Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
162. Kinh Phân Biệt Lục Giới
163. Kinh Phân Biệt Lục Xứ
164. Kinh Phân Biệt Quán Pháp
165. Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên
166. Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn
167. Kinh A-Nan Thuyết
168. Kinh Ý Hành
169. Kinh Câu-Lâu-Sấu Vô Tránh
170. Kinh Anh Vũ
171. Kinh Phân Biệt Ðại Nghiệp
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT

162. KINH PHÂN BIỆT LỤC GIỚI[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ma-kiệt-đà, trú ở thành Vương xá.

Bấy giờ Đức Thế Tôn đến nhà thợ gốm[02], nói rằng:

“Này thợ gốm, Ta nay muốn tạm trú ở phòng làm đồ gốm một đêm, ông có thuận chăng?”

Thợ gốm trả lời:

“Con chẳng trở ngại gì, nhưng đã có một Tỳ-kheo trú trong đó trước rồi. Nếu vị ấy thuận thì xin tùy ý”.

Lúc ấy, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi[03] đã trú ở trong phòng làm đồ gốm ấy trước rồi.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ra khỏi nhà thợ gốm, đi vào phòng làm gốm, nói với Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi rằng:

“Này Tỳ-kheo, Ta nay muốn tạm trú một đêm ở phòng làm gốm, thầy có thuận chăng?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Thưa Hiền giả, tôi không trở ngại. Vả lại, ở phòng làm gốm này có chỗ ngồi bằng cỏ đã trải xong, Hiền giả muốn ở lại thì tùy ý”.

Nghe vậy, Đức Thế Tôn từ phòng làm gốm đi ra ngoài rửa chân rồi mới trở vào, lấy ni-sư-đàn trải lên chỗ ngồi bằng cỏ mà ngồi kiết già, suốt đêm yên lặng tĩnh tọa, định ý.

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi cũng suốt đêm yên lặng tĩnh tọa, định ý.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn suy nghĩ như vầy: “Tỳ-kheo này đi đứng tịch tĩnh, thật kỳ lạ, thật hiếm có. Ta hãy Tỳ-kheo này, ‘Thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?’.” Nghĩ như vậy rồi, Thế Tôn bèn hỏi:

“Tỳ-kheo, Thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Này Hiền giả, có Sa-môn Cù-đàm, dòng họ Thích, đã từ bỏ tông tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác y ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học Đạo, đã giác ngộ Vô thượng Chánh tận giác[04]. Vị ấy là Thầy của tôi. Tôi y theo vị ấy mà xuất gia học Đạo, thọ Pháp”.

Thế Tôn lại hỏi:

“Tỳ-kheo, đã từng thấy Thầy chưa?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Chưa thấy”.

Thế Tôn hỏi:

“Nếu gặp Thầy, bạn có nhận ra không?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Không biết. Nhưng, này Hiền giả, tôi nghe rằng Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Ngài là Thầy của tôi. Tôi y theo Ngài mà xuất gia, học Đạo, thọ Pháp”.

Khi ấy, Thế Tôn lại suy nghĩ như vầy: “Thiện nam tử này y theo Ta mà xuất gia, học Đạo, thọ Pháp. Ta nay có nên thuyết pháp chăng?”

Suy nghĩ như vậy rồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi:

“Này Tỳ-kheo, nay Ta sẽ thuyết pháp cho thầy, phần đầu toàn thiện, phần giữa cũng toàn thiện và phần cuối cũng toàn thiện; có nghĩa, có văn đầy đủ, thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó gọi là ‘Phân biệt sáu giới’[05]. Thầy hãy lắng nghe, khéo suy tư và ghi nhớ.

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Xin vâng”.

Đức Phật bảo rằng:

“Này Tỳ-kheo, con người[06] có sáu giới tụ, có sáu xúc xứ, có mười tám ý hành, có bốn trụ xứ. Nếu ai an trú vào đó sẽ không nghe đến chuyện sầu não[07]. Sau khi không nghe chuyện sầu não thì ý không chán ghét, không ưu sầu, không lao nhọc, không sợ hãi. Như vậy, có sự khuyên bảo là đừng buông lung trí tuệ, hãy thủ hộ chân đế và trưởng dưỡng huệ thí[08]. Này Tỳ-kheo, hãy học về tối thượng, hãy học về chí tịch[09], như vậy là phân biệt về sáu giới.

“Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu giới tụ, nhân gì mà nói như thế? Đó là, giới của đất, giới của nước, giới của lửa, giới của gió, giới hư không và giới của thức. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu giới tụ là nhân đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu xúc xứ[10], do nhân gì mà nói như thế? Đó là, này Tỳ-kheo, xúc con mắt thấy sắc, xúc tai nghe tiếng, xúc mũi ngửi mùi, xúc lưỡi nếm vị, xúc thân cảm xúc, xúc ý biết pháp. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu xúc xứ là do nhânn đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, nói con người có mười tám ý hành[11], do nhơn gì mà nói như thế? Đó là, này Tỳ-kheo, mắt thấy sắc, quán[12] sắc rồi an trú nơi hỷ, quán sắc rồi an trú nơi ưu, quán sắc rồi an trú nơi xả. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Ý nhận thức pháp, quán pháp rồi an trú nơi hỷ, quán pháp rồi an trú nơi ưu, quán pháp rồi an trú nơi xả. Này Tỳ-kheo, như vậy sáu hỷ quán[13], sáu ưu quán, sáu xả quán hợp lại là mười tám ý hành. Nói rằng con người có mười tám ý hành là do nhơn đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có bốn trụ xứ[14], do nhơn gì mà nói như thế? Là chân đế trụ xứ, huệ trụ xứ, thí xả trụ xứ và tịch tĩnh[15] trụ xứ. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có bốn trụ xứ là do nhơn đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ? Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội địa giới, được chấp thọ nơi hữu tình[16]. Nội địa giới là thế nào? Là tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, xương, gân, thận, tim, gan, phổi, lá lách, ruột già, bao tử, phổi, tương tự như thế, trong thân này còn những thứ khác nữa. Những gì đượïc thâu nhiếp trong thân thuộc về chất cứng, tính cứng ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình là nội địa giới’. Này Tỳ-kheo, dù là nội địa giới hay ngoại địa giới đều gọi chung là địa giới. Tỳ-kheo đó dùng trí tuệ quán biết như thật rằng ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã[17]’. Tâm vị ấy không nhiễm trước địa giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội thủy giới, được chấp thọ nơi hữu tình. Nội thủy giới là gì? Là não tủy[18], nước mắt, mồ hôi, nước mũi, mủ, máu, mỡ, tủy, nước giải, đờm, nước tiểu, tương tự như thế, trong thân này còn có nhiều thể khác nữa. Những gì được thâu nhiếp trong thân, thuộc về chất nước, tính nước nhuần thấm ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình, đó là nội thủy giới’. Này Tỳ-kheo, nội thủy giới hay ngoại thủy giới đều gọi chung là thủy giới. Tỳ-kheo ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm vị ấy không nhiễm trước thủy giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo nào phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội hỏa giới được chấp thọ nơi hữu tình. Nội hỏa giới là gì? là cái làm cho thân phát nhiệt, thân nóng, thân phiền muộn, thân âm ấp, làm tiêu đồ ăn thức uống, tương tự như thế, trong thân này còn những thứ khác nữa, những gì được thâu nhiếp trong thân thuộc về lửa, tức lửa làm nóng ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình. Đó là nội hỏa giới’. Này Tỳ-kheo, dù nội hỏa giới hay ngoại hỏa giới đều gọi chung là hỏa giới. Vị ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm Tỳ-kheo ấy không nhiễm trước hỏa giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo nào phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội phong giới được chấp thọ nơi hữu tình. Nội phong giới là thế nào? Là gió thổi lên, gió thổi xuống, gió ngang hông, gió co thắt, gió nhảy lên, gió phi đạo, gió cử động tay chân, gió ở hơi thở ra, thở vào, tương tự như thế, trong thân này còn các thứ khác nữa. Những gì được thâu nhiếp trong thân, thuộc về gió, tánh gió, lưu động bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình. Đó là nội phong giới’. Này Tỳ-kheo, dù ngoại phong giới hay nội phong giới đều gọi là phong giới. Tỳ-kheo ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội không giới, được chấp thọ nơi hữu tình. Nội không giới là gì? Là lỗ trống ở mắt, lỗ trống ở tai, lỗ trống ở mũi, lỗ trống ở miệng, cái khiến cho cổ họng cử động, tức để cho thức ăn được nhai và nuốt từ từ đi qua cổ họng, đi xuống rồi ra ngoài, tương tự như thế, trong thân này có những thứ khác nữa thuộc về hư không. Ở chỗ hư không ấy không bị da, thịt, xương, gân lấp kín. Đó là nội không giới’. Này Tỳ-kheo, dù nội không giới hay ngoại không giới đều gọi chung là không giới. Tỳ-kheo dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm vị ấy không nhiễm trước không giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo nào biết như thật về năm giới này, sau khi biết như thật, tâm không nhiễm trước chúng thì được giải thoát, chỉ còn có các thức mà thôi. Đó là những thức nào? Là thức về lạc, thức về khổ, thức về hỷ, thức về ưu và thức về xả[19].

“Này Tỳ-kheo, nhơn lạc xúc mà sanh lạc thọ[20], vị ấy cảm giác lạc thọ. Khi đã cảm giác lạc thọ, vị ấy biết mình cảm giác lạc thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt lạc xúc, sau khi diệt lạc xúc này, nếu có lạc thọ do lạc xúc sanh, lạc thọ ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn khổ xúc sanh ra khổ thọ, vị ấy cảm giác khổ thọ. Sau khi đã cảm giác khổ thọ, vị ấy biết đã cảm giác khổ thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt khổ xúc, sau khi diệt khổ xúc, nếu có khổ thọ do khổ xúc sanh, vị ấy cũng diệt tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn hỷ xúc sanh ra hỷ thọ, vị ấy cảm giác hỷ thọ. Khi đã cảm giác hỷ thọ, vị ấy biết đã cảm giác hỷ thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt hỷ xúc, sau khi diệt hỷ xúc này, nếu có hỷ thọ do hỷ xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn ưu xúc sanh ra ưu thọ, vị ấy cảm giác ưu thọ. Khi đã cảm giác ưu thọ, vị ấy biết đã cảm giác ưu thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt ưu xúc, sau khi diệt ưu xúc này, nếu có ưu thọ do ưu xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn xả xúc sanh ra xả thọ, vị ấy cảm giác xả thọ. Khi đã cảm giác xả thọ, vị ấy biết đã cảm giác xả thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt xả xúc, sau khi diệt xả xúc này, nếu có xả thọ do xả xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn các xúc ấy sanh ra các thọ ấy. Khi đã diệt các xúc ấy thì các thọ ấy cũng diệt. Vị ấy biết rằng, thọ này từ xúc mà có, lấy xúc làm gốc, lấy xúc làm tập khởi, từ xúc sanh ra, lấy xúc làm đầu mối, y cứ nơi xúc mà hiện hành.

“Này Tỳ-kheo, cũng như mồi lửa, nhơn cái dùi, sự nỗ lực của ngườøi và sức nóng mà lửa phát sanh. Này Tỳ-kheo, khi các dùi cây ấy tách rời nhau thì lửa mà từ đó phát sanh, sức nóng của lửa và sự chấp thọ của hữu tình, tất cả đều tắt biến, vắng bặt, im lìm và dùi cây ấy trở nên nguôïi lạnh. Cũng vậy, này Tỳ-kheo, các xúc ấy thế này hay thế kia, sanh ra các thọ như thế này hay thế khác. Diệt các xúc ấy thì các thọ ấy cũng diệt. Như vậy là đã biết thọ này từ xúc mà có, lấy xúc làm gốc, lấy xúc làm tập khởi, từ xúc sanh ra, lấy xúc làm đầu mối, y cứ nơi xúc mà hiện hành.

“Nếu Tỳ-kheo nào không nhiễm trước ba thọ này, mà giải thoát, thì Tỳ-kheo ấy chỉ còn có xả cực kỳ thanh tịnh.

“Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng, ‘Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng không xứ[21]; tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó. Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng thức xứ[22], vô sở hữu xứ, phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó’.

“Này Tỳ-kheo, cũng như thợ luyện kim lành nghề, dùng lửa đốt thỏi vàng, dát cho thật mỏng, rồi lại bỏ vào lò nung, đốt lửa đều đặn và đúng độ, luyện kỹ cho đến lúc tinh ròng, rất mềm mại và có ánh sáng. Này Tỳ-kheo, thứ vàng này là do thợ vàng đã đốt lửa đều đặn và đúng độ, luyện kỹ thật tinh ròng, rất mềm mại và có ánh sáng. Như vậy rồi, tự thợ vàng ấy làm theo ý mình, như làm dây đính vào tơ lụa để trang sức áo mới, làm nhẫn tay, vòng tay, xuyến, chuỗi, lưới tóc... Cũng vậy, này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng: ‘Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng không xứ; tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó. Ta với xả thanh tịnh này nhập vào Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó’.

“Tỳ-kheo ấy lại nghĩ, ‘Ta với xả thanh tịnh này, mà y vào vô lượng không xứ, như vậy thuộc pháp hữu vi. Là pháp hữu vi thì vô thường. Cái gì là vô thường, cái ấy là khổ. Nếu cái gì là khổ thì biết là khổ’. Sau khi biết khổ, vị ấy xả, không còn di chuyển nhập vô lượng không xứ nữa.

“‘Ta với xả thanh tịnh này, mà y vào Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, vẫn là thuộc pháp hữu vi. Là pháp hữu vi thì vô thường. Cái gì là vô thường, cái ấy là khổ. Nếu cái gì là khổ thì biết là khổ’. Sau khi biết khổ, vị ấy xả, không còn di chuyển nhập Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ nữa.

“Này Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo nào đối với bốn xứ này bằng tuệ mà quán sát, biết như thật, tâm không thành tựu, không di chuyển nhập, thì bấy giờ vị ấy không cần phải làm gì, và cũng không có gì để tư niệm, nghĩa là những gì liên hệ dến hữu và vô hữu[23]. Vị ấy cảm giác về thân tối hậu chấp thọ[24] thì biết cảm giác về thân chấp thọ cuối cùng; cảm giác về mạng chấp thọ tối hậu[25] thì biết cảm giác về mạng chấp thọ tối hậu; và biết khi thân hoại mạng chung, thọ mạng chấm dứt, những gì được cảm thọ, tất cả đều tịch diệt, tịch tịnh, tĩnh chỉ và biết là trở thành rất mát lạnh[26].

“Này Tỳ-kheo, ví như đèn sáng là nhờ dầu và nhờ bấc. Nếu không có ai đổ thêm dầu, nối thêm bấc, như vậy khi dầu và bấc có trước đã cháy hết mà những cái sau không được tiếp nối sẽ không còn gì để chấp thọ nữa. Tỳ-kheo ấy cũng thế, cảm giác về chấp thọ thân tối hậu thì biết cảm giác về chấp thọ thân tối hậu; cảm giác về chấp thọ sanh mạng tối hậu thì biết cảm giác về chấp thọ sanh mạng tối hậu; và biết rằng, khi thân hoại mạng chung, sanh mạng chấm dứt thì tất cả những gì được cảm thọ thảy đều tịch diệt, tịch tịnh, tĩnh chỉ và biết là trở thành rất mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, như thế vị ấy được gọi là Tỳ-kheo tối thắng chánh tuệ, nghĩa là đạt đến cứu cánh diệt tận, lậu tận. Tỳ-kheo ấy thành tựu như vậy là thành tựu tối thắng chánh tuệ xứ[27].

“Này Tỳ-kheo, sự giải thoát này an trú nơi chân đế, không bị di động. Chân đế là pháp như thật. Giả dối là pháp hư vọng. Tỳ-kheo ấy thành tựu tối thắng chân đế xứ[28].

“Này Tỳ-kheo, với thí xả, nếu trước kia có oan gia cố cựu thì bấy giờ vị ấy phóng xả, lìa bỏ, giải thoát, dứt trừ. Này Tỳ-kheo, đó là Tỳ-kheo tối thắng chánh huệ thí, là xả ly tất cả mọi sự ở đời, hoàn toàn vô dục, tịch tĩnh, tĩnh chỉ. Này Tỳ-kheo, thành tựu như thế là thành tựu tối thắng huệ thí xứ.

“Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nào tâm bị dục, nhuế và si làm cho ô uế, không được giải thoát, Tỳ-kheo ấy tận diệt tất cả dâm, nộ, si, vô dục, tịch tịnh, tĩnh chỉ, chứng đắc tối thắng, tịch tĩnh. Này Tỳ-kheo, thành tựu như thế là thành tựu tối thắng tịch tĩnh xứ.

“Này Tỳ-kheo, ai nghĩ rằng ‘Tôi đang là’, ấy là tự đề cao[29]. Rằng ‘Tôi sẽ hiện hữu’, ấy là tự đề cao. Rằng “Tôi sẽ không hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có sắc’, ấy là tự đề cao.

‘Tôi sẽ không có sắc’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng, không không có tưởng’, ấy là tự đề cao. Đó làø cống cao, là kiêu ngạo, là phóng dật.

“Này Tỳ-kheo, nếu không có tất cả những sự tự đề cao, cống cao, kiêu ngạo, phóng dật ấy thì ý tịch tĩnh.

“Này Tỳ-kheo, nếu ý tịch tĩnh thì không chán ghét, không ưu sầu, không lao nhọc, không sợ hãi. Vì sao? Vì Tỳ-kheo ấy đã thành tựu pháp nên không còn chán ghét, không chán ghét thì không ưu tư, không ưu tư thì không sầu não, không sầu não thì không lao nhọc, không lao nhọc thì không sợ hãi. Nhơn không sợ hãi nên sẽ đắc Niết-bàn, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’”.

Đức Thế Tôn thuyết pháp này xong, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn ly trần cấu, phát sanh pháp nhãn và các pháp. Bấy giờ, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn thấy pháp, đắc pháp, chứng pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không còn ai hơn, không tùy thuộc ai nữa, không còn do dự, đã an trú vào quả chứng đắc; đối với pháp của Thế Tôn, chứng đắc vô úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con ăn năn! Bạch Thiện Thệ, con ngay từ đầu như ngu, như si, như khờ dại, như không hiểu biết, không nhận ra Bậc Lương Điền mà không tự biết. Vì sao? Vì con đã gọi Như Lai –Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác– là “Hiền giả[30]“. Mong Đức Thế Tôn cho con sám hối. Sau khi sám hối, con sẽ không còn tái phạm nữa”.

Đức Thế Tôn đáp:

“Này Tỳ-kheo, ngươi quả thực ngu si, quả thực là khờ dại, không hiểu biết nên đã gọi Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, là “Hiền giả”. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tự sám hối, đã thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa, như thế, này Tỳ-kheo, đối với pháp luật của bậc Thánh như vậy là tăng ích chứ không tổn hại, vì đã tự sám hối, đã tự thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa”.

Đức Phật, thuyết như vậy. Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Bản Hán, quyển 38. Tương đương Pāli, M.140. Dhātuvibhanga-sutta.
[02] Thợ gốm tên là Bhagga trong bản Pāli.
[03] Phất-ca-la-sa-lợi 弗 迦 邏 娑 利. Pāli: Pukkusāti.
[04] Tức Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
[05] Lục giới 六 界. Pāli: Chadhāturo.
[06] Pāli: ayaṃ puriso, con người này.
[07] Hán: bất văn ưu thích sự 不 聞 憂 戚 事. Pāli: maññussavā nappavattanti, các tưởng hoan hỷ (= vọng tưởng) không chuyển động.
[08] Huệ thí; Pāli: cāga, sự thi ân.
[09] Chí tịch 至 寂. Pāli: santi: sự tịch tĩnh, sự bình an; đồng nghĩa Niết-bàn.
[10] Lục xúc xứ 六 觸 處. Pāli: chaphassāyatano.
[11] Thập bát ý hành 十 八 意 行. Pāli: Atthādasamanopavicāro. Cũng nói là mười tám ý cận hành 意 近 行 (phạm vi hoạt động của ý), gồm sáu hỷ cận hành, sáu ưu cận hành và sáu xả cận hành. Xem giải thích Tập Dị 15 (No.1536, Đại 26, trang 430).
[12] Quán 觀,đồng nghĩa cận hành, đi sát, hay chạy theo; Pāli: upavicarati; trong đó, vicāra, hành (đi), và cũng thường dịch là tứ (một thiền chi thuộc Sơ thiền) mà bản Hán này thường dịch là quán (th.d.: hữu giác hữu quán, Pl. savitakka, savicāra) Tập Dị (đd): “Mắt sau khi thấy, nó tùy theo trú xứ của hỷ mà đi sát (hay đi gần, cận hành) với sắc”. Pāli: Cakkhunā rūpam disvā somanassaṭṭhānīyam rupaṃ upavicarati.
[13] Hỷ quán, tức hỷ cận hành.
[14] Tứ trụ xứ 四 住 處. Pāli: caturādhiṭṭhāno, bốn sự xác lập.
[15] Nguyên Hán: tức trụ xứ 息 住 處. Pāli: upasamādiṭṭhāna.
[16] Thọ ư sanh 受 於 生, được hiểu là “duy trì sanh mạng của các loài hữu tình”. Thọ,  Pāli: upādi, thủ hay chấp thủ.
[17] Hán: phi thần 非 神. Pāli: n’etaṃ mama, n’eso ‘ham asmi. na me sattā, “cái này không là của tôi; tôi không là cái này; cái này không là tự ngã của tôi”.
[18] Bản Cao-li: não mạc.
[19] Pāli: sukhan ti pi vijānāti, dukkhan ti pi vijānāti…, nhận biết rằng ‘đây là lạc’, nhận biết rằng ‘đây là khổ’…
[20] Nguyên Hán: nhân lạc canh lạc cố sanh lạc giác 因 樂 更 樂 故 生 樂 覺; Pāli: sukhavedanīyaṃ… phassaṃ paṭicca uppajjati sukhā vedanā, do xúc chạm với đối tượng đáng ưa mà phát sinh cảm giác lạc.
[21] Nhập vô lượng không xứ, tức nhập Hư không vô biên xứ, đối tượng thứ nhất của bốn Vô sắc giới định. Pāli: ākāsānañcāyatanaṃ upasaṃhareyyaṃ.
[22] Vô lượng thức xứ, hay Thức vô biên xứ. Pāli: viññāṇaññcāyatanaṃ.
[23] Hán: bất phục hữu vi diệc vô sở tư, vị hữu cập vô 不 復 有 為 亦 無 所 思, 謂 有 及 無. Pāli: so neva taṃ abhisaṃkharoti na abhisaṃcetayati bhavāya vā vibhavāya vā, vị ấy không hành trì cũng không tư duy về hữu hay phi hữu.
[24] Thọ thân tối hậu 受 身 最 後, thân được chấp thọ, hay chấp thủ, cuối cùng.  Pāli:  kāyapariyantika.
[27] Đệ nhất chánh huệ xứ; Pāli: paramapaññādiṭṭhāna.
[25] Mạng tối hậu 受 命 最 後. Pāli: jīvitapariyantika.
[26] Pāli: sabbavedayitāni abhinanditāni sītibhavissanti, “tất cả những gì được cảm thọ đầy hỷ lạc đều trở thành mát mẻ”.
[28] Đệ nhất chân đế xứ; Pāli: paramasaccādiṭṭhāna.
[29] Hán: tự cử 自 舉, nghĩa là kiêu mạn (Pāli: māna). Trong bản Pāi: maññita, vọng tưởng.
[30] Tức đã gọi Phật là “bạn”. Pāli: āvusovādena.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
162. Kinh Phân Biệt Lục Giới
163. Kinh Phân Biệt Lục Xứ
164. Kinh Phân Biệt Quán Pháp
165. Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên
166. Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn
167. Kinh A-Nan Thuyết
168. Kinh Ý Hành
169. Kinh Câu-Lâu-Sấu Vô Tránh
170. Kinh Anh Vũ
171. Kinh Phân Biệt Ðại Nghiệp
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT

162. KINH PHÂN BIỆT LỤC GIỚI[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ma-kiệt-đà, trú ở thành Vương xá.

Bấy giờ Đức Thế Tôn đến nhà thợ gốm[02], nói rằng:

“Này thợ gốm, Ta nay muốn tạm trú ở phòng làm đồ gốm một đêm, ông có thuận chăng?”

Thợ gốm trả lời:

“Con chẳng trở ngại gì, nhưng đã có một Tỳ-kheo trú trong đó trước rồi. Nếu vị ấy thuận thì xin tùy ý”.

Lúc ấy, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi[03] đã trú ở trong phòng làm đồ gốm ấy trước rồi.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ra khỏi nhà thợ gốm, đi vào phòng làm gốm, nói với Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi rằng:

“Này Tỳ-kheo, Ta nay muốn tạm trú một đêm ở phòng làm gốm, thầy có thuận chăng?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Thưa Hiền giả, tôi không trở ngại. Vả lại, ở phòng làm gốm này có chỗ ngồi bằng cỏ đã trải xong, Hiền giả muốn ở lại thì tùy ý”.

Nghe vậy, Đức Thế Tôn từ phòng làm gốm đi ra ngoài rửa chân rồi mới trở vào, lấy ni-sư-đàn trải lên chỗ ngồi bằng cỏ mà ngồi kiết già, suốt đêm yên lặng tĩnh tọa, định ý.

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi cũng suốt đêm yên lặng tĩnh tọa, định ý.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn suy nghĩ như vầy: “Tỳ-kheo này đi đứng tịch tĩnh, thật kỳ lạ, thật hiếm có. Ta hãy Tỳ-kheo này, ‘Thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?’.” Nghĩ như vậy rồi, Thế Tôn bèn hỏi:

“Tỳ-kheo, Thầy của bạn là ai? Y theo ai mà bạn xuất gia, học Đạo, thọ Pháp?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Này Hiền giả, có Sa-môn Cù-đàm, dòng họ Thích, đã từ bỏ tông tộc, cạo bỏ râu tóc, khoác y ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học Đạo, đã giác ngộ Vô thượng Chánh tận giác[04]. Vị ấy là Thầy của tôi. Tôi y theo vị ấy mà xuất gia học Đạo, thọ Pháp”.

Thế Tôn lại hỏi:

“Tỳ-kheo, đã từng thấy Thầy chưa?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Chưa thấy”.

Thế Tôn hỏi:

“Nếu gặp Thầy, bạn có nhận ra không?”

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Không biết. Nhưng, này Hiền giả, tôi nghe rằng Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Ngài là Thầy của tôi. Tôi y theo Ngài mà xuất gia, học Đạo, thọ Pháp”.

Khi ấy, Thế Tôn lại suy nghĩ như vầy: “Thiện nam tử này y theo Ta mà xuất gia, học Đạo, thọ Pháp. Ta nay có nên thuyết pháp chăng?”

Suy nghĩ như vậy rồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi:

“Này Tỳ-kheo, nay Ta sẽ thuyết pháp cho thầy, phần đầu toàn thiện, phần giữa cũng toàn thiện và phần cuối cũng toàn thiện; có nghĩa, có văn đầy đủ, thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó gọi là ‘Phân biệt sáu giới’[05]. Thầy hãy lắng nghe, khéo suy tư và ghi nhớ.

Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi đáp:

“Xin vâng”.

Đức Phật bảo rằng:

“Này Tỳ-kheo, con người[06] có sáu giới tụ, có sáu xúc xứ, có mười tám ý hành, có bốn trụ xứ. Nếu ai an trú vào đó sẽ không nghe đến chuyện sầu não[07]. Sau khi không nghe chuyện sầu não thì ý không chán ghét, không ưu sầu, không lao nhọc, không sợ hãi. Như vậy, có sự khuyên bảo là đừng buông lung trí tuệ, hãy thủ hộ chân đế và trưởng dưỡng huệ thí[08]. Này Tỳ-kheo, hãy học về tối thượng, hãy học về chí tịch[09], như vậy là phân biệt về sáu giới.

“Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu giới tụ, nhân gì mà nói như thế? Đó là, giới của đất, giới của nước, giới của lửa, giới của gió, giới hư không và giới của thức. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu giới tụ là nhân đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu xúc xứ[10], do nhân gì mà nói như thế? Đó là, này Tỳ-kheo, xúc con mắt thấy sắc, xúc tai nghe tiếng, xúc mũi ngửi mùi, xúc lưỡi nếm vị, xúc thân cảm xúc, xúc ý biết pháp. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có sáu xúc xứ là do nhânn đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, nói con người có mười tám ý hành[11], do nhơn gì mà nói như thế? Đó là, này Tỳ-kheo, mắt thấy sắc, quán[12] sắc rồi an trú nơi hỷ, quán sắc rồi an trú nơi ưu, quán sắc rồi an trú nơi xả. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Ý nhận thức pháp, quán pháp rồi an trú nơi hỷ, quán pháp rồi an trú nơi ưu, quán pháp rồi an trú nơi xả. Này Tỳ-kheo, như vậy sáu hỷ quán[13], sáu ưu quán, sáu xả quán hợp lại là mười tám ý hành. Nói rằng con người có mười tám ý hành là do nhơn đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có bốn trụ xứ[14], do nhơn gì mà nói như thế? Là chân đế trụ xứ, huệ trụ xứ, thí xả trụ xứ và tịch tĩnh[15] trụ xứ. Này Tỳ-kheo, nói rằng con người có bốn trụ xứ là do nhơn đó mà nói.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ? Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội địa giới, được chấp thọ nơi hữu tình[16]. Nội địa giới là thế nào? Là tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, xương, gân, thận, tim, gan, phổi, lá lách, ruột già, bao tử, phổi, tương tự như thế, trong thân này còn những thứ khác nữa. Những gì đượïc thâu nhiếp trong thân thuộc về chất cứng, tính cứng ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình là nội địa giới’. Này Tỳ-kheo, dù là nội địa giới hay ngoại địa giới đều gọi chung là địa giới. Tỳ-kheo đó dùng trí tuệ quán biết như thật rằng ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã[17]’. Tâm vị ấy không nhiễm trước địa giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội thủy giới, được chấp thọ nơi hữu tình. Nội thủy giới là gì? Là não tủy[18], nước mắt, mồ hôi, nước mũi, mủ, máu, mỡ, tủy, nước giải, đờm, nước tiểu, tương tự như thế, trong thân này còn có nhiều thể khác nữa. Những gì được thâu nhiếp trong thân, thuộc về chất nước, tính nước nhuần thấm ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình, đó là nội thủy giới’. Này Tỳ-kheo, nội thủy giới hay ngoại thủy giới đều gọi chung là thủy giới. Tỳ-kheo ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm vị ấy không nhiễm trước thủy giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo nào phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội hỏa giới được chấp thọ nơi hữu tình. Nội hỏa giới là gì? là cái làm cho thân phát nhiệt, thân nóng, thân phiền muộn, thân âm ấp, làm tiêu đồ ăn thức uống, tương tự như thế, trong thân này còn những thứ khác nữa, những gì được thâu nhiếp trong thân thuộc về lửa, tức lửa làm nóng ở bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình. Đó là nội hỏa giới’. Này Tỳ-kheo, dù nội hỏa giới hay ngoại hỏa giới đều gọi chung là hỏa giới. Vị ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm Tỳ-kheo ấy không nhiễm trước hỏa giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo nào phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội phong giới được chấp thọ nơi hữu tình. Nội phong giới là thế nào? Là gió thổi lên, gió thổi xuống, gió ngang hông, gió co thắt, gió nhảy lên, gió phi đạo, gió cử động tay chân, gió ở hơi thở ra, thở vào, tương tự như thế, trong thân này còn các thứ khác nữa. Những gì được thâu nhiếp trong thân, thuộc về gió, tánh gió, lưu động bên trong, được chấp thọ nơi hữu tình. Đó là nội phong giới’. Này Tỳ-kheo, dù ngoại phong giới hay nội phong giới đều gọi là phong giới. Tỳ-kheo ấy dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ. Nếu có Tỳ-kheo phân biệt thân giới như thế này: ‘Nay thân này của ta có nội không giới, được chấp thọ nơi hữu tình. Nội không giới là gì? Là lỗ trống ở mắt, lỗ trống ở tai, lỗ trống ở mũi, lỗ trống ở miệng, cái khiến cho cổ họng cử động, tức để cho thức ăn được nhai và nuốt từ từ đi qua cổ họng, đi xuống rồi ra ngoài, tương tự như thế, trong thân này có những thứ khác nữa thuộc về hư không. Ở chỗ hư không ấy không bị da, thịt, xương, gân lấp kín. Đó là nội không giới’. Này Tỳ-kheo, dù nội không giới hay ngoại không giới đều gọi chung là không giới. Tỳ-kheo dùng trí tuệ quán biết như thật rằng: ‘Tất cả những cái ấy không phải là sở hữu của ta. Ta không phải là sở hữu của những cái ấy. Những cái ấy cũng không phải là tự ngã’. Tâm vị ấy không nhiễm trước không giới ấy. Đó là Tỳ-kheo không buông lung trí tuệ.

“Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo nào biết như thật về năm giới này, sau khi biết như thật, tâm không nhiễm trước chúng thì được giải thoát, chỉ còn có các thức mà thôi. Đó là những thức nào? Là thức về lạc, thức về khổ, thức về hỷ, thức về ưu và thức về xả[19].

“Này Tỳ-kheo, nhơn lạc xúc mà sanh lạc thọ[20], vị ấy cảm giác lạc thọ. Khi đã cảm giác lạc thọ, vị ấy biết mình cảm giác lạc thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt lạc xúc, sau khi diệt lạc xúc này, nếu có lạc thọ do lạc xúc sanh, lạc thọ ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn khổ xúc sanh ra khổ thọ, vị ấy cảm giác khổ thọ. Sau khi đã cảm giác khổ thọ, vị ấy biết đã cảm giác khổ thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt khổ xúc, sau khi diệt khổ xúc, nếu có khổ thọ do khổ xúc sanh, vị ấy cũng diệt tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn hỷ xúc sanh ra hỷ thọ, vị ấy cảm giác hỷ thọ. Khi đã cảm giác hỷ thọ, vị ấy biết đã cảm giác hỷ thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt hỷ xúc, sau khi diệt hỷ xúc này, nếu có hỷ thọ do hỷ xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn ưu xúc sanh ra ưu thọ, vị ấy cảm giác ưu thọ. Khi đã cảm giác ưu thọ, vị ấy biết đã cảm giác ưu thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt ưu xúc, sau khi diệt ưu xúc này, nếu có ưu thọ do ưu xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn xả xúc sanh ra xả thọ, vị ấy cảm giác xả thọ. Khi đã cảm giác xả thọ, vị ấy biết đã cảm giác xả thọ. Nếu Tỳ-kheo nào diệt xả xúc, sau khi diệt xả xúc này, nếu có xả thọ do xả xúc sanh, vị ấy cũng diệt, tĩnh chỉ; biết như vậy rồi, mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, nhơn các xúc ấy sanh ra các thọ ấy. Khi đã diệt các xúc ấy thì các thọ ấy cũng diệt. Vị ấy biết rằng, thọ này từ xúc mà có, lấy xúc làm gốc, lấy xúc làm tập khởi, từ xúc sanh ra, lấy xúc làm đầu mối, y cứ nơi xúc mà hiện hành.

“Này Tỳ-kheo, cũng như mồi lửa, nhơn cái dùi, sự nỗ lực của ngườøi và sức nóng mà lửa phát sanh. Này Tỳ-kheo, khi các dùi cây ấy tách rời nhau thì lửa mà từ đó phát sanh, sức nóng của lửa và sự chấp thọ của hữu tình, tất cả đều tắt biến, vắng bặt, im lìm và dùi cây ấy trở nên nguôïi lạnh. Cũng vậy, này Tỳ-kheo, các xúc ấy thế này hay thế kia, sanh ra các thọ như thế này hay thế khác. Diệt các xúc ấy thì các thọ ấy cũng diệt. Như vậy là đã biết thọ này từ xúc mà có, lấy xúc làm gốc, lấy xúc làm tập khởi, từ xúc sanh ra, lấy xúc làm đầu mối, y cứ nơi xúc mà hiện hành.

“Nếu Tỳ-kheo nào không nhiễm trước ba thọ này, mà giải thoát, thì Tỳ-kheo ấy chỉ còn có xả cực kỳ thanh tịnh.

“Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng, ‘Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng không xứ[21]; tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó. Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng thức xứ[22], vô sở hữu xứ, phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó’.

“Này Tỳ-kheo, cũng như thợ luyện kim lành nghề, dùng lửa đốt thỏi vàng, dát cho thật mỏng, rồi lại bỏ vào lò nung, đốt lửa đều đặn và đúng độ, luyện kỹ cho đến lúc tinh ròng, rất mềm mại và có ánh sáng. Này Tỳ-kheo, thứ vàng này là do thợ vàng đã đốt lửa đều đặn và đúng độ, luyện kỹ thật tinh ròng, rất mềm mại và có ánh sáng. Như vậy rồi, tự thợ vàng ấy làm theo ý mình, như làm dây đính vào tơ lụa để trang sức áo mới, làm nhẫn tay, vòng tay, xuyến, chuỗi, lưới tóc... Cũng vậy, này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng: ‘Ta với xả thanh tịnh này nhập vào vô lượng không xứ; tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó. Ta với xả thanh tịnh này nhập vào Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, tu tập tâm như vậy, y nơi đó, an trụ nơi đó, xác lập nơi đó, duyên nơi đó, buộc chặt vào đó’.

“Tỳ-kheo ấy lại nghĩ, ‘Ta với xả thanh tịnh này, mà y vào vô lượng không xứ, như vậy thuộc pháp hữu vi. Là pháp hữu vi thì vô thường. Cái gì là vô thường, cái ấy là khổ. Nếu cái gì là khổ thì biết là khổ’. Sau khi biết khổ, vị ấy xả, không còn di chuyển nhập vô lượng không xứ nữa.

“‘Ta với xả thanh tịnh này, mà y vào Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, vẫn là thuộc pháp hữu vi. Là pháp hữu vi thì vô thường. Cái gì là vô thường, cái ấy là khổ. Nếu cái gì là khổ thì biết là khổ’. Sau khi biết khổ, vị ấy xả, không còn di chuyển nhập Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ nữa.

“Này Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo nào đối với bốn xứ này bằng tuệ mà quán sát, biết như thật, tâm không thành tựu, không di chuyển nhập, thì bấy giờ vị ấy không cần phải làm gì, và cũng không có gì để tư niệm, nghĩa là những gì liên hệ dến hữu và vô hữu[23]. Vị ấy cảm giác về thân tối hậu chấp thọ[24] thì biết cảm giác về thân chấp thọ cuối cùng; cảm giác về mạng chấp thọ tối hậu[25] thì biết cảm giác về mạng chấp thọ tối hậu; và biết khi thân hoại mạng chung, thọ mạng chấm dứt, những gì được cảm thọ, tất cả đều tịch diệt, tịch tịnh, tĩnh chỉ và biết là trở thành rất mát lạnh[26].

“Này Tỳ-kheo, ví như đèn sáng là nhờ dầu và nhờ bấc. Nếu không có ai đổ thêm dầu, nối thêm bấc, như vậy khi dầu và bấc có trước đã cháy hết mà những cái sau không được tiếp nối sẽ không còn gì để chấp thọ nữa. Tỳ-kheo ấy cũng thế, cảm giác về chấp thọ thân tối hậu thì biết cảm giác về chấp thọ thân tối hậu; cảm giác về chấp thọ sanh mạng tối hậu thì biết cảm giác về chấp thọ sanh mạng tối hậu; và biết rằng, khi thân hoại mạng chung, sanh mạng chấm dứt thì tất cả những gì được cảm thọ thảy đều tịch diệt, tịch tịnh, tĩnh chỉ và biết là trở thành rất mát lạnh.

“Này Tỳ-kheo, như thế vị ấy được gọi là Tỳ-kheo tối thắng chánh tuệ, nghĩa là đạt đến cứu cánh diệt tận, lậu tận. Tỳ-kheo ấy thành tựu như vậy là thành tựu tối thắng chánh tuệ xứ[27].

“Này Tỳ-kheo, sự giải thoát này an trú nơi chân đế, không bị di động. Chân đế là pháp như thật. Giả dối là pháp hư vọng. Tỳ-kheo ấy thành tựu tối thắng chân đế xứ[28].

“Này Tỳ-kheo, với thí xả, nếu trước kia có oan gia cố cựu thì bấy giờ vị ấy phóng xả, lìa bỏ, giải thoát, dứt trừ. Này Tỳ-kheo, đó là Tỳ-kheo tối thắng chánh huệ thí, là xả ly tất cả mọi sự ở đời, hoàn toàn vô dục, tịch tĩnh, tĩnh chỉ. Này Tỳ-kheo, thành tựu như thế là thành tựu tối thắng huệ thí xứ.

“Này Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nào tâm bị dục, nhuế và si làm cho ô uế, không được giải thoát, Tỳ-kheo ấy tận diệt tất cả dâm, nộ, si, vô dục, tịch tịnh, tĩnh chỉ, chứng đắc tối thắng, tịch tĩnh. Này Tỳ-kheo, thành tựu như thế là thành tựu tối thắng tịch tĩnh xứ.

“Này Tỳ-kheo, ai nghĩ rằng ‘Tôi đang là’, ấy là tự đề cao[29]. Rằng ‘Tôi sẽ hiện hữu’, ấy là tự đề cao. Rằng “Tôi sẽ không hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có sắc’, ấy là tự đề cao.

‘Tôi sẽ không có sắc’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng’, ấy là tự đề cao. ‘Tôi sẽ không có tưởng, không không có tưởng’, ấy là tự đề cao. Đó làø cống cao, là kiêu ngạo, là phóng dật.

“Này Tỳ-kheo, nếu không có tất cả những sự tự đề cao, cống cao, kiêu ngạo, phóng dật ấy thì ý tịch tĩnh.

“Này Tỳ-kheo, nếu ý tịch tĩnh thì không chán ghét, không ưu sầu, không lao nhọc, không sợ hãi. Vì sao? Vì Tỳ-kheo ấy đã thành tựu pháp nên không còn chán ghét, không chán ghét thì không ưu tư, không ưu tư thì không sầu não, không sầu não thì không lao nhọc, không lao nhọc thì không sợ hãi. Nhơn không sợ hãi nên sẽ đắc Niết-bàn, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’”.

Đức Thế Tôn thuyết pháp này xong, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn ly trần cấu, phát sanh pháp nhãn và các pháp. Bấy giờ, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn thấy pháp, đắc pháp, chứng pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không còn ai hơn, không tùy thuộc ai nữa, không còn do dự, đã an trú vào quả chứng đắc; đối với pháp của Thế Tôn, chứng đắc vô úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con ăn năn! Bạch Thiện Thệ, con ngay từ đầu như ngu, như si, như khờ dại, như không hiểu biết, không nhận ra Bậc Lương Điền mà không tự biết. Vì sao? Vì con đã gọi Như Lai –Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác– là “Hiền giả[30]“. Mong Đức Thế Tôn cho con sám hối. Sau khi sám hối, con sẽ không còn tái phạm nữa”.

Đức Thế Tôn đáp:

“Này Tỳ-kheo, ngươi quả thực ngu si, quả thực là khờ dại, không hiểu biết nên đã gọi Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, là “Hiền giả”. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tự sám hối, đã thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa, như thế, này Tỳ-kheo, đối với pháp luật của bậc Thánh như vậy là tăng ích chứ không tổn hại, vì đã tự sám hối, đã tự thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa”.

Đức Phật, thuyết như vậy. Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Bản Hán, quyển 38. Tương đương Pāli, M.140. Dhātuvibhanga-sutta.
[02] Thợ gốm tên là Bhagga trong bản Pāli.
[03] Phất-ca-la-sa-lợi 弗 迦 邏 娑 利. Pāli: Pukkusāti.
[04] Tức Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
[05] Lục giới 六 界. Pāli: Chadhāturo.
[06] Pāli: ayaṃ puriso, con người này.
[07] Hán: bất văn ưu thích sự 不 聞 憂 戚 事. Pāli: maññussavā nappavattanti, các tưởng hoan hỷ (= vọng tưởng) không chuyển động.
[08] Huệ thí; Pāli: cāga, sự thi ân.
[09] Chí tịch 至 寂. Pāli: santi: sự tịch tĩnh, sự bình an; đồng nghĩa Niết-bàn.
[10] Lục xúc xứ 六 觸 處. Pāli: chaphassāyatano.
[11] Thập bát ý hành 十 八 意 行. Pāli: Atthādasamanopavicāro. Cũng nói là mười tám ý cận hành 意 近 行 (phạm vi hoạt động của ý), gồm sáu hỷ cận hành, sáu ưu cận hành và sáu xả cận hành. Xem giải thích Tập Dị 15 (No.1536, Đại 26, trang 430).
[12] Quán 觀,đồng nghĩa cận hành, đi sát, hay chạy theo; Pāli: upavicarati; trong đó, vicāra, hành (đi), và cũng thường dịch là tứ (một thiền chi thuộc Sơ thiền) mà bản Hán này thường dịch là quán (th.d.: hữu giác hữu quán, Pl. savitakka, savicāra) Tập Dị (đd): “Mắt sau khi thấy, nó tùy theo trú xứ của hỷ mà đi sát (hay đi gần, cận hành) với sắc”. Pāli: Cakkhunā rūpam disvā somanassaṭṭhānīyam rupaṃ upavicarati.
[13] Hỷ quán, tức hỷ cận hành.
[14] Tứ trụ xứ 四 住 處. Pāli: caturādhiṭṭhāno, bốn sự xác lập.
[15] Nguyên Hán: tức trụ xứ 息 住 處. Pāli: upasamādiṭṭhāna.
[16] Thọ ư sanh 受 於 生, được hiểu là “duy trì sanh mạng của các loài hữu tình”. Thọ,  Pāli: upādi, thủ hay chấp thủ.
[17] Hán: phi thần 非 神. Pāli: n’etaṃ mama, n’eso ‘ham asmi. na me sattā, “cái này không là của tôi; tôi không là cái này; cái này không là tự ngã của tôi”.
[18] Bản Cao-li: não mạc.
[19] Pāli: sukhan ti pi vijānāti, dukkhan ti pi vijānāti…, nhận biết rằng ‘đây là lạc’, nhận biết rằng ‘đây là khổ’…
[20] Nguyên Hán: nhân lạc canh lạc cố sanh lạc giác 因 樂 更 樂 故 生 樂 覺; Pāli: sukhavedanīyaṃ… phassaṃ paṭicca uppajjati sukhā vedanā, do xúc chạm với đối tượng đáng ưa mà phát sinh cảm giác lạc.
[21] Nhập vô lượng không xứ, tức nhập Hư không vô biên xứ, đối tượng thứ nhất của bốn Vô sắc giới định. Pāli: ākāsānañcāyatanaṃ upasaṃhareyyaṃ.
[22] Vô lượng thức xứ, hay Thức vô biên xứ. Pāli: viññāṇaññcāyatanaṃ.
[23] Hán: bất phục hữu vi diệc vô sở tư, vị hữu cập vô 不 復 有 為 亦 無 所 思, 謂 有 及 無. Pāli: so neva taṃ abhisaṃkharoti na abhisaṃcetayati bhavāya vā vibhavāya vā, vị ấy không hành trì cũng không tư duy về hữu hay phi hữu.
[24] Thọ thân tối hậu 受 身 最 後, thân được chấp thọ, hay chấp thủ, cuối cùng.  Pāli:  kāyapariyantika.
[27] Đệ nhất chánh huệ xứ; Pāli: paramapaññādiṭṭhāna.
[25] Mạng tối hậu 受 命 最 後. Pāli: jīvitapariyantika.
[26] Pāli: sabbavedayitāni abhinanditāni sītibhavissanti, “tất cả những gì được cảm thọ đầy hỷ lạc đều trở thành mát mẻ”.
[28] Đệ nhất chân đế xứ; Pāli: paramasaccādiṭṭhāna.
[29] Hán: tự cử 自 舉, nghĩa là kiêu mạn (Pāli: māna). Trong bản Pāi: maññita, vọng tưởng.
[30] Tức đã gọi Phật là “bạn”. Pāli: āvusovādena.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]