Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Sân hận »»

Trái tim thiền tập
»» Sân hận

Donate

(Lượt xem: 4.245)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Sân hận

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một hôm có người gửi điện thư cho tôi hỏi về tự tánh của tâm sân hận. Tôi trả lời: “Theo tôi thấy thì một trong những khổ đau của tâm sân hận là khi giận dữ ta có khuynh hướng nhốt người khác vào trong một cái hộp.” Chúng ta trói cột đối tượng sân hận của mình, có thể là chính ta hay một người khác, vào một cái khung giới hạn cứng nhắc, và không còn nhìn thấy gì xa hơn nữa. Vừa ngay sau khi tôi gửi câu trả lời ấy đi thì máy vi tính của tôi và máy in trở nên “bất hòa.” Bực mình quá, tôi bò xuống bàn, gỡ dây này, cắm dây kia, cố gắng tìm cách sửa chúng. Người biết nhiều nhất về máy vi tính tại trung tâm thì lại không có mặt ở đây, anh ta đã đi nghỉ hè. Tôi thấy bực tức anh ta vô cùng. Trong đầu tôi cứ cằn nhằn: “Tại sao những khi mình cần đến thì không bao giờ anh ta có mặt cả!” Tôi quên đi sự thật chính tôi là người đã bắt anh phải nhận mấy ngày nghỉ, và còn tự tay sắp đặt cho chuyến đi xa của anh nữa. Rồi tôi quay lại trách móc chính mình vì không chịu học gì về máy vi tính hết. Nhưng cuối cùng, sau một hồi loay hoay, tôi cũng sửa xong.

Sau khi mở máy lên trở lại, tôi nhận được thư phúc đáp từ người kia, viết: “Tôi không hiểu rõ bà muốn nói gì khi bảo là lúc giận dữ ta có khuynh hướng nhốt người khác vào trong một cái hộp.” Tôi lập tức trả lời cho anh ta ngay, kể lại kinh nghiệm vừa mới xảy ra cho tôi, tôi đã đối xử với anh bạn giỏi máy vi tính và chính tôi nữa, như thế nào!

Sân hận là một trạng thái tâm thức không thích những gì đang xảy ra và muốn chống đối nó. Sân hận tạo nên một khoảng cách và chia rẽ. Tâm thức này không bám víu vào đối tượng, mà ngược lại, cố gắng tìm lỗi và xua đẩy nó đi. Hãy tưởng tượng việc gì xảy ra khi ta nổi giận: tâm ta sẽ trở nên rất nhỏ nhoi và chật hẹp. Nó cô lập hóa “vấn đề”, và đổ thừa tất cả vào chỉ một người hay một sự việc nào đó. Trong trạng thái ấy, cái nhìn của ta chỉ có một chiều và không có lối thoát. Ta cũng không còn nhớ đến định luật vô thường của cuộc đời nữa. Ta bỏ nhốt người khác, chính ta, và hoàn cảnh vào trong một cái hộp: “Đó, vấn đề là như vậy đó, và nó vĩnh viễn sẽ là như vậy mãi!” Vì không thấy có một lối thoát, không thấy gì ngoài những thương đau, hư hao của vấn đề trước mắt, ta cảm thấy sợ hãi và bị tràn ngập. Nhưng ta quên rằng cái gì rồi cũng qua, việc gì rồi cũng sẽ thay đổi.

Những khi giận dữ, ta thường nghĩ rằng mình phải có khả năng kiểm soát được những khó khăn trong đời mình. Ta tự trách móc khi ta cảm thấy mình bất lực, mặc dù rất nhiều khi những biến cố ấy hoàn toàn nằm ngoài khả năng của ta. Tôi đâu có làm gì để cho máy vi tính và máy in tôi không chạy nữa, nhưng tôi vẫn bực tức vì sự bất lực của mình, mà quên rằng thật sự là tôi đang cố sửa nó.

Mỗi khi trong tâm ta có một sự tức giận, thường thì bao giờ thái độ bên ngoài của ta cũng sẽ biểu lộ ra sự bất mãn bên trong ấy. Người nào ta nhìn cũng thấy có vấn đề. Bước vào một căn phòng, ta chắc chắn sẽ thấy toàn những điều mình không thích. Ta không ưa cách phục sức của người này, ta không thích bạn của người kia, ta không chịu nổi màu của loại giấy dán tường... Trong chúng ta chắc ai cũng đã từng biết một người mà không bao giờ hài lòng với bất cứ một hoàn cảnh nào, họ có một nét khó chịu muôn đời hiện trên gương mặt, họ lúc nào cũng phản ứng. Tất cả những việc ấy, thật ra, cũng chỉ là năng lực của tập quán sân hận mà thôi.

Sân hận, tự nó, ta không nên phê phán là tốt hay xấu. Nó chỉ đơn giản là một tâm hành khởi lên theo sự phản ứng của ta đối với hoàn cảnh. Đôi khi cảm thấy giận dữ cũng là chuyện hết sức tự nhiên, nhất là khi ta đối diện với những tàn nhẫn và bất công của cuộc đời. Thật ra, năng lượng ấy có thể giúp phá tan được tấm màn sương mù thờ ơ, dửng dưng của ta đối với những vấn đề đó. Mỗi khi gặp những cảnh ngộ mà ta cảm thấy mình bị khinh thường, không ai chú ý, khi người khác bỏ ta vào một cái hộp, ta cũng có thể phản ứng bằng một sự bất bình. Mặc dù sự bất bình ấy có thể hiểu được, nhưng nó rất giới hạn và gây nhiều bất lợi cho ta. Khi giận, tâm ta bị nhỏ lại và con tim ta đóng kín. Ta cảm thấy rất cô đơn và hành động trong khi mình vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ vấn đề.

Chúng ta cần nên hiểu rõ tâm hành sân hận chuyển vận như thế nào, ảnh hưởng đến ta ra sao, hơn là chỉ chê trách mình vì có sự tức giận. Ta cần tự hỏi rằng, sự tức giận có mang cho ta thêm năng lượng để thay đổi vấn đề bằng một phương cách thích hợp không? Nó có cho phép ta nhìn thấy sáng suốt không? Nó có thật sự giúp ta kiểm soát được hoàn cảnh, con người, thân ta, hoặc tâm ta không? Nó có đem lại cho ta sự khôn ngoan để hành động không? Hay là khi nổi giận, ta chỉ đùng đùng phản ứng mà cuối cùng không đem lại một sự thay đổi hữu hiệu nào hết?

Tìm hiểu tự tánh của tâm sân hận là một điều quan trọng, vì nó là một năng lượng mãnh liệt và có một sức tàn phá rất lớn. Khi nào ta có thể đối diện với cơn giận mình mà không sợ hãi, không bực tức, không cảm thấy bất lực, chừng ấy ta mới có thể đến gần nó được. Khi nhìn một cơn giận cho sâu sắc, ta thấy nó được tạo dệt nên bởi nhiều cảm xúc khác nhau - buồn đau, lo âu, sợ hãi... quyện kín lại với nhau. Khi khám phá ra rằng, chính sự bất lực, vô vọng đã từng là gốc rễ nuôi dưỡng tâm sân hận, ta sẽ có thể chuyển hóa được nó. Và khi ta có chánh niệm về những cảm thọ ấy, ta sẽ có thể sử dụng năng lượng của chính cơn giận, mà không bị lôi cuốn theo, để làm hiển lộ tánh can đảm và lòng từ bi, từ lâu vẫn bị nó vùi lấp.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Đức Phật và chúng đệ tử


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.109.159 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...