Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
117. Kinh Nhu Nhuyến
118. Kinh Long Tượng
119. Kinh Thuyết Xứ
120. Kinh Thưyết Vô Thường
121. Kinh Thỉnh Thỉnh
122. Kinh Chiêm-Ba
123. Kinh Sa-Môn Nhị Thập Ức
124. Kinh Bát Nạn
125. Kinh Bần Cùng
126. Kinh Hành Dục
127. Kinh Phước Ðiền
128. Kinh Ưu-Bà-Tắc
129. Kinh Oán Gia
130. Kinh Giáo
131. Kinh Hàng Ma
132. Kinh Lại-Tra-Hòa-La
133. Kinh Ưu-Bà-Ly
134. Kinh Thích Vấn
135. Kinh Thiện Sanh
136. Kinh Thương Nhân Cầu Tài
137. Kinh Thế Gian
138. Kinh Phước
139. Kinh Tức Chỉ Ðạo
140. Kinh Chí Biên
141. Kinh Dụ
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

11. PHẨM ÐẠI
(Phần Ðầu)

117. KINH NHU NHUYẾN[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Chính Ta ngày trước ra đi xuất gia học đạo là ra đi từ chỗ ưu du, từ chỗ thong dong nhàn nhã, từ đời sống cực kỳ êm dịu[02]. Khi Ta còn ở nhà, phụ vương Duyệt-đầu-đàn[03] tạo cho Ta đủ thứ cung điện; cung điện để ở vào mùa Xuân, cung điện để ở vào mùa Hạ, cung điện để ở vào mùa Đông.

“Bởi Ta thích du ngoạn nên cách điện không xa, người lại tạo không biết bao nhiêu là ao sen[04]: ao hoa sen xanh, ao hoa sen hồng, ao hoa sen đỏ, ao hoa sen trắng. Trong các ao đó trồng đủ các loại hoa dưới nước: hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ và hoa sen trắng. Nước luôn luôn đầy, hoa luôn luôn trổ, mà những người sai dịch chăm sóc không thông suốt được hết.

“Bởi Ta thích du ngoạn nên trên bờ ao trồng các loại hoa: hoa Tu-ma-na, hoa Bà-sư, hoa Chiêm-bặc, hoa Tu-kiền-đề, hoa Ma-đầu-kiền-đề, hoa A-đề-mưu-đa, hoa Ba-la-đầu[05].

“Bởi Ta thích du ngoạn nên người sai bốn người tắm rửa cho Ta. Tắm rửa cho Ta rồi lại xoa hương chiên-đàn đỏ vào khắp thân Ta. Xoa hương vào thân Ta rồi lại khoác vào mình Ta chiếc áo lụa thật mới. Trên, dưới, trong, ngoài đều mới mẻ. Suốt ngày đêm luôn luôn cầm lọng[06] che cho Ta, không để cho Thái tử đêm phải nhiễm sương, ngày bị nắng háp.

“Như nhà dân thường được ăn đại mạch thô, cơm gạo tẻ, cháo đậu, gừng[07], cho đó là đồ ăn bậc nhất, nhưng người sai dịch thấp nhất của phụ vương Duyệt-đầu-đàn của Ta lại cho như vậy là rất dở, chỉ ăn nếp trắng[08] và hào soạn mới cho là đồ ăn bậc nhất.

“Lại nữa, nếu có cầm thú nơi đồng ruộng, loại cầm thú ngon nhất như Đề-đế-la-hòa-tra, Kiếp-tân-xà-la, Hề-mễ-hà, Lê-nê-xa, Thi-la-mễ[09]. Các loại cầm thú nơi đồng ruộng, loại cầm thú ngon nhất như vậy Ta thường được ăn.

“Ta nhớ khi xưa, lúc còn ở với phụ vương Duyệt-đầu-đàn, suốt bốn tháng hạ, mỗi khi lên trên chánh điện đều không có người nam; chỉ toàn là kỹ nữ để cùng vui chơi, không hề trở xuống.

“Rồi khi Ta muốn đến viên quán thì liền có ba mươi danh kỵ thượng thặng được tuyển chọn với những hàng đại thuẫn đi dẫn đường hộ tống trước sau, không kể những tiểu tiết khác.

 “Ta có như ý túc đó[10] và sự êm dịu cực kỳ này.

“Ta còn nhớ khi xưa, lúc Ta thăm ruộng[11], người làm ruộng nghỉ ngơi trên đám ruộng, Ta đi đến dưới gốc cây Diêm-phù ngồi kiết già, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng đắc được Sơ thiền, thành tựu và an trụ. Ta nghĩ rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh, nhưng thấy người tật bệnh thì ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát mình’.

“Rồi Ta lại nghĩ: ‘Ta tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh. Nếu Ta thấy người tật bệnh mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, vì Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi thì tâm cống cao phát khởi do không có tật bệnh liền tự tiêu diệt.

“Ta lại nghĩ rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già, nhưng thấy người già cả thì ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát mình’.

“Rồi Ta lại nghĩ: ‘Ta tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già. Nếu Ta thấy người già cả mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, vì Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi thì tâm cống cao phát khởi do chưa đến tuổi già liền tự tiêu diệt.

“Phàm phu ngu si không đa văn, vì chưa bị tật bệnh nên tâm tự cao, tự phụ, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn trẻ trung nên tự cao tự phụ, không tu tập phạm hạnh, rồi tham dục mà sanh si ám. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn thọ mạng nên tự cao tự phụ, phóng dật, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài kệ:

Tuổi già, tật bệnh
Và sự tử vong
Là pháp có sẵn
Người ngu khinh nhờn
Nếu ta miệt thị
Tưởng mình không vướng
Thật chẳng hợp lý
Vì đó sự thường
Ai hành như thế
Biết pháp ly sanh
Không bệnh, còn trẻ
Tưởng thọ kiêu căng
Đoạn trừ kiêu ngạo
Vô dục bình an
Ai hiểu như vậy
Nơi dục sợ gì!
Được vô hữu tưởng
Tịnh hạnh thanh tu.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Bản Hán, quyển 29. Tương đương Pāli: A.iii.38 Sukhumāla; A.ii.39 Mada.
[02] Tùng ưu du, thung dung nhàn lạc, cực nhu nhuyến 從 優 遊 從 容 閑 樂 極 柔 軟. Pāli: sukhumālo parasakhumālo accanta sukhumālo, êm dịu, rất êm dịu, vô cùng êm dịu.
[03] Duyệt-đầu-đàn 悅 頭 檀, tức vua Tịnh Phạn, Pāli: Suddhodana.
[04] Hoa trì 華 池. Pāli: Pokkharanī.
[05] Hoa Tu-ma-na 修 摩 那, hoa Bà-sư 婆 師, hoa Chiêm-bặc 瞻 蔔, hoa Tu-kiền-đề 修 犍 提, hoa Ma-đầu-kiền-đề 摩 頭 犍 提, hoa A-đề-mưu-đa 阿 提 牟 多, hoa Ba-la-đầu 波 羅 頭. Bản Pāli không đề cập các loại hoa này.
[06] Tán cái 繖 蓋, đúng ra phải nói “bạch tán cái”, biểu hiện của vương gia. Pāli: setachattā.
[07] Hán: thô quảng [勹/鹿] [麥+廣], mạch phạn 麥  飯, đậu canh 豆 羹, khương thái 薑 菜. Pāli: kaṇājakaṃ bhojanaṃ… vilaṅgadutiyaṃ, cháo tấm và sữa chua.
[08] Hán: canh lương 粳 糧.
[09] Đề-đế-la-hòa-tra 提 帝 邏 惒 吒; Pāli: tittirapatta (?), một loại chim trĩ, hay chim chá-cô. Kiếp-tân-xà-la 劫 賓 闍 邏, Pāli: kapinjala (?), chim trĩ. Hề-mễ-hà 奚 米 何,  Pāli: hamsa (?), chim nhạn. Lê-nê-xa 犁 泥 奢, Thi-la-mễ 施 羅 米, không tìm ra tương đương âm Pāli. Trong bản Pāli không đề cập các loại thực phẩm này.
[10] Như ý túc 如 意 足 (Pāli: iḍhi-pāda), thường dịch là thần thông. Đây có nghĩa là quyền lực. Đoạn trên. kể bốn quyền lực của thiếu niên con nhà phú quý: gấm vóc lụa là, cung điện cho các mùa, vườn hoa tráng lệ, và thức ăn thượng hạng.
[11] Xem cht.15 Kinh 32.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
117. Kinh Nhu Nhuyến
118. Kinh Long Tượng
119. Kinh Thuyết Xứ
120. Kinh Thưyết Vô Thường
121. Kinh Thỉnh Thỉnh
122. Kinh Chiêm-Ba
123. Kinh Sa-Môn Nhị Thập Ức
124. Kinh Bát Nạn
125. Kinh Bần Cùng
126. Kinh Hành Dục
127. Kinh Phước Ðiền
128. Kinh Ưu-Bà-Tắc
129. Kinh Oán Gia
130. Kinh Giáo
131. Kinh Hàng Ma
132. Kinh Lại-Tra-Hòa-La
133. Kinh Ưu-Bà-Ly
134. Kinh Thích Vấn
135. Kinh Thiện Sanh
136. Kinh Thương Nhân Cầu Tài
137. Kinh Thế Gian
138. Kinh Phước
139. Kinh Tức Chỉ Ðạo
140. Kinh Chí Biên
141. Kinh Dụ
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

11. PHẨM ÐẠI
(Phần Ðầu)

117. KINH NHU NHUYẾN[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Chính Ta ngày trước ra đi xuất gia học đạo là ra đi từ chỗ ưu du, từ chỗ thong dong nhàn nhã, từ đời sống cực kỳ êm dịu[02]. Khi Ta còn ở nhà, phụ vương Duyệt-đầu-đàn[03] tạo cho Ta đủ thứ cung điện; cung điện để ở vào mùa Xuân, cung điện để ở vào mùa Hạ, cung điện để ở vào mùa Đông.

“Bởi Ta thích du ngoạn nên cách điện không xa, người lại tạo không biết bao nhiêu là ao sen[04]: ao hoa sen xanh, ao hoa sen hồng, ao hoa sen đỏ, ao hoa sen trắng. Trong các ao đó trồng đủ các loại hoa dưới nước: hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen đỏ và hoa sen trắng. Nước luôn luôn đầy, hoa luôn luôn trổ, mà những người sai dịch chăm sóc không thông suốt được hết.

“Bởi Ta thích du ngoạn nên trên bờ ao trồng các loại hoa: hoa Tu-ma-na, hoa Bà-sư, hoa Chiêm-bặc, hoa Tu-kiền-đề, hoa Ma-đầu-kiền-đề, hoa A-đề-mưu-đa, hoa Ba-la-đầu[05].

“Bởi Ta thích du ngoạn nên người sai bốn người tắm rửa cho Ta. Tắm rửa cho Ta rồi lại xoa hương chiên-đàn đỏ vào khắp thân Ta. Xoa hương vào thân Ta rồi lại khoác vào mình Ta chiếc áo lụa thật mới. Trên, dưới, trong, ngoài đều mới mẻ. Suốt ngày đêm luôn luôn cầm lọng[06] che cho Ta, không để cho Thái tử đêm phải nhiễm sương, ngày bị nắng háp.

“Như nhà dân thường được ăn đại mạch thô, cơm gạo tẻ, cháo đậu, gừng[07], cho đó là đồ ăn bậc nhất, nhưng người sai dịch thấp nhất của phụ vương Duyệt-đầu-đàn của Ta lại cho như vậy là rất dở, chỉ ăn nếp trắng[08] và hào soạn mới cho là đồ ăn bậc nhất.

“Lại nữa, nếu có cầm thú nơi đồng ruộng, loại cầm thú ngon nhất như Đề-đế-la-hòa-tra, Kiếp-tân-xà-la, Hề-mễ-hà, Lê-nê-xa, Thi-la-mễ[09]. Các loại cầm thú nơi đồng ruộng, loại cầm thú ngon nhất như vậy Ta thường được ăn.

“Ta nhớ khi xưa, lúc còn ở với phụ vương Duyệt-đầu-đàn, suốt bốn tháng hạ, mỗi khi lên trên chánh điện đều không có người nam; chỉ toàn là kỹ nữ để cùng vui chơi, không hề trở xuống.

“Rồi khi Ta muốn đến viên quán thì liền có ba mươi danh kỵ thượng thặng được tuyển chọn với những hàng đại thuẫn đi dẫn đường hộ tống trước sau, không kể những tiểu tiết khác.

 “Ta có như ý túc đó[10] và sự êm dịu cực kỳ này.

“Ta còn nhớ khi xưa, lúc Ta thăm ruộng[11], người làm ruộng nghỉ ngơi trên đám ruộng, Ta đi đến dưới gốc cây Diêm-phù ngồi kiết già, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng đắc được Sơ thiền, thành tựu và an trụ. Ta nghĩ rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh, nhưng thấy người tật bệnh thì ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát mình’.

“Rồi Ta lại nghĩ: ‘Ta tự có sẵn tật bệnh, không thoát khỏi tật bệnh. Nếu Ta thấy người tật bệnh mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, vì Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi thì tâm cống cao phát khởi do không có tật bệnh liền tự tiêu diệt.

“Ta lại nghĩ rằng: ‘Phàm phu ngu si không đa văn, tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già, nhưng thấy người già cả thì ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, mà không tự quán sát mình’.

“Rồi Ta lại nghĩ: ‘Ta tự có sẵn sự già, không thoát khỏi sự già. Nếu Ta thấy người già cả mà ghê tởm, khinh bỉ, không yêu, không thích, Ta không nên như vậy, vì Ta cũng có trường hợp này’. Quán sát như vậy rồi thì tâm cống cao phát khởi do chưa đến tuổi già liền tự tiêu diệt.

“Phàm phu ngu si không đa văn, vì chưa bị tật bệnh nên tâm tự cao, tự phụ, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn trẻ trung nên tự cao tự phụ, không tu tập phạm hạnh, rồi tham dục mà sanh si ám. Phàm phu ngu si không đa văn vì còn thọ mạng nên tự cao tự phụ, phóng dật, rồi do tham dục mà sanh si ám, không tu tập phạm hạnh.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài kệ:

Tuổi già, tật bệnh
Và sự tử vong
Là pháp có sẵn
Người ngu khinh nhờn
Nếu ta miệt thị
Tưởng mình không vướng
Thật chẳng hợp lý
Vì đó sự thường
Ai hành như thế
Biết pháp ly sanh
Không bệnh, còn trẻ
Tưởng thọ kiêu căng
Đoạn trừ kiêu ngạo
Vô dục bình an
Ai hiểu như vậy
Nơi dục sợ gì!
Được vô hữu tưởng
Tịnh hạnh thanh tu.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Bản Hán, quyển 29. Tương đương Pāli: A.iii.38 Sukhumāla; A.ii.39 Mada.
[02] Tùng ưu du, thung dung nhàn lạc, cực nhu nhuyến 從 優 遊 從 容 閑 樂 極 柔 軟. Pāli: sukhumālo parasakhumālo accanta sukhumālo, êm dịu, rất êm dịu, vô cùng êm dịu.
[03] Duyệt-đầu-đàn 悅 頭 檀, tức vua Tịnh Phạn, Pāli: Suddhodana.
[04] Hoa trì 華 池. Pāli: Pokkharanī.
[05] Hoa Tu-ma-na 修 摩 那, hoa Bà-sư 婆 師, hoa Chiêm-bặc 瞻 蔔, hoa Tu-kiền-đề 修 犍 提, hoa Ma-đầu-kiền-đề 摩 頭 犍 提, hoa A-đề-mưu-đa 阿 提 牟 多, hoa Ba-la-đầu 波 羅 頭. Bản Pāli không đề cập các loại hoa này.
[06] Tán cái 繖 蓋, đúng ra phải nói “bạch tán cái”, biểu hiện của vương gia. Pāli: setachattā.
[07] Hán: thô quảng [勹/鹿] [麥+廣], mạch phạn 麥  飯, đậu canh 豆 羹, khương thái 薑 菜. Pāli: kaṇājakaṃ bhojanaṃ… vilaṅgadutiyaṃ, cháo tấm và sữa chua.
[08] Hán: canh lương 粳 糧.
[09] Đề-đế-la-hòa-tra 提 帝 邏 惒 吒; Pāli: tittirapatta (?), một loại chim trĩ, hay chim chá-cô. Kiếp-tân-xà-la 劫 賓 闍 邏, Pāli: kapinjala (?), chim trĩ. Hề-mễ-hà 奚 米 何,  Pāli: hamsa (?), chim nhạn. Lê-nê-xa 犁 泥 奢, Thi-la-mễ 施 羅 米, không tìm ra tương đương âm Pāli. Trong bản Pāli không đề cập các loại thực phẩm này.
[10] Như ý túc 如 意 足 (Pāli: iḍhi-pāda), thường dịch là thần thông. Đây có nghĩa là quyền lực. Đoạn trên. kể bốn quyền lực của thiếu niên con nhà phú quý: gấm vóc lụa là, cung điện cho các mùa, vườn hoa tráng lệ, và thức ăn thượng hạng.
[11] Xem cht.15 Kinh 32.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]