Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
11. Kinh Diệm Dụ
12. Kinh Hòa-Phá
13. Kinh Độ
14. Kinh La-Vân
15. Kinh Tư
16. Kinh Già-Lam
17. Kinh Già-Di-Ni
18. Kinh Sư Tử
19. Kinh Ni-Kiền
20. Kinh Ba-La-Lao
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

2. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG

11. KINH DIÊM DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Nếu tùy theo nghiệp được tạo tác của mỗi người mà thọ lấy quả báo của nó; như vậy, không có sự thực hành phạm hạnh, không thể diệt tận khổ[02]. Nếu nói như vậy: ‘Tùy theo nghiệp được tạo tác của mỗi người mà thọ lấy quả báo của nó[03]’. Như vậy, có sự tu hành phạm hạnh, có được dự diệt tận được khổ.

“Vì sao như vậy? Giả sử có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục[04]. Thế nào là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục? Nghĩa là, nếu có người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn[05]. Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục. Ví như có người đem một lạng muối bỏ vào một chút nước, muốn làm cho nước mặn không thể uống được, các ngươi nghĩ sao, một lạng muối đó có thể làm cho một ít nước mặn đi không thể uống được chăng?”

Đáp rằng:

“Đúng như vậy, bạch Thế Tôn, vì sao thế? Vì muối nhiều, nước ít, nên có thể làm cho mặn đi không thể uống được”.

“Cũng vậy, nếu có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện[06], tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài[07]. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Cũng như có người đem một lạng muối bỏ vào sông Hằng, muốn làm cho nước mặn không thể uống được. Các ngươi nghĩ sao? Một lạng muối đó, lại có thể làm cho nước sông Hằng mặn không thể uống được chăng?

Đáp rằng:

“Không thể được, bạch Thế Tôn, vì sao vậy? Vì nước sông Hằng rất nhiều mà một lạng muối thì quá ít, do đó không thể làm mặn đi đến không uống được”.

“Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là có người tạo nghiệp tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Ví như có người đoạt lấy con dê của người khác. Thế nào là có người đoạt lấy con dê của người khác? Nghĩa là, người đoạt dê ấy, hoặc vua, hoặc quan, có nhiều uy thế; người chủ dê kia thì nghèo hèn, không thế lực. Kẻ ấy vì không thế lực nên van lơn đủ thứù, chắp tay cầu xin, nói như thế này: ‘Thưa Tôn giả, xin ngài trả lại dê cho tôi. Hoặc trả tôi đúng giá tiền’. Đó là có người đoạt dê của kẻ khác. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo ngay trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Cũng như có người trộm được dê của kẻ khác, nhưng chủ dê đoạt lại. Thế nào là có người trộm được dê của kẻ khác, nhưng chủ dê đoạt lại? Nghĩa là, người trộm dê kia nghèo hèn, không thế lực; còn người chủ dê kia hoặc vua, hay quan, có rất nhiều uy lực. Vì có nhiều uy lực nên bắt trói người lấy trộm và đoạt lại dê. Đó là có người dù trộm được dê của kẻ khác, nhưng bị chủ đoạt trở lại. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện, chắc chắn phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại báo. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện, tất thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Cũng như có người nợ kẻ khác năm tiền, bị chủ bắt trói; cho đến chỉ nợ một tiền cũng như bị chủ nợ bắt trói. Thế nào là có người nợ kẻ khác năm tiền, bị chủ nợ bắt trói; cho đến chỉ nợ một tiền cũng bị chủ nợ bắt trói? Nghĩa là, người mắc nợ kia nghèo, không có thế lực. Người kia vì nghèo và không có thế lực nên nợ kẻ khác năm tiền liền bị chủ nợ bắt trói; cho đến chỉ nợ một tiền cũng bị chủ nợ bắt trói. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có một người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Cũng như có người dù mắc nợ một trăm tiền nhưng không bị chủ nợ bắt trói; cho đến nợ ngàn vạn tiền cũng không bị chủ nợ bắt trói? Nghĩa là người mắc nợ có vô lượng tài sản và thế lực rất lớn. Người ấy nhờ vậy dù mắc nợ trăm ngàn tiền vẫn không bị chủ nợ bắt trói. Đó là người mặc dù mắc nợ trăm tiền vẫn không bị chủ nợ bắt trói, cho đến nợ ngàn vạn tiền cũng không bị chủ nợ bắt trói. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài? Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Người ấy ở trong đời hiện tại giả sử có thọ báo của thiện hay ác nhưng chỉ nhẹ nhàng, chút ít thôi”.

Phật thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] “Thí dụ về hạt muối”. Bản Hán, bắt đầu quyển 3. Tương đương Pāli: A.III.99 Loṇaphala (Loṇakapalla).
[02] Pāli: yathā yathāyaṃ puriso kammaṃ karoti tathā tathā taṃ paṭisaṃvediyatī ti etaṃ santaṃ, bhikkhave, brahmacariyavāso na hoti, okāso na paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāya, “Nếu nói rằng: ‘Con người này tạo tác nghiệp như thế, như thế, nó sẽ cảm thọ nghiệp ấy như thế, như thế’. Nếu vậy, này các Tỳ-kheo,... không có đời sống phạm hạnh; không có cơ hội nêu rõ sự diệt tận khổ một cách chân chánh”.
[03] Trong bản Hán, nguyên văn lặp lại như trên, nhưng trong bản Pāli: yathā yathā vedanīyaṃ ayaṃ pruriso kammaṃ karoti tathā tathā tassa vipākaṃ paṭisaṃvediyati, “Con người này tạo tác nghiệp được cảm thọ như thế như thế, nó sẽ cảm thọ dị thục của nghiệp ấy như thế như thế...”
[04] Bản Pāli: appamattakaṃ pi pāpakammaṃ kataṃ tam enaṃ nirayaṃ upaneti, “chỉ tạo nghiệp ác dù chỉ chút ít, nhưng nghiệp ấy dẫn đến địa ngục”.
[05] Pāli: paritto appātumo appadukkhavihārī, “hạn hẹp, tự ngã nhỏ mọn, sống ít khổ”.
[06] Pāli: tādisaṃyeva appamattakaṃ pāpakammaṃ kataṃ, “tạo ác nghiệp chút ít tương tợ (như trường hợp trên)”.
[07] Pāli: apparitto mahatto appamāṇavihārī, “không hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời không hạn lượng”.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
11. Kinh Diệm Dụ
12. Kinh Hòa-Phá
13. Kinh Độ
14. Kinh La-Vân
15. Kinh Tư
16. Kinh Già-Lam
17. Kinh Già-Di-Ni
18. Kinh Sư Tử
19. Kinh Ni-Kiền
20. Kinh Ba-La-Lao
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

2. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG

11. KINH DIÊM DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Nếu tùy theo nghiệp được tạo tác của mỗi người mà thọ lấy quả báo của nó; như vậy, không có sự thực hành phạm hạnh, không thể diệt tận khổ[02]. Nếu nói như vậy: ‘Tùy theo nghiệp được tạo tác của mỗi người mà thọ lấy quả báo của nó[03]’. Như vậy, có sự tu hành phạm hạnh, có được dự diệt tận được khổ.

“Vì sao như vậy? Giả sử có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục[04]. Thế nào là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục? Nghĩa là, nếu có người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn[05]. Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục. Ví như có người đem một lạng muối bỏ vào một chút nước, muốn làm cho nước mặn không thể uống được, các ngươi nghĩ sao, một lạng muối đó có thể làm cho một ít nước mặn đi không thể uống được chăng?”

Đáp rằng:

“Đúng như vậy, bạch Thế Tôn, vì sao thế? Vì muối nhiều, nước ít, nên có thể làm cho mặn đi không thể uống được”.

“Cũng vậy, nếu có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo của địa ngục.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện[06], tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài[07]. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Cũng như có người đem một lạng muối bỏ vào sông Hằng, muốn làm cho nước mặn không thể uống được. Các ngươi nghĩ sao? Một lạng muối đó, lại có thể làm cho nước sông Hằng mặn không thể uống được chăng?

Đáp rằng:

“Không thể được, bạch Thế Tôn, vì sao vậy? Vì nước sông Hằng rất nhiều mà một lạng muối thì quá ít, do đó không thể làm mặn đi đến không uống được”.

“Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là có người tạo nghiệp tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Ví như có người đoạt lấy con dê của người khác. Thế nào là có người đoạt lấy con dê của người khác? Nghĩa là, người đoạt dê ấy, hoặc vua, hoặc quan, có nhiều uy thế; người chủ dê kia thì nghèo hèn, không thế lực. Kẻ ấy vì không thế lực nên van lơn đủ thứù, chắp tay cầu xin, nói như thế này: ‘Thưa Tôn giả, xin ngài trả lại dê cho tôi. Hoặc trả tôi đúng giá tiền’. Đó là có người đoạt dê của kẻ khác. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo ngay trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Cũng như có người trộm được dê của kẻ khác, nhưng chủ dê đoạt lại. Thế nào là có người trộm được dê của kẻ khác, nhưng chủ dê đoạt lại? Nghĩa là, người trộm dê kia nghèo hèn, không thế lực; còn người chủ dê kia hoặc vua, hay quan, có rất nhiều uy lực. Vì có nhiều uy lực nên bắt trói người lấy trộm và đoạt lại dê. Đó là có người dù trộm được dê của kẻ khác, nhưng bị chủ đoạt trở lại. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện, chắc chắn phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại báo. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện, tất thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Cũng như có người nợ kẻ khác năm tiền, bị chủ bắt trói; cho đến chỉ nợ một tiền cũng như bị chủ nợ bắt trói. Thế nào là có người nợ kẻ khác năm tiền, bị chủ nợ bắt trói; cho đến chỉ nợ một tiền cũng bị chủ nợ bắt trói? Nghĩa là, người mắc nợ kia nghèo, không có thế lực. Người kia vì nghèo và không có thế lực nên nợ kẻ khác năm tiền liền bị chủ nợ bắt trói; cho đến chỉ nợ một tiền cũng bị chủ nợ bắt trói. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục? Nghĩa là, có một người không tu thân, không tu giới, không tu tâm, không tu tuệ, thọ mạng rất ngắn. Đó là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục.

“Lại nữa, có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài. Đó là có một người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Cũng như có người dù mắc nợ một trăm tiền nhưng không bị chủ nợ bắt trói; cho đến nợ ngàn vạn tiền cũng không bị chủ nợ bắt trói? Nghĩa là người mắc nợ có vô lượng tài sản và thế lực rất lớn. Người ấy nhờ vậy dù mắc nợ trăm ngàn tiền vẫn không bị chủ nợ bắt trói. Đó là người mặc dù mắc nợ trăm tiền vẫn không bị chủ nợ bắt trói, cho đến nợ ngàn vạn tiền cũng không bị chủ nợ bắt trói. Cũng vậy, có người tạo nghiệp bất thiện, tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Thế nào là có người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại? Nghĩa là, có một người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài? Đó là người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Người ấy ở trong đời hiện tại giả sử có thọ báo của thiện hay ác nhưng chỉ nhẹ nhàng, chút ít thôi”.

Phật thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] “Thí dụ về hạt muối”. Bản Hán, bắt đầu quyển 3. Tương đương Pāli: A.III.99 Loṇaphala (Loṇakapalla).
[02] Pāli: yathā yathāyaṃ puriso kammaṃ karoti tathā tathā taṃ paṭisaṃvediyatī ti etaṃ santaṃ, bhikkhave, brahmacariyavāso na hoti, okāso na paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāya, “Nếu nói rằng: ‘Con người này tạo tác nghiệp như thế, như thế, nó sẽ cảm thọ nghiệp ấy như thế, như thế’. Nếu vậy, này các Tỳ-kheo,... không có đời sống phạm hạnh; không có cơ hội nêu rõ sự diệt tận khổ một cách chân chánh”.
[03] Trong bản Hán, nguyên văn lặp lại như trên, nhưng trong bản Pāli: yathā yathā vedanīyaṃ ayaṃ pruriso kammaṃ karoti tathā tathā tassa vipākaṃ paṭisaṃvediyati, “Con người này tạo tác nghiệp được cảm thọ như thế như thế, nó sẽ cảm thọ dị thục của nghiệp ấy như thế như thế...”
[04] Bản Pāli: appamattakaṃ pi pāpakammaṃ kataṃ tam enaṃ nirayaṃ upaneti, “chỉ tạo nghiệp ác dù chỉ chút ít, nhưng nghiệp ấy dẫn đến địa ngục”.
[05] Pāli: paritto appātumo appadukkhavihārī, “hạn hẹp, tự ngã nhỏ mọn, sống ít khổ”.
[06] Pāli: tādisaṃyeva appamattakaṃ pāpakammaṃ kataṃ, “tạo ác nghiệp chút ít tương tợ (như trường hợp trên)”.
[07] Pāli: apparitto mahatto appamāṇavihārī, “không hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời không hạn lượng”.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]