Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cái vô hạn trong lòng bàn tay »» Chương 6: Như một tia chớp giữa đám mây mùa hè »»

Cái vô hạn trong lòng bàn tay
»» Chương 6: Như một tia chớp giữa đám mây mùa hè

Donate

(Lượt xem: 8.687)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cái vô hạn trong lòng bàn tay - Chương 6: Như một tia chớp giữa đám mây mùa hè

Font chữ:


VÔ THƯỜNG TRONG LÒNG HIỆN THỰC

Sự vô thường của các hiện tượng không chỉ là chủ đề của nhữeng suy ngẫm thúc giục chúng ta sử dụng thời gian của quãng đời còn lại một cách tốt hơn, mà đó còn là một điểm cơ bản trong nhện thức của chúng ta về hiện thực. Quan niệm của chúng ta về bản chất sâu xa của thế giới và cách sông của chúng ta phụ thuộc vào chính sự vô thường này. Có tồn tại hay không trong vũ trụ các thực thể vĩnh cửu? Nếu như không có cái gì là vĩnh cửu thì cái mà chúng ta gọi là các VẬT làm sao có thể tồn tại tự thân? Lẽ tự nhiên là phải bắt đầu phân tích các hạt cơ bản được coi là những viên gạch cấu thành nên vật chất. Sau đó, tiếp tục phân tích tới tòan bộ vũ trụ mà với lý thuyết Big Bang hay lý thuyết Phật Giáo về một vũ trụ luân hồi vô thủy vô chung, vũ trụ đã có đặc tính tiến hóa và liên tục thay đổi.

Matthieu: Đối với Phật giáo, sự phụ thuộc lẫn nhau gắn bó chặt chẽ với tính vô thường của các hiện tượng. Người ta phân biệt sự vô thường thô - như sự thay đổi mùa, sự xói mòn của đồi núi, sự chuyển tiếp từ trẻ sang già, sự thăng giáng tình cảm - và sự vô thường tinh vi xảy ra ở cấp độ đơn vị thời gian nhỏ nhất còn có thể nhận biết được. ở mỗi thời khắc vô cùng ngắn ngủi, tất cả những gì có vẻ như hiện hữu đều đang chuyển hóa. Thừa nhận sự hiện diện khắp nơi và tính thay đổi tất yếu sẽ giúp chúng ta hiểu rằng vũ trụ không được tạo thành từ các thực thể bền vững và tách biệt, mà từ những đòng động lực liên tục tương tác với

nhau. Chúng ta cũng đã nhận thấy rằng cái mà chúng ta gọi là "vật chất" phải được xem xét dưới các khía cạnh khác nhau- sóng, hạt hay khối lượng, năng lượng- vốn không thể cùng tồn tại ở cùng một thời điểm nhất định. Điều này dường như kéo theo kết luận rằng không có bất kỳ một bộ phận nào của hiện thực có thể được coi là thực thể vĩnh cửu. Khoa học nói gì về sự vĩnh cửu của các hạt, như hạt quark chẳng hạn?

Trịnh Xuân Thuận: Để giải thích những trạng thái khác nhau của các hạt, các nhà vật lý đã hình dung ra nhiều loại hạt quark, mỗi loại được phân biệt bằng hai đặc tính được gọi một cách rất thơ mộng là "mùi" và "màu”. Hai từ này chỉ các tính chất trừu tượng, chứ hoàn toàn không có liên quan gì với mùi vị của một món ăn hay màu xanh lơ của bầu trời cả. Thực ra người ta cũng có thể gọi các tính chất đó là "dũng cảm" và "hài hòa" cũng chẳng sao. Có 3 họ hạt quark, và mỗi họ lại có thể có 2 mùi và 3 màu, điều này tạo ra cả thảy 18 loại hạt quark. Vật chất thông thường - tức vật chất của các proton và nơ tron trong hạt nhân nguyên tử, những cái tạo nên cơ thể của chúng ta hay những bông hoa - chỉ được tạo ra từ 2 mùi của các quark, gọi là lên (up) và xuống (down). Các loại quark khác chỉ xuất hiện trong các máy gia tốc hạt năng lượng cao. Để trả lời câu hỏi của ông, các hạt quark thuộc cùng một loại có thể thay đổi mùi. Một quark up chẳng hạn có thể biến thành một quark down và ngược lại. Các hạt quark cũng có thể thay đổi họ, nhưng điều này chỉ xảy ra khi chúng cũng thay đổi luôn cả điện tích.

Matthieu: như vậy, quark có thể chuyển hóa.

Trịnh Xuân Thuận: Đúng. Và điều này kéo theo những thay đổi trong các proton và nơ tron do chúng tạo thành. như thế, khi một quark up biến thành một quark down, thì proton chuyển hóa thành nơtron , đồng thời phát ra một positron (positron là phản hạt của electron) và một nơtrino (hạt có khối lượng bằng 0 hoặc nhỏ không đáng kể, tương tác rất ít với vật chất bình thường. Vào lúc tôi đang nói như thế này, hàng trăm tỷ các nơtrino xuất hiện từ những giây phút đầu tiên của vũ trụ đang xuyên thấu qua từng phần cơ thể chúng ta từng giây).

Matthieu: như vậy, quark về bản chất không phải là bất biến cũng không vĩnh cửu. Và người ta đã rời xa được đáng kể quan niệm về "hạt tối hậu”. Tuy nhiên, các nhà vật lý nghĩ rằng một số' hạt sẽ là vĩnh cửu nếu người ta cứ để mặc tự chúng, một tình huống thuần túy lý thuyết và không thể thực hiện được trên thực tế.

Trịnh Xuân Thuận: Ông đã nêu ra vấn đề về sự vĩnh cửu của vật chất. Trên thực tế, trong số hàng trăm hạt mà chúng ta biết được sự tồn tại của chúng, những hạt có thể thực sự vĩnh cửu chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Bị bỏ mặc tự chúng, tức là không bị bắn phá bởi các hạt khác, thì chỉ có electron, photon và nơtrino là có khả năng vĩnh cửu.

Matthieu: Có thể chứng minh sự vĩnh cửu này như thế nào?

Trịnh Xuân Thuận: Chắc chắn là người ta không thể đo được sự vĩnh cửu như ng người ta có thể thiết lập được bằng thực nghiệm những giới hạn tuổi thọ dài đến mức có thể coi như là vĩnh cửu. "Lý thuyết chuẩn"- một lý thuyết vật lý mô tả tốt nhất thế giới các hạt hiện nay không hề cần đến giả thiết về khả năng có tuổi thọ hữu hạn của electron, photon và nơtrino. Còn về proton, một số lý thuyết mới phỏng đoán rằng nó có tuổi thọ khoảng vài trăm tỷ tỷ lần tuổi của vũ trụ hiện nay. Để kiểm tra điều này, tất nhiên các nhà vật lý không thể chờ được lo+30 năm để chứng kiến cái chết của proton. nhưng cơ học lượng tử nói rằng các prolon có thể phân rã ở bất cứ thời điểm nào. Nếu thời gian sống của proton là 10+30 năm thì chỉ cần tập hợp 10+30 proton vào trong cùng một nơi để chứng kiến mỗi nậm sẽ có một proton bị chết. Sẽ tốt hơn nữa, nếu nhốt được 10+33 proton vào cùng một nơi, khi đó người ta có thể quan sát thấy nhiều proton trong số đó phân rã mỗi ngày. Để làm điều này, một số nhà vật lý Mỹ và Nhật Bản đã đổ vào một bể lớn 5.000 tẤn nước (nước là nguồn proton tuyệt vời) để quan sát sự phân rã của các proton. như ng cho tới nay, vẫn chưa có ai nhìn thấy một proton nào chết cả. Điều này có nghĩa là proton còn sống lâu hơn lý thuyết dự đoán. So với tuổi thọ của con người, thì hơn10+30 năm có thể coi gần như là vĩnh cửu.

Matthieu: nhưng đó không phải là vĩnh cửu thực sự.

Trịnh Xuân Thuận: Một trong những bộ phận cấu thành của các hạt nhân nguyên tử là nơ tron, nếu ở trạng thái tự do, nó chỉ tồn tại được trong khoảng 15 phút, sau đó sẽ tự phát chuyển hóa thành proton đồng thời phát ra một electron và một phản-nơtrino. nhưng, chừng nào nó còn bị nhốt trong các hạt nhân nguyên tử, thì chừng ấy nó cũng gần như là vĩnh cửu. Thật là may mắn cho chúng ta vì nếu không, cơ thể chúng ta sẽ bị phân rã chỉ trong 15 phút! Còn về hàng trăm các hạt khác xuất hiện trong các máy gia tốc, thì chúng đều là không bền và không sống nổi chỉ trong chớp mắt: thời gian sống của chúng chỉ cỡ một phần triệu giây, hoặc còn ngắn hơn nữa.

Matthieu: Ngay cả khi electron và nơtrino, về mặt lý thuyết mà nói, là bất tử và không bị phân rã một cách tự phát đi nữa, thì cũng không phải vì thế mà chúng không bị chuyển hóa. Hơn nữa, chỉ cần bắn phá chúng bằng các hạt khác có đủ năng lượng là chúng sẽ thay đổi bản chất.

Trịnh Xuân Thuận: Đúng. Cho tới nay, tôi đã nói về cái chết tự phát của các hạt. như ng người ta có thể làm cho chúng biến mất bằng cách bắn phá chúng và buộc chúng tương tác với các hạt khác Một proton khi tương tác với một electron sẽ biến thành một nơ tron và phát ra một nơtrino. Chúng ta hãy hình dung một photon mặt trời: khi tương tác với vật chất, như chiếc bàn gỗ này chẳng hạn, nó có thể mất một phần năng lượng (bị chuyển hóa thành nhiệt). như vậy tính chất của nó đã bị thay đổi. Thậm chí nó có thể mất toàn bộ năng lượng và biến mất, trong khi đó cái bàn bị nóng lên.

Matthieu: Nó biến mất ư? Thế ra sự vĩnh cửu của nó biến mất trong chớp mắt ! như vậy , rõ rằng là tất cả các hạt đều là vô thường và sớm muộn gì rồi cũng sẽ biến mất.

Trịnh Xuân Thuận: Người ta có thể nói điều đó theo cách thế này: hoặc là các hạt vật chất là không bền và phân rã tự phát; hoặc chúng là bền vững, như ng sự tương tác với các hạt khác sẽ làm thay đổi bản chất của chúng hoặc làm chúng biến mất. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, vật chất bền vững nếu để chúng tự thân thì chúng sẽ không thay đổi. Ông sẽ không nhìn thấy cái lọ hoa này thình lình tan vỡ trước mắt ông.

Matthieu: Đó chỉ là vấn đề về thời gian và mức độ tinh tế trong cảm nhận mà thôi. Vật chất mà ông nói là bền vững, trên thực tế, sẽ liên tục thay đổi mà chúng ta không cảm nhận được, không thế thì làm sao nó lại già cũ đi.

Trịnh Xuân Thuận: Thật vậy, mọi vật để mặc cho tự nó đều bị hao mòn và phân hủy theo thời gian: lớp vécni của một đồ gỗ bị mất đi độ bóng, một tòa lâu đài không được trùng tu bảo quản sẽ bị sụp đổ. Đó chính là định luật thứ hai nổi tiếng của nhiệt động học, theo đó, tổng lượng hỗn loạn trong vũ trụ phân luôn tăng, hoặc chỉ ít cũng không bao giờ giảm.

Matthieu: Không có sự vô thường tinh tế đó thì các sự vật sẽ không thể thay đổi trong hiện tại cũng như trong tương lai. Nếu một vật có thể duy trì luôn luôn là chính nó, dù chỉ trong khoảnh khắc, thì nó sẽ mãi mãi bị đông cứng ở trạng thái hiện tại của nó. Không gì có thể được sinh ra. Nguyên nhân sự tiêu tan của một vật là sự xuất hiện của chính nó. như vậy, sự vô thường ở ngay trong lòng của quá trình nhân quả. Điều đáng quan tâm là không có gì, không một hạt nào hay một thực thể nào khác trong tổng thể của vũ trụ có thể là vĩnh cửu tuyệt đối. Đây là một điểm rất cơ bản để làm sáng tỏ bản chất của các hiện tượng. Bởi lẽ thực chất vấn đề ở đây là phân tìm hiểu xem liệu hiện thực có được xây dựng từ các yếu tố bất biến tồn tại tự thân hay không. Nếu hạt quark, mà ông cho là yếu tố cơ

bản của vật chất - dù có tồn tại ở 18 dạng khác nhau đi nữa -là vĩnh cửu thì nó chẳng cần đến bất kỳ một nguyên nhân nào khác ngoài chính nó để tồn tại. nhưng theo Nagarjuna: "Nếu các hiện tượng vốn là độc lập, thì chúng không thể phụ thuộc vào các nguyên nhân hay các điều kiện được. Mà một khi chúng không phụ thuộc vào các nguyên nhân hay các điều kiện, thì luật nhân quả sẽ không thể vận hành được". Một cái gì đó không thể là nguyên nhân của chính nó, và bất cứ cái gì bắt nguồn từ một nguyên nhân bên ngoài nhất thiết phân là vô thường. Phật giáo kết luận rằng hiện thực liên tục thay đổi, không chỉ ở thế giới vĩ mô mà cả ở thế giới vi mô, trong cả không gian và thời gian. như vậy, đặc tính là "viên gạch cơ bản bất biến” cấu thành nên vật chất mà người ta gán cho các hạt quark chẳng qua chỉ là một sản phẩm của trí óc mà thôi. Trên thực tế, các hạt quark cũng vô thường như chính các hạt mà chúng được giả định tạo thành.

Trịnh Xuân Thuận: Ngay cả tôi cũng định nói rằng các hạt quark có thể được coi như một sản phẩm của trí óc nhằm để giải thích hành trạng của các hạt dưới nguyên tử.

Matthieu: Do vậy, hiện thực không có tính bền vững mà người ta thường gán cho nó.

Trịnh Xuân Thuận: Hoàn toàn đúng, và đúng theo nhiều nghĩa. Trước hết, vật chất hầu như trống rỗng. Cái bàn này có vẻ như là đặc và rắn trước mắt chúng ta, tuy nhiên, nó hầu như lại được cấu thành từ chân không.

Matthieu: Trong Phật giáo có một kinh nghiệm tinh thần được rút ra chính từ ý niệm về cái bàn. Nhưng, ở đây, người ta không nói về sự trống không ở bên trong của nguyên tử, mà về sự trống không, không tồn tại thật của tất cả các hiện tượng, kể cả hạt nhân nguyên tử. Dưới đây, tôi trích dịch một vài câu nói của thầy tôi, Ngài Khuyentsé Rinpotché (1910-1991), và cũng đáng nói thêm là người chỉ nói được tiếng Tây Tạng và không hề đọc một dòng nào liên quan đến khoa học hiện đại: "Khi nhìn cái bàn này, ta tri giác nó như một thực thểểrắn chắc và xác định, như ng thực thểể này phải chăng không tà gì khác hơn một cái nhãn đơn thuần, một sự chỉ định tinh thần? Chúng ta hãy tẩy cái bàn và đập vỡ nó bằng chiếc búa trí tuệ. Trước hết, hãy giản ơợc nó thành một tấm ván và 4 cái chân, sau đó, thành mùn cưa, và cuối cùng thành các nguyên tử. Sự phân tích (được trình bày ở chương trước) chứng tỏ rằng các nguyên tử này không thểể tồn tại với tư cách là các thực thể độc tập và vĩnh cửu. Vậy tính hiện thực của chiếc bàn này xuất phát từ đâu?

Nếu các nguyên tử không có một hiện thực nội tại thì làm thế nào một số tượng lớn của chúng lại có thể có nhiều tính hiện thực hơn được? như vậy người ta buộc phải kết luận rằng ý niệm cái bàn chỉ là một khái niệm không bao hàm bất kỳ một thực thể tồn tại tự thân nào. Cái bàn xuất hiện trước mất chúng ta như ng xét cho đến cùng nó không có tính hiện thực nào".

Hệ quả của việc đập "chiếc búa tinh thần" này là gì? Mục đích của Phật giáo khác với mục đích của vật lý học. Mục đích của Phật giáo là xóa bỏ sự gắn bó với tính hiện thực của những cái xuất hiện trước mắt chúng ta: chúng sinh, các sự kiện, sự vật và cả chúng ta nữa. Vì kể từ lúc chúng ta gắn kết với các vật được coi là vĩnh cửu và bền vững, chúng ta nghĩ rằng tự bản thân chúng có khả năng gây ra cho chúng ta niềm vui hoặc đau khổ. Chính vì thế, chúng ta gán cho các vật và cho chúng sinh - cho tôi hoặc cho người khác - những đặc tính như đẹp hoặc xấu, vui hay buồn, mà những đặc tính này chỉ là những cái nhãn của khái niệm. Dharmakirti giải thích:

"Khi có mình tất sẽ có ý thức về người khác.

Từ mình và người khác mà nây sinh những ghét cùng yêu, và từ sự kết hợp của hai yếu tố đó Mà sinh ra mọi điều ác trên đời. "

Trong bối cạnh đó, cách nghiên cứu của Phật giáo không nhằm xác định khối lượng hay điện tích của các hạt, mà nhằm phá vỡ quan niệm về tính rắn chắc và sự vĩnh cửu của các vật hầu giúp thoát khỏi vòng xoáy của những ảo ảnh vốn gây ra đau khổ cho chúng ta.

Trịnh Xuân Thuận: Trở lại vấn đề về "viên gạch cơ bản" của Vật chất tôi muốn nhắc tới một lý thuyết mới đây có tham vọng thống nhất hai thành quả vĩ đại của khoa học thế kỉ XX: thuyết tương đối rộng mô tả cái vô cùng lớn và cơ học lượng tử mô tả cái vô cùng nhỏ. Đây là hai lý thuyết mà sự không tương thích rõ rằng của chúng là một trong những trở ngại chính cho quá trình tìm hiểu vũ trụ của chúng ta. Cụ thể là người ta muốn xây dựng một lý thuyết về hấp dẫn lượng tử nhằm thống nhất bốn lực cơ bản của tự nhiên Lực điện từ, hai lực hạt nhân mạnh và yếu và lực hấp dẫn) thành một siêu lực. Lý thuyết tối hậu này cho phép mô tả tất cả các hiện tượng của vũ trụ và được gọi là lý thuyết "siêu dây" .

Theo lý thuyết siêu dây, thì không phải các hạt, mà những dao động của các sợi dây vô cùng nhỏ, có độ dài 10-23 cm (chiều dài Planck) mới là các viên gạch cơ bản tạo nên vạn vật. Chiều dài của dây so với kích thước của một nguyên tử, cũng tựa như kích thước của một cái cây so với kích thước của ca vũ trụ. Các hạt vật chất và các hạt ánh sáng truyền các lực liên kết các yếu tố khác nhau của thế giới (ví dụ như pho \ton truyền lực điện từ, còn graviton truyền lực hấp dẫn) và làm cho thế giới này luôn thay đổi: tất cả những điều đó chỉ là các biểu hiện khác nhau của các dây này.

Giống như dao động của các sợi dây đàn violon tạo ra các âm khác nhau cùng các họa âm của chúng, còn các "âm" và "họa âm" của các dây trong lý thuyết siêu dây xuất hiện trong tự nhiên và đối với các máy đo của chúng ta thì dưới dạng các hạt proton, nơ tron, electron, v.v...

Năng lượng của dao động xác định khối lượng của hạt. Dao động có năng lượng càng cao, thì khối lượng càng lớn. Tương tự, điện tích và các lực hạt nhân mạnh và yếu của một hạt cũng là do kiểu dao động của dây quyết định. Tất cả các dây, về cơ bản, đều giống nhau, chỉ có kiểu dao động của chúng là khác nhau mà thôi.

Chẳng hạn, proton chỉ là một bộ ba dây dao động, mỗi dây tương ứng với một quark. Giống như các nhạc công làm cho chúng ta đê mê khi chơi một đoạn nhạc của Brahms, các dao động kết hợp của 3 dây tạo ra "khúc nhạc" proton, và khi được máy đo của chúng ta thu, tấu khúc này được thể hiện bằng một khối lượng, một điện tích dương và một spin. Để tấu lên được khúc nhạc của mình, nguyên tử, vốn là sự kết hợp của các proton, nơ tron và electron, có nhiều nhạc công hơn trong dàn nhạc của mình. như vậy, các dây luôn réo rắt và dao động xung quanh chúng ta, và thế giới chỉ là một bản giao hưởng vĩ đại.

Matthieu: Những thay đổì này chứng tỏ rõ rằng rằng các dây bản thân nó chẳng là proton, chẳng là nơ tron và cũng chẳng là electron. Điều này trùng hợp với kết luận của Phật giáo về vật chất: những đặc tính của các vật không thuộc về riêng chúng. Không có gì khác hơn là một dòng những biến đổi liên tục được thể hiện ra bên ngoài theo các cách khác nhau.

Trịnh Xuân Thuận: Đúng. Các hạt có lẽ không có tồn tại độc lập vì ngay cả một dây cũng có thể cho chúng ta thấy nhiều vẻ khác nhau tùy thuộc tần số dao động của nó. Khi dao động theo một kiểu nào đó, nó hiện ra cho ta như một photon. Nếu nó thay đổi kiểu dao động, nó sẽ có dạng như một graviton.

Matthieu: Nếu các hạt chỉ là những dao động của các dây thì bản thân các dây có một tồn tại vĩnh cửu không? Dường như các dây cũng không thoát khỏi tính hai mặt sóng/hạt.

Trịnh Xuân Thuận: Các dây thay thế các quark như những thực thể cơ bản, nhưng tùy theo các điều kiện thực nghiệm, chúng phải lúc thì có dạng sóng, lúc thì có dạng dây. Thay vì là những điểm toán học đơn thuần không có kích thước, chúng lại có hình dạng một sợi dây vô cùng nhỏ, rõ rằng là một chiều, giống như sợi mì cực mảnh. Chúng nhỏ đến mức trong máy đo tinh xảo nhất của chúng ta chúng xuất hiện như các chấm nhỏ. nhưng chúng cũng có cả những chiều ẩn giấu nữa. Trong một phiên bản của lý thuyết, các dây tồn tại trong một vũ trụ 10 chiều, trong đó có 9 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Còn theo một phiên bản khác, vũ trụ có 26 chiều (25 chiều không gian, 1 chiều thời gian). Do chúng ta chỉ cảm nhận được 3 chiều không gian, nên cần phải giả định rằng 6 hay 22 chiều phụ được cuộn lại tới kích thước cực nhỏ (cỡ 10-23cm) khiến ta không thể quan sát được.

Matthieu: Vậy, bản chất của các dây dao động ấy là gì?

Trịnh Xuân Thuận: Người ta có thể cho rằng một dây được đặc trưng bởi năng lượng (hay tần số dao động) và sức căng của nó (giống như sức căng của một sợi dây đàn violon). Hai sợi dây dao động cùng một kiểu như ng lại tạo ra các hạt khác nhau nếu sức căng của chúng khác nhau, vì năng lượng của chúng không như nhau.

Matthieu: Các dây này là không thể phân chia hay có thể cắt rời ra rồi nối lại với nhau?

Trịnh Xuân Thuận: Các dây không sống một cuộc đời phẳng lặng và cô độc. Chúng luôn luôn chuyển động, tương tác, kết nối hoặc chia nhỏ, như ng độ dài của chúng không bao giờ được nhỏ hơn 10-23cm (chiều dài Planck). Hai đầu của dây có tự do hoặc nối với nhau tạo thành một vòng kỉn. Hai dây cũng có thể nối với nhau để tạo thành một vòng kỉn duy nhất.

Matthieu: Liệu phân tích như thế này có thể đi đến một kết cục nào không? Theo Phật giáo, rốt cuộc, các vật nhất thiết sẽ phải tan rã trong tính phi hiện thực của các thực thể cô lập. Vậy mà lý thuyết siêu dây vẫn tiếp tục phản ảnh ý tưởng về sự định xứ của một hiện thực có thể nắm bắt được, tồn tại tự thân và biệt lập. Trịnh Xuân Thuận: Đúng thế. Trong khi các hạt mất đi thực thể nội tại của mình thì đến lượt các dây lại nhận lấy nó.

Matthieu: Phải chăng vì muốn vật hóa các hiện tượng mà người ta đã gán một giá trị thực thể cho các công cụ toán học của lý thuyết siêu dây?

Trịnh Xuân Thuận: Chúng ta không nên quên rằng lý thuyết siêu dây hiện nay khó có cơ hội được kiểm chứng bằng thực nghiệm, vì để làm được điều này cần phải huy động một lượng năng lượng lớn hơn rất nhiều so với năng lượng mà chúng ta có thể tạo ra bằng các máy gia tốc hạt với công suất lớn nhất. Mặt khác, lý thuyết này bị bao phủ bởi một bức màn toán học cứ ngày một dày thêm tới mức nó ngày càng xa rời thực tế. Mà chừng nào vật lý còn chưa neo vững được trong thực nghiệm, thì chừng ấy nó vẫn chỉ là siêu hình.

Matthieu: Tôi đã có dịp trao đổi với Brian Greene , một chuyên gia về lý thuyết dây, và hỏi ông liệu một dây có thể tồn tại tự thân độc lập tách rời khỏi tổng thể của vũ trụ không. Theo ông ta nói thì "chắc chắn không có bất kỳ sự tách rời nào giữa các dây và vũ trụ mà chúng tồn tại trong đó, vì vũ trụ là sự phản ảnh của các dây".

Trịnh Xuân Thuận: Nếu lý thuyết này là đúng thì người ta không thể hình dung nổi một vũ trụ mà không có dây.

Matthieu: Người ta cũng có thể hỏi tại sao các dây lại dao động?

Trịnh Xuân Thuận: Theo nguyên lý bất định lượng tử, một sợi dây không bao giờ ở trạng thái nghỉ hoàn toàn, vì nếu thế, người ta đã có thể biết chính xác cả vị trí và vận tốc của nó. Mà điều này là không thể.

Matthieu: Vậy khi đó tại sao kiểu dao động của các dây lại có thể thay đổì? Vì kiểu dao động của chúng là tính chất duy nhất, nên dường như chúng không có một tính chất bất biến nào? Vẫn theo Brian Greene, "các dây có thể tác động lẫn nhau, và những tương tác này ảnh hưởng đến kiểu dao động của chúng". Các tính chất của một hạt (như điện tích, khối lượng, spin) chỉ phụ thuộc vào kiểu dao động của dây và như vậy không phải là cố hữu với hạt. Nhưng dường như là những ảnh chất này cũng không phải là cố hữu đối với dây, bởi vì kiểu dao động của nó có thể thay đổi. Về vấn đề này, Brian đáp lại rằng: "Có thể là ông đúng. Dây giống như một con kỳ nhông. Nó có thể lấy dạng của bất kỳ hạt nào, bởi vì hạt này chẳng qua cũng chỉ là một kiểu dao động của dây đó".

Một thực tại được cấu thành từ các yếu tố không có nguyên nhân nào khác ngoài chính chúng, dù cho đó là các dây hay các hạt, đều bao hàm sự tồn tại của các thực thể bất biến. Nhưng hóa ra nếu như các dây đã làm đơn giản hóa tình hình bằng cách loại bỏ ý niệm về các tính chất nội tại gán với các hạt khác nhau, thì các dây này lại không phải là các thực thể khởi nguyên không có khả năng là một vật khác. Đúng là chúng có chiều dài Planck, nhưng cũng theo Greene, chẳng có lý do gì để chiều dài Planck lại không thể khác trong một vũ trụ khác.

Tôi thấy dường như là sự bác bỏ của Phật giáo đối với một hiện thực tách rời, định xứ và rời rạc, có thể áp dụng cho cả các dây lẫn các hạt điểm không thể phân chia, và khẳng định sự thất bại của mọi cố gắng tìm ra một "tảng đá tối hậu” của hiện thực.

Trịnh Xuân Thuận: Khái niệm về một hiện thực định xứ và rời rạc, tương phản với cách tiếp cận toàn thể dựa trên quan niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tổng thể, đã cho ra đời quy giản luận có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng khoa học phương Tây.

Quy giản luận ở đây nhằm quy hành trạng của vũ trụ về hành trạng của các hạt cơ bản, mà người ta công nhận sự tồn tại của chúng với hy vọng thông qua sự hiểu biết về các đặc tính của chúng có thể hiểu được tính chất tất cả những gì được cấu thành từ các hạt này.

Mặc dù đã giành được những thành công to lớn và là nguồn gốc của nhiêu tiến bộ khoa học vĩ đại, nhưng quy giản luận vẫn có những giới hạn của nó, như chúng ta đã thấy, trong khi tranh luận về thí nghiệm EPR.

Tôi muốn quay trở lại ý niệm về sự vô thường. Cho tới nay, chúng ta vẫn chủ yếu tranh luận về khía cạnh "thiếu vắng sự tồn tại tự thân" của vật chất. Vô thường cũng là đặc tính của một vũ trụ liên tục tiến hóa, một thế giới được cấu thành không phải từ các vật tĩnh, mà từ các dòng động lực tương tác liên tục với nhau.

Quan niệm về sự thay đổi không ngìmg này nằm trong toàn bộ vũ trụ luận hiện đại.

Tuy nhiên, ý niệm tiến hóa gắn liền với lý thuyết Big Bang chỉ thực sự ngự trị kể từ năm 1965, sau khi phát hiện ra bức xạ hóa thạch. Trong những năm 1950, rất thịnh hành lý thuyết vũ trụ dừng, một lý thuyết cho rằng nhìn chung vũ trụ là bất biến, không thay đổi trong cả không gian lẫn thời gian ... Thực ra, sự đối lập này giữa quan điềm về một vũ trụ bất biến và quan điềm về một thế giới luôn thay đổi và vô thường đã xuất hiện từ thế kỉ V trước Công nguyên, tại Hy Lạp cổ đại, với Héraclite, người khẳng định rằng vũ trụ liên tục thay đổi và rằng tất cả chỉ là chuyển động và dòng chảy vô thủy vô chung, trong khi đó Parménide lại cho rằng sự thay đổi là không phù hợp với ĐẤng Sáng tạo vốn là Một, liên tục và vĩnh cửu.

Matthieu: Theo Parménide, nếu bất cứ cái gì cũng thay đổi thì sự xuất hiện một cái gì đó mà trước đấy chưa tồn tại sẽ trở nên có thể như ng không có gì của cái không tồn tại lại có thể bắt đầu tồn tại được. như vậy thay đổi là không thể. Đây là quan điểm điển hình của một lối tư duy gần với sự tồn tại thực của các sự vật. Theo lý luận này, tất cả các kết quả phải tồn tại trước trong những nguyên nhân của chúng, bởi vì không có gì mời có thể xuất hiện. Câu trả lời của Phật giáo (như đã từng trả lời các triết gia Ấn Độ giáo muốn bảo vệ quan điểm giống với quan điểm của Parménide) là: "Nếu các kết quả tồn tại từ trước trong các nguyên nhân, thì tại sao không mặc bằng các hạt cây bông?".

Trịnh Xuân Thuận: Aristote hợp nhất cả các quan điểm về thay đổi và không thay đổi trong hệ thống vũ trụ luận của mình. Theo ông, sự thay đổi gắn với Trái đất và Mặt trăng, nơi có sự không hoàn thiện, có sự sống, sự hư mòn và có cái chết, và không thay đổi gắn với thế giới của các hành tinh khác, của Mặt trời và các ngôi sao, một thế giới hoàn hảo, bất biến và vĩnh cửu. Vào thế kỉ XVII, Newton đã xóa bỏ sự phân biệt của Aristote giữa trời và đất bằng cách đưa ra lý thuyết vạn vật hấp dẫn: cùng một luật hấp đặn quy định cả chuyển động rơi của một quả táo trong vườn lẫn chuyển động của các hành tinh quanh Mặt trời. như vậy, cả trời cũng thay đổi như đất.

Matthieu: Điều này không ngăn cản Newton viết trong cuốn Quang học: "Tôi thấy dường như rằng, vào lúc bắt đầu, có vẻ như Chúa đã tạo ra vật chất nhờ các hạt rắn, nặng và cứng, không thâm nhập vào được, linh động, có hình dạng và kích thước cùng với các tính chất khác [...] bền vững đến mức chúng không bao giờ bị hư hay tan vỡ; không có một sức mạnh thông thường nào có thể phân chia cái mà Chúa đã tự mình tạo ra trong buổi sáng thế ban đầu”. Như vậy rõ rằng là ông đã ủng hộ quan điểm vĩnh hằng ngay trong lòng của thực tại.

Trịnh Xuân Thuận: Đúng là các vị khởi xướng của khoa học phương Tây, từ Galilée đến Kepler rồi Newton đều thấm nhuần tư tưởng về một Đấng sáng thế tạo ra vũ trụ hoàn hảo, bất biến và vĩnh hằng. Năm 1915, Einstein phát hiện ra rằng các phương trình thuộc thuyết tương đối của ông bảo cho ông biết có một vũ trụ động: vũ trụ này hoặc là phải giãn nở, hoặc phải tự co lại, giống như một viên đá được ném lên không trung hoặc phải bay lên cao hoặc phải rơi xuống đất. Nói về một vũ trụ tĩnh chẳng khác nào nói viên đá lơ lửng trên không trung. Vậy mà, những quan sát thời đó lại có xu hứơng chứng tỏ rằng vũ trụ là tĩnh. Tin vào ý tưởng này, Einstein bèn đưa vào thuyết tương đối của mình lực phản hấp dẩn để trung hòa tác dụng của lực hấp dẫn vũ trụ gây ra chuyển động của không gian, đây là một bước đi mà ông coi là "sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình" khi Hubble phát hiện ra sự giản nở của vũ trụ năm 1929.

Khoa học càng tiến bộ càng hé lộ cho chúng ta thấy rằng vũ trụ liên tục thay đổi và quan niệm về một vũ trụ bấ't biến không còn đáng được nhắc đến nữa. Với Big

Bang, người ta có thể nói đến một lịch sử của vũ trụ, có bắt đầu và có kết thúc, có quá khứ, hiện tại và tương lai.

Matthieu: Người ta chỉ có thể nói đến bắt đầu khi nó liên quan đến vũ trụ của chúng ta. như ng trong giả thiết về một chuỗi các vũ trụ thì các vũ trụ này có thể có một lịch sử như ng chuỗi vũ trụ này không cần phải có một điểm khởi đầu. Trịnh Xuân Thuận: Thực vậy, vũ trụ tuần hoàn là có thể xảy ra. Vũ trụ mà Newton cho là tĩnh và bất biến hiện nay đã bị xếp vào hàng các giả thiết lỗi thời. Các ngôi sao sinh ra, tồn tại bằng cách đốt cháy nhiên liệu hiđrô và hê li của chúng, sau đó chết và phun vào môi trường giữa các vì sao những chất khí giàu các nguyên tố hóa học có nguồn gốc từ lò luyện hạt nhân ở trong chúng. Khí này được co sập lại dưới tác dụng của lực hấp dẫn và cho ra đời một thế hệ các ngôi sao mới, và cứ như vậy tiếp diễn. Đây là những vòng đời sống chết nối tiếp nhau trên hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm. Mặt trời xuất hiện cách đây 4,5 tỷ năm, tức là sau Big Bang 10,5 tỷ năm, là một ngôi sao thuộc thế hệ thứ ba. như vậy, các thiên hà (gồm hằng trăm tỷ các ngôi sao đang tiến hóa) cũng phải thay đổi theo thời gian.

Hơn nữa, không có gì là đứng yên trong không gian. Lực hấp dẫn làm cho tất cả các cấu trúc của vũ trụ, tức các sao và các thiên hà, hút lẫn nhau và "rơi" về phía nhau. Ngoài các chuyển động rơi này còn có chuyển động giản nở của vũ trụ. Trên thực tế, Trái đất tham gia vào một vũ liệu cuồng loạn nhất của vũ trụ. Trước hết, Trái đất đưa chúng ta xuyên không gian với vận tốc 30km/s trong chuyến chu du hằng năm của nó quanh Mặt trời. Đến lượt mình, Mật trời lại đem theo Trái đất trong chuyến chu du quanh dải Ngân hà với vận tốc 230km/s. Dãi Ngân hà lại rơi với vận tốc 90km/s về phía thiên hà láng giềng Andromède. Vẫn chưa hết, cụm thiên hà địa phương bao gồm thiên hà chúng ta và thiên hà Andromède lại rơi với vận tốc khoảng 600km/s về phía đám thiên hà Vierge, và bản thân đám thiên hà này cũng rơi về phía một tập hợp rất nhiều các thiên hà gọi là "Nhân Hút Lớn".

như vậy, bầu trời tĩnh và bất biến của Aristote là hoàn toàn chết hẳn. Tất cả đều chỉ là vô thường, luôn thay đổi và chuyển hóa.

Chúng ta đã thấy rằng thế giới dưới nguyên tử cũng không thoát khỏi quy luật này. Mặc dù vẻ bề ngoài phẳng lặng và bất biến của vật chất xung quanh chúng ta, như ng vô số các electron chuyển động điên cuồng trong khoảng chân không của các nguyên tử.

Không gian xung quanh mà chúng ta tưởng là trống rỗng và không có hoạt động gì thực chất lại có vô số các hạt "ảo" xuất hiện và biến mất với nhịp độ chóng mặt (thời gian sống của chúng chỉ khoảng là 10-43 giây, thời gian Planck). Vào thời điểm tôi đang nói đây, có hàng ngàn tỷ tỷ tỷ các electron áo trong 1 cm3 không gian. Không còn nghi ngờ gì nữa: vô thường hiện diện ở khắp mọi nơi.

Matthieu: Như vậy, trong Phật giáo, giai đoạn tiếp theo là đưa quan điểm về sự vô thường này vào trong thế giới quan của chúng ta. Đức Phật từng nói: "Cũng như dấu chân voi là rõ rệt nhất, vô thường là ý tưởng quan trọng nhất mà người tu hành có thể thiên định”. Sự vô thường của thế giới vĩ mô là rõ ràng đối với tất cả mọi người, như ng suy tư về sự vô thường tinh tế còn có những kết quả còn sâu sắc hơn. Các hiện tượng tự nhiên mang trong bản thân chúng chất men của sự chuyển hóa và không một thực thể bất biến nào có thể tồn tại trong vũ trụ. Ngoài ra, chính tính dễ bị tác động này của các hiện tượng và của ý thức đã cho phép xảy ra quá trình chuyển hóa mà cuối cùng sẽ dẫn đến Giác ngộ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 24 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Truyện cổ Phật giáo


Kinh Dược sư


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.171.72 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...