Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
107. Kinh Lâm (I)
108. Kinh Lâm (II)
109. Kinh Tự Quán Tâm (I)
110. Kinh Tự Quán Tâm (II)
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh
112. Kinh A-Nô-Ba
113. Kinh Chư Pháp Bổn
114. Kinh Ưu-Ðà-La
115. Kinh Mật Hoàn Dụ
116. Kinh Cù-Ðàm-Di
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

10. PHẨM LÂM

108. KINH LÂM (II)[1]

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo nương vào khu rừng này để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở vì lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn[02], ý nghĩa này được thành tựu đối với ta. Những điều người học đạo cần như y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi Tỳ-kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở, với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, nhưng ý nghĩa ấy không được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn’. Tỳ-kheo ấy nên quán như vầy, ‘Ta xuất gia học đạo không phải vì áo chăn, không phải vì ăn uống, giường chõng, thuốc thang, cũng không phải vì các vật dụng cho đời sống; nhưng ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa này không được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn’. Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi, phải từ bỏ khu rừng này để đi nơi khác.

“Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào một khu rừng để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi Tỳ-kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn và ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn, Tỳ-kheo ấy nên quán như thế này: ‘Ta xuất gia học đạo không phải vì áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, cũng không phải vì các vật dụng cho đời sống. Nhưng ta nương vào khu rừng nay để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn’.

“Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi phải ở lại khu rừng này.

“Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi vị ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, nhưng ý nghĩa ấy không thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách khó khăn, vị Tỳ-kheo ấy nên quán như thế này: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn’.

“Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi phải lập tức từ bỏ khu rừng này ngay giữa đêm mà đi, chớ có cùng người cáo biệt.

“Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như: áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi vị Tỳ-kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn, vị Tỳ-kheo ấy nên quán như thế này: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi, phải nương vào khu rừng này để ở trọn đời cho đến lúc mạng chung”.

Cũng như các trường hợp nương vào khu rừng để ở, cũng vậy, giữa bãi tha ma, thôn ấp hay sống với người khác.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Nội dung, tiếp nối kinh trên.
[02] Sa-môn nghĩa 娑 門 義, nên hiểu là mục đích của Sa-môn; hoặc, lợi ích của Sa-môn

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
107. Kinh Lâm (I)
108. Kinh Lâm (II)
109. Kinh Tự Quán Tâm (I)
110. Kinh Tự Quán Tâm (II)
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh
112. Kinh A-Nô-Ba
113. Kinh Chư Pháp Bổn
114. Kinh Ưu-Ðà-La
115. Kinh Mật Hoàn Dụ
116. Kinh Cù-Ðàm-Di
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

10. PHẨM LÂM

108. KINH LÂM (II)[1]

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo nương vào khu rừng này để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở vì lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn[02], ý nghĩa này được thành tựu đối với ta. Những điều người học đạo cần như y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi Tỳ-kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở, với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, nhưng ý nghĩa ấy không được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn’. Tỳ-kheo ấy nên quán như vầy, ‘Ta xuất gia học đạo không phải vì áo chăn, không phải vì ăn uống, giường chõng, thuốc thang, cũng không phải vì các vật dụng cho đời sống; nhưng ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo, là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa này không được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn’. Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi, phải từ bỏ khu rừng này để đi nơi khác.

“Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào một khu rừng để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi Tỳ-kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn và ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống, tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn, Tỳ-kheo ấy nên quán như thế này: ‘Ta xuất gia học đạo không phải vì áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, cũng không phải vì các vật dụng cho đời sống. Nhưng ta nương vào khu rừng nay để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn’.

“Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi phải ở lại khu rừng này.

“Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi vị ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, nhưng ý nghĩa ấy không thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách khó khăn, vị Tỳ-kheo ấy nên quán như thế này: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách rất khó khăn’.

“Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi phải lập tức từ bỏ khu rừng này ngay giữa đêm mà đi, chớ có cùng người cáo biệt.

“Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở, vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như: áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Rồi vị Tỳ-kheo ấy nương vào khu rừng này để ở. Sau khi nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là muốn thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn, vị Tỳ-kheo ấy nên quán như thế này: ‘Ta nương vào khu rừng này để ở với lý tưởng xuất gia học đạo là thành đạt ý nghĩa của Sa-môn, ý nghĩa ấy được thành đạt đối với ta. Những điều người học đạo cần như áo chăn, ăn uống, giường chõng, thuốc thang, các vật dụng cho đời sống tìm cầu tất cả một cách dễ dàng không khó khăn’.

“Tỳ-kheo đã quán như vậy rồi, phải nương vào khu rừng này để ở trọn đời cho đến lúc mạng chung”.

Cũng như các trường hợp nương vào khu rừng để ở, cũng vậy, giữa bãi tha ma, thôn ấp hay sống với người khác.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Nội dung, tiếp nối kinh trên.
[02] Sa-môn nghĩa 娑 門 義, nên hiểu là mục đích của Sa-môn; hoặc, lợi ích của Sa-môn

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]