Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Tiếp xúc với cơn đau »»

Trái tim thiền tập
»» Tiếp xúc với cơn đau

Donate

(Lượt xem: 4.606)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Tiếp xúc với cơn đau

Font chữ:

Kinh nghiệm nổi bật và chế ngự tôi nhiều nhất khi tôi mới bắt đầu tập thiền là cái đau của cơ thể. Trước đó, chẳng những tôi chưa bao giờ biết thiền là gì mà cũng chưa từng tập ngồi tréo chân lần nào. Rồi đột nhiên tôi ở Ấn Độ, cố gắng ngồi trên sàn nhà trong tư thế kiết già. Không có ghế để ngồi, không có tọa cụ, mà lúc ấy cũng chưa có sự sáng chế ra chiếc đòn gỗ giúp cho tư thế quỳ gối. Tôi phải ngồi trên một túi ngủ cuốn tròn lại hoặc trên một chồng quần áo của mình.

Trong cơ thể tôi thì cố hữu đã có biết bao nhiêu là những sự căng thẳng rồi, và khi ngồi xuống trong một tư thế chỉ gần giống như kiết già thôi, đầu gối tôi sát với hai vai hơn là mặt đất. Tôi kinh nghiệm nhiều cường độ đau đớn khác nhau, không phải chỉ vì cái tư thế khó khăn, mà còn do một sự căng thẳng đã bị đè nén lâu ngày trong thân tâm. Thấy được những tư tưởng và sự phán xét khởi lên trong tôi khi đối diện với cơn đau là một khai phá lớn. Chúng là một phản ảnh rất chính xác cho cái khuynh hướng muốn trốn tránh nỗi đau và những kinh nghiệm khó chịu của mình.

Mỗi khi cơn đau khởi lên trong khi ngồi thiền - mà dường như là luôn luôn - tôi lập tức thay đổi vị thế ngay. Sau một thời gian, tôi quan sát và thấy rằng không phải tôi cử động là vì cơn đau quá lớn hay quá khó chịu. Tôi cử động khi vừa cảm thấy một cơn đau nhỏ, phản ứng theo ý nghĩ: “Thôi rồi, cơn đau này sẽ kéo dài suốt ngày cho coi!” Hoặc là: “Mình sẽ bị đau y như thế này mỗi khi mình ngồi thiền cho đến suốt cuộc đời.” Hay là: “Mình sẽ không bao giờ có thể ngồi cho đến hết giờ được.” Tôi tin chắc là cái mà tôi đang kinh nghiệm trong giây phút này sẽ chỉ mỗi lúc càng trở nên tệ hơn. Khi nuôi dưỡng ý nghĩ ấy, thật ra là tôi đang cộng giờ phút, ngày tháng, hay cả một đời của một cơn đau không thật, vào một nỗi đau nhỏ trong giây phút này. Và khi đối diện với chúng lẽ dĩ nhiên tôi sẽ cảm thấy vô vọng và bị đè bẹp. Sự thật thì tôi có thừa khả năng để chịu đựng những gì đang có mặt trong bất cứ lúc nào, nhưng chính nỗi sợ về tương lai đã khiến cơn đau này trở thành không thể vượt qua.

Thêm vào đó, tôi còn so sánh giữa kinh nghiệm của mình và những gì mà tôi tưởng tượng là mọi người khác trong thiền đường đang kinh nghiệm: “Không có ai bị đau đớn như mình đâu!” Tôi tin rằng người chung quanh đang có một giờ ngồi thiền thoải mái và an lạc. Rồi những ý nghĩ này kết nhau lại thành một hình ảnh rất tiêu cực về chính mình: “Nếu ta là một người có tiến bộ về tâm linh, luồng năng lượng của ta sẽ được thông thương khắp nơi trong cơ thể, không có gì bị nghẹt lối, không có gì cản trở, và ta sẽ không cảm thấy đau đớn. Bởi vì cơ thể ta còn bị nhiều sự ngăn chặn cho nên mới phải cảm thấy đau đớn.” Chúng ta vô tình cộng thêm một mức độ khổ đau tinh thần to tát, vào một cơn đau thể chất thật ra chỉ là trung bình mà thôi.

Cuối cùng, tôi hiểu là tôi có một thói quen phản ứng theo điều kiện trước bất cứ một kinh nghiệm khó chịu nào, của tinh thần hoặc thể chất - tôi muốn tránh né nó và tự chê trách mình vì đã có nó. Những phản ứng ấy lúc nào cũng diễn ra trong tâm thức tôi, mặc dù tôi không hề hay biết, chứ không phải chỉ có trong những lúc ngồi thiền mà thôi. Chỉ nghĩ đến chữ đau thôi, trong tâm tôi cũng đã cảm thấy đó như là một cái gì xấu xa, ghê gớm và đáng sợ lắm, mà mình cần phải né tránh bằng mọi giá.

Suốt cuộc đời, chúng ta được dạy phải biết tránh né cái đau, dù là của thân hay tâm, hoặc là che giấu nó như là một cái gì rất xấu xa. Chúng ta thường tin là mình có thể làm cơn đau biến mất được. Và ít khi nào ta chịu ngồi xuống trong sự cởi mở, thoải mái và không phán xét để thật sự khám phá một cơn đau trong cuộc sống mình.

Thiền tập là một khí cụ rất mãnh liệt có thể phơi bày những phản ứng có điều kiện của ta đối với những kinh nghiệm khó chịu, nó cho phép ta tiếp xúc với chúng một cách sâu sắc. Cởi mở với những kinh nghiệm đớn đau không hề có nghĩa là ta phải thụ động tiếp nhận nó. Ngược lại, chúng ta học cách tiếp xúc trực tiếp với trái tim của hiện tại, cho dù trong giây phút này kinh nghiệm ấy có là dễ chịu hay đớn đau. Vì chính ngay nơi ấy, không bị phủ che bởi những điều kiện, ta có thể khám phá ra được sự sống của mình. Khi ta cố gắng xua đuổi những gì khó chịu, khi ta phóng chiếu những viễn tượng đau đớn vào tương lai, khi ta cộng thêm những lời giải thích - tất cả những việc ấy khiến ta không thể có một sự hiểu biết sâu sắc và trực tiếp với những gì ta đang thật sự kinh nghiệm. Chỉ khi nào ta nhìn được nó - cái đau chẳng hạn - một cách trực tiếp, chừng ấy ta mới có thể thấy được tự tánh chân thật của nó. Và cũng như mọi sự việc khác, cái đau cũng chỉ là một hiện tượng biến đổi luôn, nó không có một thực thể nào hết.

Cuối cùng, tôi đã cảm thấy đôi chân mình buông thả hơn, hai đầu gối chạm mặt đất, và tôi có thể ngồi lâu hơn mà không thấy đau. Tôi đã giải thoát khỏi nỗi sợ về cơn đau sau khi tôi nhìn xuyên qua được tính chất kiên cố giả tạo của nó. Thay vì xem nó như một thực thể vững chắc, bất biến đang chế ngự cơ thể “của tôi”, tôi nhìn nó như một thế giới của kính vạn hoa (kaleidoscopic) gồm những cảm thọ thay đổi luôn: tê ngứa, nóng, lạnh, rung động, siết chặt, và hàng ngàn cảm xúc khác nhau. Những yếu tố mà tôi đã gom chung hết lại với nhau, rồi gọi đó là “đau”. Thấy những phần tử khác biệt này rồi - mà tự thể của chúng đều là biến đổi và chóng tàn - tôi nhận diện được kết cấu của cơn đau, thay vì để nó lấn áp.

Và tôi cũng có thể sử dụng phương pháp này để quán chiếu những nỗi khổ về tinh thần nữa, như sự chán nản chẳng hạn. Cũng như một cơn đau, chúng ta thường nghĩ đến sự chán nản như là một “vật” gì có thực thể đang chế ngự tâm mình. Nhưng khi ta có thể nhìn nó như nó thật sự chỉ là - gồm có, một vài giây phút sân hận, một vài sự tiếc nuối, một vài muộn phiền, một vài sự thất vọng - một tập hợp ngẫu nhiên và tình cờ của thực tại. Nó không cứng nhắc và bất biến mà lưu chuyển và thay đổi luôn, và không có gì để ta phải sợ hãi hết. Tinh hoa của phương pháp đối diện với cơn đau là vậy: Hãy nhìn cho rõ thay vì bỏ chạy hoặc tự chê trách, rồi từ đó ta sẽ tìm được một sự kết nối lành mạnh với nó. Bạn biết không, ta có thể buông bỏ được nỗi sợ về cái đau của mình và tìm lại chính ta.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.247.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...