Buddhasāsana Pāli Hàm Thụ Tỳ
khưu Giác Giới Chùa Siêu Lý, Vĩnh
Long
-ooOoo- CHƯƠNG III ÐỘNG TỪ (tt) C- PHÉP CHIA ÐỘNG TỪ NĂNG ÐỘNG THỂ Ðộng từ cơ bản năng động thể có phép chia vĩ ngữ theo 8 cách (vibhatti), ở 3 thì (kāla) của 3 ngôi (purisa) và theo 2 thể loại (pada). Ngoại trừ một số động từ cơ bản bất qui tắc, còn lại hầu hết động từ cơ bản thuộc tám nhóm ngữ căn (dhātugaṇa) đều có phép chia vĩ ngữ tương tự. C.1- Phép chia động từ cơ bản hợp qui tắc Sau đây là mẫu chia động từ cơ bản "Paca" (nấu), thuộc năng động thể, nhóm đệ nhất ngữ căn: 1- Tiến hành cách (vattamānā) thì hiện tại "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Vĩ ngữ "mi", "ma" ở ngôi thượng, loại attanopada, làm cho âm cuối của động từ cơ bản biến thành trường âm nếu âm cuối đó là đoản âm "a". 2- Hiện khứ cách (ajjattanī) thì quá khứ "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Ðộng từ cơ bản trước vĩ ngữ các ngôi còn có hình thức là thêm "a" phía trước chúng. 3- Quá khứ cách (hīyattanī) thì quá khứ "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Ðộng từ cơ bản trước vĩ ngữ các ngôi được thêm "a" (dẫn đầu). 4- Bất định khứ cách (pārokkhā), thì quá khứ "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Ðộng từ cách này ít thấy sử dụng, chúng diễn đạt quá khứ không nhất định. Cách thứ tư này có đặc điểm là ngữ căn luôn luôn được gấp đôi trước vĩ ngữ, như sau: - Phụ âm đầu của ngữ căn được gấp đôi lên cùng với một nguyên âm theo nó. Nếu ngữ căn có dẫn đầu là một vô khí âm, sẽ được gấp đôi bằng một vô khí âm. Thí dụ:
Pac
(nấu) => papaca; - Nếu ngữ căn khởi đầu là một hữu khí âm thì cũng sẽ được gấp đôi bằng một vô khí âm. Thí dụ: Bhū (là) => babhū ... - Riêng những ngữ căn khởi đầu là một vô khí hầu âm hay một hữu khí hầu âm, sẽ được gấp đôi bằng một vô khí khẩu cái âm. Thí dụ: Gam (đi) => jagama; ghas (ăn) => jaghasa ... - Nếu ngữ căn có khởi đầu là phụ âm "h", thì sẽ được gấp đôi bằng phụ âm "j". Thí dụ: Har (mang) => jahara ... - Nếu ngữ căn khởi đầu là một trường âm, thì nguyên âm gấp đôi kia sẽ là đoản âm. Thí dụ: Bhū (là) => babhū ... 5- Tương lai cách (bhavissanti) thì vị lai "Parassapada"
"Attanopada"
6- Ðiều kiện cách (kālātipatti) thì vị lai "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Cách này có đặc điểm là động từ được thêm "a" dẫn đầu, cũng như ở cách ajjattanī và hīyattanī vậy. 7- Mệnh lệnh cách (pañcamī) thì vô định "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Vĩ ngữ hi, mi, ma trong loại para-sapada, làm cho âm cuối của động từ cơ bản biến thành trường âm. 8- Khả năng cách (sattamī) thì vô định "Parassapada"
"Attanopada"
Như đã nói, chỉ trừ một số động từ bất qui tắc thì có phép chia khác thường, còn lại tất cả động từ cơ bản ở tám nhóm ngữ căn đều có phép chia tương tự. Tuy vậy nhưng với nhóm đệ thất ngữ căn có hình thức động từ cơ bản hình thành với tiếp vĩ ngữ "ṇe", thì trong phép chia ở thì quá khứ hiện khứ cách (ajjattanī) chúng có vài điểm khác thường như sau. Thí dụ mẫu "core" (trộm cắp): (Hiện khứ cách, thì quá khứ, loại parassapada).
C.2- Phép chia các động từ cơ bản bất qui tắc Một số động từ cơ bản năng động thể trong tiếng Pāli có mang hình thức bất thường ở phép chia, không giống như những động từ thông thường khác; chúng được gọi là những động từ bất qui tắc. Sau đây là các phép chia của chúng, được xếp theo mẫu tự. 1- Ðộng từ cơ bản "asa" (là, có), do "as + a". Ðược chia như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, parassapada
Thì quá khứ, hiện khứ cách, parassapada
Thì vô định, mệnh lệnh cách, parassapada
Thì vô định, khả năng cách, parassapada
Chú thích: Ở động từ này, về thể loại attanopada và những cách thì khác của parassapada, không thấy xuất hiện. 2- Ðộng từ cơ bản "e" (đi), do "i + a". Chỉ được tìm thấy chia với các dạng là tiến hành cách (vat-tamānā), tương lai cách (bhavissanti), mệnh lệnh cách (pañcamī) và khả năng cách (sattamī); cũng chỉ thuộc năng động thể và theo loại parassapada. Phép chia như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, parassapada
Thì vị lai, tương lai cách, parassapada
Thì vô định, mệnh lệnh cách, parassapada
Thì vô định, khả năng cách, parassapada.
Chú ý: Về động từ cơ bản "e" (đi) còn được tạo nên với những tiếp đầu ngữ khác nhau, và khi đó nó có những ý nghĩa khác nhau, tùy theo tiếp đầu ngữ ấy; những động từ được hình thành trong những dạng này có phép chia đủ cả ở các thì cách. Các dạng ấy như sau:
Ā + i + a =
eti (đến). 3- Ðộng từ cơ bản "upapajja" (sinh ra, xuất hiện), do ngữ căn "pad" ghép hợp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "ya" và có tiếp đầu ngữ "upa" hiệp phía trước: "upa + pad + ya = upapajja", hình thức này thuộc nhóm đệ tam ngữ căn. Ðộng từ cơ bản "upapajja" trong phép chia ở thì quá khứ hiện khứ cách (ajjattanī) còn có dạng là "udapāda"; ở thì quá khứ cách (hīyattanī) có đổi dạng là "udapajja" như sau: Thì quá khứ, hiện khứ cách, parassapada
Thì quá khứ, quá khứ cách, parassapada
Chú ý: Về ngữ căn "pad" còn được tạo thành những dạng động từ cơ bản khác nữa, do nhiều tiếp đầu ngữ khác nhau phối hợp; khi đó mỗi dạng có ý nghĩa khác nhau tùy theo tiếp đầu ngữ của nó. Thí dụ:
Ā + pad + ya
= āpajjai (mắc phải, vi
phạm). Các dạng trên đây đều có phép chia bình thường, không có điểm đặc biệt như "papajja". 4- Ðộng từ cơ bản "karo" (làm, tạo tác), do "kar + o", thuộc nhóm đệ lục ngữ căn, thể năng động. Có phép chia đặc biệt như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
"Attanopada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
"Attanopada"
Thì quá khứ, quá khứ cách, hīyattanī "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vị lai, điều kiện cách, kālātipatti "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vô định, mệnh lệnh cách, pañcamī "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Thì quá khứ, bất định khứ cách (pārokkhā) của động từ cơ bản "karo" không thấy xuất hiện. 5- Ðộng từ cơ bản "gaccha" còn có một hình thức nữa là "gama", do căn gam + a. Trong phép chia ở thì quá khứ, hiện khứ cách (ajjattanī) và quá khứ cách (hīyattanī) chúng có nhiều điểm khác thường như sau: Thì quá khứ, hiện khứ cách, parassapada
Thì quá khứ, quá khứ cách, parassapada
Chú ý: Những hình thức agamāsi, agamaṃsu, agamāsiṃ, agā ... là những điểm khác thường, bất qui tắc trong trường hợp này. 6- Ðộng từ cơ bản "gaṇhā" (cầm lấy), do ngữ căn "gah" hiệp với tiếp vĩ ngữ "ṇhā", thuộc nhóm đệ bát ngữ căn (gahādigaṇa); "h" của ngữ căn bị xóa trước tiếp vĩ ngữ. Tuy nhiên, có chỗ lại cho rằng ngữ căn "gah" có động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "ṇā" khi ghép hợp thì "h" và "ṇ" đổi vị trí cho nhau: gah + ṇā = gaṇhā . Ðộng từ cơ bản "gaṇhā" trong phép chia ở thì quá khứ năng động thể loại parassapada, thuộc hiện khứ cách (ajjattanī) có xảy ra vài điểm khác thường bất qui tắc như sau:
Chú ý: Những hình thức aggahi, aggahesi, ag-gahuṃ, aggahesuṃ, aggahittha, aggahesittha, agga-hesiṃ, aggahimha, aggahesimha ... là những điểm khác thường, bất qui tắc trong trường hợp này. 7- Ðộng từ cơ bản "janā" (hiểu biết) do ngữ căn "ñā" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "nā", thuộc nhóm đệ ngũ ngữ căn. "ñā" được đổi dạng là "jā" trước tiếp vĩ ngữ. Ðôi khi cũng tìm thấy hình thức nguyên ngữ "ñā" được sử dụng, không đổi dạng. Phép chia của động từ cơ bản này trong vài thì cách ở năng động thể thuộc loại parassapada có xảy ra một vài điểm khác thường, như sau: Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vị lai, tương lai cách (bhavissanti) "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách (sattamī) "Parassapada"
Chú ý: Những hình thức aññāsi, aññāsuṃ, aññāsiṃ, ñassati, ñassanti, ñassasi, ñassatha, ñas-sāmi, ñassāma, jaññā ... là những điểm khác thường, bất qui tắc trong trường hợp này. 8- Ðộng từ cơ bản "tiṭṭha" (đứng), do ngữ căn "ṭhā" ghép hợp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn. Ngữ căn "ṭhā" đổi thành "tiṭṭha" trước tiếp vĩ ngữ. Trong phép chia, ở một vài thì cách của động từ cơ bản này có xảy ra một vài điểm lạ, bất qui tắc và thỉnh thoảng vẫn thấy ngữ nguyên "ṭhā" được sử dụng trong phép chia. Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
9- Ðộng từ cơ bản "datā" và "de" đều có nghĩa là "cho". Chúng được lập nên từ ngữ căn "dā" ghép hợp với tiếp vĩ ngữ "a" và "e" (dā + a = dadā; dā + e = de). Chúng thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn (động từ tướng là a), và là hình thức năng động thể. Về phép chia của dạng động từ cơ bản này, có một vài điểm dị biệt bất thường. Chúng không có dạng chia bất định khứ cách (pārokkhā) và không tìm thấy thể attanopada của tiến hành cách (vatta-mānā), hiện khứ cách (ajjattanī), tương lai cách (bhavissanti), điều kiện cách (kālātipatti) và mệnh lệnh cách (pañcamī). Như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì quá khứ, quá khứ cách, hīyattanī "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
Thì vị lai, điều kiện cách, kālātipatti "Parassapada"
Thì vô định, mệnh lệnh cách, pañcamī "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
"Attanopada"
Chú ý: Cần lưu ý các điểm khác lạ, bất qui tắc. 10- Ðộng từ cơ bản "pajaha", do "pa + hā + a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể. Trong phép chia thì quá khứ, hiện khứ cách (ajjattanī), ngôi thứ ba, số ít còn thấy có hình thức là "pahāsi". 11- Ðộng từ cơ bản "passa", do ngữ căn "dis" ghép hợp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a" thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn năng động thể. Ngữ căn "dis" còn được tìm thấy ở một dạng động từ cơ bản nữa là "dakkha", tương đương với dạng "passa". Về phép chia của hình thức động từ cơ bản này trong một vài thì cách năng động thể, loại parassa-pada có xảy ra điểm dị thường, như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassada"
Thì quá khứ, quá khứ cách, hīyattanī "Parassapada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
12- Ðộng từ "Brū" (nói) thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, có động từ tướng là "a". Ngữ căn "brū" vì là loại khuyết thể nên hình thức cơ bản của nó bất định; khi là "brū", khi lại là "bruva", lúc thì "brava", lại trong bất định khứ cách (pārokkhā) còn gặp hình thức là "āhu" nữa ... Loại này chỉ thuộc năng động thể và chỉ tìm thấy ở hình thức parassapada thôi; nhưng không gặp điều kiện cách (kālātipatti). Phép chia của "brū" (nói) như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì quá khứ, quá khứ cách, hīyattanī "Parassapada"
Thì quá khứ, bất định khứ cách, pārokkhā "Parassapada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
Thì vô định, mệnh lệnh cách, pañcamī "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
13- Ðộng từ cơ bản "labha" (được), do ngữ căn "labh" hiệp động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể. Về phép chia thì cách của động từ cơ bản này cũng như thông thường, tuy nhiên ở hiện khứ cách - ajjattanī (thì quá khứ) và tương lai cách - bhavissan ti (thì vị lai) lại có xảy ra một vài hình thái đặc biệt, như sau: Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
14- Ðộng từ cơ bản "vaca" (nói), đôi khi tìm thấy có hình thức là "vakkha" nữa. Chúng do ngữ căn "vac" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, dạng năng động thể. Về phép chia của động từ cơ bản, ở một vài thì cách như hiện khứ cách - ajjattanī (thì quá khứ), quá khứ cách - hīyattanī (thì quá khứ), tương lai cách - bhavissanti (thì vị lai), lại có xảy ra một vài điểm khác thường, như sau: Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
"Parassapada"
Thì quá khứ, quá khứ cách, hīyattanī "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
"Attanopada"
15- Ðộng từ cơ bản "vada" (nói), do ngữ căn "vad" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn. Ðộng từ này đôi khi còn gặp hình thức cơ bản là "vade" (vad + e) và "vajja" (vad + ya). Vada, vade và vajja đều là hình thức cơ bản năng động thể, tuy nhiên, riêng về hình thức "vajja" cũng có thể trùng lẫn với hình thức cơ bản thụ động thể. Bởi vì tiếp vĩ ngữ tạo nên thụ động thể là "ya", khi ngữ căn "vad" hiệp với "ya" thì thành "vajja"; hoặc chính "vada" ghép với "ya" có xen "i" trung gian, thành "vadiya" ... đều có nghĩa cơ bản thụ động thể. Vậy khi sử dụng cần chú ý xem xét ý nghĩa Sau đây là một vài phép chia cách thì của động từ cơ bản trên: Thì hiện tại, tiến hành cách (vattamānā) "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vô định, mệnh lệnh cách, pañcamī "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
Chú ý: Ở thể sai bảo (hetukattuvācaka) của động từ này được tạo thành với tiếp vĩ ngữ "ṇāpe" ... mà không với "ṇe", vì nếu hình thành với "ṇe"(vad + ṇe = vādeti) thì sẽ bị nhầm lẫn với động từ "vādeti", nghĩa là "chơi nhạc cụ"; và ở đây "vādāpeti" (vad + ṇāpe = vādāpe) mới có nghĩa là "khiến nói, làm cho phát ngôn" 16- Ðộng từ cơ bản "vihara" (trú ngụ), do ngữ căn "har" có tiếp đầu ngữ "vi" đi kèm và hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn và là hình thức năng động thể. Ðộng từ cơ bản "vihara" trong phép chia thì cách, như hiện khứ cách - ajjattanī (thì quá khứ), tương lai cách - bhavissanti (thì vị lai) ... có xảy ra một vài hình thái dị thường, như sau: Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
Thì vị lai, điều kiện cách, kālātipatti Ở cách này, ngoài các dạng bình thường, còn tìm thấy trong ngôi thứ nhất số nhiều có dạng đặc biệt nữa là "viharemu" ... 17- Ðộng từ cơ bản "sakko" (có thể), do ngữ căn "sak" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "o", thuộc nhóm đệ lục ngữ căn, năng động thể. Ngoài ra còn tìm thấy một hình thức cơ bản của ngữ căn "sak" nữa là "sakkuṇā", do căn "sak" hiệp với tiếp vĩ ngữ "uṇā", thuộc nhóm đệ tứ ngữ căn, cũng là năng động thể. Về phép chia của hình thức cơ bản động từ này trong một vài thì cách có xảy ra dị biệt, như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī Ở cách này, ngoài các dạng bình thường, còn tìm thấy trong ngôi thứ nhất số nhiều có dạng đặc biệt nữa là "sakkuṇemu" ... 18- Ðộng từ cơ bản "suṇā" và "suṇo" (nghe), do ngữ căn "su" hiệp với 2 động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "ṇā" và "ṇo", thuộc nhóm đệ tứ ngữ căn, năng động thể. Trong phép chia, ở một vài thì cách chúng có xảy ra một ít điểm dị biệt, như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
19- Ðộng từ cơ bản "hana" (giết hại) do ngữ căn "han" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể. Có hai hình thức cơ bản nữa là "vadhe" (vadh + e) cũng đồng nghĩa với "hana", dùng thay nhau được. Sau đây là một vài phép chia thì cách của chúng: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
Ðộng từ cơ bản "hara" (mang đi) do ngữ căn "har" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a" thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể. Về phép chia thì cách, ở hiện khứ cách ajjat-tanī (thì quá khứ) có xảy ra vài dạng khác thường, như sau: Thì quá khứ, hiện khứ cách, ajjattanī "Parassapada"
21- Ðộng từ cơ bản "ho" (là, có) do ngữ căn "hū" hiệp với tiếp vĩ ngữ "a" (động từ tướng). Có chỗ nói rằng ngữ căn "hū" là hình thức giản lược của ngữ căn "bhū" (cũng có nghĩa: là, có ...). Ðộng từ cơ bản "ho" thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, và là hình thức cơ bản năng động thể. Về phép chia thì cách của động từ cơ bản này như sau: Thì hiện tại, tiến hành cách, vattamānā "Parassapada"
Thì quá khứ, hiện khứ cách ajjattanī "Parassapada"
"Attanopada"
Thì quá khứ, quá khứ cách, hīyattanī "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vị lai, tương lai cách, bhavissanti "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vị lai, điều kiện cách, kālātipatti "Parassapada"
"Attanopada"
Thì vô định, mệnh lệnh cách, pañcamī "Parassapada"
(Ở cách này không có gì lạ xảy ra). Thì vô định, khả năng cách, sattamī "Parassapada"
"Attanopada"
Chú thích: Bất định khứ cách pārokkhā (thì quá khứ) của động từ "ho" không được tìm thấy. MỘT VÀI NGỮ CĂN LẠ Ngữ căn lạ tức là nói đến những ngữ căn có cách đặc biệt đáng chú ý. 1. Ngữ căn "gam" (đi) có hai hình thức động từ cơ bản là "gama" (như gamati) và "gaccha" (như gacchati) ... cả hai cũng đều có động từ tướng là "a". 2. Ngữ căn "jir" (già lụn) có hai hình thức cơ bản động từ là "jīra" (như jirati) và "yīya"(như jīyati)
a) "Jīra"
do "jir + a". Phụ chú: Jīrati ngoài ý nghĩa " trở nên già lụn, tàn lụn" còn có nghĩa là "lớn lên, trưởng thành" ... Thí dụ:
"Apassut'āyaṃ
puriso balivaddo' va
jīrati"
(Một người ít học, trưởng thành như con bò). Thí dụ: "Jīrāpetuṃ asakkonto" (Không thể tiêu hóa). 3. Ngữ căn "mar" (chết) có hai hình thức cơ bản là "mara" (như marati) và "mīya hay miyya" (như mīyati hay miyyati).
a) "Mara"
do "mar + a". 4. Ngữ căn "han" (giết hại) có hai hình thức cơ bản là "hana" (như hanati) và "ghāte" (như ghāteti).
a) "Hana"
do "han + e". 5. Ngữ căn "hā" (bỏ rơi) có hai hình thức:
a) "Hā"
hiệp với động từ tướng "a" có hình thức cơ bản là
"jaha" hay "jahā" (như jahati, jahāti
...) mang ý nghĩa là từ bỏ, rời bỏ ... Toát yếu: Ðộng từ năng động thể là những tiếng động từ có ý nghĩa diễn đạt hành động mà chính chủ từ là tác nhân biểu diễn. Ðộng từ năng động thể có hình thức cơ bản được lập thành do ngữ căn (dhātu) hiệp với 15 tiếp vĩ ngữ (paccaya) là a, i, ī, uṇā, e, o, ṇaya, ṇā, ṇe, no, ṇhā, nā, ppa, ya, và yira. Ngoài ra còn có một số hình thức cơ bản năng động thể được hình thành với 8 tiếp vĩ ngữ đặc biệt nữa là ala, āya, āra, āla, īya, kha, cha và sa. Thành phần cơ bản của động từ năng động thể được phân thành tám nhóm ngữ căn (dhātugaṇa) có từng lọai động từ tướng. Về phép chia, động từ năng động thể được sử dụng theo 8 cách (vibhatti), 3 thì (kāla), 3 ngôi (purisa), 2 số (vacana). Phần lớn động từ năng động thể có phép chia theo qui tắc. Một số ít động từ cơ bản có phép chia đặc biệt khác thường, gọi là những động từ bất qui tắc. -ooOoo- Ðầu trang | 00 | 01 | 02a | 02b | 02c | 03a | 03b | 03c | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Giới, chùa Siêu Lý, Vĩnh Long, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2004).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-09-2004