Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» X. TÌM HIỂU THÊM VỀ NGÃ VÀ VÔ NGÃ »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» X. TÌM HIỂU THÊM VỀ NGÃ VÀ VÔ NGÃ

Donate

(Lượt xem: 5.719)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - X. TÌM HIỂU THÊM VỀ NGÃ VÀ VÔ NGÃ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sigmund Freud khi chữa trị cho một bệnh nhân tâm thần đã nói: “Điều mà tôi có thể làm nhiều nhất cho anh là thay thế khổ đau bệnh tật bằng sự khổ đau thông thường của kiếp người.” Như thế, khoa phân tâm và tâm bệnh học có mục đích chữa trị cái ngã (ego) bất bình thường, không lành mạnh trở thành bình thường, lành mạnh. Nhưng Freud cho rằng cái ngã ấy vẫn là “cội nguồn của sự lo âu” vì các sức mạnh của bản năng nơi chốn vô thức luôn vùng dậy, luôn khích động, đòi hỏi làm cho cái ngã mất sự kiểm soát, mất sự quân bình. Điều ấy tạo ra sự lo lắng, sự sợ hãi ngấm ngầm nơi mỗi chúng ta.

Nhiều người có cuộc sống đạo đức, tốt lành và vững vàng, nhưng có thể có những giấc mộng thấy mình bị rượt bắt, thấy mình không bận áo quần mà đi ngoài đường phố, thấy mình bị lạc đến những nơi hoang vắng mịt mờ.v.v... Đó là sự biểu lộ của những xung đột ngấm ngầm từ chốn vô thức. Những người nói trên cần phải học đạo để khai mở cõi lòng, để tiếp xúc trực tiếp, để hiểu rõ những thương ghét sâu xa trong lòng mình, để giải phóng cho những mối lo âu, sợ hãi phát sinh từ những ý nghĩ và cảm xúc thầm kín đó. Nói khác đi, họ không cần phải sử dụng sự đè nén hay tránh né qua một bề ngoài cứng cỏi. Một người có lối sống như thế có thể rất tốt đẹp cho xã hội hoặc rất tai hại cho xã hội vì tác động của siêu ngã (superego) trong đời sống của họ. Siêu ngã là sự chuyển vào bên trong lòng mình (nội hóa) những gì chúng ta được dạy dỗ là được làm và những gì chúng ta bị cấm đoán không được làm mà chúng ta gọi là lương tâm. Một siêu ngã quá mạnh cũng tạo sự mất quân bình vì ta dễ dàng trở thành độc đoán: luôn luôn muốn người khác phải làm điều này hay cấm đoán không được làm điều kia.

Dù là tốt đẹp hay tai hại cho xã hội, về phương diện cá nhân, người ấy cũng không biết hạnh phúc chân thật là gì, vì họ phải sử dụng quá nhiều năng lượng bên trong để đè nén những ý tưởng và những cảm xúc của mình. Họ sống rất mệt mỏi trong danh thơm tiếng tốt và trong nỗi lo sợ triền miên, những bất an ngấm ngầm của ngọn núi lửa lúc nào cũng gia tăng áp lực bên trong.

Phật giáo biết rõ cái gọi là “cái ngã bình thường” ấy vẫn chưa thật sự lành mạnh, vẫn chưa thật sự bình thường, vì sức mạnh của những ham muốn và những giận dữ bắt nguồn từ sự mê mờ, sự không hiểu biết chân thật vốn luôn tác động trong đời sống hằng ngày. Chính động lực đó chi phối cách chúng ta suy nghĩ và hành động trong đời sống. Chúng ta “bị sống” bởi các thôi thúc đó mà không nhận biết.

Chúng ta thường nói về sự cần thiết của dưỡng khí, của lá phổi, của sự hít thở không khí, nhưng chúng ta không cảm nhận được sự sống đang xảy ra từng giây, từng phút qua mỗi nhịp thở ra và thở vào nơi chính hai buồng phổi của mình. Chúng ta ăn nhưng không nhận biết rõ ràng về thực phẩm ngon ngọt mình đang nhai nuốt, mà thường bị cuốn hút theo những khích động hay những ý tưởng chợt đến chợt đi. Chúng ta thường nghĩ về cái ăn hơn là ăn, thường nghĩ về những cái mình thấy hơn là thấy, thường nghĩ về những cái mình nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, hoạt động hơn là đang nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và hoạt động.

Như thế, khi sống một cuộc đời dù cho là đạo đức thì có thể chúng ta vẫn đang nghĩ về sống cuộc đời đạo đức chứ không thực sống cuộc đời của ta như thế ấy. Theo Erich Fromm, chúng ta đánh mất mình (vong thân), chỉ chấp chặt vào những chiếc bóng mà cho đó là sự chân thật.

Trên bình diện tâm lý, vô ngã là trạng thái tâm tự nó cởi bỏ trò chơi bám víu vào ký hiệu, vào ngôn từ, vào những kinh nghiệm quá khứ để nhận biết hiện tại, cái đang hiện hữu. Tâm trực tiếp kinh nghiệm về mọi thứ xuất hiện bên trong cũng như bên ngoài. Lúc đó, chúng ta sống thực sự chứ không còn chỉ nghĩ về cuộc sống và nhất là không đè nén hay tránh né những gì xuất hiện nơi tâm. Chúng ta không phân đôi tâm mình thành cõi ý thức và vô thức để rồi sống bất an với những sự giả dối mình cho là sự thật vì cuối cùng mình cũng không thể chạy trốn sự thật.

Sự tu tập giúp ta tự tin, tự biết chính mình một cách rõ ràng và chuyển hóa tất cả những sự dồn nén bên trong thành suối nguồn của tình thương yêu, sự hiểu biết chân thật và hạnh phúc bao la trong đời sống hằng ngày. Sống với sự hiểu biết chân thật như thế là sống thật, là sống hạnh phúc vô cùng, một thứ hạnh phúc chân thật tự nhiên, không do gì mà có, không lệ thuộc vào điều gì cả, không có bắt đầu và không có tận cùng. Đó là ý nghĩa thật sự câu trả lời của ngài Triệu Châu, một vị thiền sư đạo hạnh đời nhà Đường. Khi có người hỏi đạo hay chân lý là gì, ngài đáp: “Tâm bình thường là đạo.” Hạnh phúc chân thật là cái bình thường nhất trong đời.

Vấn đề còn lại của chúng ta là nếu bị bệnh tâm thần như lo âu, sợ hãi, bất an, kéo dài một cách bất thường thì nên tìm đến bác sĩ tâm thần. Nếu mong muốn sống đời an vui hạnh phúc thì nên tìm thầy học đạo. Một vị bác sĩ tâm thần tốt và giỏi thường giúp người bệnh biết rõ nguồn gốc của căn bệnh mà không dùng sự tương quan chữa trị đó để lạm dụng bệnh nhân. Một vị thầy tốt và giỏi giúp cho người học đạo thấy rõ nguồn gốc của mọi khổ đau do sự bám víu vào những thứ bên ngoài. Chỉ cần xả trừ được sự bám víu, kể cả bám víu vào hình ảnh vị thầy, là đạt đến chốn tự do và hạnh phúc bao la. Một người bệnh mà càng ngày càng lệ thuộc vào bác sĩ, một người học trò mà càng lúc càng lệ thuộc vào vị thầy, thì đã đến lúc phải tự mình xét lại để đi đến một quyết định thích hợp hơn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học đạo trong đời


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.163.163 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...