Buddhasāsana Pāli Hàm Thụ Tỳ
khưu Giác Giới Chùa Siêu Lý, Vĩnh
Long
-ooOoo- CHƯƠNG VI
PHỨC HỢP NGỮ Ðịnh nghĩa: Phức hợp ngữ (samāsa) hay hợp thể ngữ là phép thu ghép danh từ trong tiếng Pāli. Khi hai hay nhiều từ ngữ có sự liên hệ văn phạm với nhau, được phối hợp để rút gọn thành một đơn vị văn phạm. Ðó gọi là phép phức hợp ngữ, hoặc nói cho dễ hiểu là phép lập thành "danh từ ghép" trong tiếng Pāli vậy. Thí dụ:
Seto haṭṭhī
=> setahatthī
(bạch tượng), Phức hợp ngữ luôn luôn phải có từ hai thành phần trở lên lập nên; mà một trong những thành phần phải là danh từ (nāmanāma), thành phần còn lại có thể là những danh từ hay tính từ hoặc bất biến từ ... Một số phức hợp ngữ có thành phần đầu là một danh từ hay tính từ phối hợp với thành phần kia là một danh từ; lại có hình thức phức hợp ngữ khác có thành phần đầu là một bất biến từ phối hợp với thành phần kia là danh từ. PHÂN LOẠI: Phức hợp ngữ trong tiếng Pāli có 6 loại:
1- Ðồng trạng
phức hợp ngữ. (Kammadhārayasamāsa).
ÐỒNG TRẠNG PHỨC
HỢP NGỮ Khi hai tiếng có cùng ngữ cách và đồng ngữ số, phối hợp với nhau để thành một danh từ ghép, đó gọi là đồng trạng phức hợp ngữ. Thí dụ:
Dīgho maggo
= dīghamaggo (con đường
dài). Mặt khác, thành phần đầu trong loại phức hợp ngữ này không những là tính từ miêu tả, mà còn có thể là một tính từ riêng (tên họ ...). Thí dụ:
Bimbisāro rājā = Bimbisārarājā
(vua
Bimbisāra). Ở đây có vài điểm xảy ra cũng đáng chú ý: 1. Tính từ "mahanta" (lớn, to) khi là thành phần trong một phức hợp ngữ, thì được đổi dạng là "mahā", nếu "mahā" đứng kế một tiếng phụ âm; có thể trường âm cuối biến thành đoản âm và phụ âm ấy được gấp đôi. Thí dụ:
Mahantī
paṭhavī = mahāpathavī (quả
đất lớn). 2. Khi hai thành phần của một phức hợp ngữ mang hình thức nữ tính, thì thành phần đầu nếu là từ ngữ gốc vốn nam tính sẽ trở lại hình thái ban đầu của nó. Thí dụ:
Khattiyā
kumārī = khattiyakumārī
(thiếu nữ dòng Sát-đế-lỵ). 3. Trong một phức hợp ngữ, thành phần danh từ định tính nếu ở vào cách thể tỷ giảo (so sánh) thì được đặt ở cuối phức hợp ngữ ấy. Thí dụ:
Ādicco viya
Buddho = Buddhādicco
(đức Phật như mặt trời). 4. Có một hình thức phức hợp ngữ khác xảy ra, cũng được kể vào loại phức hợp ngữ này, đó là bất biến từ "na" phối hợp với danh từ. Mặc dù phức hợp ngữ hình thức này có thành phần đầu là một bất biến từ nhưng không kể vào loại "bất biến thái phức hợp ngữ " (ayayībhāvasamāsa), vì loại "bất biến thái phức hợp ngữ" tạo nên những trạng từ bất biến cách, còn ở đây thì không. "Na" khi phối hợp với một danh từ có phụ âm đứng đầu, thì nó sẽ được biến dạng thành "a"; còn nếu phối hợp với một danh từ mà có dẫn đầu là nguyên âm, thì nó sẽ biến dạng thành "an". Thí dụ:
Na manussa =
amanussa (không phải
người, phi nhân). Trường hợp trên đây cũng có thể kể vào loại "tương thuộc phức hợp ngữ" (Tappurisasamāsa) thuộc về ubhayatappurisa. Toát yếu: Ðồng trạng phức hợp ngữ là loại phức hợp ngữ mà hai thành phần tạo nên nó có đồng tính, đồng cách và đồng số; và thành phần đầu thường là tính từ của thành phần sau. Thành phần tính từ ấy có thể là tính từ miêu tả, cũng có thể là tính từ riêng (tên họ ...). Tính từ "mahanta" (to, lớn) thường biến thành "mahā" khi là thành phần của một phức hợp ngữ; nó sẽ là "maha" khi phụ âm đứng kề nó gấp đôi lên. Mặt khác, nếu thành phần đầu của một phức hợp ngữ nữ tính, nó vốn từ gốc nam tính, thì sẽ trở lại hình thái nam tính của nó. Trong một phức hợp ngữ, từ ngữ ở thể tỷ giảo được đặt cuối phức hợp ngữ. Bất biến từ "na" ghép hợp với một danh từ cũng lập nên một phức hợp ngữ và cũng kể là loại phức hợp ngữ đồng trạng. "na" sẽ biến thành "a" khi ghép hợp với từ ngữ có tiếng phụ âm dẫn đầu. Sẽ biến thành "ana" khi ghép hợp với từ ngữ có tiếng nguyên âm dẫn đầu. Về dạng phức hợp ngữ này cũng có thể kể vào loại tương thuộc phức hợp ngữ.
ÐỊNH SỐ PHỨC
HỢP NGỮ Loại phức hợp ngữ này cũng có thể xem là đồng loại với "phức hợp ngữ đồng trạng", vì hai thành phần trong phức hợp ngữ loại này cũng phải là đồng biến cách (vibhatti). Nhưng đặc biệt ở loại này có thành phần đầu luôn luôn là những "tính từ số đếm", nên mới được phân loại như vậy. Vậy khi một tính từ số lượng ghép hợp với một danh từ để tạo nên một từ ngữ, đó gọi là Ðịnh số phức hợp ngữ. Loại này có hai cách: 1. Cách thu dạng, gọi là "samāhāradigu", nghĩa là một định số phức hợp ngữ luôn luôn mang hình thức số ít trung tính, mặc dù chỉ số lượng số nhiều. Thí dụ:
Dve aṅguliyo
= dvaṅgulaṃ : hai ngón
tay. 2. Cách không thu dạng, gọi là "asamāhā-radigu", nghĩa là một định số phức hợp không phải luôn luôn mang hình thức số ít trung tính. Thí dụ:
Tayo bhavā=
tibhāvā : tam hữu. Toát yếu: Ðịnh số phức hợp ngữ là hình thức phức hợp ngữ có thành phần đầu là một tính từ số đếm ghép hợp với thành phần sau là một danh từ; và hai thành phần đó phải có đồng cách. Loại này cũng được xem là cùng loại với đồng trạng phức hợp ngữ. Ðịnh số phức hợp ngữ có hai cách là: thu dạng (samāhāra-digu), và không thu dạng (asamāhāradigu).
TƯƠNG THUỘC
PHỨC HỢP NGỮ Sự phối hợp giữa hai thành phần danh từ liên hệ nhau mà bất đồng ngữ cách gọi là tương thuộc phức hợp ngữ. - Trong phức hợp ngữ tương thuộc, thành phần đầu phải khác ngữ cách với thành phần sau, và ở bất cứ ngữ cách nào ngoại trừ chủ và hô cách. - Tính và số của phức hợp ngữ được định đoạt do thành phần cuối. Tùy theo trường hợp của thành phần đầu ở vào ngữ cách nào, mà tương thuộc phức hợp ngữ được gọi tên theo loại ngữ cách đó. Tương thuộc phức hợp ngữ được phân ra làm 6 thứ như sau: 1. Ðệ nhị tương thuộc (dutiyatappurisa) là hình thức phức hợp ngữ có thành phần đầu ở vào "đối cách" (dutiyā vibhatti). Thí dụ:
Kammaṃ kāro
= kammakāro: người làm
việc. 2. Ðệ tam tương thuộc (tatiyatappurisa): là hình thức phức hợp ngữ có thành phần đầu ở vào "sở dụng cách" (tatiyā vibhatti). Thí dụ:
Buddhena
desito = Buddhadesito
(được Ðức Phật thuyết). 3. Ðệ tứ tương thuộc (catutthatappurisa): là hình thức phức hợp ngữ có thành phần đầu ở vào "chỉ định cách"(catutthī vibhatti). Thí dụ:
Pāsādāya
dabbaṃ = pāsādadabbaṃ (vật
liệu cho ngôi lầu). Còn có một hình thức phức hợp ngữ khác được hình thành do hai thành phần: một là "vị biến cách" và một là từ ngữ "kāma" hay "kāmatā" (mong mỏi, ước muốn), cũng được kể vào trường hợp "đệ tứ tương thuộc" vậy. Thí dụ:
Gantuṃ kāmo
= gantukāmo : muốn đi. 4. Ðệ ngũ tương thuộc (pañcamatappuri-sa): là hình thức phức hợp ngữ có thành phần đầu ở vào "xuất xứ cách" (pañcamī vibhatti). Thí dụ:
Duccaritato
visati = duccaritavirati
(sự tránh ác hạnh). 5. Ðệ lục tương thuộc (chaṭṭhatappurisa): là hình thức phức hợp ngữ có thành phần đầu ở vào "sở thuộc cách" (chaṭṭhī vibhatti). Thí dụ:
Jinassa
vacanaṃ = Jinvacanaṃ (lời
của bậc Thắng Giả). 6. Ðệ thất tương thuộc (sattamatappurisa): là hình thức phức hợp ngữ có thành phần đầu ở vào "định sở cách" (sattamī vibhatti). Thí dụ:
Kūpe maṇḍuko
= kūpamaṇḍudo (ếch giếng). Ngoài ra còn một hình thức phức hợp ngữ khác có thành phần đầu là bất biến từ "na" phối hợp với thành phần sau là một danh từ. Hình thức phức hợp ngữ này được gọi là ubhayatappurisa (lưỡng loại tương thuộc), vì vừa là loại tương thuộc phức hợp ngữ, cũng vừa là loại đồng trạng phức hợp ngữ (ở loại đồng trạng phức hợp ngữ, hình thức này có tên gọi là napubbapadakammadhārayasamāsa, nghĩa là đồng trạng phức hợp ngữ có "na" đứng trước). Khi "na" ghép với danh từ có phụ âm dẫn đầu, thì sẽ đổi dạng là "a"; nếu ghép với danh từ có nguyên âm dẫn đầu, thì sẽ đổi dạng là "an". Thí dụ:
Na manussa =
amanussa (phi nhân). Toát yếu: Tương thuộc phức hợp ngữ là loại phức hợp ngữ có hình thức được lập nên bởi hai thành phần liên hệ nhau mà bất đồng ngữ cách. Thành phần đầu có thể ở bất cứ ngữ cách nào trừ đối cách và hô cách, thành phần cuối sẽ định tính cho toàn bộ phức hợp ngữ. Có 6 thứ tương thuộc phức hợp ngữ:
- Phức hợp ngữ
có thành phần đầu ở vào đối cách, gọi là đệ nhị tương
thuộc. Ngoài ra còn một hình thức khác, có thành phần đầu là bất biến từ "na" ghép hợp với một danh từ, cũng được gọi là tương thuộc phức hợp ngữ hay đồng trạng phức hợp ngữ.
HỘI TỤ PHỨC HỢP
NGỮ Hai hay nhiều danh từ đồng đẳng nhau (nghĩa là không phụ thuộc lẫn nhau, mà đồng cách vị) được nối liền bằng liên từ "ca" (và, với), người ta có thể phối hợp chúng lại thành một cụm từ để bỏ bớt những liên từ trung gian ấy. Ðó gọi là hội tụ phức hợp ngữ. Vì không phụ thuộc lẫn nhau nên các thành phần của phức hợp ngữ có thể khác tính và bất đồng ngữ số, nhưng các thành phần ấy phải đồng cách vị trước khi hợp nhất. Loại phức hợp ngữ này hình thành có hai cách là: 1. Cách thu dạng, gọi là samāhāra, nghĩa là hình thức của phức hợp ngữ thu gọn, luôn luôn dưới dạng số ít trung tính, cho dù các thành phần của phức hợp ngữ thuộc tính, số nào đi nữa. Thí dụ:
Gītañ
ca vāditañca = gītavāditaṃ:
bài hát và nhạc. 2. Cách không thu dạng, gọi là asamāhāra-dvanda, nghĩa là hình thức phức hợp ngữ phối hợp các thành phần danh từ cho thành hợp từ dạng số nhiều. Thí dụ:
Cando ca
suriyo ca = candasuriyā:
mặt trời và mặt trăng. Toát yếu: Hội tụ phức hợp ngữ là hình thức phức hợp ngữ do hai hay nhiều thành phần lập nên mà chúng đồng nhau về cách vị nhưng không phụ thuộc nhau. Những thành phần của phức hợp ngữ loại này trước đó được liên kết nhau bằng liên từ "ca"; và chúng có thể khác nhau về tính, về số, chỉ phải đồng nhau ở ngữ cách thôi. Có hai cách trong hội tụ phức hợp ngữ, là:
- Cách thu
dạng, nghĩa là làm cho phức hợp ngữ nhất định mang hình
thức trung tính số ít.
BẤT BIẾN THÁI
PHỨC HỢP NGỮ Khi một bất biến từ, gồm tiếp đầu ngữ hay phân từ, phối hợp với một danh từ để hình thành một phức hợp ngữ mang hình thức cố định là trung tính số ít, dùng như một trạng từ bất biến cách. Ðó được gọi là bất biến thái phức hợp ngữ vậy. Tiếng bất biến từ luôn luôn dẫn đầu phức hợp ngữ, mặc dù trước đó nó đứng sau danh từ liên hệ. 1. Với tiếp đầu ngữ phía trước (upasagga-pubbaka) Thí dụ:
Gharaṃ
anu = anugharaṃ
(theo
từng nhà). 2. Với phân từ phía trước (nipātapubbaka) Thí dụ:
Gaṅgāya
adho = adhogaṅgaṃ
(cuối
dòng sông). Toát yếu: Bất biến thái phức hợp ngữ là hình thức phức hợp ngữ được sử dụng như một trạng từ (bất biến cách), loại phức hợp ngữ này được hình thành do hai thành phần cấu trúc mà một là tiếng bất biến từ ghép với thành phần kia là một danh từ. Tiếng bất biến từ ấy có thể là tiếp đầu ngữ (upasagga) hoặc phân từ (nipāta). Thành phần danh từ luôn luôn nằm cuối phức hợp ngữ và toàn bộ phức hợp ngữ nhất định mang một hình thức là số ít trung tính.
QUAN HỆ PHỨC
HỢP NGỮ Một phức hợp ngữ có hai thành phần đồng đẳng và phụ thuộc nhau (có đồng tính, cách và số) phối hợp nên, nhưng kết quả phức hợp ngữ ấy mang ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu của hai thành phần; Mặt khác loại phức hợp ngữ này phải được hiểu ngầm với một quan hệ đại danh từ (ya, ta: người mà, cái mà ...) mới đủ nghĩa. Ðấy gọi là quan hệ phức hợp ngữ. Quan hệ phức hợp ngữ cần phải hiểu khác với loại đồng trạng phức hợp ngữ (kammadhārayasa-māsa) và loại hội tụ phức hợp ngữ (dvandasamāsa). Hãy so sánh. Thí dụ:
Seto hatthī
(con voi trắng) => setahatthī (bạch
tượng). Loại đồng trạng phức hợp ngữ. Ðồng trạng phức hợp ngữ luôn luôn là một danh từ. Hội tụ phức hợp ngữ thì trở thành một cụm danh từ. Riêng quan hệ phức hợp ngữ thì dùng như một tính từ của danh từ, tuy nhiên đôi khi có thể thay thế danh từ diễn đạt. Tiếng thuộc về quan hệ phức hợp ngữ sẽ mang hình thức tính từ, cách và số theo danh từ mà nó liên hệ phụ thuộc hoặc thay thế. Quan hệ phức hợp ngữ phân ra có 6 cách và tùy theo tiếng quan hệ đại danh từ được hiểu ngầm cho nó. Sau đây là những thí dụ về các loại quan hệ phức hợp ngữ: 1. Có quan hệ đại danh từ ở đối cách
Āgatā samaṇā
(yaṃ, so): āgatasamaṇo
(nơi mà các sa-môn lui tới). 2. Có quan hệ đại danh từ ở sử dụng cách Jitāni indriyāni (yena, so): jitindriyo (người mà hàng phục: bậc thánh) 3. Có quan hệ đại danh từ ở chỉ định cách Dinno suṅko (yassa, so): dinnasuṅko (người mà thuế được góp cho: quan thuế). 4. Có quan hệ đại danh từ ở xuất xứ cách Niggatā janā (yasmā, so): niggatajano (nơi mà dân chúng đã bỏ đi: nhà hoang, làng hoang). 5. Có quan hệ đại danh từ ở sở thuộc cách
Khīṇā āsavā
(yassa, so): khīṇāsavo
(người mà có lậu hoặc được đoạn trừ: bậc đoạn lậu). 6. Có quan hệ đại danh từ ở định sở cách Sampannāni sassāni (yasmiṃ, so): sampan-nassasso (nơi mà có mùa màng thịnh vượng: vùng đất phì nhiêu, thành phố trù mật)... Một vài đặc điểm nên ghi nhớ trong loại quan hệ phức hợp ngữ: - Thành phần cuối của phức hợp ngữ, nếu là danh từ nữ tính vĩ ngữ "ī", "ū" hoặc là danh từ nam tính có kết thúc là "u", thì sẽ có một tiếp vĩ ngữ "ka" thêm vào. Thí dụ:
Bahuyo
nadiyo (yasmiṃ, so) = bahunadiko
(nơi mà có nhiều sông: vùng sông
nước). - Dù cho các thành phần để lập nên phức hợp ngữ ở vào tính nào, ngữ số nào (nam tính, nữ tính hoặc trung tính, số ít hoặc số nhiều), nhưng khi phức hợp ngữ được hình thành thì sẽ mang hình thức tính từ, và sẽ tùy theo tính cùng ngữ số của danh từ mà nó liên hệ phụ thuộc hay thay thế. Thí dụ:
Āruḷhā
vāṇijā = āruḷhavāṇija (āruḷhavāṇjā nāvā:
chiếc tàu mà các thương nhân bước
xuống). Toát yếu: Quan hệ phức hợp ngữ là loại phức hợp ngữ mang hình thức tính từ. Phức hợp ngữ loại này không giống như đồng trạng phức hợp ngữ và hội tụ phức hợp ngữ, vì nó không phải được định tính bởi thành phần cuối. Hơn nữa kết quả của phức hợp ngữ sẽ có ý nghĩa khác hẳn ý nghĩa ban đầu của hai thành phần khi chưa ghép hợp và ý nghĩa của nó cần phải được hiểu ngầm với một quan hệ đại danh từ mới chính xác. Quan hệ phức hợp ngữ có 6 cách, do căn cứ tiếng quan hệ đại danh từ của chúng ở vào ngữ cách nào trong 6 ngữ cách (trừ chủ cách và hô cách). Ðiểm lưu ý trong loại này là: - Trường hợp thành phần cuối của phức hợp ngữ nếu kết thúc bằng "ī" hay "ū" hoặc "tu", thì một tiếp vĩ ngữ "ka" sẽ ghép vào. - Toàn thể phức hợp ngữ sẽ trở thành tính từ và tùy thuộc vào danh từ nó đi theo mà hình thành tính, cách và số, chớ không được định tính bởi thành phần cuối của phức hợp ngữ.
PHẦN PHỤ CHÚ CỦA PHỨC HỢP NGỮ A- Về cấu trúc phức hợp ngữ Thành phần cấu trúc phức hợp ngữ không đứng độc lập. Một vài tình trạng phức hợp ngữ, trong đó hai thành phần để lập nên chúng có một thành phần đứng cuối phức hợp ngữ là một đơn vị sơ chuyển hóa ngữ (kiṭaka), mà thành phần này đặc biệt không thể tách rời độc lập trong cú pháp. Hình thức này chỉ tìm thấy trong loại tương thuộc phức hợp ngữ (tappuri-sasamāsa). Thí dụ:
Jalaṭṭha
(loài trú trong nước)
=> jale + ṭha. * Phức hợp ngữ có thành phần trước không bỏ ngữ cách. Một vài trường hợp đặc biệt phức hợp ngữ do hai thành phần lập nên, mà trong đó thành phần đầu vẫn được giữ nguyên dạng ngữ cách của nó, không bị loại bỏ, mặc dù đã hình thành phức hợp ngữ rồi. Ðây được gọi là aluttasamāsa (phức hợp ngữ không xóa dạng). Thí dụ:
Pabhaṃ karo
= pabhaṅkaro (vật tạo ánh
sáng, mặt trời) ... B- Quan hệ phức hợp ngữ dị biệt Ðó là một hình thức quan hệ phức hợp ngữ có thành phần trước là bất biến từ "na" (napubbapa-dabahubbihisamāsa). Mặc dù có thành phần cấu tạo là bất biến từ "na", nhưng hình thức phức hợp ngữ này không thể kể vào loại đồng trạng phức hợp ngữ hay tương thuộc phức hợp ngữ, cũng không liệt vào loại bất biến thái phức hợp ngữ, mà phức hợp ngữ này phải hiểu ngầm với một quan hệ đại danh từ mới đạt được ý nghĩa; bởi thế mới gọi là quan hệ phức hợp ngữ. "Na" sẽ biến thành "a" hay "an" khi hình thành. Thí dụ:
Na (yassa)
samo (so): asamo (người mà
không có sự sánh bằng: bậc Vô Song). C- Phức hợp ngữ hỗn hợp Có những tình trạng phức hợp ngữ, trong đó những thành phần tạo nên chúng lại cũng là một hình thức phức hợp ngữ khác nữa. Phức hợp ngữ mà có các thành phần cấu tạo là một phức hợp ngữ khác, ta gọi đó là loại phức hợp ngữ hỗn hợp (mis-sakasamāsa). Gặp trường hợp này, hãy phân tách giai đoạn để sau đó ta có thể hiểu trong đấy gồm có những thành phần nào và cuối cùng kết quả của toàn thể phức hợp ngữ ấy thuộc loại gì? Thí dụ: 1."Suranaramahito" (được người trời tôn ngưỡng).
a)
Surā ca narā ca = suranara
(dvanda) 2. "Bhikkhusahassaparivuto" (được vây quanh bởi 1000 vị Tỳ kheo)
a)
Bhikkhūnaṃ sahassaṃ = bhikkhusahas-saṃ (tappurisa). 3. "Gandhamālādihatthā" (người mà tay mang hương hoa v.v...).
a) Gandhā ca
mālā ca: gandhamālā (dvanda). 4. "Sabbālaṅkārapaṭimaṇditā " (điểm trang với mọi trang sức).
a) Sabbe
alaṅkārā: sabbālaṅkārā (kamma-dhāraya). 5."Dvattiṃsamahāpurisalakhaṇapaṭimaṇḍito" (được hội đủ với 32 đại nhân tướng).
a) Mahanto
puriso: mahāpuriso (kamma-dhāraya). D- Sự đổi dạng từ ngữ trong phức hợp ngữ Một số từ ngữ khi chúng là thành phần của phức hợp ngữ, sẽ đổi dạng khác ban đầu. Về điểm này cũng cần chú ý, vì rất thường gặp như sau: 1. Từ ngữ "akkhi" (con mắt) đổi dạng là "akkho". Thí dụ:
* Visālāni
akkhīni (yassa, so): visālakkho
(người mà có mắt lớn). 2. Từ ngữ "aṅguli" (ngón tay) đổi dạng là "aṅ-gula". Thí dụ:
* Cattāro
aṅguliyo pamānaṃ: caturaṅgulap-pamānaṃ
(cỡ chừng 4 ngón tay). 3. Từ ngữ "go" (con bò) đổi dạng là "gavā" hay "gu". Thí dụ:
* Hatthī ca
go ca asso ca vaḷavā ca: hatthī-gavāssavaḷavā
(voi, bò, ngựa và ngựa cái). 4. Từ ngữ "dve" (hai) đổi dạng là "du" hay "di". Thí dụ:
Dve vidhā =
duvidhaṃ (thành hai loại). 5. Từ ngữ "puma" (giống đực) đổi dạng là "puṃ", "puṃ" đổi dạng tùy theo chữ ghép. Thí dụ:
Pumā kokilo
= puṅkokilo (chim cu
trống). 6. Từ ngữ "bhūmi" (nền đất) đổi dạng là "bhum-ma" hay "bhūma". Thí dụ:
* Pañca
bhūmiyo (yassa, so): pañca bhummo
(tòa năm tầng). 7. Từ ngữ "mahanta" (to lớn) đổi dạng là "mahā". Thí dụ:
Mahanto
puriso = mahāpuriso
(bậc
Ðại Nhân). 8. Từ ngữ "ratti" (đêm) đổi dạng là "ratta". Thí dụ:
* Tayo
rattiyo: tirattaṃ (3 đêm). 9. Từ ngữ "saha" (cùng với) đổi dạng là "sa" Thí dụ:
* Saha
parivārena (vattate) (yo, so): sappa-rivāro
(người sống với tùy tùng). 10. Từ ngữ "samāna" (đồng đẳng, ngang bằng) đổi dạng là "sa" Thí dụ:
* Samānā
jāti (yassa, so): sajātiko
(người có đồng loại, có vật đồng
sanh). 11. Từ ngữ "santa" (yên tịnh) đổi dạng là "sa". Thí dụ: Santo puriso: sappuriso (bậc hiền nhân, tịnh giả) ... * * *
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VI A- Câu hỏi lý thuyết I- Hãy nhận xét rồi trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Phức hợp ngữ (samāsa) trong tiếng Pāli là gì? 2. Có bao nhiêu loại phức hợp ngữ? 3. Ðồng trạng phức hợp ngữ (kammadhāraya-samāsa) có hình thức thế nào? 4. Ðịnh số phức hợp ngữ (digusamāsa) có cách thức ra sao? 5. Tương thuộc phức hợp ngữ (tappurisasa-māsa) có đặc điểm gì về hình thức? 6. Sao gọi là hội tụ phức hợp ngữ (dvandasa-māsa)? 7. Một phức hợp ngữ thế nào mới gọi là bất biến thái phức hợp ngữ (avyayībhāvasamāsa)? 8. Có đặc điểm gì trong quan hệ phức hợp ngữ (bahubbīhisamāsa)? 9. Một phức hợp ngữ có thể trở thành một thành phần của phức hợp ngữ khác chăng? 10. Một phức hợp ngữ có thành phần cấu tạo là một phức hợp ngữ khác thì gọi là phức hợp ngữ gì? II- Câu hỏi trắc nghiệm 1- Một phức hợp ngữ có hai thành phần liên quan nhau mà không đồng cách vị, đó gọi là:
a- Ðồng trạng
phức hợp ngữ . 2- Một phức hợp ngữ có hai thành phần đồng cách vị mà không liên quan nhau, đó gọi là:
a- Ðồng trạng
phức hợp ngữ . 3- Một phức hợp ngữ có hai thành phần liên quan nhau và đồng cách vị, đó gọi là:
a- Ðồng trạng
phức hợp ngữ . B- Bài tập dịch I- Dịch câu tiếng Pāli ra tiếng Việt và chỉ rõ phức hợp ngữ: 1. Paṇḍito uppāditadhanañca (1) āhaṭadhanañca (2) sabbaṃ tassā mātāpitunnaṃ datvā te samassā setvā (3) taṃ ādāya nagaraṃ eva agamāsi. 2. Jarasakko (4) amhe matte (5) katvā mahāsa-muddapiṭṭhe (6) khipitvā amhākaṃ devanagaraṃ gaṇhi; mayaṃ tena saddhiṃ yujjhitvā amhākaṃ devanagaraṃ eva gaṇhissāma. 3. Bodhisatto (7) pana dhamāsanato (8) otaranto dhammakaṭhiko (9) viya dve hatthe dve pāde ca pasāretvā (10) ... kāsikavatthe (11) nikkhittamaṇi-ratanaṃ viya jotanto mātukucchito nikkhami. 4. Ath'ekadivasaṃ bodhisatto uyyānabhūmiṃ ganthukāmo sārathiṃ āmantetvā rathaṃ yojehī'ti (12) āha. 5. Suranaramahito satthā bhikkhusahassapari-vuto ākiṇṇamanussaṃ (13) rājagahanagaraṃ (14) pāvisi. 6. Ārūḷhavāṇijā mahānāvā nirupaddavena (15) mahāsamuddaṃ taritvā sattāhena jambudīpaṃ (16) sampāpuṇi. 7. Saparivāro rājā anvaddhamāsaṃ antopurā nikkhamitvā nānātarusaṇḍamaṇḍitaṃ (17) dijagaṇa-kūjitaṃ (18) uyyānaṃ gacchati. 8. Bahavo brāhmaṇā bahinagarato antonagaraṃ pavisitvā yāvadatthaṃ bhuñjitvā sakasakagehāni (19) agāmiṃsu. 9. Chaḷabhiññāpattā pañcasatakhīṇāsavā anto-vassaṃ rājagahasamīpe (20) vasantā dhammavi-nayasaṅgītiṃ (21) akaṃsu. 10. Tadā sāvatthiyaṃ (22) sattamanussakoṭiyo vasanti tesu ariyasāvakānaṃ dve yeva kiccāni ahe-suṃ purebhattaṃ dānaṃ denti pacchābhattaṃ gandhamālādihatthā vatthabhesajjapāṇakādiṃ gāhā-petvā dhammasavanatthāya gacchanti. 11. Udenassa rañño tayo pāsādā ahesuṃ eko tibhūmako eko catubhūmako itaro pañcabhummako. 12. So rājā dvirattaṃ vā tirattaṃ vā ekasmiṃ pāsāde nāṭikitthiparivuto sampattiṃ (23) anu-bhavanto (24) vasati na pana dīgharattaṃ ekasmiṃ vasati. 13. Mahājano nagaramajjhe santhāgaàraṃ (25) sabbagandhehi upalimpetvā (26) upari suvaṇṇatārakā divicittaṃ (27) buddhāsanaṃ (28) paññāpetvā sat-thāraṃ ārocesi. 14. So na cirass'eva (29) paccekasambodhiṃ (30) abhisambujjhitvā sakalabārāṇasīnagare (31) puṇṇa-cando viya pākaṭo lābhaggaysaggappatto (32) ahosi. 15. Ath' assa paricārakapurisa (33) nāvāvaṇṇāni dussāni nānappakārā ābharaṇavikatiyo (34) mālāgan-dhavilepanāni ca ādāya samantā parivāretvā (35) aṭṭhaṃsu. II- Dịch sang tiếng Pāli và lập thành phức hợp ngữ khi thích hợp: 1. Sư tử, cọp, báo, gấu (36) và nai sẽ không sống trong một khu rừng bị đốt cháy (37). 2. Người đàn ông đi về làng đã mang một đống lúa đến thành phố và bán lúa ấy cho những thị dân (38). 3. Mặt trời, mặt trăng và các vì sao (39) di chuyển (40) trong bầu trời, đã ban ánh sáng và niềm vui (41) cho những con người sống trong thế giới. 4. Khi ấy đấng Giác Ngộ, sau bảy ngày (42) đã đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi ở gốc cây Bồ Ðề và đi đến cây Nigrodha ở tại Ajapāla. 5. Những gia súc, ngựa, dê và cừu (43) khi được thoát khỏi sự giam cầm (44) chúng đã lang thang trong những khu rừng và những cánh đồng để ăn cỏ, uống nước. 6. Sau khi nghe pháp, vua cùng với một trăm hai chục ngàn người trở thành đệ tử (45) của Ðấng Giác Ngộ. 7. Người đàn ông mà các con trai đã chết (46) đi đến ngôi chùa ở ngoại thành và dâng cúng vật thí như y phục, vật thực (47) v.v... cho những vị Tỳ kheo ở đấy. 8. Vào hôm sau, sau khi sửa soạn vật cúng dường cho Ðức Phật và chư Tỳ kheo, sau khi trang hoàng (48) thành phố họ đã tu bổ (49) con đường mà theo đó Ðức Phật sẽ đến (50). 9. 500 dân chúng đã cúng dường hương hoa đến bậc Ðại Nhân, đảnh lễ Ngài rồi ra đi. 10. Khi ấy những phụ nữ vận y phục lộng lẫy (51), có tài ca múa (52), khả ái (53) như những thiên nữ, sau khi đến khu vườn của vua, họ đã múa hát (54) và nô đùa một cách thích thú (55). 11. Ở đấy, thái tử vui chơi suốt ngày (56) và tắm trong hồ nước đẹp; đến khi mặt trời lặn (57) bèn ngồi trên tảng đá sang trọng (58) để được mặc áo (59). 12. Trước tiên, đức vua thết đãi (60) họ một bữa tiệc (61) lớn, sau đó Ngài chọn một cặp bò (62) và trang sức sừng (63) của chúng bằng vàng, bạc và những vật quí giá (64). 13. Vị ấy đã nói với những người đó rằng: "Nếu các ông dọn (65) con đường cho Ðức Phật, thì hãy giao cho tôi một phần đất, tôi sẽ dọn sạch (66) nó cùng với các ông". Chú thích từ vựng.
(1)
Uppāditadhana: tài sản do
xuất (trung)
-ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004