Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật »» QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT »»

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật
»» QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT

Donate

(Lượt xem: 1.153)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bông Hồng Cho Mẹ và Những cảm nhận học Phật - QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lúc bấy giờ, Ngài Vô Tận Ý Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: “Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”. Rõ ràng Vô Tận Ý Bồ tát ngồi suốt buổi nghe Phật thuyết kinh Pháp Hoa chẳng quan tâm tới ai mà chỉ quan tâm tới một mình Quán Thế Âm. Lại không phải quan tâm tới vị Bồ tát này mà chỉ quan tâm đến cái tên: “Do nhơn duyên gì mà có tên Quán Thế Âm?”
Có vẻ Vô Tận Ý Bồ tát thắc mắc trong bụng đã lâu, nay đã đến lúc phải hỏi cho rõ. Nhưng cái “duyên” sâu xa nhất có lẽ là đã vừa có dịp “gặp gỡ” được Diệu Âm! Tuyệt vời quá, ngàn cánh sen bay vèo vèo đến, mắt xanh mượt, mặt đẹp như ánh trăng… mới trao đổi mấy lời rồi bay mất. Đến rồi đi. Có cách nào cho Diệu Âm ở lại hoài không? Quán Thế Âm Bồ tát liệu có giúp được gì chăng? “Do nhơn duyên gì mà có tên là Quán Thế Âm?” Bồ tát Vô Tận Ý hỏi. Ta cũng muốn bắt chước hỏi lại: “Do nhơn duyên gì mà có tên là Vô Tận Ý vậy?”.
Thì ra… Ý xưa nay vốn vô tận. Phải nói là vô số vô lượng vô biên mới đúng. Vô số vô lượng vô biên… chúng sanh đều do ý mà ra! Ý dẫn đầu các pháp. “Diệt độ” tất cả chúng sanh, cho tất cả chúng sanh vào… vô dư Niết bàn ráo trọi thì đã là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác! Nhưng còn lâu! Các vị Bồ tát chẳng thường nguyện rằng khi còn một chúng sanh loay hoay trong… địa ngục thì… chưa chịu làm Phật đó ư? Cho nên, Bồ tát Vô Tận Ý hơn ai hết đang muốn tìm cách “độ” cho hết… chúng sanh vô tận của mình. Ý dẫn đầu các pháp. Ý luôn “sanh sự” cho sự sanh triền miên không dứt. Nào ý niệm, nào ý thức, ý tưởng, ý kiến, ý tình… tràn lan. Ý này kéo ý kia, “trôi lăn” mãi mãi trong cõi tử sanh, lục đạo, bay nhảy tung hoành sáng trưa chiều tối. Một khi “Ý” mà thanh tịnh rồi thì các căn khác tự dưng đều thanh tịnh theo. Ý mà sanh sự thì các căn khác bừng bừng dầu sôi lửa bỏng, gươm đao giáo mác ngay! Nhưng, bỗng dưng, một thoáng, Vô Tận Ý Bồ tát chợt bắt gặp ánh mắt xanh dịu dàng của Diệu Âm, và lòng bỗng rung động sáu cách nên mới… liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật…
Lục tổ Huệ Năng bảo chỉ cần “vô niệm” là xong. Vô niệm thì dứt hết mọi ý tưởng lăng xăng bay nhảy. “Vô niệm làm Tông, vô tướng làm Thể…”. Trần Nhân Tông cũng bảo chỉ cần “vô tâm” là xong. Vô tâm thì dứt hết mọi ý tưởng lăng xăng bay nhảy. “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”. Vì tâm là niệm, tâm là ý, tâm là tưởng. Tưởng rồi mới sinh hành, sinh thức. Không có tưởng thì cũng chẳng có hành có thức. Nhưng tưởng lại từ... thọ mà ra! Cho nên Phật tuy đã kinh qua suốt con đường thiền định từ Sơ thiền đến Tứ thiền đến phi tưởng phi phi tưởng… mà vẫn còn đó thọ, còn đó tưởng. Mãi đến khi Ngài tìm ra môt con đường riêng, “cửu thiền” – thiền thứ chín- hay “diệt thọ tưởng định” thì mới xong cuộc hành trình giải thoát tâm và giải thoát tuệ. Thọ thì sẽ sinh ái, thủ, hữu... xoay một vòng không lối thoát.
Trong buổi thuyết Pháp hoa này, Phật phóng ánh sáng cùng lúc hai nơi để mời cho được Diệu Âm đến, rồi nhờ Đa Bảo Như Lai lên tiếng kêu Diệu Âm xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của tất cả tứ chúng có mặt buổi hôm đó. Diệu Âm là cảm xúc, là thọ. Vèo đến rồi... đi! Nhưng tưởng thì ở lại, sanh “vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não”. Cho nên Vô Tận Ý Bồ tát chăm chăm nhìn Quán Thế Âm rồi đặt câu hỏi khẩn trương. “Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này, một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều đặng giải thoát”, Phật bảo Vô Tận Ý Bồ tát.
Thuốc “đặc trị” chỉ đơn giản vậy thôi sao? Đơn giản vậy nhưng quả là không dễ. “Một lòng xưng danh” Quán Thế Âm Bồ tát, lập tức vô lượng vô số khổ não sẽ được xóa mất ngayvì Quán Thế Âm là vị Bồ tát có khả năng “nghe được tiếng kêu của trần thế!” với lòng đại từ đại bi, sẵn sàng ra tay cứu độ. Có thể được ư? Có thể được. Vì vỏ não ta một lúc không thể có hai ý tưởng cùng lúc tồn tại. Các ý tưởng nối tiếp nhau, dắt dây nhau thì có, niệm này vừa dứt niệm kia đã sanh, chen chúc nhau thì có, nhưng cùng lúc thì không. Nếu đã “xưng danh” Quán Thế Âm thì không thể cùng lúc “xưng danh” vị Bồ tát nào khác.
Cái khó là “một lòng”, tức “nhất tâm”: nhất tâm bất loạn. Gọi tên, xưng danh Quán Thế Âm bởi vì chỉ có Quán Thế Âm mới có nghìn mắt nghìn tay, mới có nước cam lồ rưới tắt tất cả tham sân si của chúng sanh, mới có khả năng giúp ta hết sợ hãi với một pháp thí tuyệt diệu: vô úy thí! Một khi xưng danh Quán Thế Âm thì “dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy đặng; bị nước lớn cuốn trôi, liền đặng chỗ cạn; gió lớn thổi ghe thuyền tấp nơi nước La sát, đều đặng thoát khỏi nạn quỷ La sát”... Còn trên đất thì sao? Thì “dao gậy liền gãy từng khúc, gông cùm xiềng xích đứt rã...”... Thế là nào lửa nào nước nào gió nào đất… Cả “tứ đại” đều trở nên yên ổn! “Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng ly dục. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng lìa ngu si…”.
Nói khác đi, tham sân si cũng chẳng còn. Nhờ đâu mà tứ đại được yên ổn, tham sân si chẳng còn một khi cung kính nhớ nghĩ (niệm) đến Quán Thế Âm Bồ tát? Thì ra Quán Thế Âm Bồ tát chẳng phải ai xa lạ: Ngài chính là Quán Tự tại Bồ tát. “Quán Tự tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách”! Một khi “Sắc tức thị Không/ Không tức thị Sắc” thì lửa sao còn làm cháy được, nước sao còn làm trôi được, gió sao còn thổi bay được, dao gậy xiềng xích sao còn hung hăng được? Và tham sân si cũng đã không tồn tại nữa rồi, đã gaté, gaté, paragaté, parasamgaté rồi, đã “đáo bỉ ngạn”, đã qua bờ bên kia rồi… thì còn sợ hãi điều chi? “Vô úy thí” là vậy! Nỗi sợ của con người là ghê gớm nhất. Sợ chết, sợ khổ, sợ nghèo, sợ xấu xí, sợ bệnh hoạn, sợ già nua... Cho nên làm cho con người hết sợ là đủ để mang lại hạnh phúc, đủ để “cứu vớt chúng sanh”.
Nhưng vì đâu mà người ta sợ? Vì tưởng. Tưởng nên mới thấy sợi dây thành con rắn. Tưởng nên mới cho cái gì của mình cũng nhất thiên hạ. Tưởng nên vô thường mà thấy là thường, vô ngã mà thấy là ngã... Tưởng là ta, là của ta, là tự ngã của ta nên mới tính chuyện gồm thâu lục quốc, nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị, trường sanh bất tử... Quán Thế Âm không đến từ bên ngoài mà đến tức khắc từ bên trong của người đã thực sự “hành thâm Bát nhã”, cho nên “cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát” chính là nhắc nhớ rằng mình đã qua bờ bên kia rồi, đáo bỉ ngạn rồi, sao còn chẳng bỏ bè mà nhẹ bước thênh thang, sao còn nấn ná tham sân si gì nữa, còn lo tứ đại ngũ uẩn gì nữa? Lúc đó cũng là lúc nghe được âm thanh vi diệu, tiếng nói của Diệu Âm, vị Bồ tát xinh đẹp và dễ thương kia luôn ở bên cạnh, chẳng đâu xa! Tuy nhiên, “hành thâm Bát nhã” để thấy được “ngũ uẩn giai không”, duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã thì... còn lâu, trước mắt hãy cứ “nhất tâm bất loạn” niệm Quán Thế Âm Bồ tát đại từ đại bi cũng đã thấy có hiệu nghiệm rồi vậy.
Tâm chúng sanh vô lượng nên có pháp vô lượng, nghĩa vô lượng. Mỗi người sẽ tìm một cách riêng phù hợp cho mình. Có người vào trong thiền, xen vào khoảng trống giữa hai niệm, dần dần mở rộng ra cho đến một lúc có thể đạt tới “vô niệm”… ; có người “phản văn văn tự tánh” làm cho nhĩ căn thanh tịnh, từ đó mà các căn khác cũng đều được “viên thông”... Không như Diệu Âm mày thanh mắt sáng, tươi như trăng rằm, chợt đến chợt đi, Quán Thế Âm luôn ở bên cạnh, du hí thần thông trong cõi Ta bà, ra tay cứu giúp khi có ai cần đến. Quán Thế Âm là một vị Bồ tát dấn thân. Nhưng để được vậy, Quán Thế Âm phải là Quán Tự Tại trước đã, phải có lòng từ bi lớn, một thứ vô duyên từ. Quán Thế Âm Bồ tát như vậy gồm cả những hạnh của Thường Bất Khinh, của Dược Vương, của Diệu Âm... vừa tôn trọng, vừa chân thành, lại vừa thấu cảm, “hiện nhất thiết sắc thân” trong mọi tình huống để hiểu và từ hiểu mà có thương, “từ nhãn thị chúng sanh”. Tóm lại, chỉ có Quán Thế Âm mới là thuốc “đặc trị” cho “Vô Tận Ý”. Bồ tát Vô Tận Ý liền mở chuỗi ngọc đem trao cho ngài Quán Thế Âm: “Xin ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này, hãy vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này!”. Vô Tận Ý tha thiết nói với Quán Thế Âm như thế. Và ngài từ chối. Từ chối có lẽ vì biết không dễ giúp. Mỗi người phải tự giúp mình thôi! Phật bèn can thiệp: “Ông nên thương Vô Tận Ý và hàng tứ chúng cùng trời rồng dạ xoa... mà nhận chuỗi ngọc đó đi!”. Quán Thế Âm Bồ tát bèn nhận chuỗi ngọc và chia ngay làm hai phần: một dâng lên Phật, một dâng cho Đa Bảo Như Lai.
Ở đây ta thấy một ”pháp khí” mới xuất hiện: xâu chuỗi. Xâu chuỗi trân bảo có thể bằng gỗ, bằng đá, bằng cao su... có thể giúp cho vừa thấy Phật vừa thấy cả Như Lai cùng lúc. Quán Thế Âm chỉ là “đầu mối” trung gian, bởi qua xâu chuỗi này, chúng sanh sẽ được thấy cùng lúc cả Phật và Như Lai đó vậy. Từ đó, xâu chuỗi tưởng là chuyện hình thức, thực ra là con đường để giúp cho người ta “dạo chơi” trong cõi Ta bà, tránh được khổ đau ách nạn nếu nhờ lần chuỗi mà gặp được Phật và Như Lai, dĩ nhiên cùng lúc “một lòng xưng danh” Quán Thế Âm Bồ tát!
Vu Lan, 2013

(Từ Quang tập 6, tháng 10,2013)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Hát lên lời thương yêu


Phật pháp ứng dụng


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.203.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...