ-o" ghép với ngữ căn. Thí dụ: Subh (trong sáng) + ṃ-o = sumbho (sum-bhoti). I, ī, e và o dù có đặt trong nhóm đệ nhị ngữ căn thật, nhưng rất ít xuất hiện. 3- Nhóm đệ tam ngữ căn (divādigaṇa): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với một tiếp vĩ ngữ là "ya". Tiếp vĩ ngữ "ya" chính là động từ tướng của nhóm ngữ căn này. a) Ya khi ghép với ngữ căn đa âm thì "y" có thể bị đồng hóa với tiếng phụ âm cuối của ngữ căn. Thí dụ:
Dus
(bẩn, chật) + ya = dussa (dussati). b) Ðôi khi tiếp vĩ ngữ ya cùng với phụ âm cuối của ngữ căn trải qua sự biến dạng. Thí dụ:
Div
(chơi đùa) + ya = dibba (dibbati). c) Có khi phụ âm cuối của ngữ căn cùng với "y" của tiếp vĩ ngữ hoán đổi vị trí cho nhau. Thí dụ: Muh (quên lãng) + ya = muyha (muyhati). d) Nếu là ngữ căn đơn âm thì "ya" sẽ trực tiếp ghép vào. Thí dụ:
Gā
(ca hát) + ya = gāya (gāyati). 4- Nhóm đệ tứ ngữ căn (Svādigaṇa): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 3 tiếp vĩ ngữ là "uṇā", "ṇā", "ṇo"; những tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm đệ tứ ngữ căn. a) "Uṇā", "ṇā", và "ṇo" được trực tiếp ghép vào ngữ căn. Thí dụ:
Pāp
(đạt đến) + uṇā = pāpuṇā (pāpuṇāti). b) Ở một vài ngữ căn, phụ âm cuối của chúng sẽ được gấp đôi trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ: Sak (có thể) + uṇā = sakkuṇa (sakkuṇāti). 5- Nhóm đệ ngũ ngữ căn (kiyādigaṇa): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với một tiếp vĩ ngữ là "nā". Tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm đệ ngũ ngữ căn. a) Ðược trực tiếp ghép vào ngữ căn . Thí dụ:
Ki
(mua) + nā = kinā (kināti). b) Ngữ căn "ñā" (tri giác) được biến thành "jā" trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ: ñā + nā = jānā (jānāti) ... 6- Nhóm đệ lục ngữ căn (Tanādigaṇa): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "o" và "yira"; 2 tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm. a) "O" được trực tiếp ghép vào ngữ căn. Thí dụ:
Tan
(nới rộng) + o = tano (tanoti). b) "Yira" chỉ được ghép với ngữ căn. "Kar" (làm, tạo ra), ngoài ra không thấy ghép với ngữ căn nào nữa. Ở đây, ngữ căn "Kar" sẽ được đơn giản hình thức là "Ka" trước tiếp vĩ ngữ: kar + yira = kayira (kayira). 7- Nhóm đệ thất ngữ căn (Curādigaṇa): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "ṇe", "ṇaya"; hai tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm. "Ṇe", "ṇaya" sẽ trực tiếp ghép vào ngữ căn "ṇ" của ṇe và ṇaya là dấu hiệu cho biết có sự tăng cường âm đầu của ngữ căn và dấu hiệu ấy sẽ bị xóa đi tiếp vĩ ngữ ghép vào ngữ căn. (Ở đây sự tăng cường có nghĩa là làm sao âm được mạnh thêm, như a thành ā; i, ī thành e; u, ū thành o). Thí dụ:
Cur
(trộm) + ṇe = core (coreti). 8- Bọn đệ bát ngữ căn (Gehādigaṇa): Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "ṇhā " và "ppa". Hai tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm. Hai tiếp vĩ ngữ này chỉ ghép với ngữ căn "gah" (cầm lấy), ngoài ra không gặp ghép với ngữ căn nào khác. Ở đây ngữ căn sẽ thay đổi trước tiếp vĩ ngữ. Thí dụ:
Gah + ṇhā
= gaṇhā ( gaṇhāti). Riêng về 8 tiếp vĩ ngữ đặc biệt, như āya, īya, ala, ara, āla, kha, cha, sa có sự hình thành động từ cơ bản và mang ý nghĩa đặc biệt như sau: 1- Hai tiếp vĩ ngữ là āya và īya được ghép vào những danh từ (nāmasabda) để tạo nên những động từ (kiriyāsabda) với ý nghĩa diễn đạt sự thực hành hay giả dụ, hoặc ước vọng ... Thí dụ: a) Ý nghĩa thực hành:
* Cira + āya = cirāya (cirāyati:
trì hoãn). b) Ý nghĩa giả dụ:
* Timira + āya = timirāya (timirāyati:
làm như bóng tối). c) Ý nghĩa ước vọng:
*
Dhana + īya = dhanīya (dhanīyati: ước tài
sản). Ngoài ra, riêng tiếp vĩ ngữ āya còn được ghép vào những tiếng hài thanh để tạo nên những động từ diễn tả âm thanh. Thí dụ:
* Gaḷagaḷa + āya = gaḷagalāya
(gaḷagalāyati: kêu rào rào). 2- Ba tiếp vĩ ngữ là ala, āra, āla được ghép vào một số ngữ căn để tạo nên động từ cũng diễn đạt ý nghĩa thực hành. Thí dụ:
* Jut + ala = jotala (jotalati:
chói lọi). 3 - Ba tiếp vĩ ngữ là kha, cha và sa được ghép vào một số ngữ căn để hình thành những động từ chỉ sự ước muốn. Âm đầu của ngữ căn sẽ gấp đôi lên trước những tiếp vĩ ngữ này, hoặc đôi khi ngữ căn sẽ hoàn toàn biến dạng. Thí dụ: a) Ðối với tiếp vĩ ngữ "kha":
Tij + kha
= titikkha (titikkhati:
kiên nhẫn). b) Ðối với tiếp vĩ ngữ "cha": Kit + cha = cikiccha (cikicchati: chữa thuốc). Cikicchati thường gặp là tikicchati (đồng nghĩa).
Gup + cha = jiguccha
(jigucchati: nhờm gớm, chán chê). c) Ðối với tiếp vĩ ngữ "sa":
Ji + sa = jigiṃsa
(jigiṃsati: muốn thắng phục) -ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004