Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Chờ đợi sự sống »»

Trái tim thiền tập
»» Chờ đợi sự sống

Donate

(Lượt xem: 4.526)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Chờ đợi sự sống

Font chữ:

Khi tập thiền ở Miến Điện, theo truyền thống tôi có thọ Bát quan trai giới, trong đó có giới không được ăn sau giờ ngọ, tức sau mười hai giờ trưa. Thật ra, khi bữa ăn trưa được dọn lên lúc mười giờ sáng, thì bữa ăn cuối trong ngày chấm dứt vào khoảng 10 giờ rưỡi sáng. Sau đó thì ta không được ăn, không được uống trà, không còn một xao lãng nào dính dáng tới chuyện ăn uống nữa.

Tôi nhớ những lần thả bộ trên con đường thật dài đi từ phòng ăn trở về phòng, biết rằng trọn hết ngày hôm nay mình không còn gì để ăn nữa, cho tới ngày mai. Những gì đang đón đợi tôi trong thời gian còn lại, từ 10 giờ rưỡi sáng cho đến 11 giờ tối, là thiền tập tích cực: chỉ có ngồi thiền rồi đi kinh hành, đi kinh hành rồi lại ngồi thiền, và hết ngồi thì lại đi. Trên con đường dài từ phòng ăn trở về phòng, dưới ánh nắng ban mai, tôi dường như cảm thấy trở nên mỏi mệt hẳn lên, theo mỗi bước chân đi. Khi bước vào phòng thì tôi đã cảm thấy buồn ngủ ghê gớm. Thật ra không phải là tôi cần ngủ, nhưng vì cái viễn tượng của một ngày thiếu những sự thú vị kích thích, nó đáng sợ quá, khiến tôi chỉ muốn nằm xuống ngủ cho qua hết tất cả.

Trong cuộc sống, ta đã quá quen với một mức độ kích thích. Thật ra, chúng ta còn lệ thuộc vào nó để giữ cho mình tỉnh thức, để giúp ta cảm thấy sinh động. Trong thiền tập, khi ta bắt đầu trở nên bén nhạy đối với những chi tiết, ta sẽ khám phá ra mình là những tên “ghiền” kinh nghiệm, mà mức độ thèm khát ấy mỗi ngày một tăng. Nhưng sau một thời gian thực tập thiền quán, chúng ta sẽ trở nên quen với tĩnh lặng hơn, và cuối cùng ta có thể làm bạn với sự lặng yên của cảm xúc mình. Mặc dù việc ấy cũng đòi hỏi một thời gian để điều chỉnh, và trong thời gian ấy ta có thể cảm thấy những triệu chứng như là những cơn buồn ngủ ghê gớm.

Trạng thái này, đức Phật gọi là hôn trầm, lười biếng - tâm ta trở nên rất nặng nề, mờ mịt và thụ động. Nó là một cảm giác buồn chán và xa cách, không thiết tha gì đến những gì đang xảy ra trong ta cũng như chung quanh ta. Trong khi ngồi thiền ta cảm thấy như được ru ngủ, một cảm giác mơ màng, chậm chạp. Trong trạng thái ấy, ta như không có một năng lượng hoặc một sự tỉnh thức nào hết. Thế nhưng, khi có một cái gì báo hiệu một sự kích thích mới, ví dụ như tiếng chuông báo hiệu giờ ăn trưa, là tự nhiên cơn buồn ngủ của ta tan biến ngay tức thì.

Lúc còn tu tập tại một tu viện ở Ấn Độ, những ngày đầu tôi được hướng dẫn là phải ghi nhận trong đầu những kinh nghiệm nào nổi bật nhất. Trọn ngày, tôi phải ghi nhận xem là mình đang ngồi, đang đứng, đang đi, đang nằm, hay là bất cứ một việc nào xảy ra mà nổi bật nhất. Tôi bắt đầu để ý có một điều mà tôi ghi nhận thường nhất, và nhiều nhất, là “chờ đợi”. Trong ngày, khi tôi đi đây đó trong tu viện, tôi nghe mình thầm niệm trong đầu: “Chờ đợi... chờ đợi... chờ đợi... chờ đợi...” Cuối cùng tôi tự hỏi: “Thật ra mình chờ đợi cái gì đây chứ?” Ngay giây phút ấy, tôi chợt hiểu là mình đang chờ đợi một cái gì mà phải đủ thú vị, hoặc đủ quan trọng, hoặc đủ “thiền tập” xảy ra để có thể ghi nhận! Tôi sống như là một chiếc máy thu băng đang bị bấm nút tạm ngừng. Tôi đang chờ đợi sự sống xảy ra - sắp sửa đến.

Không tiếp xúc được với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại chính là nền tảng của tâm hôn trầm và lười biếng. Trong thiền tập, tâm hành ấy hiển lộ bằng những cơn buồn ngủ. Trong cuộc sống hằng ngày thì nó có nghĩa là ta chờ đợi sự sống bắt đầu. Chúng ta có thể sống một cách trọn vẹn hơn, thay vì chỉ chờ đợi một cái gì khác xảy ra, cho dù nó có hay ho đến đâu. Cuộc đời đâu phải chỉ là ngủ vùi cho đến khi có một biến cố thú vị xảy đến!

Ở Miến Điện, cuối cùng tôi khám phá ra rằng, ngồi và đi, đi và ngồi, đều chứa đựng hết những kinh nghiệm kỳ diệu và trọn vẹn nhất của tôi. Không còn gì hơn thế nữa để tôi chờ đợi! Trong những giây phút “chờ đợi”, cuộc sống vẫn đều đặn trôi ngang qua trước mặt ta. Nhưng cho đến lúc thôi chờ đợi một cái gì khác xảy ra, tôi đã không hề ý thức được nó. Biết an trú trọn vẹn trong giờ phút hiện tại, tỉnh thức trong từng giây phút, là một món quà quý báu nhất mà thiền tập có thể dâng tặng cho ta.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.140.224 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...