Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
107. Kinh Lâm (I)
108. Kinh Lâm (II)
109. Kinh Tự Quán Tâm (I)
110. Kinh Tự Quán Tâm (II)
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh
112. Kinh A-Nô-Ba
113. Kinh Chư Pháp Bổn
114. Kinh Ưu-Ðà-La
115. Kinh Mật Hoàn Dụ
116. Kinh Cù-Ðàm-Di
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

10. PHẨM LÂM

112. KINH A-NÔ-BA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Bạt-kì-sấu[02], ở đô ấp A-nô-ba[03] của người Bạt-kì.

Bấy giờ, vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói:

“A-nan, Ta và ông hãy đi đến sông A-di-la-hòa-đế[04] để tắm.

Tôn giả A-nan nói:

“Kính vâng”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng Tôn giả A-nan đi đến sông A-di-la-hòa-đế, cởi bỏ y phục trên bờ sông rồi xuống nước tắm. Tắm xong, lên bờ, lau mình và mặc y phục vào. Bấy giờ Tôn giả A-nan cầm quạt quạt hầu Phật. Khi ấy, Đức Thế Tôn ngoảnh lại, hỏi:

“A-nan, Đề-bà-đạt-đa vì phóng dật nên sẽ bị đọa lạc rất cực khổ, chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, ông có nghe các Tỳ-kheo nói lại rằng Ta đã xác định Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Quả vậy, lúc bấy giờ có một vị Tỳ-kheo nói với con rằng: ‘Này Tôn giả A-nan, phải chăng Đức Thế Tôn dùng Tha tâm trí biết rõ tâm Đề-bà-đạt-đa nên Ngài xác định rằng Đề-bà-đạt-đa[05] chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không cứu vớt?[06]’”

Đức Thế Tôn nói:

“A-nan, Tỳ-kheo ấy hoặc nhỏ, hoặc trung, hoặc lớn tuổi, hoặc niên thiếu, đều không hiểu biết[07]. Vì sao vậy? Như Lai đã xác định, nhưng người ấy vẫn còn nghi hoặc. A-nan, Ta không thấy có những Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí hay bất cứ ai khác ở trên đời này từ người đến trời như Ta ghi nhận nhất quyết về Đề-bà-đạt-đa. Vì sao vậy? A-nan, Ta xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có được chút pháp bạch tịnh bằng một sợi lông, Ta đã không xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, vì Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được chút pháp bạch tịnh bằng một sợi lông, nên Ta xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt.

“A-nan, ví như cách thôn nọ không xa, có một hầm phẩn sâu rộng, có người bị lọt vào đấy, chìm xuống tận đáy. Có người đi đến trông thấy, phát khởi lòng đại từ đại bi, mong muốn cho được sự lợi ích và phước lành, được an ổn, khoái lạc. Người ấy nhìn quanh rồi nói, ‘Người này có chỗ nào như lông, tóc không bị dính phẩn để ta có thể nắm kéo lên chăng?’ Người ấy nhìn khắp châu thân nhưng không thấy có chỗ nào bằng một sợi lông, một cọng tóc mà không bị dính phẩn để có thể dùng tay nắm kéo lên được’. Cũng vậy, này A-nan, nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có một chút pháp bạch tịnh nào bằng một sợi lông, Ta đã không ghi xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, vì Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được chút pháp bạch tịnh nào bằng một sợi lông, nên Ta ghi xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt.

Khi ấy, Tôn giả A-nan khóc lóc, lấy tay gạt lệ[08] rồi thưa rằng:

“Kính bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu! Thế Tôn đã xác định rằng ‘Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp không thể cứu vớt’.”

“Đúng vậy A-nan! Đúng vậy A-nan! Ta xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, nếu ông được Như Lai thuyết giảng cho nghe về phân biệt Đại nhân căn trí[09] chắc chắn sẽ có tín tâm tối thượng nơi Như Lai mà luôn luôn hoan hỷ”.

Khi ấy, Tôn giả A-nan chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nay quả là đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay quả là đúng lúc! Ngưỡng mong Thế Tôn thuyết giảng cho các Tỳ-kheo nghe về phân biệt Đại nhân căn trí. Các Tỳ-kheo được Thế Tôn thuyết giảng cho nghe sẽ khéo léo thọ trì”.

Đức Thế Tôn nói:

“A-nan, hãy lắng nghe! Hãy khéo tư niệm. Nay Ta sẽ thuyết giảng cho ông nghe về phân biệt Đại nhân căn trí”.

Tôn giả A-nan vâng lời dạy chờ nghe.

Thế Tôn nói:

“A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh phát bất thiện. Người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, nhưng thiện căn còn sót lại chưa đoạn tuyệt. Từ thiện căn đó, lại sẽ phát sanh pháp thiện. Như vậy, người này đạt được pháp thanh tịnh.

“A-nan, ví như sáng sớm, mặt trời vừa xuất hiện, bóng tối diệt, ánh sáng sanh. A-nan, ý ông nghĩ sao, mặt trời lên dần cho đến giờ ăn trưa, phải chăng bóng tối đã diệt, ánh sáng đã sanh?

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, đúng vậy”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện. Người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, nhưng thiện căn còn sót lại, chưa đoạn tuyệt. Từ thiện căn đó sẽ lại phát sanh pháp thiện. Như vậy, người này đạt được pháp thanh tịnh.

“A-nan, ví như hạt lúa giống không hư, không vỡ, không mục, không nứt, không bị gió, nắng làm thương tổn, mùa thu được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ giỏi, sửa sang khoảnh ruộng tốt rồi vãi hạt giống vào và mưa xuống phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống ấy có dần dần lớn lên được chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, có thể vậy”.

“Cũng vậy, A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí lại quán sát tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, nhưng thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt. Từ thiện căn đó, thiện pháp sẽ lại phát sanh. Như vậy là người này đạt được pháp thanh tịnh. A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái[10].

“A-nan, ví như từ lúc xế trưa cho đến khi mặt trời lặn, ánh sáng diệt, bóng tối sanh; A-nan, ý ông nghĩ sao, sau khi mặt trời lặn, phải chăng ánh sáng đã diệt, bóng tối đã sanh?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, đúng vậy”.

“Cũng vậy, A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái”.

“A-nan, ví như hạt lúa giống không hư, không vỡ, không mục, không nứt, không bị gió, nắng làm thương tổn, mùa thu đến được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ kia giỏi, sửa sang ruộng tốt rồi vãi hạt giống vào nhưng mưa xuống không phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống này có dần dần lớn lên được không?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, không thể được”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái”.

“A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác. Ta không thấy người này có được chút pháp bạch tịnh nào, dù chỉ bằng một sợi lông. Người này một mực chỉ có pháp ác, bất thiện, ô uế, làm gốc rễ cho sự hữu trong tương lai là sự phiền nhiệt, là khổ báo, là nguyên nhân của sanh, già, bệnh, chết. Như vậy, người này khi thân hoại mạng chung, chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào địa ngục”.

“A-nan, ví như hạt giống không hư, vỡ, mục nát, bị gió nắng làm thương tổn, mùa thu không được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ kia không phải là nông phu giỏi, lại không khéo canh tác, gieo hạt giống xuống và mưa không phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống lúa có dần dần lớn lên được chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, dạ không”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, Ta không thấy người này có được chút pháp bạch tịnh, dù bằng sợi lông. Người này pháp ác bất thiện hoàn toàn dẫy đầy, ô uế, làm gốc rễ cho sự hữu trong tương lai, lại phiền nhiệt, khổ báo, nguyên nhân của sanh, già, bệnh, chết. Như vậy, người này khi thân hoại mạng chung, chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào địa ngục. A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy”.

“Khi ấy Tôn giả A-nan chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã thuyết giảng về ba hạng người như vậy. Mong Thế Tôn có thể giảng thuyết về ba hạng người khác nữa được chăng?”

Đức Thế Tôn nói:

“Ta có thể nói. Này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt. Từ bất thiện căn này sẽ lại phát sanh pháp bất thiện. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái.

“A-nan, ví như lửa đốt, khi mới đốt chỉ có một ngọn, có người đẩy cỏ khô thêm rồi chất củi khô lên. Này A-nan, ý ông nghĩ sao, ngọn lửa kia càng bốc cháy mạnh lên chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, quả như vậy”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã được diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt. Từ bất thiện căn đó sẽ lại phát sanh pháp bất thiện. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái.

“Này A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đạt đến pháp thanh tịnh.

“A-nan, ví như đốt lửa, khi mới đốt chỉ có một ngọn, có người đem cây lửa đang cháy sáng này để trên đất bằng, hoặc để trên đá; này A-nan, ý ông nghĩ sao, ngọn lửa há càng bốc cháy mạnh lên chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, không thể vậy”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy là người này đạt pháp thanh tịnh.

“A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, Ta không thấy người này có chút hắc nghiệp dù bằng một sợi lông. Người này tuyệt đối chỉ có pháp thiện dẫy đầy, cùng với lạc, được lạc báo, chắc chắn sanh vào lạc xứ mà được trường thọ. Như vậy, người này ngay trong đời này chắc chắn chứng đắc Niết-bàn.

“A-nan, ví như tro lửa đã tắt từ lâu, đã nguội lạnh, có một người thêm đầy cỏ khô rồi chất củi khô lên; này A-nan, ý ông nghĩ sao, tâm nguội lạnh há có thể bốc cháy được chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, không thể được”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác. Ta không thấy người này có chút hắc nghiệp dù bằng một sợi lông. Người này tuyệt đối chỉ có pháp thiện dẫy đầy, cùng với lạc, được lạc báo, chắc chắn sanh vào lạc xứ mà được trường thọ. Như vậy, người này ngay trong đời này chắc chắn chứng đắc Niết-bàn. Này A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“A-nan, ba hạng người nói trên kia, hạng người thứ nhất đạt pháp thanh tịnh, hạng người thứ hai đạt pháp suy thoái, hạng người thứ ba khi thân hoại mạng chung chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục.

“Ba hạng người Ta nói sau này, hạng người thứ nhất đạt pháp suy thoái, hạng người thứ hai đạt pháp thanh tịnh, hạng người thứ ba ngay trong đời này chứng đắc Niết-bàn.

“A-nan, Ta đã giảng thuyết cho ông nghe về Đại nhân căn trí. Như đấng Tôn sư thương yêu đệ tử, phát khởi lòng đại từ đại bi, mong muốn cho được sự lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc, điều đó Ta đã thực hiện rồi, các người cũng phải tự mình thực hiện. Hãy đến rừng vắng sơn lâm, dưới gốc cây hoặc một chỗ nào yên tĩnh mà thiền tịnh tư duy, chớ nên phóng dật. Hãy chuyên cần tinh tấn, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời răn dạy của Ta! Đó là lời khuyên bảo của Ta!”

 Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli A.6.62 Udaka (Purisindriyañāṇa-sutta). Biệt dịch, No.58.
[02] Bạt-kì-sấu 跋 耆 瘦. Pāli: Vajjīsu, giữa những người Vajji.
[03] A-nô-ba 阿 奴 波; địa danh này chưa rõ. Bản Pāli: Phật tại Daṇḍakappa, một ngôi làng của người Kosala.
[04] A-di-la-hòa-đế 阿 夷 邏 和 帝. Pāli: Aciravatī, Tôn giả Ananda và một số đông Tỳ-kheo làng Daṇḍakappa đến tắm ở đây.
[05] Đề-bà-đạt-đa 提 婆 達 多,Tỳ-kheo chống Phật. Pāli: Devadatta.
[06] Theo bản Pāli, Tỳ-kheo này hoài nghi, Phật tự biết hay nhờ chư Thiên nói cho biết.
[07] Hán: niên thiếu bất tự tri 年 少 不 自 知. Pāli: bālo avyatto, ngu si không biết gì. Bāla, có nghĩa con nít, cũng có nghĩa ngu si, cho nên Hán dịch niên thiếu (?).
[08] Có lẽ vì Đề-ba-đạt-đa là anh em chú bác ruột.
[09] Đại nhân căn trí 大 人 根 智. Pāli: purisindriyaññāṇa.
[10] Suy thoái pháp 衰 退 法. Pāli: parihāna-dhamma.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
107. Kinh Lâm (I)
108. Kinh Lâm (II)
109. Kinh Tự Quán Tâm (I)
110. Kinh Tự Quán Tâm (II)
111. Kinh Đạt Phạm Hạnh
112. Kinh A-Nô-Ba
113. Kinh Chư Pháp Bổn
114. Kinh Ưu-Ðà-La
115. Kinh Mật Hoàn Dụ
116. Kinh Cù-Ðàm-Di
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

10. PHẨM LÂM

112. KINH A-NÔ-BA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại Bạt-kì-sấu[02], ở đô ấp A-nô-ba[03] của người Bạt-kì.

Bấy giờ, vào lúc xế trưa, Đức Thế Tôn từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, bước ra khỏi tịnh thất và nói:

“A-nan, Ta và ông hãy đi đến sông A-di-la-hòa-đế[04] để tắm.

Tôn giả A-nan nói:

“Kính vâng”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng Tôn giả A-nan đi đến sông A-di-la-hòa-đế, cởi bỏ y phục trên bờ sông rồi xuống nước tắm. Tắm xong, lên bờ, lau mình và mặc y phục vào. Bấy giờ Tôn giả A-nan cầm quạt quạt hầu Phật. Khi ấy, Đức Thế Tôn ngoảnh lại, hỏi:

“A-nan, Đề-bà-đạt-đa vì phóng dật nên sẽ bị đọa lạc rất cực khổ, chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, ông có nghe các Tỳ-kheo nói lại rằng Ta đã xác định Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Quả vậy, lúc bấy giờ có một vị Tỳ-kheo nói với con rằng: ‘Này Tôn giả A-nan, phải chăng Đức Thế Tôn dùng Tha tâm trí biết rõ tâm Đề-bà-đạt-đa nên Ngài xác định rằng Đề-bà-đạt-đa[05] chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không cứu vớt?[06]’”

Đức Thế Tôn nói:

“A-nan, Tỳ-kheo ấy hoặc nhỏ, hoặc trung, hoặc lớn tuổi, hoặc niên thiếu, đều không hiểu biết[07]. Vì sao vậy? Như Lai đã xác định, nhưng người ấy vẫn còn nghi hoặc. A-nan, Ta không thấy có những Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí hay bất cứ ai khác ở trên đời này từ người đến trời như Ta ghi nhận nhất quyết về Đề-bà-đạt-đa. Vì sao vậy? A-nan, Ta xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có được chút pháp bạch tịnh bằng một sợi lông, Ta đã không xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, vì Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được chút pháp bạch tịnh bằng một sợi lông, nên Ta xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt.

“A-nan, ví như cách thôn nọ không xa, có một hầm phẩn sâu rộng, có người bị lọt vào đấy, chìm xuống tận đáy. Có người đi đến trông thấy, phát khởi lòng đại từ đại bi, mong muốn cho được sự lợi ích và phước lành, được an ổn, khoái lạc. Người ấy nhìn quanh rồi nói, ‘Người này có chỗ nào như lông, tóc không bị dính phẩn để ta có thể nắm kéo lên chăng?’ Người ấy nhìn khắp châu thân nhưng không thấy có chỗ nào bằng một sợi lông, một cọng tóc mà không bị dính phẩn để có thể dùng tay nắm kéo lên được’. Cũng vậy, này A-nan, nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có một chút pháp bạch tịnh nào bằng một sợi lông, Ta đã không ghi xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, vì Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được chút pháp bạch tịnh nào bằng một sợi lông, nên Ta ghi xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt.

Khi ấy, Tôn giả A-nan khóc lóc, lấy tay gạt lệ[08] rồi thưa rằng:

“Kính bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu! Thế Tôn đã xác định rằng ‘Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp không thể cứu vớt’.”

“Đúng vậy A-nan! Đúng vậy A-nan! Ta xác định rằng Đề-bà-đạt-đa chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục, ở đấy trọn kiếp, không thể cứu vớt. A-nan, nếu ông được Như Lai thuyết giảng cho nghe về phân biệt Đại nhân căn trí[09] chắc chắn sẽ có tín tâm tối thượng nơi Như Lai mà luôn luôn hoan hỷ”.

Khi ấy, Tôn giả A-nan chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nay quả là đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay quả là đúng lúc! Ngưỡng mong Thế Tôn thuyết giảng cho các Tỳ-kheo nghe về phân biệt Đại nhân căn trí. Các Tỳ-kheo được Thế Tôn thuyết giảng cho nghe sẽ khéo léo thọ trì”.

Đức Thế Tôn nói:

“A-nan, hãy lắng nghe! Hãy khéo tư niệm. Nay Ta sẽ thuyết giảng cho ông nghe về phân biệt Đại nhân căn trí”.

Tôn giả A-nan vâng lời dạy chờ nghe.

Thế Tôn nói:

“A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh phát bất thiện. Người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, nhưng thiện căn còn sót lại chưa đoạn tuyệt. Từ thiện căn đó, lại sẽ phát sanh pháp thiện. Như vậy, người này đạt được pháp thanh tịnh.

“A-nan, ví như sáng sớm, mặt trời vừa xuất hiện, bóng tối diệt, ánh sáng sanh. A-nan, ý ông nghĩ sao, mặt trời lên dần cho đến giờ ăn trưa, phải chăng bóng tối đã diệt, ánh sáng đã sanh?

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, đúng vậy”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện. Người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, nhưng thiện căn còn sót lại, chưa đoạn tuyệt. Từ thiện căn đó sẽ lại phát sanh pháp thiện. Như vậy, người này đạt được pháp thanh tịnh.

“A-nan, ví như hạt lúa giống không hư, không vỡ, không mục, không nứt, không bị gió, nắng làm thương tổn, mùa thu được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ giỏi, sửa sang khoảnh ruộng tốt rồi vãi hạt giống vào và mưa xuống phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống ấy có dần dần lớn lên được chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, có thể vậy”.

“Cũng vậy, A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí lại quán sát tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, nhưng thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt. Từ thiện căn đó, thiện pháp sẽ lại phát sanh. Như vậy là người này đạt được pháp thanh tịnh. A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái[10].

“A-nan, ví như từ lúc xế trưa cho đến khi mặt trời lặn, ánh sáng diệt, bóng tối sanh; A-nan, ý ông nghĩ sao, sau khi mặt trời lặn, phải chăng ánh sáng đã diệt, bóng tối đã sanh?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, đúng vậy”.

“Cũng vậy, A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái”.

“A-nan, ví như hạt lúa giống không hư, không vỡ, không mục, không nứt, không bị gió, nắng làm thương tổn, mùa thu đến được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ kia giỏi, sửa sang ruộng tốt rồi vãi hạt giống vào nhưng mưa xuống không phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống này có dần dần lớn lên được không?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, không thể được”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp thiện, cũng thành tựu pháp bất thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện; người này đã diệt pháp thiện, sanh pháp bất thiện, thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái”.

“A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác. Ta không thấy người này có được chút pháp bạch tịnh nào, dù chỉ bằng một sợi lông. Người này một mực chỉ có pháp ác, bất thiện, ô uế, làm gốc rễ cho sự hữu trong tương lai là sự phiền nhiệt, là khổ báo, là nguyên nhân của sanh, già, bệnh, chết. Như vậy, người này khi thân hoại mạng chung, chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào địa ngục”.

“A-nan, ví như hạt giống không hư, vỡ, mục nát, bị gió nắng làm thương tổn, mùa thu không được cất giấu kín đáo. Nếu người cư sĩ kia không phải là nông phu giỏi, lại không khéo canh tác, gieo hạt giống xuống và mưa không phải thời, thì này A-nan, ý ông nghĩ sao, hạt giống lúa có dần dần lớn lên được chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, dạ không”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, Ta không thấy người này có được chút pháp bạch tịnh, dù bằng sợi lông. Người này pháp ác bất thiện hoàn toàn dẫy đầy, ô uế, làm gốc rễ cho sự hữu trong tương lai, lại phiền nhiệt, khổ báo, nguyên nhân của sanh, già, bệnh, chết. Như vậy, người này khi thân hoại mạng chung, chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào địa ngục. A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy”.

“Khi ấy Tôn giả A-nan chắp tay hướng Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã thuyết giảng về ba hạng người như vậy. Mong Thế Tôn có thể giảng thuyết về ba hạng người khác nữa được chăng?”

Đức Thế Tôn nói:

“Ta có thể nói. Này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt. Từ bất thiện căn này sẽ lại phát sanh pháp bất thiện. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái.

“A-nan, ví như lửa đốt, khi mới đốt chỉ có một ngọn, có người đẩy cỏ khô thêm rồi chất củi khô lên. Này A-nan, ý ông nghĩ sao, ngọn lửa kia càng bốc cháy mạnh lên chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, quả như vậy”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã được diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt. Từ bất thiện căn đó sẽ lại phát sanh pháp bất thiện. Như vậy, người này đi đến pháp suy thoái.

“Này A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy, người này đạt đến pháp thanh tịnh.

“A-nan, ví như đốt lửa, khi mới đốt chỉ có một ngọn, có người đem cây lửa đang cháy sáng này để trên đất bằng, hoặc để trên đá; này A-nan, ý ông nghĩ sao, ngọn lửa há càng bốc cháy mạnh lên chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, không thể vậy”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, biết người này thành tựu pháp bất thiện, cũng thành tựu pháp thiện. Sau đó Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát lại tâm người này, biết người này diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện. Người này đã diệt pháp bất thiện, sanh pháp thiện, nhưng bất thiện căn còn sót chưa đoạn tuyệt, chắc chắn rồi sẽ đoạn tuyệt. Như vậy là người này đạt pháp thanh tịnh.

“A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“Lại nữa, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác, Ta không thấy người này có chút hắc nghiệp dù bằng một sợi lông. Người này tuyệt đối chỉ có pháp thiện dẫy đầy, cùng với lạc, được lạc báo, chắc chắn sanh vào lạc xứ mà được trường thọ. Như vậy, người này ngay trong đời này chắc chắn chứng đắc Niết-bàn.

“A-nan, ví như tro lửa đã tắt từ lâu, đã nguội lạnh, có một người thêm đầy cỏ khô rồi chất củi khô lên; này A-nan, ý ông nghĩ sao, tâm nguội lạnh há có thể bốc cháy được chăng?”

Tôn giả A-nan thưa:

“Bạch Thế Tôn, không thể được”.

“Cũng vậy, này A-nan, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác. Ta không thấy người này có chút hắc nghiệp dù bằng một sợi lông. Người này tuyệt đối chỉ có pháp thiện dẫy đầy, cùng với lạc, được lạc báo, chắc chắn sanh vào lạc xứ mà được trường thọ. Như vậy, người này ngay trong đời này chắc chắn chứng đắc Niết-bàn. Này A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy.

“A-nan, ba hạng người nói trên kia, hạng người thứ nhất đạt pháp thanh tịnh, hạng người thứ hai đạt pháp suy thoái, hạng người thứ ba khi thân hoại mạng chung chắc chắn đến chỗ ác, sanh vào địa ngục.

“Ba hạng người Ta nói sau này, hạng người thứ nhất đạt pháp suy thoái, hạng người thứ hai đạt pháp thanh tịnh, hạng người thứ ba ngay trong đời này chứng đắc Niết-bàn.

“A-nan, Ta đã giảng thuyết cho ông nghe về Đại nhân căn trí. Như đấng Tôn sư thương yêu đệ tử, phát khởi lòng đại từ đại bi, mong muốn cho được sự lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc, điều đó Ta đã thực hiện rồi, các người cũng phải tự mình thực hiện. Hãy đến rừng vắng sơn lâm, dưới gốc cây hoặc một chỗ nào yên tĩnh mà thiền tịnh tư duy, chớ nên phóng dật. Hãy chuyên cần tinh tấn, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời răn dạy của Ta! Đó là lời khuyên bảo của Ta!”

 Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli A.6.62 Udaka (Purisindriyañāṇa-sutta). Biệt dịch, No.58.
[02] Bạt-kì-sấu 跋 耆 瘦. Pāli: Vajjīsu, giữa những người Vajji.
[03] A-nô-ba 阿 奴 波; địa danh này chưa rõ. Bản Pāli: Phật tại Daṇḍakappa, một ngôi làng của người Kosala.
[04] A-di-la-hòa-đế 阿 夷 邏 和 帝. Pāli: Aciravatī, Tôn giả Ananda và một số đông Tỳ-kheo làng Daṇḍakappa đến tắm ở đây.
[05] Đề-bà-đạt-đa 提 婆 達 多,Tỳ-kheo chống Phật. Pāli: Devadatta.
[06] Theo bản Pāli, Tỳ-kheo này hoài nghi, Phật tự biết hay nhờ chư Thiên nói cho biết.
[07] Hán: niên thiếu bất tự tri 年 少 不 自 知. Pāli: bālo avyatto, ngu si không biết gì. Bāla, có nghĩa con nít, cũng có nghĩa ngu si, cho nên Hán dịch niên thiếu (?).
[08] Có lẽ vì Đề-ba-đạt-đa là anh em chú bác ruột.
[09] Đại nhân căn trí 大 人 根 智. Pāli: purisindriyaññāṇa.
[10] Suy thoái pháp 衰 退 法. Pāli: parihāna-dhamma.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]