Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
107. Kinh Lâm (I)
108. Kinh Lâm (II)
109. Kinh Tự Quán Tâm (I)
110. Kinh Tự Quán Tâm (II)
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh
112. Kinh A-Nô-Ba
113. Kinh Chư Pháp Bổn
114. Kinh Ưu-Ðà-La
115. Kinh Mật Hoàn Dụ
116. Kinh Cù-Ðàm-Di
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

10. PHẨM LÂM

115. KINH MẬT HOÀN DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa Thích-ki-sấu, ở tại Ca-duy-la-vệ[02].

Bấy giờ sau khi đêm tối qua, vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn đắp y, ôm bát, rửa tay chân, lấy Ni-sư-đàn vắt lên vai, đi đến rừng trúc[03] trong chùa Thích-ca[04], rồi Ngài đi vào Đại lâm[05], đến dưới một gốc cây, trải Ni-sư-đàn ngồi kiết già.

Khi ấy, Chấp Trượng Thích[06] chống gậy mà đi, sau bữa cơm trưa, ung dung tìm đến chỗ Phật, cùng nhau chào hỏi, chống gậy đứng trước Đức Phật, rồi hỏi Đức Thế Tôn rằng:

“Sa-môn Cù-đàm, Ngài lấy gì làm tông chỉ? Và thuyết giảng những pháp gì?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này người họ Thích, nếu tất cả chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ ngườøi đến trời trên thế gian này đều không đấu tranh[07], tu tập ly dục, thanh tịnh phạm hạnh, lìa bỏ siểm khúc, dứt trừ hối[08], không đắm trước nơi hữu, phi hữu, cũng không có tưởng[09]. Đó là tông chỉ của Ta. Pháp Ta thuyết giảng cũng như vậy”.

Khi ấy, Chấp Trượng Thích nghe Đức Phật nói, không cho là phải, không cho là trái. Chấp Trượng Thích lắc đầu rồi bỏ đi.

Bấy giờ, sau khi Chấp Trượng Thích bỏ đi không lâu, vào lúc xế, Đức Thế Tôn từ chỗ thiền tọa đứng dậy, đi vào giảng đường, đến trước chúng hội Tỳ-kheo, trải tọa cụ ngồi xuống, rồi nói với các Tỳ-kheo:

“Hôm nay, vào buổi sáng sớm, Ta đắp y, ôm bát vào Ca-duy-la-vệ khất thực. Sau khi ăn xong, Ta thâu y bát, rửa tay chân, lấy Ni-sư-đàn vắt lên vai, đến khóm trúc trong chùa Thích-ca, rồi Ta đi vào Đại lâm ấy, đến dưới một gốc cây, trải Ni-sư-đàn rồi ngồi kiết già. Khi ấy, có Chấp Trượng Thích chống gậy mà đi, sau bữa cơm trưa ung dung tìm đến chỗ Ta, cùng nhau chào hỏi, chống gậy đứng trước mặt Ta rồi hỏi Ta rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm, Ngài lấy gì làm tông chỉ và thuyết giảng những pháp gì?’ Ta đáp, ‘Này người họ Thích, nếu tất cả chư Thiên, Ma, phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ ngườøi đến trời trên thế gian này đều không đấu tranh, tu tập ly dục, thanh tịnh phạm hạnh, lìa bỏ siểm khúc, dứt trừ hối, không đắm trước nơi hữu, phi hữu, cũng không có tưởng. Đó là tông chỉ của Ta. Pháp Ta thuyết giảng cũng như vậy’. Khi ấy Chấp Trượng Thích nghe Ta nói không cho là phải, cũng không cho là trái. Chấp Trượng Thích lắc đầu rồi bỏ đi”.

Khi ấy có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai phải, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, sao gọi là tất cả những Thiên, Ma, phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ ngườøi đến trời trên thế gian này đều không đấu tranh, tu tập ly dục, thanh tịnh phạm hạnh, lìa bỏ siểm khúc, dứt trừ hối, không đắm trước nơi hữu, phi hữu, cũng không có tưởng?”

Đức Thế Tôn nói:

“Tỳ-kheo, nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo[10], tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử[11], đấu tranh, tắng tat, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác[12], đó gọi là tận cùng sự khổ”.

Đức Phật nói như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa.

Khi ấy các Tỳ-kheo liền suy nghĩ rằng: ‘Này chư Hiền, nên biết, Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh thất tĩnh tọa, ‘Nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử, đấu tranh, tắng tat, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác, đó gọi là tận cùng sự khổ’.”

Rồi lại suy nghĩ rằng: “Này chư Hiền, ai có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt ấy?”

Rồi họ lại suy nghĩ: “Chỉ có Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Đức Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt ấy. Này chư Hiền, hãy cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên yêu cầu ngài nói nghĩa này. Nếu đượïc Tôn giả Đại Ca-chiên-diên phân biệt cho thì chúng ta sẽ khéo léo nhận lãnh rồi ghi nhớ”.

Rồi thì các Tỳ-kheo đi đến chỗ của Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, cùng nhau chào hỏi rồi ngồi một bên mà bạch rằng:

“Thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nên biết, Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa. “Tỳ-kheo, nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác, đó gọi là tận cùng sự khổ’. Chúng tôi liền suy nghĩ rằng: ‘Này chư Hiền, ai có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt?’ Rồi chúng tôi lại suy nghĩ: ‘Chỉ có Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Đức Thế Tôn và các vị phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn nói vắn tắt ấy. Ngưỡng mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giảng rộng cho!”

Bấy giờ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên bảo rằng:

“Này chư Hiền, hãy nghe tôi nói ví dụ này. Người có trí tuệ nghe dụ này sẽ hiểu rõ nghĩa lý.

“Này chư Hiền, ví như có người tìm lõi cây. Vì muốn tìm lõi cây nên người ấy cầm búa vào rừng. Người ấy thấy cây đại thọ đã thành rễ, thân, cành, nhánh, lá, hoa và lõi. Người ấy không đụng đến rễ, thân, cành, lõi, mà chỉ đụng đến nhánh và lá. Những điều chư Hiền nói cũng giống như vậy. Đức Thế Tôn đang ở đây mà chư Hiền lại bỏ Ngài đến tôi để hỏi nghĩa này. Vì sao vậy? Này chư Hiền, nên biết, Đức Thế Tôn là Bậc có mắt, là Bậc có trí. Ngài là Pháp, là Bậc Pháp Chủ, là Pháp tướng, là Bậc nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả nghĩa. Do đó chư Hiền nên đi đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi nghĩa này, rằng: ‘Bạch Thế Tôn, điều này là thế nào? Điều này có nghĩa gì?’ Nếu như Đức Thế Tôn có nói gì thì chư Hiền hãy khéo léo nhận lãnh và ghi nhớ”.

Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Đúng vậy, thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Đức Thế Tôn là bậc có mắt, là bậc có trí. Ngài là nghĩa, là Pháp, là bậc Pháp chủ, là bậc Pháp tướng, là bậc nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả nghĩa. Do đó chúng tôi nên đi đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi nghĩa này, ‘Bạch Thế Tôn, điều này là thế nào? Điều này có nghĩa gì?’ Nếu như Đức Thế Tôn có nói gì thì chúng tôi khéo léo nhận lãnh rồi ghi nhớ. Nhưng thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Ngài thường được Đức Thế Tôn và các vị phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt ấy. Ngưỡng mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giảng rộng cho”.

Tôn giả Đại Ca-chiên-diên bảo các Tỳ-kheo:

“Vậy, này chư Hiền, xin hãy nghe tôi nói”.

“Này chư Hiền, duyên nhãn và sắc mà sanh nhãn thức. Ba sự này cùng tụ hội liền có xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Có cảm thọ thì có tưởng. Có tưởng thì có tư duy. Có tư duy thì có niệm. Có niệm thì có phân biệt[13].

“Tỳ-kheo do suy niệm như vậy nên xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, trong đó đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ; đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác. Đó gọi là tận cùng sự khổ.

“Với tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. Duyên ý và pháp mà phát sanh ý thức. Ba sự cùng tụ hội liền có xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Có cảm thọ thì có tưởng. Có tưởng thì có tư duy. Có tư duy thì có suy niệm. Có suy niệm thì có phân biệt. Tỳ-kheo do niệm ấy mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, trong đó đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ. Đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác. Đó gọi là tận cùng sự khổ.

“Này chư Hiền, Tỳ-kheo trừ con mắt, trừ sắc, trừ nhãn thức mà có xúc, mà giả thiết có xúc, điều này không thể có. Nếu không giả thiết có xúc mà giả thiết có cảm thọ, điều ấy kkhông xảy ra. Nếu không giả thiết cảm thọ mà giả thiết có suy niệm rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này không thể có. Với tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. Trừ ý, trừ pháp, trừ ý thức mà có xúc, giả thiết có xúc, điều này không thể có. Nếu không giả thiết xúc mà có thọ, giả thiết có thọ, điều này không thể có. Nếu không giả thiết thọ mà giả thiết có suy niệm, rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này không thể có.

“Này chư Hiền, do con mắt, do sắc, do nhãn thức mà có xúc, giả thiết có xúc, điều này có thật. Do giả thiết xúc mà có thọ, giả thiết có thọ, điều này có thật. Do giả thiết thọ mà giả thiết có suy niệm rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này có thật. Do giả thiết thọ mà giả thiết có suy niệm rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này có thật.

“Với tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. Do ý, do pháp, do ý thức mà có xúc, chủ trương có xúc, điều này có thật. Do chủ trương xúc mà có cảm thọ, giả thiết có cảm thọ, điều này có thật. Do giả thiết có cảm thọ mà giả thiết có suy niệm, rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này có thật.

“Này chư Hiền, Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi mà từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa, ‘Tỳ-kheo, nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác, đó gọi là tận cùng sự khổ’. Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi. Tôi đã diễn rộng câu ấy, văn ấy như vậy.

“Này chư Hiền, có thể đi đến chỗ Phật, tường trình lại đầy đủ, nếu đúng như nghĩa mà Đức Thế Tôn muốn nói, chư Hiền hãy nhận lãnh và ghi nhớ”.

Khi ấy các Tỳ-kheo nghe những gì Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói, khéo ghi nhớ, tụng đọc, từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Tôn giả Đại Ca-chiên-diên ba vòng rồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi xuống một bên mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, vừa rồi Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh thất nghỉ ngơi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên đã đem những câu này, văn này mà diễn rộng ra”.

Đức Thế Tôn nghe xong, khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Trong hàng đệ tử của Ta, có vị là bậc có mắt, có trí, có pháp, có nghĩa. Vì sao? Vì khi Tôn sư nói nghĩa này cho họ từ một cách vắn tắt, không phân biệt một cách rộng rãi, mà vị đệ tử kia đã diễn rộng ra những câu ấy, văn ấy. Đúng như những gì Tỳ-kheo Đại Ca-chiên-diên đã nói, các thầy hãy nên nhận lãnh rồi ghi nhớ như vậy. Vì sao vậy? Vì nói, quán nghĩa phải như vậy.

“Này các Tỳ-kheo, ví như có người do đi đến chỗ rừng vắng, trong rừng sâu, giữa những cây cối, bỗng nhiên gặp được bánh mật[14], vị ấy ăn, thưởng thức vị ngọt; thiện nam tử cũng giống như vậy, ở trong Pháp Luật chân chánh này của Ta, tùy theo những gì được quán sát, vị ấy thưởng thức được vị ngọt của nó. Quán sát con mắt, thưởng thức được vị ngọt. Quán sát tai, mũi, lưỡi, thân, quán sát ý thưởng thức được vị ngọt”.

Bấy giờ Tôn giả A-nan đang cầm quạt hầu Đức Thế Tôn, Tôn giả A-nan liền chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Pháp này tên gọi là gì? Chúng con phải phụng trì như thế nào?”

Đức Thế Tôn nói:

“Này A-nan, Pháp này tên là ‘Mật hoàn dụ’[15], ông hãy nên nhận lãnh và ghi nhớ”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi hãy nhận lãnh pháp ‘Mật hoàn dụ’ này, phải thường tụng đọc. Vì sao vậy? Này các Tỳ-kheo, pháp “Mật hoàn dụ” này có pháp, có nghĩa, là gốc của phạm hạnh, dẫn đến trí thông, dẫn đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn. Nếu là thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, thì hãy nên khéo léo nhận lãnh, ghi nhớ pháp ‘Mật hoàn dụ’ này”.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli M.18 Madhupiṇḍika-sutta. Biệt dịch No.125 (9).
[02] Thích-ki-sấu, Ca-duy-la-vệ. Pāli: sakkesu viharati nigrodhārāme.
[03] Nghệ trúc lâm 詣 竹 林. Bản Pāli nói Phật ngồi nghỉ trưa dưới một gốc tre non (Beluvaṭṭhika), tre non.
[04] Thích-ca tự 釋 迦 寺, chỉ tinh xá trong vườn Ni-câu-loại (Nigrodhārāma).
[05] Đại lâm 大 林. Pāli: Mahāvana, khu rừng gần Kapilavatthu.
[06] Chấp Trượng Thích 執 杖 釋. Pāli: Daṇḍapānī Sakka, con trai của Anjana và Yosadharā, em của Hoàng hậu Mayā và Pajāpati, tức cậu ruột của Phật. Truyền thuyết Bắc phương nói ông là cha vợ của Thái tử Tất-đạt-đa.
[07] Đấu tranh 鬥 諍. Pāli: viggayha, sự tranh luận, tranh cãi.
[08] Trừ hối. Pāli: chinnakukkucca, dứt trừ sự ác tác, không còn hối quá.
[09] Hán: (...) diệc vô tưởng 亦 無 想. Pāli: (...) taṃ brahmaṃ ... bhavābhave vītataṇhaṃ saññā nānusenti, các tưởng không tiềm phục nơi người Bà-la-môn mà tham ái, ái hữu và phi hữu đã bị loại trừ. Không nên lầm ở đây Phật chủ trương “vô tưởng”.
[10] Nhân sở nhân niệm 人 所 因 念. Pāli nói: Yatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññā-saṅkhā samudācaranti ettha ce natthi abhinanditabbaṃ, do nhân duyên mà các hý luận vọng tưởng hiện hành nơi con người, ở đó nếu không có gì đang hoan hỷ... Thử dựng lại đoạn Hán thành Pāli để xem có phải Hán và Pāli khác nhau do sự truyền khẩu hay không: yatonidānaṃ purisaṃ pabbajjāsaññāparicitaṃ...
[11] Các sử ở đây cũng gọi là tùy miên.
[12] Liệt kê của Pāli: rāga (tham trước), paṭigha (sân), diṭṭhi (kiến), vicikicchā (nghi), māna (mạn), bhavarāga (hữu ái), avijjā (vô minh), các tùy miên (anusayāni) này bị đoạn tận.
[13] Nhược sở niệm tiện phân biệt 苦 所 念 便 分 別. Pāli: yaṃ vitakketi, taṃ papañceti, có tầm (niệm) cái gì, thì có hý luận cái đó.
[14] Mật hoàn 蜜 丸. Pāli: madhu-piṇḍika.
[15] Pāli: madhupiṇḍikapariyāya, pháp môn mật hoàn.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
107. Kinh Lâm (I)
108. Kinh Lâm (II)
109. Kinh Tự Quán Tâm (I)
110. Kinh Tự Quán Tâm (II)
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh
112. Kinh A-Nô-Ba
113. Kinh Chư Pháp Bổn
114. Kinh Ưu-Ðà-La
115. Kinh Mật Hoàn Dụ
116. Kinh Cù-Ðàm-Di
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

10. PHẨM LÂM

115. KINH MẬT HOÀN DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa Thích-ki-sấu, ở tại Ca-duy-la-vệ[02].

Bấy giờ sau khi đêm tối qua, vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn đắp y, ôm bát, rửa tay chân, lấy Ni-sư-đàn vắt lên vai, đi đến rừng trúc[03] trong chùa Thích-ca[04], rồi Ngài đi vào Đại lâm[05], đến dưới một gốc cây, trải Ni-sư-đàn ngồi kiết già.

Khi ấy, Chấp Trượng Thích[06] chống gậy mà đi, sau bữa cơm trưa, ung dung tìm đến chỗ Phật, cùng nhau chào hỏi, chống gậy đứng trước Đức Phật, rồi hỏi Đức Thế Tôn rằng:

“Sa-môn Cù-đàm, Ngài lấy gì làm tông chỉ? Và thuyết giảng những pháp gì?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này người họ Thích, nếu tất cả chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ ngườøi đến trời trên thế gian này đều không đấu tranh[07], tu tập ly dục, thanh tịnh phạm hạnh, lìa bỏ siểm khúc, dứt trừ hối[08], không đắm trước nơi hữu, phi hữu, cũng không có tưởng[09]. Đó là tông chỉ của Ta. Pháp Ta thuyết giảng cũng như vậy”.

Khi ấy, Chấp Trượng Thích nghe Đức Phật nói, không cho là phải, không cho là trái. Chấp Trượng Thích lắc đầu rồi bỏ đi.

Bấy giờ, sau khi Chấp Trượng Thích bỏ đi không lâu, vào lúc xế, Đức Thế Tôn từ chỗ thiền tọa đứng dậy, đi vào giảng đường, đến trước chúng hội Tỳ-kheo, trải tọa cụ ngồi xuống, rồi nói với các Tỳ-kheo:

“Hôm nay, vào buổi sáng sớm, Ta đắp y, ôm bát vào Ca-duy-la-vệ khất thực. Sau khi ăn xong, Ta thâu y bát, rửa tay chân, lấy Ni-sư-đàn vắt lên vai, đến khóm trúc trong chùa Thích-ca, rồi Ta đi vào Đại lâm ấy, đến dưới một gốc cây, trải Ni-sư-đàn rồi ngồi kiết già. Khi ấy, có Chấp Trượng Thích chống gậy mà đi, sau bữa cơm trưa ung dung tìm đến chỗ Ta, cùng nhau chào hỏi, chống gậy đứng trước mặt Ta rồi hỏi Ta rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm, Ngài lấy gì làm tông chỉ và thuyết giảng những pháp gì?’ Ta đáp, ‘Này người họ Thích, nếu tất cả chư Thiên, Ma, phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ ngườøi đến trời trên thế gian này đều không đấu tranh, tu tập ly dục, thanh tịnh phạm hạnh, lìa bỏ siểm khúc, dứt trừ hối, không đắm trước nơi hữu, phi hữu, cũng không có tưởng. Đó là tông chỉ của Ta. Pháp Ta thuyết giảng cũng như vậy’. Khi ấy Chấp Trượng Thích nghe Ta nói không cho là phải, cũng không cho là trái. Chấp Trượng Thích lắc đầu rồi bỏ đi”.

Khi ấy có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai phải, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, sao gọi là tất cả những Thiên, Ma, phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ ngườøi đến trời trên thế gian này đều không đấu tranh, tu tập ly dục, thanh tịnh phạm hạnh, lìa bỏ siểm khúc, dứt trừ hối, không đắm trước nơi hữu, phi hữu, cũng không có tưởng?”

Đức Thế Tôn nói:

“Tỳ-kheo, nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo[10], tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử[11], đấu tranh, tắng tat, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác[12], đó gọi là tận cùng sự khổ”.

Đức Phật nói như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa.

Khi ấy các Tỳ-kheo liền suy nghĩ rằng: ‘Này chư Hiền, nên biết, Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh thất tĩnh tọa, ‘Nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử, đấu tranh, tắng tat, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác, đó gọi là tận cùng sự khổ’.”

Rồi lại suy nghĩ rằng: “Này chư Hiền, ai có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt ấy?”

Rồi họ lại suy nghĩ: “Chỉ có Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Đức Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt ấy. Này chư Hiền, hãy cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên yêu cầu ngài nói nghĩa này. Nếu đượïc Tôn giả Đại Ca-chiên-diên phân biệt cho thì chúng ta sẽ khéo léo nhận lãnh rồi ghi nhớ”.

Rồi thì các Tỳ-kheo đi đến chỗ của Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, cùng nhau chào hỏi rồi ngồi một bên mà bạch rằng:

“Thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nên biết, Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa. “Tỳ-kheo, nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác, đó gọi là tận cùng sự khổ’. Chúng tôi liền suy nghĩ rằng: ‘Này chư Hiền, ai có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt?’ Rồi chúng tôi lại suy nghĩ: ‘Chỉ có Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Đức Thế Tôn và các vị phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn nói vắn tắt ấy. Ngưỡng mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giảng rộng cho!”

Bấy giờ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên bảo rằng:

“Này chư Hiền, hãy nghe tôi nói ví dụ này. Người có trí tuệ nghe dụ này sẽ hiểu rõ nghĩa lý.

“Này chư Hiền, ví như có người tìm lõi cây. Vì muốn tìm lõi cây nên người ấy cầm búa vào rừng. Người ấy thấy cây đại thọ đã thành rễ, thân, cành, nhánh, lá, hoa và lõi. Người ấy không đụng đến rễ, thân, cành, lõi, mà chỉ đụng đến nhánh và lá. Những điều chư Hiền nói cũng giống như vậy. Đức Thế Tôn đang ở đây mà chư Hiền lại bỏ Ngài đến tôi để hỏi nghĩa này. Vì sao vậy? Này chư Hiền, nên biết, Đức Thế Tôn là Bậc có mắt, là Bậc có trí. Ngài là Pháp, là Bậc Pháp Chủ, là Pháp tướng, là Bậc nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả nghĩa. Do đó chư Hiền nên đi đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi nghĩa này, rằng: ‘Bạch Thế Tôn, điều này là thế nào? Điều này có nghĩa gì?’ Nếu như Đức Thế Tôn có nói gì thì chư Hiền hãy khéo léo nhận lãnh và ghi nhớ”.

Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Đúng vậy, thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Đức Thế Tôn là bậc có mắt, là bậc có trí. Ngài là nghĩa, là Pháp, là bậc Pháp chủ, là bậc Pháp tướng, là bậc nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả nghĩa. Do đó chúng tôi nên đi đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi nghĩa này, ‘Bạch Thế Tôn, điều này là thế nào? Điều này có nghĩa gì?’ Nếu như Đức Thế Tôn có nói gì thì chúng tôi khéo léo nhận lãnh rồi ghi nhớ. Nhưng thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Ngài thường được Đức Thế Tôn và các vị phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt rộng rãi ý nghĩa mà Đức Thế Tôn vừa nói vắn tắt ấy. Ngưỡng mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giảng rộng cho”.

Tôn giả Đại Ca-chiên-diên bảo các Tỳ-kheo:

“Vậy, này chư Hiền, xin hãy nghe tôi nói”.

“Này chư Hiền, duyên nhãn và sắc mà sanh nhãn thức. Ba sự này cùng tụ hội liền có xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Có cảm thọ thì có tưởng. Có tưởng thì có tư duy. Có tư duy thì có niệm. Có niệm thì có phân biệt[13].

“Tỳ-kheo do suy niệm như vậy nên xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, trong đó đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ; đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác. Đó gọi là tận cùng sự khổ.

“Với tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. Duyên ý và pháp mà phát sanh ý thức. Ba sự cùng tụ hội liền có xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Có cảm thọ thì có tưởng. Có tưởng thì có tư duy. Có tư duy thì có suy niệm. Có suy niệm thì có phân biệt. Tỳ-kheo do niệm ấy mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, trong đó đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ. Đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác. Đó gọi là tận cùng sự khổ.

“Này chư Hiền, Tỳ-kheo trừ con mắt, trừ sắc, trừ nhãn thức mà có xúc, mà giả thiết có xúc, điều này không thể có. Nếu không giả thiết có xúc mà giả thiết có cảm thọ, điều ấy kkhông xảy ra. Nếu không giả thiết cảm thọ mà giả thiết có suy niệm rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này không thể có. Với tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. Trừ ý, trừ pháp, trừ ý thức mà có xúc, giả thiết có xúc, điều này không thể có. Nếu không giả thiết xúc mà có thọ, giả thiết có thọ, điều này không thể có. Nếu không giả thiết thọ mà giả thiết có suy niệm, rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này không thể có.

“Này chư Hiền, do con mắt, do sắc, do nhãn thức mà có xúc, giả thiết có xúc, điều này có thật. Do giả thiết xúc mà có thọ, giả thiết có thọ, điều này có thật. Do giả thiết thọ mà giả thiết có suy niệm rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này có thật. Do giả thiết thọ mà giả thiết có suy niệm rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này có thật.

“Với tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. Do ý, do pháp, do ý thức mà có xúc, chủ trương có xúc, điều này có thật. Do chủ trương xúc mà có cảm thọ, giả thiết có cảm thọ, điều này có thật. Do giả thiết có cảm thọ mà giả thiết có suy niệm, rồi xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, điều này có thật.

“Này chư Hiền, Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi mà từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa, ‘Tỳ-kheo, nếu người đối với tư niệm nhân đó mà xuất gia học đạo, tu tập tư tưởng, và đối với pháp hiện tại, quá khứ và vị lai, mà không ái, không lạc, không đắm trước, không trụ, đó gọi là tận cùng sự khổ. Dục sử, nhuế sử, hữu sử, mạn sử, vô minh sử, kiến sử, nghi sử, đấu tranh, tắng tật, siểm nịnh, lừa bịp, nói dối, nói hai lưỡi và vô lượng pháp ác bất thiện khác, đó gọi là tận cùng sự khổ’. Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi. Tôi đã diễn rộng câu ấy, văn ấy như vậy.

“Này chư Hiền, có thể đi đến chỗ Phật, tường trình lại đầy đủ, nếu đúng như nghĩa mà Đức Thế Tôn muốn nói, chư Hiền hãy nhận lãnh và ghi nhớ”.

Khi ấy các Tỳ-kheo nghe những gì Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói, khéo ghi nhớ, tụng đọc, từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Tôn giả Đại Ca-chiên-diên ba vòng rồi đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi xuống một bên mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, vừa rồi Đức Thế Tôn nói nghĩa này một cách vắn tắt, không phân biệt rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh thất nghỉ ngơi. Tôn giả Đại Ca-chiên-diên đã đem những câu này, văn này mà diễn rộng ra”.

Đức Thế Tôn nghe xong, khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Trong hàng đệ tử của Ta, có vị là bậc có mắt, có trí, có pháp, có nghĩa. Vì sao? Vì khi Tôn sư nói nghĩa này cho họ từ một cách vắn tắt, không phân biệt một cách rộng rãi, mà vị đệ tử kia đã diễn rộng ra những câu ấy, văn ấy. Đúng như những gì Tỳ-kheo Đại Ca-chiên-diên đã nói, các thầy hãy nên nhận lãnh rồi ghi nhớ như vậy. Vì sao vậy? Vì nói, quán nghĩa phải như vậy.

“Này các Tỳ-kheo, ví như có người do đi đến chỗ rừng vắng, trong rừng sâu, giữa những cây cối, bỗng nhiên gặp được bánh mật[14], vị ấy ăn, thưởng thức vị ngọt; thiện nam tử cũng giống như vậy, ở trong Pháp Luật chân chánh này của Ta, tùy theo những gì được quán sát, vị ấy thưởng thức được vị ngọt của nó. Quán sát con mắt, thưởng thức được vị ngọt. Quán sát tai, mũi, lưỡi, thân, quán sát ý thưởng thức được vị ngọt”.

Bấy giờ Tôn giả A-nan đang cầm quạt hầu Đức Thế Tôn, Tôn giả A-nan liền chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Pháp này tên gọi là gì? Chúng con phải phụng trì như thế nào?”

Đức Thế Tôn nói:

“Này A-nan, Pháp này tên là ‘Mật hoàn dụ’[15], ông hãy nên nhận lãnh và ghi nhớ”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Các ngươi hãy nhận lãnh pháp ‘Mật hoàn dụ’ này, phải thường tụng đọc. Vì sao vậy? Này các Tỳ-kheo, pháp “Mật hoàn dụ” này có pháp, có nghĩa, là gốc của phạm hạnh, dẫn đến trí thông, dẫn đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn. Nếu là thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, thì hãy nên khéo léo nhận lãnh, ghi nhớ pháp ‘Mật hoàn dụ’ này”.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli M.18 Madhupiṇḍika-sutta. Biệt dịch No.125 (9).
[02] Thích-ki-sấu, Ca-duy-la-vệ. Pāli: sakkesu viharati nigrodhārāme.
[03] Nghệ trúc lâm 詣 竹 林. Bản Pāli nói Phật ngồi nghỉ trưa dưới một gốc tre non (Beluvaṭṭhika), tre non.
[04] Thích-ca tự 釋 迦 寺, chỉ tinh xá trong vườn Ni-câu-loại (Nigrodhārāma).
[05] Đại lâm 大 林. Pāli: Mahāvana, khu rừng gần Kapilavatthu.
[06] Chấp Trượng Thích 執 杖 釋. Pāli: Daṇḍapānī Sakka, con trai của Anjana và Yosadharā, em của Hoàng hậu Mayā và Pajāpati, tức cậu ruột của Phật. Truyền thuyết Bắc phương nói ông là cha vợ của Thái tử Tất-đạt-đa.
[07] Đấu tranh 鬥 諍. Pāli: viggayha, sự tranh luận, tranh cãi.
[08] Trừ hối. Pāli: chinnakukkucca, dứt trừ sự ác tác, không còn hối quá.
[09] Hán: (...) diệc vô tưởng 亦 無 想. Pāli: (...) taṃ brahmaṃ ... bhavābhave vītataṇhaṃ saññā nānusenti, các tưởng không tiềm phục nơi người Bà-la-môn mà tham ái, ái hữu và phi hữu đã bị loại trừ. Không nên lầm ở đây Phật chủ trương “vô tưởng”.
[10] Nhân sở nhân niệm 人 所 因 念. Pāli nói: Yatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññā-saṅkhā samudācaranti ettha ce natthi abhinanditabbaṃ, do nhân duyên mà các hý luận vọng tưởng hiện hành nơi con người, ở đó nếu không có gì đang hoan hỷ... Thử dựng lại đoạn Hán thành Pāli để xem có phải Hán và Pāli khác nhau do sự truyền khẩu hay không: yatonidānaṃ purisaṃ pabbajjāsaññāparicitaṃ...
[11] Các sử ở đây cũng gọi là tùy miên.
[12] Liệt kê của Pāli: rāga (tham trước), paṭigha (sân), diṭṭhi (kiến), vicikicchā (nghi), māna (mạn), bhavarāga (hữu ái), avijjā (vô minh), các tùy miên (anusayāni) này bị đoạn tận.
[13] Nhược sở niệm tiện phân biệt 苦 所 念 便 分 別. Pāli: yaṃ vitakketi, taṃ papañceti, có tầm (niệm) cái gì, thì có hý luận cái đó.
[14] Mật hoàn 蜜 丸. Pāli: madhu-piṇḍika.
[15] Pāli: madhupiṇḍikapariyāya, pháp môn mật hoàn.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]