Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cái vô hạn trong lòng bàn tay »» Thuật ngữ Phật học »»

Cái vô hạn trong lòng bàn tay
»» Thuật ngữ Phật học

Donate

(Lượt xem: 4.871)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Thuật ngữ Phật học

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ảo giác: mọi tri giác thông thường, bị vô minh làm cho biến dạng.

Bản chất của Phật: bản chất của Phật không phải là một "thực thể “ mà là bản chất tối hậu của ý thức cơ bản, hoàn toàn thoát khỏi những bức màn của sự vô mình. Mỗi người đều có tiềm năng đạt đến một trạng thái hiểu biết thấu triệt bản chất của tinh thần. Theo Phật giáo, có thể coi đó là "tính bản thiện" của con người.

Bardo: một từ thuộc tiếng Tây Tạng có nghĩa là "trạng thái trung gian". Người ta phân biệt nhiều bardo trong đó có bardo của giấc mơ, của trạng thái thức, của thời điểm hấp hối, v.v..., nhưng thường thì bardo chỉ trạng thái trung gian giữa cái chết và sự tái sinh.

Bồ tát (Bodhisattva): người dấn thân vào con đường từ bi. Người có tâm nguyện đạt đến Giác ngộ để có khả năng giải phóng chúng sinh khỏi vòng luân hỏi (samsara).

Cái tôi, bản ngã (ego): bất chấp việc chúng ta là một dòng biến đổì thường hằng, phụ thuộc lẫn nhau với những sinh linh khác và thế giới, chúng ta vẫn cứ tiếng rằng có tồn tại trong chúng ta một thực thể không thay đổi và rằng chúng ta phân bảo vệ và thỏa mãn nó. Phân tích cái bản ngã này cho thấy rằng đó là một thực thể ảo.

Chân lý tương đối/tuyệt đối: chân lý tương đối, hay chân lý quy ước tương ứng với vốn kinh nghiệm của chúng ta về thế giới và chân lý tuyệt đối tương ứng với kết quả của sự phân tích tối hậu theo đó các hiện tượng không có tồn tại nội tại.

Chính Đạo (hay Trung Đạo) (madhyamika): triết học cao nhất của Phật giáo, được gọi như vậy vì nó tránh hai thái cực; thái cực của thuyết hư vô (nihilisme) và thái cực của niềm tin vào hiện thực của các hiện tượng.

Chủ nghĩa duy tâm: tập hợp các tư tưởng theo đó thế giới các hiện tượng chỉ là một sự phóng chiếu của tinh thần.

Chủ nghĩa hiện thực, sự vật hóa: xem mục tồn tại độc lập.

Đau khổ. đế đầu tiên của "tứ diệu đế “ (bốn chân lý cao thượng) gom: 1) khổ đế (chân lý về sự đau khổ), mà người ta nhận ra sự hiện diện khắp nơi của nó trong các vòng luân hỏi có điều kiện; 2) tập đế (chân lý về nguồn gốc của đau khổ) - những tình cảm tiêu cực mà người ta phải loại trừ; 3) đạo đế (chân lý về đạo) - con đường (sự luyện tập tâm linh) mà người ta phải theo đuổi để đạt đến sự giải

thoát; và 4) diệt đế (chân lý về sự chấm dứt đau khổ) - kết quả của sự luyện tập tâm linh, hay trạng thái của Phật.

Giác ngộ (éveil): đồng nghĩa với tính Phật, Giác ngộ là sự hoàn thành kết cục của sự luyện tập tâm linh, là sự hiểu biết bên trong tuyệt vời gắn với một lòng từ bi vô hạn. Là sự thấu triệt hoàn hảo các dạng thức tồn tại tương đối (cách các sự vật xuất hiện trước mắt chúng ta) và tối hậu (bản chất thực của chúng) của tinh thần chúng ta và của thế giới các hiện tượng. Sự hiểu biết này là phương thuốc cơ bản cho sự vô minh và do đó cho đau khổ của chúng ta.

Hành động tiêu cực và tích cực (Actes négatifs ét positifs): một hành động được gọi là tích cực khi nó nâng đỡ người khác, và được gọi là tiêu cực khi nó làm hại đến người khác và chính bản thân mình. Một hành động của thể xác, tinh thần hay lởi nói đều tựa như một hạt sẽ nảy mầm và đơm hoa kết trái - một kết quả có thực về sau, thậm chí trong một kiếp sau.

Hiện tượng: cái xuất hiện trong ý thức thông qua các giác quan và tinh thần.

Kiến, thiền, hành: kiến là sự hiểu biết trực tiếp, không mang tính khái niệm, về tính trống không của vạn vật. Thiền là sự tập quen với tính trống không này, sáp nhập nó với tinh thần chúng ta. Hành là cử chỉ vị tha bắt nguồn từ đó.

Logíc: phương tiện để hiểu biết đúng (pramana trong tiếng Phạn, và tséma trong tiếng Tây Tạng). Người ta phân biệt cái được gọi là một hiểu biết đúng có tính "quy ước" và một hiểu biết đúng tuyệt đối. Hiểu biết thứ nhất cho chúng ta biết về vẻ bề ngoài của vạn vật và hiểu biết thứ hai cho phép chúng ta nắm bắt được bản chất tối hậu của các hiện tượng. Lĩnh vực của chúng bao phủ mọi cái có thể được tri giác một cách trực tiếp hoặc được rút ra bằng suy diễn, và cái có thể được kết luận dựu trên những lời chứng đáng tin cậy.

Luân hồi (samsara): chu kỳ các tồn tại, ở đó trị vì sự đau khổ và thất vọng sinh ra bởi vô minh và những tình cảm xung đột bắt nguồn từ đó. Chỉ sau khi đã đạt được sự trống không và do đó làm tiêu tan mọi tình cảm tiêu cực thì người ta mới nhận ra được bản chất của tinh thần và tự giải phóng khỏi vòng luân hỏi.

Nghiệp (karma): từ tiếng Phạn nghĩa là "hành động", và thường được dịch ra là "tính nhân quả của các hành động". Theo các lời răn dạy của Phật, cây số phận của chúng sinh lẫn niềm vui, nỗi khổ và sự tri giác vũ trụ của họ đều không phải là do tình cờ, cũng không do mong muốn của một thực thể toàn năng nào. Chúng là kết quả của các hành động của họ trong quá khứ. Tương tự, tương lai của họ được quyết định bởi tính chất, tích cực hay tiêu cực, của các hành động trước đó. Người ta phân biệt nghiệp tập thể là cái quyết định sự tri giác chung của chúng ta về thế giới, và nghiệp cá thể quyết định những trải nghiệm cá nhân của chúng ta.

Ngũ tri: Năm khía cạnh của Giác ngộ: hiểu biết "tất cả đều bình đấng", hiểu biết "giống với một tấm gương", hiểu biết "phân biệt được tất cả , hiểu biết "đầy đừ' và hiểu biết về "không gian tuyệt đối”. Năm hiểu biết này sẽ được phát lộ khi hai bức màn cản trở sự thực tại hóa Giác ngộ bị tiêu tan: bức màn các tình cảm gây xáo trộn và bức màn che phủ sự hiểu biết bản chất tối hậu của các hiện tượng.

Niết bàn (Nirvana): sự chấm dứt của vô minh hay của ảo giác, và kéo theo đó, là sự chấm dứt đau khổ. Người ta phân biệt nhiều cấp độ niết bàn, tùy theo quan điểm của Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo Đại thừa.

Pháp (Dharma): từ này có nhiều nghĩa. Theo nghĩa rộng, nó có nghĩa là tất cả những gì có thể hiểu biết được. Thông thường, nó chỉ tổng thể các lời răn dạy của các Đức phật và các nhà tu hành đã đạt chính quả. Có hai loại pháp: pháp trong các kinh sách vốn là chỗ dựa của nhũng lời răn dạy, và pháp của sự tu chính, kết quả của sự thực hành tâm linh.

Phật (Bouddha): người đã vén được hai bức màn, bức màn của nhũng xúc cảm gây u mê và bức màn che phủ sự hiểu biết, và là người đã phát triền hai dạng hiểu biết, hiểu biết về bản chất tối hậu của vạn vật và hiểu biết về tính đa thể dạng của các hiện tượng.

Soutra: Những lời của Phật được các đệ tử của Ngài ghi lại.

Sự gắn bó (chấp trước) (Attachement): hai mặt chính là sự gắn bó với tính hiện thực của cái tôi và sự gắn bó với tính hiện thực của các hiện tượng bên ngoài.

Sự giải thoát: việc được giải thoát khỏi đau khổ và sự luân hồi của các kiếp sống. Đó còn chưa phải là sự hoàn thành cuối cùng của tính Phật.

Sự hiện diện tỉnh thức: bản chất của tinh thần không nhị nguyên và hoàn toàn thoát khỏi nhầm lẫn.

Tái sinh, thác sinh: các trạng thái liên tiếp mà dòng ý thức đã trải qua, những trạng thái đột phát bởi cái chết, trạng thái trung gian (xem bardo) và sự sinh ra.

Tấm màn chắn (hai): cái làm tối tăm đầu óc nhị nguyên luận. Tấm màn xúc cảm, rào cản sự giải thoát, là kết quả của ba loại chất độc sự vô minh (si), lòng ham muốn (tham) và sự hận thù (sân); tấm màn nhận thức, rào cản sự toàn thức, là sự vô minh về hiện thực tối hậu của các hiện tuvng. .

Thiền định (meditation): quá trình làm quen với một cách tri giác mời về vạn vật. Người ta phân biệt thiền định phân tích và thiền định chiêm nghiệm. Thiền định phân tích có thể lấy làm đề tài là một đối tuvng để suy ngẫm (như khái niệm vô thường, chẳng hạn), hoặc một phẩm chất mà người ta mong muốn phát triển (như tình yêu và lòng trắc ẩn). Thiền định chiêm nghiệm cho phép chúng ta nhận ra bản chất tối hậu của tinh thần và duy trì ở trong bản chất này, vượt ra ngoài tư duy khái niệm.

Tinh thần (xem thêm mục Ý thức): theo Phật giáo, dưới dạng thông thường, tinh thần được đặc trưng bằng ảo giác. Sự tiếp nối các thời điểm của ý thức tạo ra cho nó một vẻ bề ngoài liên tục. Dưới dạng tuyệt đối, tinh thần được xác định bằng ba đặc tính: tính trống không (tính không), tính sáng tỏ (khả năng biế't tất cả) và tính từ bi tự phát.

Tính hai mặ/thuyết nhị nguyên: trong Phật giáo, từ này chỉ sự phân biệt giữa chủ thể (ý thức) và khách thể (những hình ảnh tinh thần và thế' giới bên ngoài), giữa mình và người khác. Sự biến mất của tính hai mặt là một trong những tính chất của Giác ngộ.

Tính trống không, tính không: tính phi hiện thực của các hiện tượng, dù là hữu sinh hay vô sinh, bản chất thực của chúng, trong bất kỳ trường hợp nào đều là hư không. Sự hiểu biết rõ ràng về tính không và sự xuất hiện của lòng từ bi đối với mọi chúng sinh không có sự phân biệt là đồng thời.

Đạo: sự luyện tập tâm linh cho phép tự giải phóng khỏi vòng luân hỏi, sau đó đạt đến trạng thái của Phật.

Tồn tại độc lập, nội tại: một tính chất được gán cho các hiện tượng theo đó chúng có thể là các đối tượng độc lập, tồn tại tự thân, và có những tính chất định xứ thuộc về riêng chúng.

Tư duy luận giải (hay tuyến tính): chuỗi quen thuộc của các tư duy được quy định bởi hiện thực tương đối.

Từ bi (compassion): ý muốn giải phóng chúng sinh khỏi đau khổ và khỏi các nguyên nhân gây ra đau khổ (các hành động tiêu cực và sự vô minh). Bổ sung cho tình yêu (mong muốn mọi chúng sinh đều hiểu biết hạnh phúc và những nguyên nhân của hạnh phúc), cho niềm vui vị tha (người vui trước những phẩm chất của người khác) và cho sự bình thản trải rộng ba tình cảm trên cho mọi chúng sinh không phân biệt bạn hay thù.

Vẻ bề ngoài (Apparences): đó là những thế giới các hiện tượng bên ngoài. Mặc dù các hiện tượng này xuất hiện trước mắt chúng ta là có tòn tại thực, nhưng bản chất thực sự của chúng là trống không. Sự chuyển hóa dần dần các tri giác và hiểu những vẻ bề ngoài này tương ứng với các giai đoạn khác nhau của con đường dẫn đến Giác ngộ.

Vô minh: cách thức nhìn nhận một cách sai lầm các sinh vật và sự vật bằng cách gán cho chúng một sự tồn tại thực, độc lập, bền vững, nội tại.

Vô thường: vô thường có hai dạng - thô hoặc tinh tế. VÔ thường thô tương ứng với những thay đổì nhìn thấy được. VÔ thường tinh tế là không có gì luôn luôn là đồng nhất với chính nó, dù chỉ là trong khoảng thời gian nhỏ nhất mà ta có thể nghĩ ra được.

Vũ trụ tuần hoàn: vũ trụ bị chi phối bởi các chu kỳ mà mỗi chu kỳ có bốn pha. Pha thứ nhất tương ứng với sự hình thành, pha thứ hai với sự tiến hóa và pha thứ ba với sự tiêu diệt của vũ trụ. Pha thứ tư tương ứng với một giai đoạn trống không ngăn cách hai vũ trụ. Sự liên tục giữa hai vũ trụ được bảo đảm bằng một tiềm năng thể hiện, được gọi là "các hạt không gian". Các chu kỳ nối tiếp nhau nhưng hoàn toàn không lặp đi lặp lại.

Xúc cảm tiêu cực (xúc cảm gây u mê) (tiếng Phạn là klesha): mọi hoạt động tinh thần, sinh ra từ sự gắn kết với cái tôi, làm nhiễu loạn đầu óc chúng ta, làm cho nó u mê và làm chúng ta không kiểm soát được đầu óc mình. Đó chủ yếu là ham muốn (tham), thù hận (sân), ngu dốt (si), kiêu ngạo và ghen ghét. Chúng tạo thành các nguyên nhân của đau khổ.

ý thức (conscience): Phật giáo phân biệt nhiều cấp độ ý thức: thô, tinh tế và cực kỳ tinh tế. Cấp độ đầu tiên tương ứng với sự hoạt động của não. Cấp độ thứ hai, tương ứng với cái mà chúng ta gọi một cách trực giác là ý thức, nghĩa là, ngoài những thứ khác ra, nó còn có ý thức tự vấn về bản chất của chính mình và thực

hiện ý chí tự do. Cấp độ thứ ba, cấp độ nền tảng nhất, được gọi là "sự soi sáng cơ bản của tinh thần".

    « Xem chương trước «      « Sách này có 24 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.37.219 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...