Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cái vô hạn trong lòng bàn tay »» Kết luận của nhà khoa học »»

Cái vô hạn trong lòng bàn tay
»» Kết luận của nhà khoa học

Donate

(Lượt xem: 5.641)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Kết luận của nhà khoa học

Font chữ:


Kết thúc những cuộc trao đổi này, tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ ngày càng tăng của tôi đối với cách thức mà tư tưởng Phật giáo sử dụng để phân tích thế giới các hiện tượng. Tôi phải thú thực là lúc bắt đầu cuộc trao đổi, lòng tôi đầy e ngại. Tôi đã từng hiểu biết và đặc biệt đánh giá cao mặt thực hành của Phật giáo giúp ta có được những hiểu biết về bản thân mình, giúp ta có những tiến bộ về mặt tâm linh và trở thành một con người tốt đẹp hơn. Nói cách khác đối với tôi Phật giáo trước hết là con đường của Giác ngộ, một con đường chiêm nghiệm với cái nhìn chủ yếu hướng vào nội tâm. Hơn nữa, khoa học và Phật giáo sử dụng những phương pháp nghiên cứu hiện thực hoàn toàn khác nhau. Trong khoa học, trí tuệ và lý trí đóng vai trò quan trọng. Bằng cách phân chia, phân loại, phân tích, so sánh, đo đạc, nhà khoa học phát biểu các quy luật của tự nhiên bằng một ngôn ngữ toán học chính xác cao. Trực giác không vắng bóng trong khoa học, nhưng nó chỉ có ích nếu nó có thể được trình bày trong một cấu trúc toán học chặt chẽ. Trái lại, trực giác - kinh nghiệm bên trong - lại đóng vai trò hàng đầu trong phương pháp chiêm nghiệm. Nó không phân đoạn hiện thực, mà cố gắng lĩnh hội nó trong tính tổng thể. Phật giáo không cần đến các dụng cụ đo và các quan sát tinh xảo, vốn là những thứ cung cấp nền tảng thực nghiệm cho khoa học. Các phát biểu của Phật giáo, về bản chất, là định tính hơn là định lượng. Vì thế tôi cũng đã không hoàn toàn tin chắc rằng việc đối chiếu khoa học với Phật giáo có thể có một ý nghĩa nào đó. Tôi sợ rằng Phật giáo không có gì nhiều để nói về bản chất của thế giới các hiện tượng, vì đó không phải là mối bận tâm chính của Phật giáo, trong khi đó nó lại là mối quan tâm hàng đầu của khoa học. Nếu thực sự là như vậy thì chúng tôi đã rơi vào cảnh ông nói gà bà nói vịt, mà không gặp gỡ nhau trên mảnh đất chung nào.

Càng về sau, tôi càng nhận ra rằng những e ngại của tôi là không có cơ sở: Phật giáo không chỉ suy tư về bản chất của thế giới mà Phật giáo còn làm điều đó một cách rất sâu sắc và độc đáo. Hơn thế nữa, Phật giáo làm điều đó không phải để có hiểu biết về thế giới hiện tượng tự thân, cái chính là mục đích của nghiên cứu khoa học, mà là vì khi hiểu được bản chất thực của thế giới vật lý - tính trống rỗng, sự phụ thuộc lẫn nhau - Phật giáo có thể xua tan những màn sương của vô minh và mở ra con đường đến Giác ngộ. Cuộc tranh luận của chúng tôi đã làm phong phú thêm cho nhau. Nó đã gợi lên nhiều câu hỏi mới, nhiều quan điểm chưa từng công bố, nhiều sự tổng hợp bất ngờ đã và vẫn sẽ đòi hỏi được làm sâu sắc và sáng tỏ thêm.

Những trao đổi này vẫn đi theo hướng các đối thoại trước đây giữa khoa học và Phật giáo. Bài học chính mà tôi rút ra được từ đó là có một sự hội tụ và cộng hưởng nhất định giữa hai nhãn quan, Phật giáo và khoa học, về hiện thực. Một số phát biểu của Phật giáo về thế giới các hiện tượng gợi nhớ đến một cách đáng ngạc nhiên những ý tưởng cơ bản của vật lý hiện đại, đặc biệt là hai lý thuyết trụ cột của vật lý: cơ học lượng tử - vật lý về cái vô cùng nhỏ, và thuyết tương đối - vật lý về cái vô cùng lớn. Mặc dù khác nhau về cơ bản, nhưng những cách xem xét hiện thực trong Phật giáo và trong khoa học không hề dẫn đến những mâu thuẫn không thể khoan nhượng, mà ngược lại, chúng còn bổ khuyết cho nhau. Sở dĩ có được như thế là bởi vì cả hai đều đại diện cho công cuộc kiếm tìm chân lý, mà những tiêu chí của nó là: xác thực, chặt chẽ và logic.

Trứơc hết, chúng ta hãy xem xét quan điểm về sự "phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng", quan điểm nền tảng của Phật giáo. Không có cái gì tồn tại tự thân và là nguyên nhân của chính mình. Một vật chỉ có thể được xác định trong mối quan hệ với các vật Khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau là thiết yếu cho sự thể hiện của các hiện tượng. Không có nó, thế giới không thể vận hành. Vì vậy, một hiện tượng dù thế nào chăng nữa cũng chỉ có thể xuất hiện nếu nó được liên hệ và kết nối với các hiện tượng khác. Hiện thực không thể bị khu biệt và chia nhỏ, mà phải được xem là một tổng thể.

Tính tổng thể của hiện thực này đã được nhiều thực nghiệm vật lý khẳng định. Trong thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử, các thí nghiệm loại EPR cho chúng ta biết rằng hiện thực là "không thể phân tách", rằng hai hạt ánh sáng tương tác với nhau liên tục tạo thành một bộ phận của một và chỉ một hiện thực duy nhất. Dù khoảng cách giữa chúng có như thế nào chăng nữa thì hành trạng của chúng vẫn luôn có sự tương quan tức thời mà không cần bất kỳ sự truyền thông tin nào. Còn đối với thế giới vĩ mô, tính tổng thể của nó đã được thể hiện qua con lắc Foucault, mà dao động của con lắc này phù hợp không phải chỉ với môi rường xung quanh mà với toàn bộ vũ trụ. Cái được dệt nên trên Trái đất bé nhỏ của chúng ta thực ra được quyết định trong khoảng bao la vô tận của vũ trụ.

Khái niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau nói rằng các vật không thể tự xác định một cách tuyệt đối, mà chỉ là đối với những vật khác. Về bản chất, đó cũng chính là ý tưởng xác định nguyên lý tương đối của chuyển động trong vật lý, lần đầu tiên được Galilée phát biểu và sau đó được Einstein xem xét lại và phát triển lên một tầm cao hơn. Galilée từng nói: "Chuyển động như không là gì cả." Ý ông muốn nói ở đây là: chuyển động của một vật không thể được xác định một cách tuyệt đối mà chỉ đối với chuyển động của một vật khác. Không có bất kỳ thí nghiệm hay phép đo nào được thực hiện bởi một hành khách trong một toa tàu chuyển động đều (tức với vận tốc không đổi) và tất cả các cửa của toa tàu đều được đóng kín cho phép anh ta nói được rằng toa tàu đang đứng yên hay đang chuyển động. Chỉ khi mở các cửa toa tàu và nhìn ra bên ngoài thì anh ta mới nhận ra con tàu của mình đang chuyển động. Chừng nào chưa có một sự quy chiếu nào với bên ngoài thì chừng đó chuyển động còn tương đương với đứng yên. Phật giáo nói rằng các vật không có sự tồn tại tự thân, mà chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các sự vật khác. Còn thuyết tương đối thì nói rằng chuyển động chỉ có tính hiện thực đối với cảnh quan mà nó đi qua.

Không gian và thời gian cũng mất đi đặc tính tuyệt đối mà Newton đã gán cho chúng. Einstein nói với chúng ta rằng chúng chỉ được xác định đối với chuyển động của người quan sát và cường độ của trường hấp dẫn ở xung quanh anh ta. Ở bên bờ của một "lỗ đen", điểm kỳ dị trong không gian ở đó lực hấp dẫn lớn tới mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được, thì một giây cũng kéo dài tựa thiên thu. Cũng giống như Phật giáo, thuyết tương đối nói rằng sự trôi đi của thời gian, với một quá khứ đã qua và một tương lai còn chưa đến, chỉ là một ảo giác, vì tương lai của tôi có thể là quá khứ của người khác và là hiện tại của một người thứ ba: tất cả phụ thuộc vào chuyển động của chúng ta. Thời gian không trôi, đơn giản là nó vẫn hiện hữu đó.

Phát sinh trực tiếp từ quan niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau có khái niệm về tính trống rỗng, tính không. Sự trống rỗng ở đây không có nghĩa là hư vô, mà chỉ là không có sự tồn tại riêng mà thôi. Bởi vì tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau, nên không có gì có thể được xác định và tồn tại bởi chính mình. Quan niệm về các đặc tính nội tại tồn tại tự thân và bởi chính nó không còn được đặt ra nữa. Một lần nữa, vật lý lượng tử lại cung cấp cho chúng ta một ngôn ngữ tương đồng đến kinh ngạc. Theo Bohr và Heisenberg, chúng ta không thể nói về các nguyên tử, các electron như các thực thể có thực với những tính chất rất xác định như như vận tốc hay vị trí được. Chúng ta phải coi chúng như những yếu tố tạo nên một thế giới không phải của các vật và các sự kiện mà thế giới của các tiềm năng. Chính bản chất của vật chất và ánh sáng cũng trở thành một trò chơi của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau: nó không còn là nội tại nữa, mà có thể thay đổi do sự tương tác giữa người quan sát và vật được quan sát. Bản chất này không phải là đơn nhất, mà mang tính hai mặt bổ sung cho nhau. Hiện tượng mà chúng ta gọi là "hạt' lại có dạng sóng khi người ta không quan sát nó. Nhưng ngay khi ta thực hiện phép đo hay quan sát, nó lại khoác trở lại bộ áo hạt. Nói tới một hiện thực nội tại đối với một hạt, tức hiện thực tồn tại khi người ta không quan sát nó, là vô nghĩa vì người ta không bao giờ có thể nắm bắt được nó. Trùng hợp với khái niệm samskara, có nghĩa là "sự kiện", của Phật giáo, cơ học lượng tử đã tương đối hóa một cách triệt để khái niệm vật bằng cách bắt nó phải phụ thuộc vào khái niệm phép đo, nghĩa là khái niệm sự kiện. Hơn nữa, sự nhòe lượng tử đã áp đặt một giới hạn cơ bản cho độ chính xác của phép đo đối với hiện thực này. Luôn luôn có một sự bất định nào đó hoặc là trong vị trí hoặc là trong vận tốc của một hạt. Vật chất đã mất đi thực chất của nó.

Quan niệm của Phật giáo về sự phụ thuộc lẫn nhau đồng nghĩa với tính không, và đến lượt mình tính không lại đồng nghĩa với sự vô thường. Thế giới giống như một dòng khổng lồ các sự kiện và các dòng động, chúng tất cả đều kết nối với nhau và liên tục tương tác với nhau. Quan niệm về sự thay đổi liên tục và hiện diện khắp nơi này trùng hợp với những quan điểm của vũ trụ học hiện đại. Tính bất biến theo Aristote của các bầu trời và vũ trụ tĩnh của Newton không tồn tại nữa. Tất cả đều chuyển động, tất cả đều thay đổi, tất cả đều vô thường, từ nguyên tử nhỏ nhất đến các thiên hà, các vì sao, con người và toàn bộ vũ trụ.

Được đẩy bởi một vụ nổ nguyên thủy, vũ trụ nở ra. Bản chất động này được chịu đựng ngay trong các phương trình của thuyết tương đối. Với lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang), vũ trụ có được một lịch sử. Nó có một điểm bắt đầu, một quá khứ, một hiện tại và một tương lai. Một ngày nào đó, nó sẽ chết đi trong lò lửa địa ngục kinh hoàng hoặc trong cái lạnh băng giá. Tất cả các cấu trúc của vũ trụ - hành tinh, sao, thiên hà, đám thiên hà - đều chuyển động không ngừng và tham gia vào một vũ điệu vũ trụ khổng lồ: chuyển động quay quanh nhau, quanh trục, rời xa hoặc xích lại gần nhau. Chúng cũng có một lịch sử: sinh ra, trưởng thành rồi chết. Các ngôi sao trải qua một vòng đời sinh tử kéo dài hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm.

Thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử cũng không nằm ngoài trò chơi này. Ở đó, tất cả cũng đều vô thường. Các hạt có thể thay đổi về bản chất: một hạt quark có thể thay đổi họ hoặc "vị", một proton có thể trở thành một nơ tron đồng thời phắt ra một positron và một nơtrino. Trong các quá trình hủy với phân vật chất, vật chất có thể biến thành năng lượng thuần túy. Chuyển động của một hạt có thể biến thành hạt, hoặc ngược lại. Nói cách khác, đặc tính của một vật có thể biến đổi thành vật. Nhờ có sự nhòe lượng tử của năng lượng, mà không gian xung quanh chúng ta có vô số các hạt gọi là "ảo”, tồn tại phù du như những bóng ma. Xuất hiện và biến mất trong các vòng đời vô cùng ngắn ngủi, chúng minh chứng cho sự vô thường ở mức độ cao nhất.

Vì vậy hiện thực có thể được tri giác theo nhiều cách khác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau, đường này bắt nguồn từ thế giới bên trong, đường kia từ thế giới bên ngoài, nhưng cả hai đều có thể dẫn đến cùng một chân lý. Phật giáo chắc chắn cũng không ngạc nhiên về sự trùng hợp này. Bởi vì thế giới hiện tượng tất yếu chỉ quan sát được thông qua bộ lọc của ý thức, và vì ý thức lại phụ thuộc lẫn nhau với thế giới bên ngoài, nên bản chất cơ bản của các hiện tượng không thể xa lạ với trí tuệ đã giác ngộ của Đức Phật.

Tuy nhiên, tôi vẫn dè dặt trong việc phát biểu về cách tiếp cận của Phật giáo đối với "nguyên tắc vị nhân" theo đó, có một sự điều chỉnh cực kỳ chính xác các hằng số vật lý và các điều kiện ban đầu của vũ trụ để cho nó có thể cưu mang được sự sống và ý thức. Để giải thích sự điều chỉnh này, tôi đã đánh cược kiểu Pascal về sự tồn tại một nguyên lý sáng thế. Nguyên lý này - tôi hiểu nó theo cách hiểu của Spinoza và của Einstein - được thể hiện trong các quy luật của Tự nhiên và trong thực tế là thế giới là duy lý và có thể hiểu được Quan điểm này mâu thuẫn với quan điểm của Phật giáo, vì Phật giáo không chấp nhận ý tưởng về một nguyên lý sáng thế (hay một Thượng đế - người thợ đồng hồ). Theo Phật giáo, vũ trụ không cần được điều chỉnh để ý thức xuất hiện: cả hai về cơ bản tồn tại song song, chúng không thể loại trừ nhau. Một lần nữa, quan niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau lại cung cấp một cách giải thích. Tôi thừa nhận là điều này có thể biện minh cho sự điều chỉnh của vũ trụ.

Nhưng quan niệm này không thể trả lời một cách rành rẽ cho câu hỏi hiện sinh của Leibniz: "Tại sao có một cái gì đó còn hơn là không có gì cả?" Tôi xin thêm vào: "Tại sao các định luật vật lý lại như chúng hiện là chứ không phải là những cái khác?" Chẳng hạn, chúng ta có thể hình dung rất rõ sống trong một vũ trụ chỉ được mô tả bằng các định luật của Newton. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chính các định luật của cơ học lượng tử và thuyết tương đối mới giải thích được vũ trụ mà chúng ta biết.

Cách nhìn của Phật giáo cũng làm nổi lên một số điểm nghi vấn.

Nếu như không có sáng thế, thì vũ trụ không thể được sinh ra. Như vậy nó không có điểm bắt đầu cũng chẳng có điểm kết thúc. Vũ trụ duy nhất phù hợp với quan điểm của Phật giáo như vậy là một vũ trụ tuần hoàn, với một dãy luân phiên vô hạn các vụ nổ lớn (Big Bang) và vụ co lớn (Big Crunch). Tuy nhiên, về mặt khoa học mà nói, việc một ngày nào đó, vũ trụ sẽ tự co lại, cho ra đời một Big Crunch, còn xa mới được xác lập. Điều này phụ thuộc vào toàn bộ lượng vật chất không nhìn thấy được (vật chất tối) trong vũ trụ, nhưng số lượng này hiện chúng ta vẫn chưa biết. Theo các quan sát thiên văn gần đây nhất, vũ trụ dường như không chứa đủ lượng vật chất tối để làm dừng và đảo ngược chuyển động dãn nở của nó, và như vậy, với hiểu biết hiện nay của chúng ta về vũ trụ, thì điều này loại trừ khả năng tồn tại một vũ trụ tuần hoàn. Còn về khái niệm các làn sóng ý thức cùng tồn tại với vũ trụ vật chất ngay từ những phần giây đầu tiên sau Big Bang, thì khoa học còn lâu mới có thể kiểm chứng được. Một số nhà sinh học thần kinh nghĩ rằng không cần một continuum ý thức cùng tồn tại với vật chất, rằng continuum ý thức có thể đột khởi xuất hiện từ vật chất, khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định của độ phức tạp.

Là những hạt bụi của các vì sao, chúng ta có cùng một lịch sử vũ trụ với các bầy sư tử ở những vùng đồng cỏ bao la miền nhiệt đới cũng như các bông hoa đồng nội. Được kết nối qua không gian và thời gian, tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau. Đơn giản như việc hít thở thôi cũng gắn kết chúng ta với toàn bộ loài người: hàng tỷ phân tử oxi mà ngày này hoặc ngày kia chúng ta đã hít vào cùng với không khí đã từng nằm trong buồng phổi của ai đó trong số năm mươi tỷ người đã từng sống trên Trái đất. Quan điểm này về vũ trụ và hành tinh chúng ta nhấn mạnh không chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta, mà còn nhấn mạnh sự mỏng manh của hành tinh của chúng ta và sự cô độc của chúng ta giữa các vì sao. Các vấn đề về môi trường đe dọa chốn nương thân bé nhỏ của chúng ta trong khoảng bao la vô tận của vũ trụ đã vượt lên trên những rào cản chủng tộc, văn hóa và tôn giáo. Những chất thải công nghiệp độc hại, các chất thải phóng xạ và khí gây hiệu ứng nhà kính làm hành tinh chúng ta nóng lên và các vấn đề khác, như đói, nghèo, chiến tranh, đang đe dọa nhân loại đều có thể được giải quyết nếu chúng ta có ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta và về việc lợi ích và hạnh phúc của chúng ta gắn bó chặt chẽ với lợi ích và hạnh phúc của người khác, nói cách khác, nếu chúng ta để cho lòng vị tha dẫn dắt để phát triển trách nhiệm của chúng ta với cái mà Đạt-lai Lạt-ma gọi một cách chính xác là "trách nhiệm toàn nhân loại".

Khoa học phải cố gắng lấy lại vị trí của mình trong môi trường văn hóa con người. Khoa học đã hơi rời xa nó trong quá khứ do một nhãn quan quá manh mún, máy móc và giản lược. Hiện nay, điều đó không còn nữa, như những cuộc trao đổi ở đây là một minh chứng rõ ràng. Không còn nghi ngờ gì nữa, khoa học sẽ tiếp tục có những tác động ngày càng tăng đối với cuộc sống của chúng ta.

Đối mặt với các vấn đề đạo đức và luân lý, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như di truyền học, ngày càng trở nên cấp bách và nhức nhối, khoa học phải có tâm linh như người bạn đường, để chúng ta không quên mất tính nhân văn của chúng ta. Khoa học có mục đích tìm hiểu thế giới các hiện tượng. Những ứng dụng kỹ thuật của nó có thể, tùy từng trường hợp, cải thiện hoặc làm hại đến sự sung túc bên ngoài của chúng ta. Tâm linh nhằm cải thiện sự sung túc nội tâm của chúng ta để chúng ta có khả năng cải thiện sự sung túc của tất cả mọi người. Một số người, như Steven Weinberg, người được giải Nobel về vật lý, lại không cần đến tâm linh. Theo ông ta, các tôn giáo là nguồn gốc của nhiều điều ác trên thế giới. Ông đã viết một cách cực kỳ khiêu khích như thế này: "Có hay không có tôn giáo, thì những người tốt vẫn xử sự tốt và những người xấu thì vẫn là xấu. Nhưng chỉ có tôn giáo mới có thể thúc đẩy những con người tốt làm điều ác. Một trong những thành tựu vĩ đại của khoa học là, nếu không phải là làm cho việc có tín ngưỡng trở nên không thể đối với những người thông minh, thì chí ít nó cũng cho phép họ không trở thành những người có tín ngưỡng." Và Weinberg kể ra mặt số ảnh hưởng xấu của tôn giáo: những cuộc thập tự chinh, những vụ tàn sát người Do Thái và những cuộc chiến tranh tôn giáo khác và thậm chí cả chế độ nô lệ nữa. Tôi nghĩ rằng ông ta đã nhầm. Trước hết, ông ta đã quên kể tất cả những điều xấu mà khoa học, vì được áp dụng không đúng, đã gây ra cho nhân loại và bầu sinh quyển. Hirosima và Nagasaki, Trái đất nóng lên, lỗ thủng tầng ôzôn rộng ra, những "nghiên cứu' của các bác sĩ Quốc xã, v.v... những ví dụ như thế còn vô khối ! Sau nữa, tôn giáo mà ông ta nhắc tới (tôi muốn nói đến tâm linh hơn) không phải là "tâm linh đích thực”, mà là một trong những phiên bản đã biến dạng của nó.

Những người tham gia vào các cuộc chiến tranh tôn giáo không thể bị thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn đối với người khác, mà lòng trắc ẩn vốn lại là nền tảng của mọi tôn giáo. Về những lời chống tôn giáo của Weinberg, tôi thích quan điểm vũ trụ học của Einstein hơn và tôi cảm thấy nhất trí với quan điểm này hơn nhiều: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Nó sẽ phải vượt lên trên ý tư tưởng về một Thượng đế có bản ngã và tránh xa những giáo điều cùng thần học. Có khả năng bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh, tôn giáo này sẽ phải dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh, được coi là một tổng thể có nghĩa." Những lời nói này đi theo cùng chiều hướng với toàn bộ cuộc bàn luận của chúng ta. Và Einstein còn xác định rõ thêm: "Phật giáo đáp ứng được sự mô tả này. [...] Nếu như tồn tại một tôn giáo có thể đồng thuận với những đòi hỏi cấp bách của khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật giáo." Điều này không thể diễn đạt rõ hơn nữa. Khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. Nhưng con người, để trở nên toàn thiện, thì cần phải có cả hai.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 24 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Gõ cửa thiền


Phúc trình A/5630


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.249.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...